CHƯƠNG III : ADN VÀ GEN TIẾT 15 : ADN I/ Mục tiêu :Học xong bài này học sinh phải: - Kiến thức : + Phân tích được thành phần hoá học của ADN, đặc biệt là tính đa dạng và đặc thù của nó + Mô tả được cấu trúc không gian AND theo mô hình của Oatxơn và Crick - Kỹ năng : + Quan sát, phân tích kênh hình, khái quát hoá, thảo luận nhóm - II/ Đồ dùng dạy học: + Tranh phóng to H15 + Mô hình cấu trúc không gian phân tử AND III/ Hoạtđộng dạy học : *Giới thiệu chương –Vào bài *Hướng dẫn các hoạt động HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu cấu tạo hoá học của phân tử AND Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Mục tiêu:Giải thích được vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù. -GV treo H15 và giới thiệu đây là cấu trúc hoá học của phân tử ADN yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi -GV nêu câu hỏi: +Cho biết thành phần hoá học của phân tử ADN? + Vì sao nói ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ? Có những loại đơn phân nào ? -GV yêu cầu HS kết hợp quan sát hình vẽ và giải thích: Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? * GV nhận xét và chốt lại vấn đề : ADN có tính đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần , trình tự sắp xếp của các nucleotit. Cách sắp xếp của 4 loại đơn phân (A, T, G, X) Tính đa dạng. -GV nêu thêm:Chính sự đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho sự đa dạng và đặc thù của sinh vật. - HS quan sát đọc thông tin và ghi nhớ thông tin. - Yêu cầu HS nêu được : +ADN có cấu tạo từ các nguyên tố:C,H,O, N, P. +ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mà các đơn phân là các nucleotit + Có 4 loại đơn phân:A, T, G, X -HS Thảo luận theo bàn 2em Giải thích. - Các nhóm báo cáo, nhận xét. -HS nêu được: - Tính đặc thù : do số lượng, thành phần, trật tự các loại nu - Tính đa dạng : do trật tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nu sẽ tạo ra vô số phân ADN TIỂU KẾT : I/ Cấu tạo hoá học của phân tử ADN - ADN ( axit đeoxiribônuclêotic ) là một loại axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P - ADN thuộc loại đại phân tử , có kích thước lớn - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là nuclêtic cấu tạo nên . Có 4 loại nucleotic : Ađênin (A), Timin ( T ), Guanin ( G ), Xitozin ( X ) Tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN : ADN có tính đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần , trình tự sắp xếp của các nucleotit. Cách sắp xếp của 4 loại đơn phân (A, T, G, X) Tính đa dạng. HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử ADN Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Mục tiêu: Mô tả cấu trúc không gian của ADN và nguyên tắc bổ sung. -GV yêu cầu HS quan sát mô hình cấu trúc không gian phân tử ADN do Oatxơn và Crick công bố , từ đó nêu đặc điểm của nó ? Hãy xác định chu kì và đk của vòng xoắn? *GV Chốt lại qua tranh vẽ:+ Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. + Mỗi vòng xoắn có đường kính 20A 0 , cao 34A 0 gồm 10 cặp nucơleotic( khoản cách giữa 2 cặp là 3,4A 0 ) Yêu cầu các nhóm thực hiện lệnh 6/SGK46 -Các cặp N nào giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành cặp? -Giả sử trình tự các đơn phân trên một đoạn mach ADN như sau:-A-T-G-G-X-T-A-G-T-X Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào ? -GV hướng dẫn HS nhận xét kích thước của các nu loại A, G với nu loại T,X .Vậy tại sao A = T, G ≡ X -GV hỏi tiếp:Từ nguyên tắc bổ sung này ta rút ra được hệ quả gỉ ? -GV bổ sung và nhấn mạnh thêm:Tỉ số XG TA + + trong các phân tử ADN thì khác nhau và đặc thù cho loài. GV nhận xét và bổ sung thêm công thức : + Gọi N là tổng số nu của phân tử ADN à số nu trên 1 mạch + Goi l là chiểu dài của phân tử ADN -HS thu nhận thông tin SGK, quan sát hình vẽ15 ở SGK. - Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN -HS lên bảng mô tả qua tranh vẽ. HS khác nhận xét, bổ sung. -Các nhóm thảo luận và gọi đại diện nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét - Yêu cầu HS nêu được: +Các N giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung. A- T, G – X . A - T - G - G - X - T - A - X - G T- A - X - X - G - A -T – G - X + HS nêu : từ trình tự ắp xếp N của mạch đơn này Tình tự sắp xếp các N của mạch đơn kia. + Tỉ lệ các loại đơn phân trong phân tử là: A = T , G = X A+G=T+X TIỂU KẾT : II/ Cấu trúc không gian của phân tử ADN :Học ý 3 phần ghi nhớ SGK/ 46 Tổng số nu trên phân tử ADN :N = A +T + G + X Tổng số nu trên 1 mạch của phân tử N 1 = A 1 + T 1 + G 1 + X 1 , N 2 = A 2 + T 2 + G 2 + X 2 Chiều dài của phân tử ADN L= 2 N x 3,4 Ơ , XT GA + + = 1 Phần trăm số nu trên phân tử ADN: %A + %T +%G +%X = 100% IV/ Kiểm tra đánh giá A) Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng : 1) Tính đa dạng của phân tử ADN là do ? a/ Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các loại nu b/ Hàm lượng ADN trong nhân tế bào ? c/ Tỷ lệ XG TA + + d/ Chỉ b,và c đúng 2) Theo nguyên tắc bổ sung là : a/ A=t ,G=X b/A + T= G + X c/A + X + T = G + X + T d/ Chỉ b và c đúng V/Dặn dò : - Về nhà làm bài tập : : . CHƯƠNG III : ADN VÀ GEN TIẾT 15 : ADN I/ Mục tiêu :Học xong bài này học sinh phải: - Kiến thức : + Phân tích được thành phần hoá học của ADN, đặc biệt. thêm:Chính sự đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho sự đa dạng và đặc thù của sinh vật. - HS quan sát đọc thông tin và ghi nhớ thông tin. - Yêu cầu HS nêu