Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thiết kế nội dung giáo dục thể chất chuyên biệt, đáp ứng nhu cầu tác nghiệp cho sinh viên Ngành đi biển, Trường Đại học Hàng hải (ĐHHH) Việt Nam.
Trang 1“Nghiên cứu nội dung giáo dục thể chất chuyên biệt cho sinh viên ngành
đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thiết kế nội dung giáo dục thể chất chuyên biệt (Cấu trúc nội dung học trình Bơi thực dụng và cứu đuối; Lựa chọn bài tập thể lực chuyên biệt), đáp ứng nhu cầu tác nghiệp cho sinh viên Ngành đi biển, Trường Đại học Hàng hải (ĐHHH) Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng giáo dục thể chất và xây dựng tiêu chuẩn phát triển thể chất chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam
Mục tiêu 2: Lựa chọn nội dung giáo dục thể chất chuyên biệt và đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung giáo dục chuyên biệt cho sinh viên Ngành
đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam
Giả thuyết khoa học:
Các bài tập TDTT được lựa chọn và áp dụng có hệ thống tác động chuyên biệt và không chuyên biệt lên cơ thể trong quá trình hình thành kĩ năng kĩ sảo vận động, nâng cao được tính ổn định của cơ thể trong các thao tác lao động trước những tác động bất lợi của điều kiện bên ngoài Vì vậy,
Trang 2nếu cấu trúc nội dung GDTC chuyên biệt sẽ đáp ứng nhu cầu tác nghiệp, làm việc cho sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam
2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đã đánh giá thực trạng GDTC giáo dục thể lực nghề nghiệp ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam; lựa chọn 11 chỉ tiêu y sinh và 14 test đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi biển và xây dựng Tiêu chuẩn đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam Kết quả đánh giá thực trạng các chỉ số hình thái, chức năng và tố chất thể lực của sinh viên về cơ bản đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế và của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đã cấu trúc nội dung học trình Bơi thực dụng và cứu đuối tương đương 1 học trình (tín chỉ), gồm 30 tiết; Nâng tỷ trọng các nội dung thể dục thực dụng nghề nghiệp từ 50% lên 75%; lựa chọn hệ thống 25 bài tập chuyên biệt phát triển thể lực nghề đi biển Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm, cho thấy, về cơ bản nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng
3 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 132 trang: Đặt vấn đề (3 trang); Chương1, Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (40 trang); Chương 2, Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (14 trang); Chương 3, Kết quả nghiên cứu và bàn luận (71 trang); Kết luận và kiến nghị 2 trang Với tổng số 27 bảng; 6 biểu đồ;
98 tài liệu tham khảo, trong đó: 87 tài liệu tiếng Việt, 11 tài liệu tiếng nước ngoài và 13 phụ lục
B NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vai trò và những yếu tố cấu thành của thể dục thực dụng nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục thể chất
Yếu tố chung để hình thành thể dục thực dụng và nghề nghiệp là quan
hệ giữa con người với trình độ sản xuất Thể dục thực dụng nghề nghiệp góp phần giải quyết mối quan hệ này trong quá trình học tập của sinh viên các trường đại học và chuyên nghiệp, phải được coi là một phần bắt buộc trong chương trình quốc gia GDTC của các trường đại học và chuyên nghiệp Để hình thành những nội dung cụ thể của thể dục thực dụng nghề nghiệp, phải
Trang 33 dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như hình thức, điều kiện và tính chất lao động Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như chế độ lao động và nghỉ ngơi, sự biến đổi khả năng làm việc
1.2 Đặc điểm giáo dục thể dục thực dụng nghề nghiệp đối với sinh viên các trường đại học có nghề nghiệp đặc thù
1.3 Đặc điểm môi trường tự nhiên và điều kiện lao động trên tàu viễn dương
Môi trường tự nhiên được xem là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đặc biệt là môi trường tự nhiên trên biển Nếu như trên bờ người lao động có nhiều biện pháp để hạn chế những điều kiện khắc nghiệt của môi trường tự nhiên thì trên biển người lao động phải hàng giờ, hàng ngày trong suốt hành trình trên biển phải trực tiếp đối mặt với môi trường tự nhiên khắc nghiệt của biển cả
1.4 Sinh lý lao động và phòng chống mệt mỏi
Đặc trưng của lao động là tiêu hao trí tuệ và thể lực Đối với các lao động tư duy trí óc, những biến đổi sinh lý trong lao động thường khó xác định, sự mệt mỏi thường khó định lượng hơn Tiếng khi đó các lao động thể lực thường dễ đo đạc các biểu hiện thông qua các phản ứng sinh lý, sinh hoá, các chỉ số tương đối rõ ràng Lao động thể lực với đặc trưng của nó là hiện tượng vận cơ tăng lên phù hợp với yêu cầu lao động
1.5 Giáo dục thể chất góp phần đào nguồn nhân lực nghề đi biển
Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, TDTT là phương tiện bổ ích để hợp lý hóa chế độ hoạt động và nghỉ ngơi, giữ gìn và nâng cao sức khỏe, năng lực hoạt động trong tất cả các thời kỳ học tập Việc GDTC còn có tác dụng quan trọng trong quá trình rèn luyện đạo đức, ý chí
và thẩm mĩ Vì vậy, GDTC đóng góp đáng kể vào việc đào tạo những chuyên gia có kiến thức rộng được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
1.6 Những công trình nghiên cứu liên quan
Tóm lại: Thể dục nghề nghiệp là một nội dung GDTC áp dụng ngay trong từng hoạt động lao động sản xuất, phù hợp với từng ngành nghề cụ
Trang 4thể, giữ một vai trò to lớn và quan trọng trong việc đào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề, phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước ta hiện nay
Chuẩn bị thể lực và trí lực thực dụng nghề nghiệp cho sinh viên có vị trí quan trọng trong chương trình GDTC của các trường đại học Đặc biệt là những trường đào tạo những chuyên gia mà hoạt động nghề nhiệp đòi hỏi có trình độ chuẩn bị về thể lực và tri thức chuyên môn cao như các ngành hàng hải, sư phạm, địa chất và bộ đội
Sự chuyên môn hoá theo ngành nghề trong quá trình GDTC có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với xã hội, là nhân tố trực tiếp nâng cao kết qủa đào tạo, rút ngắn thời gian rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và nâng cao năng lực hoạt động của con người trong những điều kiện lao động phức tạp,
để nâng cao năng suất lao động
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung giáo dục thể chất chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam
2.1.2 Khách thể nghiên cứu
144 sinh viên năm thứ nhất Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam,
25 chuyên gia gồm các nhà khoa học, cán bộ quản lý và giảng viên của Bộ
môn GDTC, Trường ĐHHH Việt Nam
2.2 Phương pháp nghiên cứu: gồm 07 phương pháp sau:
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn;
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm;
2.2.4 Phương pháp kiểm tra y sinh;
2.2.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm;
2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
2.2.7 Phương pháp toán học thống kê
Trang 55
2.3.Tổ chức nghiên cứu
2.3.1 Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học Thể dục thể thao; Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam
2.3.2 Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 11/2014 đến tháng 11/2019
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Đánh giá thực trạng giáo dục thể chất và xây dựng tiêu chuẩn phát triển thể chất chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
3.1.1 Thực trạng giáo dục thể chất của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Về nội khoá: Chương trình GDTC ở Trường ĐHHH Việt Nam đang
được áp dụng tương tự ở hầu hết các trường đại học trong toàn quốc
Nội dung, kiến thức, sự phân bố môn học ở các học kỳ gồm: điền kinh,
bóng chuyền, bóng rổ, bơi, bóng đá, cầu lông, thể thao chuyên ngành
Theo quy định tại Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 Quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo đại học và Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, chương trình GDTC chính khoá được bố trí 04 học phần/tương ứng với 4 học kỳ/khoá học
Về ngoại khóa: Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá của Nhà trường
bao gồm các hình thức: Tự tập của sinh viên, huấn luyện các đội đại biểu tham gia các giải của trường, của ngành và khu vực; Tổ chức và trọng tài các giải thể thao sinh viên trong toàn trường; Hình thức tập luyện ngoại
khóa khá đa dạng và phong phú
Về cán bộ giảng dạy: Đội ngũ giáo viên giảng dạy TDTT của trường
Đại học Hàng hải Việt Nam hiện có 14 người, đều là thạc sĩ chuyên ngành GDTC Trong đó 02 người đang học tiến sĩ, có tuổi đời trung bình là 15,5
năm Chuyên sâu của giáo viên có sự phân đều theo ngành đào tạo như:
bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh, bơi lội đây là một tiềm năng rất lớn, nếu
khai thác tốt thì sẽ thực hiện được các nhiệm vụ GDTC
Trang 6Về cơ sở vật chất: Những năm gần đây, với sự quan tâm của lãnh đạo
nhà trường và các phòng ban chức năng đã tu sửa và nâng cấp: 1 nhà tập đa năng rộng 800m2 gồm 6 sân cầu lông, 2 phòng tập trong nhà, 1 sân vận động, 1 sân bóng đá cỏ nhân tạo đạt chuẩn, 2 sân bóng chuyền,1 bể bơi, 1
sân bóng rổ, 2 sân tennis, 1 khu thể thao chuyên ngành Nhìn chung, cơ sở
vật chất phục vụ tập luyện của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng tuy nhiên dụng cụ dành cho việc tập
luyện chuyên ngành đi biển chưa đảm bảo
inh ph d nh cho c ng tác : Hàng năm, nhà trường trang bị
cho thiết bị, dụng cụ phục vụ trực tiếp cho các nội dung giảng dạy Nguồn kinh phí này mới chỉ đáp ứng phục vụ được ở mức tối thiểu cho công tác giảng dạy mà chưa đáp ứng được yêu cầu về dụng cụ trang thiết bị tập luyện cho công tác giảng dạy và tập luyện chính khóa và ngoại khóa của sinh viên
Về tinh thần, thái độ đối với m n học của sinh viên: Đa số cho
rằng các nguyên nhân chủ yếu hạn chế tinh thần thái độ với môn học GDTC do: Nội dung môn học đơn điệu, chưa phù hợp, thiếu bài tập chuyên biệt, thực dụng nghề nghiệp là kỹ năng rất cần thiết của nghề đi biển (3.64-4.03); Giáo viên dạy học một chiều, đơn điệu thiếu hấp dẫn, cách đánh giá kết quả môn học mức đạt và chưa đạt (3.12-3.47) Các nguyên nhân còn lại là: Sức
ép học tập thi cử, sức khoẻ thể chất hạn chế, đời sống khó khăn (2.94-4.37); Trình bày ở bảng 3.4
Nhận xét chung:
Chương trình GDTC ở Trường ĐHHH Việt Nam đang được áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Công tác đào tạo nói chung và công tác GDTC nói riêng của Trường ĐHHH Việt Nam đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên, những năm gần đây gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định Đặc biệt đối với sinh viên ngành đi biển, tuy đã sắp xếp 2/4 học trình mang tính thể thao hàng hải, nhưng nội dung bơi là nội dung bơi thể thao; Nội dung thể thao hàng hải là các bài tập chuyên môn trên cạn Đây là chính là sự cấp thiết đề xuất cấu trúc nội dung GDTC chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi biển
Trang 7Bảng 3.4 Kết quả khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ học tập môn học giáo dục thể chất của sinh viên
Ngành đi biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (n=144)
T
T Nguyên nhân
Rất tán thành
5 điểm
Tán thành
4 điểm
Không
ý kiến
3 điểm
Không tán thành
2 điểm
Rất không tán thành
1 điểm
Mean
Std Deviati
Trang 83.1.2 Xây dựng tiêu chuẩn đánh thể lực sinh viên Ngành đi biển Trường Đại học học Hàng hải Việt Nam
Lựa chọn các chỉ tiêu, test đánh sự phát triển thể chất sinh viên Ngành
đi biển, rường Đại học H ng hải Việt Nam:
Bước 1:
Tìm hiểu các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến các chỉ tiêu và test đánh giá sự phát triển thể chất sinh viên Ngành đi biển Bước 2:
Hệ thống hoá các chỉ tiêu và tes đánh giá sự phát triển thể chất sinh
viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam,
Bước 3:
Xin ý kiến tư vấn chuyên gia về lựa chọn các chỉ tiêu và test đánh giá sự phát triển thể chất sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam Thông qua quy trình, đề tài đã chọn các chỉ tiêu và test có trên 85% ý kiến tán đồng; bao gồm 11 chỉ tiêu y sinh và 14 test đánh giá thể lực chung và chuyên môn
Bước 4:
Kiểm định độ tin cậy, tính thông báo của các test (sư phạm) đánh giá
sự phát triển thể chất sinh viên Ngành đi biển, đều có hệ số tương quan (r)
có ý nghĩa (p<0,05), bảo đảm đủ độ tin cậy cần thiết (r≥0,8) Có hệ số thông báo từ 0.81- 0.89 với p<0.05-0.01
Như vậy, các test trên đủ điều kiện xác định tính thông báo (sư phạm) đánh giá sự phát triển thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam
3.1.3 Đánh giá thực trạng phát triển thể chất sinh viên Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam:
Tác giả tiến hành đánh giá thực trạng về hình thái, chức năng sinh lí,
tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam, thông qua các chỉ tiêu, test đã được lựa chon Kết quả được trình bày ở bảng 3.8 đến 3.10:
Trang 9Bảng 3.8 Thực trạng hình thái, chức năng sinh lý sinh viên Ngành đi biển
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (n= 144)
Trang 10Bảng 3.9 Thực trạng tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (n = 144)
Trang 11Bảng 3.10 Kết quả thực trạng thể lực sinh viên Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam so với Chuẩn đánh giá thể lực theo QĐ 53/2008/BGDĐT (n=144)
Trang 123.1.4 Xây dựng thang điểm và bảng điểm tổng hợp đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Bước 1:
iểm định t nh phân bố chuẩn của các test đánh giá thể lực sinh viên
Ng nh đi biển, rường Đại học H ng hải Việt Nam:
Kiểm định tính phân bố chuẩn của kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam, tác giả tiến hành xác định tính phân bố chuẩn thông qua các chỉ số về hệ số biến sai (Cv), sai
số tương đối của số trung bình ()
Bước 2:
Xây dựng thang điểm, bảng điểm đánh giá tổng hợp thể lực sinh viên
Ng nh đi biển, rường Đại học H ng hải Việt Nam:
Để có cơ sở xây dựng bộ công cụ đánh giá, nhiều công trình nghiên cứu được các tác giả tiến hành phân loại theo quy tắc tắc 2 xích-ma (2δ), giá trị của các test được phân thành 5 mức;
Quy ước như sau:
Xếp loại Tốt Từ 9 đến 10 điểm Xếp loại Khá Từ 7 đến < 9 điểm Xếp loại TB Từ 5 đến < 7 điểm Xếp loại Yếu Từ 3 đến < 5 điểm Xếp loại Kém Từ 0 đến < 3 điểm Trong thực tế nếu việc phân loại theo 5 mức, cùng với phân loại theo bảng điểm có thể xảy ra mâu thuẫn về thang đo
Để nhất quán khi xây dựng bộ công cụ đánh giá phát triển thể lực sinh viên Ngành đi biển Trường ĐHHH Việt Nam, xây dựng bảng tính điểm cho từng chỉ tiêu riêng rẽ căn cứ vào giá trị trung bình ( ) và độ lệch chuẩn (), tác giả tiến hành tính điểm theo thang độ C từng các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam
Kết quả được trình bày ở bảng 3.12
Trang 13Bảng 3.12 Bảng điểm tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Trang 14Từ xác định thang điểm đánh giá thực trạng thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam với các test riêng lẻ, cho phép xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá sự phát triển thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam với: Tổng điểm tối đa là 140 điểm, tổng điểm tối thiểu là 14 điểm Việc xác định khoảng cách điểm đánh giá giữa các mức tính như sau:
6 12 10
min
X
(làm tròn là 12.5) Khi đánh giá xếp loại tổng hợp thể lực sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam, không tính tỷ trọng các yếu tố thành phần do quy luật bù trừ
Khi so chiếu giữa thành tích thực tế với bảng điểm tổng hợp, sử dụng phương pháp tiệm cận, nghĩa là thành tích gần với điểm nào thì được phép
sử dụng điểm đó làm điểm đánh giá Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể lực sinh viên Ngành đi biển, trình bày ở bảng 3.13
Bảng 3.13 Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể lực sinh viên
Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam
Trang 15ngoại khóa cho sinh viên; Theo hướng dạy cho sinh viên kiến thức, kỹ năng
vận động để phát triển thể chất và góp phần hình thành nhân cách, trong đó ưu tiên số một là sự vận động thể lực tích cực của sinh viên trong mỗi giờ học
Theo tinh thần Thông tư số 25/2015/BGDĐT, Chương trình môn học GDTC của Trường ĐHHH Việt Nam bao gồm 7 nội dung: Điền kinh, bóng chuyền, bơi ếch, bóng rổ, cầu lông, bóng đá và thể thao hàng hải Mỗi khoa học chọn 4/7 nội dung, với tổng quỹ thời gian vật chất là 120 tiết (4 tín chỉ),
30 tiết/học trình Đối với đối với sinh viên các ngành kỹ thuật đều được tự chọn, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và điều kiện của Nhà trường
Riêng đối với sinh viên Ngành đi biển được bố trí 2 tín chỉ bắt buộc là bơi và thể thao hàng hải (chiếm 50% trong số 4 tín chỉ) Đặc biệt các nội dung (tín chỉ) thể dục thực dụng nghề nghiệp và bài tập thể lực chuyên biệt đối với sinh viên Ngành đi biển chưa được coi trọng Vì vậy cần phải chú trọng cung cấp những tri thức, cơ sở khoa học về GDTC chuyên biệt để sinh viên chuyên Ngành đi biển có kiến thức sử dụng bài tập thể chất như một phương tiện chuyên môn cơ bản để rèn luyện, phát triển, củng cố và nâng cao sức
khỏe phục vụ trên biển
Về thực trạng phát triển hình thái, chức năng sinh viên Ng nh đi biển, rường đại học H ng hải Việt Nam:
Kết quả các chỉ số về chiều cao đứng của sinh viên Ngành đi biển là 167.58 ±5.42cm, cao hơn chiều cao trung bình của người Việt Nam (163.44±4.46cm); xấp xỉ loại Tốt theo Tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam năm 2001; Vượt quy định của Bộ Y tế đối với sức khoẻ của học viên, sinh viên làm việc trên tàu biển (≥164cm) Cân nặng của sinh viên Ngành đi biển là 59.57±9.56kg, cao hơn cân nặng của người Việt Nam cùng độ tuổi (50.72±4.62kg); Thuộc loại Tốt theo Tiêu chuẩn đánh giá