1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn hiện nay

246 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 11,7 MB

Nội dung

Luận án tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc về văn hóa của người Nùng Cháo hiện nay thông qua nghi lễ trong chu kỳ đời người. Luận án bước đầu làm rõ những yếu tố biến đổi trong chu kỳ đời người, tìm ra các giá trị văn hóa của người Nùng Cháo thông qua nghi lễ. Từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Nùng Cháo trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đất nước hiện nay.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THÙY DƯƠNG

NGHI LỄ TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI CỦA NGƯỜI NÙNG CHÁO Ở HUYỆN VĂN QUAN,

TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIỄN SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội, 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THÙY DƯƠNG

NGHI LỄ TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI CỦA NGƯỜI NÙNG CHÁO Ở HUYỆN VĂN QUAN,

TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY

Ngành: Nhân học

Mã số: 9.31.03.02

LUẬN ÁN TIỄN SĨ NHÂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS NGUYỄN THỊ SONG HÀ

2 TS TRỊNH THỊ THỦY

Hà Nội, 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các

số liệu điều tra, kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Đối với những quan điểm mà luận án kế thừa của các tác giả đi trước, đều được trích yếu ghi rõ xuất xứ và tên tác giả đã đưa ra luận điểm đó

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Phòng Quản

lý đào tạo, Khoa Dân tộc học và Nhân học cùng các quý thầy cô của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà và TS Trịnh Thị Thủy đã hết lòng dìu dắt, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận án này

Tôi xin cảm ơn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu

Xin cảm ơn UBND huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn và các cộng tác viên, đồng bào người Nùng Cháo ở các xã trong huyện Văn Quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian điền dã và nghiên cứu

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người tri kỷ đã khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thùy Dương

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án 8

1.2 Cơ sở lý thuyết 20

1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 25

Chương 2: NGHI LỄ TRONG SINH ĐẺ VÀ NUÔI DẠY CON CÁI 33

2.1 Quan niệm về sinh đẻ và nuôi dạy con cái 34

2.2 Nghi lễ, tập quán chăm sóc phụ nữ và bảo vệ thai nhi 35

2.3 Nghi lễ, tập quán trong sinh đẻ 39

2.4 Nghi lễ, tập quán trong chăm sóc và nuôi dạy con cái 48

Chương 3: NGHI LỄ HÔN NHÂN 62

3.1 Quan niệm về hôn nhân 62

3.2 Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng và tuổi kết hôn 65

3.3 Tập quán, Nghi lễ trong hôn nhân 68

Chương 4: NGHI LỄ SINH NHẬT CHO NGƯỜI GIÀ VÀ NGHI LỄ TANG MA 87

4.1 Nghi lễ sinh nhật cho người già (kin khoăn) 87

4.2 Nghi lễ, tập quán trong tang ma 92

4.3 Các hình thức nghi lễ tang ma 94

Chương 5: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI THÔNG QUA NGHI LỄ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI CỦA NGƯỜI NÙNG CHÁO 122

5.1 Các giá trị văn hóa tộc người 122

5.2 Các yếu tố tác động đến biến đổi nghĩ lễ 128

5.3 Biến đổi trong nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo 135

5.4 Những t ch cực và hạn chế của nghi lễ trong chu kỳ đời người của người N ng Cháo 139

5.5 Nghi lễ trong chu kỳ đời người với xây dựng đời sống nông thôn mới 144

Trang 6

5.6 Xu hướng biến đổi nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo thời

gian tới 147

KẾT LUẬN 154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 158

TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

Trang 7

DANH MỤC CHŨ CÁI VIẾT TẮT

ĐHQG Đại học Quốc gia

GS Giáo sư NCS Nghiên cứu sinh N.xb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư

QĐ Quyết định

TTg Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số liệu phụ nữ dân tộc Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn sinh

đẻ ở trạm xá, bệnh viện và sinh đẻ ở nhà từ năm 2010 đến năm 2018: 42 Bảng 3.1: Số liệu kết hôn lần đầu của người Nùng từ năm 2010 – 2018 ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn: 66 Bảng 4.1: So sánh lễ sinh nhật của người Nùng Cháo và lễ mừng thọ của người Kinh ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn 91 Bảng 5.1: Hình thức tổ chức đám cưới gần nhất của người Nùng ở Lạng Sơn 146 Bảng 5.2: Hình thức tổ chức đám ma gần nhất của người Nùng ở Lạng Sơn 146 Bảng 5.3: Số liệu các hộ gia đình dân tộc Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn tổ chức tang ma theo truyền thống và theo nếp sống văn hóa mới từ năm 2010 đến năm 2018: 147

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Dân tộc N ng là thành viên trong đại gia đình 54 dân tộc anh em, cư trú lâu đời trên đất nước Việt Nam Với số dân là 968.800 người (theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê , dân tộc N ng cư trú ở nhiều tỉnh thành trong cả nước: Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên,

Hà Giang, Lào Cai, Đắk Lắk,… trong đó, ở Lạng Sơn số dân người Nùng là 314.295 người, chiếm 42.9% dân số toàn tỉnh, và 32.4% tổng số người Nùng ở Việt Nam [24; tr.1 Theo báo cáo về công tác dân tộc năm 2017 của huyện Ủy Văn Quan, tỉnh Lạng sơn, dân số toàn huyện có khoảng 57.749 người với 13.545 hộ gia đình, trong đó dân tộc N ng chiếm 64.66 dân số đông nhất huyện văn Quan 27; tr.1]

Người Nùng có lịch sử cư trú lâu đời ở Lạng Sơn, với nhiều nhóm khác nhau như N ng Inh, N ng Cháo, N ng Phàn Slình, N ng An, N ng L i nhóm N ng Cháo cư trú chủ yếu ở các huyện Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định tỉnh Lạng Sơn ; huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn ; huyện V Nhai tỉnh Thái Nguyên Trong quá trình phát triển của mình, người N ng nói chung và người N ng Cháo nói riêng đã hình thành và tích lũy cho mình phong tục tập quán, các nghi lễ trong gia đình, cộng đồng mang đậm n t đặc trưng văn hóa tộc người, thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan của người Nùng trong việc nhận thức thế giới và quan hệ cộng đồng Nghi lễ trong chu kỳ đời người là những hoạt động văn hóa mang t nh tâm linh, tư tưởng, niềm tin, t n ngưỡng của một tộc người Thông qua các nghi lễ, đặc trưng văn hóa tộc người được tái hiện r n t, làm nên những sự khác biệt giữa tộc người này với tộc người khác, giữa nhóm địa phương này với nhóm địa phương khác Nghiên cứu nghi lễ trong chu kỳ đời người ch nh là giá trị văn hóa tinh thần cốt l i của một dân tộc, từ đó tìm ra những luận điểm quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong thời đại ngày nay

Trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh m như hiện nay, đã có nhiều tác động đến quá trình biến đổi văn hóa của các tộc người thiểu số, trong đó có nghi lễ trong chu kỳ đời người nói chung, nghi lễ trong chu kỳ đời người của người N ng Cháo nói riêng Sự tác động của các yếu tố khách quan

và chủ quan khiến cho văn hóa của người N ng Cháo phải th ch ứng, h a nhập với

Trang 10

điều kiện mới, song cũng đặt ra nhiều vấn đề trong việc bảo tồn và phát huy những đặc trưng văn hóa riêng biệt của tộc người và vấn đề đánh mất bản sắc

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và Nghị quyết trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển bền vững đất nước có đề ra nội dung xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc tại các địa phương, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước, làm cho đời sống văn hóa của đồng bào được nâng lên Do đó, việc nghiên cứu văn hóa, đặc trưng văn hóa của người N ng Cháo nói riêng trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa và tác động của cơ chế thị trường hiện nay nhằm khuyến kh ch, động viên đồng bào N ng Cháo bảo tồn giá trị văn hóa, tự hào về văn hóa của mình, giúp ch nh quyền địa phương có các lý thuyết cơ bản để làm cơ sở l luận cho phân t ch luận án, nhằm đảo bảo nội dung tiếp cận đúng hướng

Bên cạnh đó, NCS là người con của dân tộc N ng Cháo, đang công tác tại cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc, văn hóa dân tộc nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về nghi lễ trong chu kỳ đời người của người N ng Cháo là rất cần thiết

Ch nh vì vậy, tác giả chọn đề tài Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở

huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ

ngành Nhân học của mình

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

+ Luận án tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc về văn hóa của người N ng Cháo hiện nay thông qua nghi lễ trong chu kỳ đời người

+ Luận án bước đầu làm r những yếu tố biến đổi trong chu kỳ đời người, tìm ra các giá trị văn hóa của người N ng Cháo thông qua nghi lễ

Đề xuất quan điểm, giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người N ng Cháo trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đất nước hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Luận án tập trung vào tổng quan tài liệu để tìm ra điểm tiếp cận mới cho luận án, đồng thời xác định các khái niệm then chốt, những luận cứ khoa học nhằm nhận thức r các giá trị văn hóa của người N ng Cháo để có hướng bảo tồn, phát huy, kế thừa những mặt t ch cực cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, giúp

Trang 11

cơ quan quản lý nhà nước có những giải pháp, định hướng ph hợp trong công tác quản lý và ban hành ch nh sách

+ Luận án tập trung làm sáng tỏ các nghi lễ, tập quán trong chu kỳ đời người của người N ng Cháo hiện nay bao gồm nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy con cái, hôn nhân, sinh nhật, tang ma Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra đặc trưng văn hóa, các giá trị của nghi lễ trong chu kỳ đời người trong đời sống tộc người

+ Luận án bước đầu dự báo xu hướng biến đổi của nghi lễ trong thời gian tới, từ đó

đề xuất một số kiến nghị và giải pháp giúp ch nh quyền địa phương thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tích cực của nghi lễ, giảm bớt những yếu tố không còn phù hợp trong việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới của người N ng nói chung và người Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nói riêng

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là người N ng Cháo ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, 1 trong các nhóm địa phương của dân tộc N ng ở Việt Nam, trong

đó chủ yếu tập trung nghiên cứu các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Nùng Cháo, bao gồm nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy con, hôn nhân, sinh nhật và tang

ma, đây là những nghi lễ quan trọng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc trưng, mang đậm quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan tộc người

Phạm vi nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu của luận án là huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn Huyện Văn Quan là nơi tập trung người N ng sinh sống, trong đó người N ng Cháo chiếm tỉ lệ khá đông so với các huyện khác, đồng thời lại sống xen k với một số dân tộc khác như: Tày, Kinh, Hoa Đề tài lựa chọn các điểm nghiên cứu như: xã Xuân Mai, xã Tân Đoàn, xã Văn An, xã Khánh Khê, Chợ Bãi, khu phố Đức Tâm thị trấn Văn Quan.Việc lựa chọn này giúp luận án tìm hiểu được văn hóa của người N ng Cháo và quá trình giao thoa văn hóa với các tộc người sống bên cạnh Ngoài ra luận án c n nghiên cứu một số địa bàn khác như huyện Cao Lộc, huyện Tràng Định,…

- Thời gian nghiên cứu mà luận án tập trung từ năm 1986 đến nay, trong đó tập trung nghiên cứu nghi lễ trong chu kỳ đời người của người N ng Cháo đã và đang được thực hành tại cộng đồng hiện nay Trong luận án có nghiên cứu so sánh, thời gian được lựa chọn từ trước và sau đổi mới 1986

Trang 12

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Phương pháp luận

Với nền tảng l luận là các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc định hướng, chỉ đạo về các vấn đề dân tộc, tôn giáo, t n ngưỡng để nhìn nhận các nghi lễ trong sự tác động qua lại lẫn nhau trong đó đặt vấn đề nghi lễ, văn hóa trong các bối cảnh cụ thể như: sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và các thể chế

ch nh trị Trong mỗi nghi lễ đều có cách thức tiến hành riêng, thể hiện văn hóa ứng

xử của tộc người với môi trường, gia đình, cộng đồng Các yếu tố vật chất như: đồ

lễ, đối tượng tham gia trong buổi lễ, cách thức thực hành nghi lễ đều có liên quan chặt ch đến quan niệm, về nhân sinh quan, thế giới quan, t n ngưỡng và các phong tục tập quán của người Nùng Cháo, về ý nghĩa của buổi lễ đó Đây ch nh là mối quan hệ biện chứng không tách rời trong nghi lễ

Dựa trên l luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi nghiên cứu các nghi lễ trong chu

kỳ đời người của người N ng Cháo, tác giả luận án đặt nghi lễ trong môt khoảng không gian và thời gian nhất định, không xem x t nghi lễ như một thành tố bất biến

mà luôn đặt nó trong sự vận động biến đổi Do đó, khi nhìn nhận các thành tố văn hóa thông qua nghi lễ trong chu kỳ đời người, s có những nghi lễ, giá trị văn hóa bị mất đi do không c n ph hợp với đời sống tộc người, có những nghi lễ, giá trị văn hóa được nảy nở, hình thành hoặc tiếp nhận, cải biến theo các tộc người khác do các yếu tổ khách quan và chủ quan tác động

C ng với đó, để hoàn thiện luận án này, NCS c n sử dụng một số lý thuyết cơ bản của ngành Dân tộc học/ Nhân học để nghiên cứu nghi lễ trong chu kì đời người như một lát cắt dọc xuyên suốt đời sống văn hóa tinh thần của tộc người Luận án hướng tới tiếp cận lấy chủ thể văn hóa tộc người là yếu tố trọng tâm, làm sáng tỏ các giá trị văn hóa tộc người nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu của ngành Dân tộc học/Nhân học và một số phương pháp nghiên cứu liên ngành Cụ thể như sau:

- hương pháp th ng k thu th p tài liệu th c p: bao gồm các tài liệu là sách báo,

tạp chí, các công trình đã công bố, các báo cáo kết quả của các đề tài cấp nhà nước,

Trang 13

cấp bộ, các dự án, chương trình, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương và địa phương về các vấn đề văn hóa dân tộc có liên quan đến đề tài luận án

- hương pháp đi n d d n tộc h c: Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng chủ

yếu được NCS sử dụng để thu thập thông tin, lấy tư liệu hoàn thành luận án Phương pháp này được NCS sử dụng thông qua các kĩ năng quan trọng như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát, quan sát tham dự, ghi chép kết hợp công cụ bổ trợ như ghi âm, chụp ảnh, quay phim Để hoàn thành luận án, NCS đã tiến hành nhiều đợt điền dã dân tộc học tại các điểm nghiên cứu từ năm 2014 khi NCS làm luận văn thạc sĩ) và từ năm 2016-2019 Cụ thể NCS đã đi điền dã hơn 10 chuyến, mỗi chuyến có thời gian từ 5 đến 10 ngày Các điểm mà NCS chọn để khảo sát, phỏng vấn lấy tư liệu là các xã: Xuân Mai, Tân Đoàn, Văn An, Khánh Khê, Chợ Bãi, Điềm He, khu phố Đức Tâm Các kĩ năng được thực hiện là:

+ Quan sát: NCS đã quan sát rất kĩ về cảnh quan, môi trường cư trú làng bản, sinh hoạt của người N ng Cháo khi đến địa bàn nghiên cứu để thu thập thông tin ban đầu về đối tượng và địa bàn nghiên cứu, để định lượng ch nh xác hơn cho các vấn

đề cần tìm hiểu

+ Phỏng vấn sâu: NCS đã thực hiện khoảng 40 cuộc phỏng vấn sâu các đối tượng phù hợp cho đúng hướng nghiên cứu của đề tài theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, t n ngưỡng, những người già, người có uy tín, những người tham gia thực hiện nghi lễ, thầy Tào, bà Then và những người làm công tác văn hóa tại địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa hiện nay NCS đã phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu các quan niệm, phong tục tập quán, nghi

lễ được thực hành, để qua đó thấy được văn hóa của họ

+ Thảo luận nhóm: để lấy được nguồn thông tin chính xác, đa chiều, có sự kiểm chứng của nhiều người khác nhau, NCS đã tiếp cận ý kiến nhiều chiều của nhiều chủ thể văn hóa bằng việc tổ chức thảo luận nhóm, trong đó tiến hành từ 5 đến 8 người/ 1 cuộc Thảo luận nhóm với các nhóm khác nhau như: nhóm người già có uy tín am hiểu tập quán, nghi lễ, nhóm thanh niên nam, nhóm thanh niên nữ, nhóm làm công tác quản lý nhà nước cấp huyện, xã,

+ Quan sát tham dự: trong quá trình nghiên cứu, NCS có dịp được quan sát tham dự các nghi lễ có liên quan đến nghi lễ chu kì đời người Cụ thể trực tiếp quan sát tham

dự và tham gia 2 đám tang, 3 lễ sinh nhật, 2 đám cưới, 1 lễ cúng mụ

Trang 14

Phương pháp chuyên gia: trong quá trình nghiên cứu tại địa phương, NCS đã có nhiều cuộc trao đổi, xin ý kiến và phỏng vấn những người làm công tác văn hóa dân tộc giàu kinh nghiệm về đề tài nghiên cứu Những ý kiến này đã gợi mở cho NCS nhiều vấn đề mới trong lĩnh vực văn hóa tinh thần của người N ng Cháo, trong đó

có nghi lễ trong chu kỳ đời người

Phương pháp phân t ch, tổng hợp và so sánh: trên cơ sở các số liệu thu thập được tại địa phương thông qua các báo cáo, thống kê hàng năm của huyện Văn Quan, NCS đã tổng hợp và phân t ch những tư liệu này để đưa ra những đánh giá định t nh

về các nghi lễ sinh đẻ, hôn nhân và tang ma So sánh và đối chiếu những nguồn tư liệu này với kết quả điền dã dân tộc học tại địa phương để tìm ra những điểm tương đồng và bất cập trong việc thực hành các nghi lễ

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án có một số đóng góp ch nh như sau:

- Xây dựng hệ thống tư liệu về nghi lễ trong chu kì đời người của người Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn hiện nay, trong đó chú ý làm rõ bức tranh văn hóa của người Nùng Cháo từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện đổi mới đất nước đến nay

- Luận án làm rõ sự biến đổi và những nguyên nhân, xu hướng biến đổi trong nghi lễ chu kì đời người của người Nùng Cháo ở huyên Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, đặt trong bối cảnh đổi mới, phát triển kinh tế xã hội, giao lưu và hội nhập văn hóa toàn cầu

- Luận án bước đầu làm rõ các giá trị văn hóa của tộc người thông qua nghi lễ trong chu kỳ đời người để từ đó tìm hiểu, lựa chọn các giá trị văn hóa cần được bảo tồn, phát huy, đặc biệt là các giá trị văn hóa t ch cực, góp phần phát triền đời sống của người Nùng Cháo nói riêng, của người Nùng nói chung

- Kết quả nghiên cứu của luận án bước đầu góp phần xây dựng những cơ sở khoa học để giúp cho các nhà quản lý hoạch định ch nh sách, đưa ra những kiến nghị và giải pháp về chính sách đặc biệt là ch nh sách văn hóa ph hợp với thực tiễn của địa phương

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu nghi lễ trong chu kì đời người của người Nùng Cháo tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn góp phần bổ sung các luận điểm khoa học, bổ sung nguồn tư liệu mới về

Trang 15

nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Nùng Cháo trong quá trình biến đổi và thực hiện các chính sách, cụ thể là ch nh sách văn hóa, chính sách dân tộc tại địa phương

Ý nghĩa thực tiễn

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển về kinh tế, đời sống của người Nùng Cháo được nâng lên và cải thiện hơn, sự tiếp cận với thế giới thông qua các phương tiện truyền thông là một nguyên nhân căn bản dẫn tới sự du nhập các yếu tố văn hóa mới theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực Điều này dẫn tới hệ quả là sự biến đổi văn hóa tộc người, ảnh hưởng lẫn nhau của các dân tộc, làm mờ đi những giá trị văn hóa truyền thống Vì vậy, việc nghiên cứu nghi lễ trong chu kì đời người của người Nùng Cháo tại điểm nghiên cứu góp phần làm rõ những đặc trưng văn hóa của người Nùng Cháo thông qua nghi lễ, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục thế hệ trẻ trong việc thực hành những lối sống đạo đức lành mạnh, nhận thức được rõ vai trò của mình (là các chủ thể văn hóa trong sự giao lưu văn hóa với các tộc người khác Từ đó biết phân biệt, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt trong văn hóa, tăng cường sự đoàn kết giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong cùng một địa bàn

cư trú Bên cạnh đó, luận án cung cấp luận cứ khoa học nhằm cụ thể hóa các chính sách văn hóa, ch nh sách bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân gia đình và đánh giá thực hiện chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại địa phương

Kết cấu của luận án

Luận án được chia thành 5 chương nội dung ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục , bao gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái quát về địa bàn

nghiên cứu

Chương 2: Nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con cái

Chương 3: Nghi lễ hôn nhân

Chương 4: Nghi lễ sinh nhật cho người già và nghi lễ tang ma

Chương 5: Các giá trị văn hóa tộc người thông qua nghi lễ và các yếu tố tác động

đến biến đổi nghi lễ chu kì đời người của người Nùng Cháo

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,

VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Nghiên cứu của các học giả nước ngoài

Nghiên cứu về người N ng, tác giả Beth Nicolson, một học giả của Viện Ngôn ngữ

m a hè M đã có một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của người N ng ở Việt

Nam Trong đó, đáng chú ý là bài viết i ng ng ở tỉnh ạng Sơn đăng trên Kỷ

yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất, năm 1998 ng cho rằng: từ

N ng có thể vốn là tên của một thị tộc d ng họ của người nói ngôn ngữ Tai đã nổi dậy chống lại phong kiến Trung Quốc và đã thất bại Các thành viên d ng họ

N ng hoặc đã đổi họ, hoặc đã chạy sang Việt Nam do sợ bị đàn áp Tên gọi này đã

bị từ bỏ ở Trung Quốc nhưng ở Việt Nam nó lại được tất cả những người Tai đã chạy từ Trung Quốc sang sử dụng Nhóm ở lại Trung Quốc lấy tên là Choang Một

số nhóm N ng di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam khoảng 300 năm nay 112; tr.206 Về kh a cạnh này, tác giả Beth Nicolson đồng tình với quan điểm của tác giả Lã Văn Lô và Đặng Niêm Vạn về nguồn gốc của người N ng ở Việt Nam có liên quan đến người Choang ở Trung Quốc Tác giả đã dựa trên những chứng cứ ngôn ngữ, phân bố địa lý, văn hóa, lịch sử và các quan sát khác để đưa ra kết luận rằng tiếng N ng ở Lạng Sơn chia thành 4 nhóm, có tiêu ch phân loại r ràng về mặt ngôn ngữ Khi nghiên cứu về nhóm N ng Cháo, tác giả đã đưa ra hệ thống dữ liệu

và giải th ch về tên gọi N ng Cháo thông qua cách tiếp cận về ngôn ngữ học Tiếng Cháo có thể được coi là thổ ngữ địa phương của tiếng N ng ở Lạng Sơn Nó được

d ng ở mọi nơi không có ranh giới địa lý hành ch nh: từ Đông bắc Việt Nam đến khu vực biên giới ở Trung Quốc mà người ta vẫn gọi là Choang Trong thực tế, tiếng N ng Cháo bắt nguồn từ thành phố Long Châu của Trung Quốc, rất gần biên giới Việt Nam Tiếng N ng Cháo cơ bản là giống tiếng Choang ở Long Châu, chỉ

có một khác biệt là quá trình đơn giản hóa các phụ âm Bản thân người N ng Cháo

tự nhận rằng ngôn ngữ của họ và tiếng Choang ở Long Châu là thống nhất và quan

hệ giao lưu giữa họ thông qua biên giới vẫn tiếp tục phát triển Tiếng N ng Cháo rất gần với thổ ngữ được coi là chuẩn mực của ngôn ngữ Tày 112; tr.212 Có thể nói,

Trang 17

đây là một công trình nghiên cứu về người N ng có nhiều đóng góp về mặt ngôn ngữ học, góp phần giúp người đọc có thêm thông tin trong việc tìm hiểu và xác định thành phần dân tộc, bởi vì ngôn ngữ là một trong những tiêu ch xác định thành phần dân tộc Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc th của ngành Dân tộc học, Nhân học là điền dã dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu, cụ thể là tại tỉnh Lạng Sơn Bài viết này cũng giúp cho chúng tôi có thêm thông tin về nguồn gốc lịch sử và tên gọi tộc danh N ng Cháo, phục vụ cho đề tài luận án này

Năm 2007, tác giả James A.Anderson, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên Khoa Lịch

sử trường Đại học Bắc Carolina, Hoa Kỳ đã viết cuốn sách The Rebel Den of

Nung Tri Cao Cuốn sách là công trình nghiên cứu về nhân vật lịch sử N ng Tr

Cao, được chỉnh lý và biên tập tại Hội đồng nhà xuất bản Singapo, năm 2007 Sách dày 280 trang, khổ 18 cm x 22 cm bằng tiếng Anh, tên của cuốn sách dịch ra tiếng

Việt là "Sào huyệt nổi d y của ng rí Cao, òng trung nghĩa và bản sắc d n tộc

d c v ng bi n giới Việt - Trung" Sách gồm 8 chương: Chương I: ng vua vĩ đại

N ng Tr Cao, vai tr của một người nổi dậy trong việc hình thành bản sắc khu vực dọc v ng biên giới Việt - Trung Chương II: Sự kế thừa của chế độ cống nạp đế chế Trung Hoa ở ph a Nam, cân bằng sự hài hoà về lễ nghi với sự ổn định v ng biên giới Chương III: Các v dụ về khu tự trị theo thoả thuận Các mối quan hệ Việt - Trung trước thời kỳ XI Chương IV: Giành được t nh hợp pháp trong thời kỳ lao đao của đế chế Các cộng đồng nói tiếng Tày bản địa dọc biên giới Việt - Trung Chương V: Nỗi ám ảnh của thế lực ph a Nam Cuộc nổi dậy của N ng Tr Cao, phản đối triều đình và kế thừa Nam Việt Chương VI: Lôi k o các bè phái bất trung Vận động các liên minh v ng biên giới trong thời gian trước chiến tranh biên giới Việt - Trung 1075 Chương VII: Niềm tự hào to lớn: Những lễ kỷ niệm dọc biên giới Việt - Trung về N ng Tr Cao; Chương VIII: Kết luận 113; tr.1] Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu công phu, có giá trị tham khảo về mặt lịch

sử, khơi dậy l ng tự hào về một nhân vật lịch sử, một t trưởng người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng

1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Nghi lễ là một bộ phận quan trọng của văn hóa tinh thần và đời sống tộc người, là môi trường sản sinh, tích hợp, bảo tồn và trao truyền nhiều giá trị văn hóa dân tộc Con người ngay từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành và chết đi đều có

Trang 18

những hoạt động nghi lễ trong gia đình và cộng đồng, được thực hiện từ đời này sang đời khác, tạo nên những thói quen và quy ước trong cộng đồng Nghi lễ biểu hiện mọi khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần của con người, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đã lựa chọn nghiên cứu về nghi lễ chu kì đời người để làm sáng rõ văn hóa tộc người

Từ trước đến nay, các học giả Việt Nam đã công bố rất nhiều sông trình nghiên cứu

về nghi lễ chu kì đời người (hay còn gọi là nghi lễ v ng đời) của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có dân tộc Nùng Ở phần tổng quan nghiên cứu của các tác giả trong nước, NCS tổng hợp theo ba nội dung lớn: nghiên cứu về người Nùng; nghiên cứu

về người Nùng tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu về nghi lễ chu kỳ đời người của các dân tộc ở Việt Nam

1.1.2.1 Nghiên c u v người Nùng

Trong quá trình tổng quan tài liệu đã công bố về người N ng, chúng tôi tạm chia thành các nhóm vấn đề nghiên cứu 03 nhóm Các nhóm vấn đề này được các tác giả nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước, nhằm tái hiện những n t văn hóa đặc trưng của người N ng Các nhà nghiên cứu thường chọn một trong hai cách tiếp cận: cách tiếp cận thứ nhất là viết riêng về dân tộc N ng; cách tiếp cận thứ hai là viết chung về cả hai dân tộc Tày và N ng Theo tác giả Hoàng Nam thống kê,

có 309 công trình nghiên cứu về cả hai dân tộc Tày - N ng, trong đó viết riêng về dân tộc Tày là 125 công trình, N ng là 36 công trình, viết gộp cả hai dân tộc Tày -

N ng là 148 công trình Nhìn từ góc độ tác giả các công trình nghiên cứu cho thấy,

đa số các tác giả là người đi học sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đều viết riêng về dân tộc N ng hoặc Tày; c n phần nhiều tác giả là người nghiên cứu hoặc tham gia công tác thực tế tại các địa phương lại thường viết gộp hai dân tộc Tày – N ng làm một [93; tr 195-196]

h m 1: Nhóm công trình nghiên c u khái quát v người Nùng ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, có rất nhiều các học giả đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về

người N ng Trong đó đáng chú ý là công trình Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày

–Nùng- Thái ở Việt Nam 1968 của tác giả Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn Ở cuốn

sách này, hai tác giả đã cho người đọc hiểu rõ về dân tộc N ng thông qua các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có các phong tục tập quán [24; tr.5] Qua công trình,

Trang 19

người đọc có thể thấy được sự tương đồng và khác biệt trong đời sống văn hóa của dân tộc Tày và Nùng

Năm 1978, Viện Dân tộc học đã cho xuất bản cuốn sách "Các dân tộc ít người ở

Việt Nam - các tỉnh mi n núi phía Bắc" Cuốn sách này đã khái quát miêu tả các tộc

người sinh sống ở miền núi phía Bắc dưới nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, trong đó đời sống văn hóa và các nghi lễ của người Nùng được miêu tả song cơ bản đó là những tư liệu truyền thống có trước những năm 1970 Do giới hạn về nội dung nên tộc người Nùng và vấn đề nghi lễ mới chỉ được đề cập rất ít [24; tr.6]

Năm 1984, nhóm tác giả Hà Văn Thư và Lã Văn Lô đã cho xuất bản cuốn sách với

tiêu đề: "Văn h a ày- Nùng" Trong nội dung của cuốn sách, các giá trị văn hóa

của người Tày, người N ng đã được các tác giả mô tả khá đầy đủ trên nhiều phương diện, trong đó có nghi lễ gia đình Năm 1992, tác giả Hoàng Nam - là người rất am

hiểu về văn hóa của người N ng đã cho xuất bản cuốn sách "Dân tộc Nùng ở Việt

Nam" Có thể nói, đây là cuốn sách đầu tiên đề cập riêng về văn hóa của người

Nùng, có giá trị văn hóa và thực tiễn giúp chúng ta có hiểu biết đầy đủ hơn về tộc người này Nội dung cuốn sách được tác giả nêu những nét tổng quan về dân tộc Nùng; các hoạt động kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi, các ngành nghề thủ công, chợ phiên… ; đời sống vật chất (bản, nhà ở, quần áo, trang sức, thức ăn, nhạc cụ, phương tiện vận tải); sinh hoạt tinh thần (tiếng nói, t n ngưỡng, các lễ hội, văn học dân gian, tri thức dân gian, tr chơi dân gian ; Tập quán xã hội (tổ chức xã hội cổ truyền, tổ chức gia đình, tục lệ cưới xin, sinh đẻ nuôi dạy trẻ, lễ sinh nhật, ma chay) Chính vì vậy khi đánh giá về công trình này, đã có người cho rằng nó đã "phác họa một bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội của một dân tộc, là sự ghi nhận một trình độ văn hóa, một truyền thống kinh tế; là cơ sở để gợi mở một n t suy nghĩ về khả năng tiếp tục phát huy truyền thống đó trong xây dựng một phong cách làm ăn cho tương lai mang t nh kế thừa bản sắc dân tộc" Tuy nhiên, công trình mới chủ yếu nêu một cách khái quát về văn hóa của người Nùng ở Việt Nam nói chung mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu theo từng vùng, trong truyền thống và biến đổi Đây

là tài liệu khoa học rất có giá trị, nó gợi mở nhiều ý tưởng nghiên cứu mới và chuyên sâu cho người đọc [24; tr.6-7] Năm 2004, tác giả Hoàng Nam tiếp tục "ra

mắt" bạn đọc cuốn sách "Văn h a các d n tộc vùng Đông Bắc Việt Nam" Cuốn

Trang 20

sách này đã đề cập đến văn hóa của các tộc người chủ thể ở khu vực đông bắc như: Tày, N ng, Dao,…trên nhiều lĩnh vực như: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, nhà ở, gia đình, tôn giáo, t n ngưỡng, phong tục tập quán, nghi lễ của người Nùng Song đây là giáo trình phục vụ giảng dạy đại học tại Đại học Văn hóa Hà Nội nên các nội dung viết về người Nùng chỉ mang tính khái quát, giới thiệu [24;tr.7]

Năm 1992, các tác giả Bế Viết Đẳng, Khổng Diễn, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Văn

Huy, Phạm Quang Hoan đã xuất bản cuốn sách "Các dân tộc Tày Nùng ở Việt

Nam" Cuốn sách được trình bày bằng phương pháp miêu tả về các lĩnh vực truyền

thống trên nhiều phương diện, gồm những vấn đề chung của người Tày - Nùng, của từng dân tộc Tày hay Nùng, những biểu hiện cụ thể, sinh động ở các địa phương và các nhóm Trong đó, ở chương 5 của cuốn sách, từ trang 173 - 226, hai tác giả Phạm Quang Hoan và Nguyễn Ngọc Thanh đã có những nghiên cứu về gia đình và hôn nhân của người Tày, Nùng với nhiều thông tin có ý nghĩa khoa học về nghi lễ chu kì đời người như: gia đình và quan hệ gia đình, lễ nghi đám cưới, tục lệ trong sinh đẻ, nghi lễ đám tang,… ở nhiều địa bàn khác nhau, giúp người đọc hiểu và so sánh được những n t tương đồng và khác biệt trong nghi lễ của hai tộc người Tày, Nùng ở nhiều vùng khác nhau

Năm 2010, Nhà xuất bản Thông tấn đã xuất bản cuốn " gười Nùng ở Việt Nam",

tập hợp nhiều bức ảnh quý về người Nùng ở nhiều địa phương trong cả nước Sách gồm 163 trang giới thiệu bức tranh toàn cảnh nhiều màu sắc về đời sống của đồng bào dân tộc Nùng từ nguồn gốc dân tộc đến điều kiện sinh sống, nhà ở, trang phục,

lễ hội

Năm 2014, cuốn sách "Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)" đã được

Viện Dân tộc học tái bản Các phần viết về dân tộc Nùng (trang 279-303), giới thiệu khái quát về lịch sử tộc người dân tộc Nùng, tìm hiểu toàn diện về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, kinh tế, xã hội, tôn giáo, t n ngưỡng, hôn nhân, gia đình,… của dân tộc Nùng, trong đó các nội dung đã có cập nhật thực trạng biến đổi hiện nay

Nhóm 2: Nhóm các công trình nghiên c u v văn h a v t ch t của người ng như:

trang phục, nhà cửa, ăn u ng, ngh truy n th ng, phương tiện đi lại, kinh t nông nghiệp, kĩ thu t canh tác, kinh nghiệm dân gian

Năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Thúy xuất bản cuốn sách "Ngh thủ công truy n

th ng của người Nùng ở Việt Nam" Cuốn sách gồm 3 chương, giới thiệu về những

Trang 21

đặc điểm tự nhiên và xã hội của người Nùng ở Việt Nam, nghề thủ công truyền thống của người Nùng và việc bảo tồn và phát huy chúng trong cuộc sống hiện đại Tác giả có sự liên hệ, lồng ghép trong việc nghiên cứu nghi lễ của người Nùng với nhiều khía cạnh trong văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần Từ trang 66 – 74, tác giả viết về nghi lễ gia đình với tập quán sinh đẻ, nuôi dạy trẻ, cưới xin, tang ma,…Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa mang t nh chuyên sâu

Năm 2014, tác giả Dương Sách và Dương Thị Đào đã công bố cuốn sách Văn h a

rượu của đồng bào Tày - Nùng do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản Cuốn

sách giới thiệu những quan niệm, những tri thức dân gian về rượu, các mẩu chuyện dân gian, phong cách uống rượu của người Tày N ng… qua đó thấy được đời sống văn hóa của người Tày, Nùng nói riêng và cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung Trong văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Việt nam, trong đó có người Nùng, rượu là một sản vật không thể thiếu trong các nghi lễ quan trọng của họ

h m 3: Nhóm các công trình nghiên c u v văn h a tinh thần của người ng như: nghi lễ chu kì đời người (sinh đẻ, cưới xin, tang ma ), lễ hội, tín ngưỡng, trò chơi d n gian, phong tục t p quán, kiêng kị, thờ cúng,…của người Nùng Các tác giả thường đi

sâu tìm hiểu và phân t ch đời sống tinh thần, thế giới quan của người Nùng, lý giải những ứng xử của họ trong mối quan hệ cộng đồng, trong ứng xử với thiên nhiên và môi trường, trong việc so sánh với tộc người Tày - tộc người gần gũi và sống xen cài với người Nùng, cố gắng tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của những nghi lễ của hai tộc người này Chính vì thế, việc nghiên cứu chuyên sâu về nghi lễ của người

N ng, đặc biệt là nhóm Nùng Cháo tại một địa bàn cụ thể là rất ít, nếu có cũng chưa đầy đủ Một số công trình đã được xuất bản như:

Năm 1994, tác giả Đỗ Thúy Bình đã xuất bản cuốn sách “Hôn nhân và gia đình các

dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam”, nội dung cuốn sách đã đi sâu phân t ch

"những nghi lễ thuộc chu kỳ đời sống gia đình các dân tộc Tày, N ng, Thái đồng thời đi đến kết luận về những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa cả nước nói chung và ở các dân tộc được nghiên cứu nói riêng đã dẫn đến những thay đổi trong nếp sống gia đình theo thời gian Tất cả những nhân tố này ở mức độ nhất định được phản ánh trong nghi lễ gia đình, khi những cái mới đang cùng tồn tại với những cái cũ, cái truyền thống"[11; tr.257] [24; tr.7] Song do viết ở

cả 3 tộc người nên những miêu tả sâu về nghi lễ của người N ng, đặc biệt là những

Trang 22

phân tích, lí giải các nguyên nhân, hiện tượng và tâm lý tộc người chưa được đề cập một cách sâu sắc Tuy nhiên, đây là cuốn chuyên khảo đầu tiên đi sâu về hôn nhân

và gia đình ở ba dân tộc Tày, Nùng, Thái

Năm 2003, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã xuất bản cuốn sách “Phong tục t p quán

của người Nùng Dín ở Tùng Lâu” của tác giả Vàng Thung Chúng Cuốn sách này đã

mô tả về các phong tục của nhóm người Nùng Dín tại một địa phương cụ thể, vì thế nó chưa thể hiện được bao quát các giá trị văn hóa của người Nùng Dín trong truyền thống

và biến đổi, cũng như so sánh với các nhóm Nùng khác tại địa phương Năm 2015, tác

giả Vàng Thung Chúng tiếp tục viết cuốn sách Những nghi th c trong tang lễ cổ

truy n người Nùng Dín Lào Cai Cuốn sách là công trình nghiên cứu có hệ thống

các nghi thức tang ma cổ truyền tộc người Nùng Dín ở tỉnh Lào Cai, những biến đổi trong nghi thức tang ma, đánh giá các giá trị văn hóa của nghi thức trên hai bình diện tích cực và tiêu cực để bảo tồn, phát huy và cải tạo những yếu tố lạc hậu trong tang ma

cổ truyền của người Nùng Dín, góp phần xây dựng nếp sống văn minh trong tang ma, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người

Năm 2006, Cuốn sách "Lễ c p sắc Pụt Nùng" do hai tác giả Nguyễn Thị Yên,

Nguyễn Thiên Tứ sưu tầm, biên dịch, đã được Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc công

bố với người đọc Với 297 trang, tác giả đã giới thiệu nghi lễ Pụt - một hình thức sinh hoạt t n ngưỡng của người Nùng đã được mô tả khá rõ nét, cho người đọc thấy được "Pụt là một hình thức diễn xướng dân gian mang đậm tính nguyên hợp của người Nùng ở miền núi phía bắc Việt Nam Đây cũng là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa có mối quan hệ khá gần gũi với các hình thức cúng bái khác của người Tày, N ng như Tào, Mo, Then"[107;tr.9]

Năm 2009, cuốn sách ín ngưỡng dân gian Tày – Nùng của tác giả Nguyễn Thị Yên

đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản Cuốn sách chủ yếu khảo sát về tín ngưỡng của hai tộc người Tày - Nùng ở 4 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Thái Nguyên Sách gồm hai phần: phần thứ nhất nghiên cứu tổng quan về người Tày, Nùng

và t n ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng; các hình thức văn hóa t n ngưỡng của người Tày, Nùng; sự hình thành và biến đổi các hình thức văn hóa t n ngưỡng Tày, Nùng; hiện trạng đời sống sinh hoạt và vai trò của các hình thức văn hóa t n ngưỡng trong đời sống của người Tày, Nùng Phần thứ hai giới thiệu một số nghi lễ tiêu biểu như: lễ cấp sắc Pụt Nùng, then Tày, lễ đầy tháng, mừng thọ của Pụt Tày, Then Tày,

Trang 23

Cuốn sách với 719 trang đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị để người đọc có thể hình dung so sánh về t n ngưỡng dân gian của hai tộc người này trong mối quan hệ tương đồng, giao thoa văn hóa, cũng như n t khác biệt trong nghi lễ

Năm 2007, Nhà xuất bản Lao động đã xuất bản cuốn sách Lễ vun hoa của người

Nùng An Cao Bằng của tác giả Triệu Thị Mai Cuốn sách đề cập đến một số nghi

lễ cho trẻ nhỏ như lễ An Va (lễ trồng hoa); lễ khai bươn (lễ đầy tháng cho trẻ nhỏ); lễ Liềng can (lễ giải hạn cho những đứa trẻ ốm); lễ vun hoa (lễ cúng giải hạn cho những đứa trẻ rơi vào mệnh con quan) [56; tr.7-9 Năm 2009, tác giả Triệu

Thị Mai đã tiếp tục ra mắt người đọc cuốn sách Văn h a truy n th ng của người

Nùng Khen Lài ở Cao Bằng Cuốn sách gồm 493 trang, trong đó từ trang 13-94,

tác giả bước đầu đã khái quát được văn hóa truyền thống và một số nghi lễ v ng đời của người Nùng Khen Lài ở Cao Bằng Năm 2011, tác giả Triệu Thị Mai xuất bản

cuốn sách Tang lễ của người Nùng Giang ở Cao Bằng Cuốn sách này đã giới

thiệu một số hình thức và tiến trình của một đám tang của người Nùng Giang ở Cao Bằng bao gồm nhiều nghi thức như: khâm liệm; đón thầy Tào; nhập quan; nghi thức

và nghi lễ; trình tự lễ hành tang; một số lễ cúng trong vòng tang; một số loại hình nghệ thuật; cuối cùng là một bài xướng ca trong tang lễ

Tác giả Nguyễn Thị Ngân và Trần Th y Dương năm 2008 đã xuất bản cuốn sách “Hôn

nh n và gia đình của dân tộc Nùng” trên cơ sở chỉnh sửa đề tài cấp Bộ năm 2007 Cuốn

sách đã cung cấp những tư liệu thực tiễn giúp người đọc nhận diện đầy đủ hơn về mọi mặt đời sống xã hội của người Nùng thông qua các phong tục tập quán trong hôn nhân

và gia đình của các nhóm người N ng địa phương ở Việt Nam [24;tr.8]

Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Ngân đã viết cuốn sách Tang ma của người Nùng

Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên”, Nhà xuất bản Đại học Khoa học xã hội và Nhân

văn, gồm 311 trang Sách giới thiệu về người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên

và những quan niệm liên quan đến tang ma, tìm hiểu về tang ma truyền thống và sự biến đổi trong tang ma, làm r được giá trị của tang ma trong việc xây dựng đời sống mới

Ngoài các công trình sách, đã có rất nhiều bài viết đăng trên tạp chí viết về các nghi

lễ, tập quán của người Nùng, chẳng hạn như: Bài viết “T p quán trong sinh đẻ và

nuôi dạy con cái của dân tộc Nùng” (qua khảo sát tại xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai,

tỉnh Lào Cai) của tác giả Vi Văn An đăng trên Kỷ yếu Hội nghị Thông báo dân tộc học

Trang 24

2005 Tác giả đã nêu ra được quan niệm về sinh đẻ và tập quán liên quan trong thời kỳ mang thai và khi đẻ con của người Nùng, sự quan tâm chăm sóc con cái của họ theo từng giai đoạn của cuộc đời trong môi trường gia đình và môi trường xã hội Bài viết

“Một s tri th c dân gian của người ng” tác giả Nguyễn Hữu Phương 2007 , đăng

trên Kỷ yếu Hội nghị Thông báo Văn hóa dân gian 2006 của Viện nghiên cứu Văn hóa;

Báo cáo tập sự của Hoàng Thị Lê Thảo nghiên cứu về “Tri th c địa phương của người

Nùng trong việc chăm s c s c khỏe bà mẹ và trẻ em ở x Đại An, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn” 2010 cũng đã có những phân tích sâu sắc về phong tục, tập quán

trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Nùng [24; tr.9,10] Luận văn “T p quán

cưới xin của người Nùng Dín, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai , khóa luận tốt

nghiệp của Hoàng Thị Vượng đăng trên Tạp chí Dân tộc học, Luận văn tìm hiểu về quan niệm hôn nhân, quy tắc hôn nhân, các tục lệ cưới xin của người Nùng Dín huyện

Mường Khương, tỉnh Lào Cai Khóa luận tốt nghiệp năm 1995 của Hoàng Mai về “Thực

trạng văn h a gia đình người ng x Văn An - Văn Quan - Lạng Sơn” tìm hiểu về thực

trạng văn hóa gia đình của người Nùng tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời đưa ra một số ý kiến về xây dựng gia đình văn hóa

Bên cạnh đó cũng đã có một số bài viết có đề cập đến sự giao thoa, tiếp biến văn hóa của dân tộc Nùng với một số dân tộc khác trong bối cảnh đổi mới và hội nhập Chẳng

hạn như: bài viết gười Tày Cao Bằng và những biểu hiện giao lưu hội nh p văn h a

Kinh - Tày - Nùng ở Cao Bằng của tác giả Nguyễn Thị Yên đăng trên Thông báo Văn

hóa dân gian (2004)

1.1.2.2 Nghiên c u v người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn

Người Nùng ở Lạng Sơn với nhiều nhóm địa phương khác nhau, đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như đã trình bày ở trên Nhưng nghiên cứu chuyên sâu về nghi lễ của nhóm Nùng Cháo ở Lạng Sơn thì rất ít Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành văn hóa học của Lê Thị Hường

(2008) với đề tài "Hôn nhân của người Nùng Cháo ở xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc,

tỉnh Lạng Sơn" nghiên cứu về đám cưới của người Nùng Cháo tại địa phương Luận

văn đã tìm hiểu và miêu tả được những nghi lễ trong hôn nhân của người Nùng Cháo, bước đầu có những nghiên cứu điểm về người Nùng Cháo tại một địa bàn cụ

thể [24; tr.9] Tác giả Hoàng Thị Lê Thảo đã có nghiên cứu về Tri th c địa phương

của người Nùng ở x Đại An, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”; và “Những bi n đổi

Trang 25

trong việc chăm s c s c khỏe bà mẹ và trẻ em người Nùng ở x Đại An, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn” (luận văn thạc sĩ Dân tộc học) Thông qua 2 nghiên cứu này,

tác giả Hoàng Thị Lê Thảo nêu được những biến đổi trong việc chăm sóc sức khỏe

bà mẹ và trẻ em của người Nùng tại địa bàn nghiên cứu trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quá trình biến đổi được đặt trong tương quan với những hoạt động chăm sóc sức khỏe trong truyền thống và những tri thức địa phương tộc người trong các hoạt động phát triển sinh kế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Bên cạnh

đó, Hoàng Thị Lê Thảo đã tìm hiểu được những yếu tố tác động đến sự biến đổi, bước đầu đưa ra nhận xét, những vấn đề đặt ra đối với sự biến đổi đó [24; tr.9] Lê

Minh Anh với luận án Tiến sĩ nhân học về “Quan hệ dòng h của người Nùng Phàn

Slình nghiên c u ở Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” (2014) đã miêu tả khá tốt khi

nói về mối quan hệ dòng họ của người Nùng trong việc tương trợ lẫn nhau về kinh

tế, trong hoạt động sinh đẻ và nuôi dạy con cái để từ đó làm r đặc tính tâm lý cố kết cộng đồng của người Nùng [23;tr.8]

Năm 2013, tác giả Nông Ngọc Bắc đã sưu tầm và biên soạn cuốn sách "Bài ca trong

Tang lễ của người Nùng Cháo" nhằm giới thiệu với bạn đọc 24 bài ca trong tang lễ của

người N ng Cháo được tác giả sưu tầm tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, là nơi có đồng bào Nùng Cháo sinh sống Các bài ca gắn với các thủ tục: đón thầy về làm lễ báo tang, đi lấy nước về rửa cho thi thể, nhập quan, mời vong ăn, đón khách - bạn bè - con cháu - thông gia, con trai làm lễ thắp đèn, chuộc hồn về trước bàn thờ, xuất tang…

1.1.2.3 Các nghiên cứu về nghi lễ chu kỳ đời người của các dân tộc ở Việt Nam

Nghiên cứu nghi lễ trong chu kỳ đời người của các dân tộc là một vấn đề nghiên cứu không mới nhưng luôn có sự cuốn hút các học giả, các nhà nghiên cứu Đây là lĩnh vực văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể mang t nh cốt l i, là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu

về phong tục tập quán và bản sắc văn hóa tộc người Tuy nhiên đây cũng là vấn đề nghiên cứu tương đối khó khăn, đ i hỏi người nghiên cứu phải thật sự dành thời gian và tâm huyết Các nhà dân tộc học ở Việt Nam coi những nghi lễ trong chu kỳ đời người của các dân tộc là đối tượng nghiên cứu từ nhiều năm nay Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này s giúp chúng tôi có phương pháp nghiên cứu mới và tìm ra hướng đi mới cho luận án Một số công trình đã được xuất bản cụ thể như sau:

Trang 26

Năm 2001, tác giả Lý Hành Sơn trong luận án tiến sĩ đã nghiên cứu và giới thiệu

Nghi lễ chủ y u trong đời người của nhóm Dao Ti n ở Ba Bể, Bắc Kạn Với 5

chương, tác giả đã khái quát về người Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn; những tập quán liên quan đến nghi lễ sinh đẻ và nuôi con; những nghi lễ chủ yếu liên quan đến tuổi thành niên; những nghi lễ liên quan đến cái chết và làm rõ sự biến đổi của các nghi

lễ trong truyền thống và hiện đại

Năm 2009, Phan Văn Hoàng đã biên tập cuốn sách Nghi lễ vòng đời người Xơ

Đăng với nội dung giới thiệu nghi lễ v ng đời người Xơ Đăng ở làng Măng

Rương, Kon Tum, nhằm làm rõ các giá trị văn hóa trong nghi lễ v ng đời của người

Xơ Đăng Bên cạnh đó, tác giả còn cung cấp thêm những tư liệu về đời sống tâm linh, t n ngưỡng, phong tục tập quán cổ truyền của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Diệp Trung Bình có công trình nghiên cứu về “ hong tục và nghi lễ chu kì đời

người của người Sán Dìu ở Việt am”, tác giả cho rằng Nghiên cứu nghi lễ chu kì

v ng đời của người Sán Dìu trước hết nhằm rút ra những phương pháp tiếp cận với lĩnh vực văn hóa phi vật thể còn tiềm ẩn dưới dạng đạo lý, kinh nghiệm truyền nghề của đồng bào , cuốn sách tập trung nghiên cứu phong tục và nghi lễ liên quan đến sinh đẻ và nuôi con, đánh dấu sự trưởng thành, cưới xin, tang ma của người Sán Dìu

Tác giả Nguyễn Thị Song Hà với công trình nghiên cứu Nghi lễ trong chu kì đời

người của người Mường ở Hòa Bình được xuất bản năm 2011 đã giúp người đọc

hiểu r hơn về các nghi lễ của dân tộc Mường ở trong nước nói chung và ở tỉnh Hòa Bình nói riêng, làm rõ những đặc điểm chung và những sắc thái địa phương của người Mường ở Hòa Bình trong xã hội truyền thống và hiện đại, bước đầu so sánh những n t tương đồng và khác biệt của các nghi lễ chu kì đời người của người Mường ở H a Bình và người Mường ở các địa phương khác, làm r được những biến đổi của nghi lễ theo thời gian và chỉ ra được những nguyên nhân của sự biến đổi đó Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo rất có ý nghĩa, giúp NCS hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu và cách khai thác lựa chọn các vấn đề nghiên cứu

Năm 2010, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã xuất bản cuốn sách Nghi lễ vòng đời

người Khơ me tỉnh S c răng của Võ Thanh Hùng Với 3 chương nội dung và 428

trang, tác giả đã nêu lên được những vấn đề chung xoay quanh việc nghiên cứu văn

Trang 27

hóa tộc người Khơ me với một số nghi lễ tiêu biểu, đặt nghiên cứu nghi lễ v ng đời của người Khơ me ở Sóc Trăng nhìn từ góc độ văn hóa

Cuốn sách Lễ tục vòng đời – Một s nh m người khu vực Nam Việt Nam của

Đăng Trương và Hoài Thu trình bày về lễ tục v ng đời của các dân tộc t người qua

ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, nhóm ngữ hệ Nam Đảo, nhóm Hán Tạng, với các tộc người Brâu, Khơ me, Stiêng, Ba Na, Mnông, Chơ ro,

Mạ, Giẻ Triêng, Ê đê, Chăm, Chu ru, Gia rai, Raglai và Hoa (Minh Hương)

Ngoài những sách đã xuất bản, có rất nhiều bài viết, luận án, luận văn về nghi lễ chu

kỳ đời người: Bài viết của Đặng Thị Hoa đăng trên tạp chí khoa học xã hội về

Nghi lễ vòng đời của người Lô Lô ở Cao Bằng , giới thiệu một số nghi lễ v ng đời

của người Lô Lô Đen qua nghiên cứu ở xã Hồng Trị và Cô Ba ở Huyện Bảo Lạc,

tỉnh Cao Bằng Bài viết Nghi lễ vòng đời của người Nùng An ở Cao Bằng trong

cuốn Cộng đồng Thái – Kađai Việt Nam những vẫn đề phát triển bền vững của Hoàng Lương, H ng Mạnh đã khái quát n t sơ lược về người Nùng An, tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Nùng An ở Cao Bằng, đặc biệt nghiên cứu một số nghi lễ khác với nhóm Nùng khác trong chu kỳ đời người của người N ng An như:

Lễ cúng tạ mụ đầu tiên, lễ cúng trưởng thành, lễ cưới, lễ tang, …

Nghiên cứu về nghi lễ chu kỳ đời người không chỉ dừng lại ở các sách xuất bản mà gần đây có khá nhiều NCS, học viên cao học lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của

mình Cụ thể như luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Lữ về Những nghi lễ vòng đời

chủ y u của người Khơ me x Ch u ăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang ; luận văn

thạc sĩ của Y Chen Niê về Nghi lễ vòng đời người Ê đ Adham ở Buôn Tría, xã Êatul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk; Bài viết Nghi lễ vòng đời của người

Mnông của Đỗ Hồng Kỳ đăng trên tạp chí Dân tộc học số 4 năm 2000; Bài viết

Bi n đổi nghi lễ vòng đời của dân tộc Ch t ở Bắc trung bộ hiện nay của Nguyễn Văn Mạnh; Luận án tiến sĩ Nhân học Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người

Dao Thanh Y, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 2016 của Nguyễn Thị Thu Hà;

luận án tiến sĩ Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hoa Quảng Đông ở qu n

5, thành ph Hồ Chí Minh của Đỗ Hồng Thanh (2016)

Nghiên cứu về dân tộc Nùng nói chung còn có các Luận văn Thạc sĩ Chẳng hạn

“Tục lệ chu kỳ trong đời s ng của người Nùng An ở Quảng Hòa, Cao Bằng” (1981)

của Đoàn Thanh Thủy; Luận án Tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Bá Thủy về vấn đề "Di

Trang 28

dân tự do của các dân tộc Tày, Nùng Mông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk" Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngân về Nghi lễ tang ma của người Nùng huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” Luận án tiến sĩ lịch sử của Lê Văn B về

“Trang phục cổ truy n của người Nùng ở Đông Bắc Việt Nam” năm 2001

Như vậy, nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn chưa được thực hiện Chủ yếu là những nghiên cứu rải rác về một khía cạnh trong nghi lễ như cưới xin, sinh đẻ hoặc tang ma Khi thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, chúng tôi thấy lễ sinh nhật của người Nùng - một nghi lễ rất độc đáo và quan trọng trong nghi lễ chu kỳ đời người của người N ng thì chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào Do đó, đây cũng là một vài đóng góp mới mà luận án cũng s hướng tới Bên cạnh đó, các nghiên cứu về người N ng đã công bố t đề cập đến sự so sánh trong các nhóm Nùng và nhìn

nó trong sự biến đổi, đồng thời qua đó thấy được các giá trị văn hóa của cộng đồng tộc người Ch nh vì vậy, đây cũng là một nội dung trọng tâm để luận án cần tập trung làm sáng rõ

1.2 Cơ sở lý thuyết

Một số khái niệm cơ bản:

- Nghi lễ: Theo Từ điển Tiếng Việt, Nghi lễ là nghi thức và trình tự tiến hành một

cuộc lễ [100; tr.866] Từ điển Nhân học khẳng định: Nghi lễ là những hành động nghi thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo, ví dụ một đại lễ Thiên chúa giáo hay một buổi hiến tế tổ tiên Thông thường, các nhà nhân học sử dụng nghi lễ để nói về bất kì một hành động nào có nhiều nghi thức và với mục đ ch phi bình quân chủ nghĩa Theo định nghĩa rộng nhất, nghi lễ liên quan không chỉ đến một loại sự kiện cụ thể đặc biệt nào mà cả với khía cạnh thể hiện toàn bộ hoạt động của con người Trong chừng mực nó chuyển tải các thông điệp địa vị văn hóa và xã hội của các cá nhân, bất kỳ một hành động nào của con người cũng có khía cạnh nghi lễ" [36; tr 23-24]

Theo Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda, trong cuốn "Nhân h c một quan điểm

v tình trạng nhân sinh", nghi lễ có 4 yếu tố cơ bản: (1) Nghi lễ là một hoạt động xã hội

lặp đi lặp lại, gồm nhiều động tác được thực hiện có tính chất biểu tượng dưới dạng múa, ca hát, lời nói, điệu bộ, thao tác trên một số đồ vật gì đó; (2) Nghi lễ thường tách riêng khỏi các hoạt động thường ngày trong xã hội; (3) Nghi lễ theo đúng một mô hình

Trang 29

nhất định do văn hóa đặt ra Điều này có nghĩa là các thành viên trong một nền văn hóa nào đó có thể nhận ra nghi lễ qua một loạt các hoạt động, mặc d chưa thấy nghi lễ đó bao giờ; (4) Hoạt động nghi lễ liên quan chặt ch đến một số tư tưởng thường xuất hiện trong huyền thoại Đó có thể là những tư tưởng về bản chất cái xấu, cái ác, về quan hệ giữa con người và thế giới thần linh,…Mục đ ch thực hiện nghi lễ là để hướng dẫn việc lựa chọn tư tưởng nêu trên và thực thi chúng qua biểu tượng [32; tr.222-228]

Tuy nhiên các nhà nhân học lại cho rằng, nghi lễ bao gồm nhiều hoạt động với tầm hiểu rộng hơn cách hiểu chung nêu trên bởi nghi lễ tạo ra hành động, nghi lễ hoàn toàn

có quyền chuyển đổi, nghi lễ và vui chơi luôn gắn liền và bổ sung cho nhau [36; tr.13]

Và tác giả luận án đồng tình với quan điểm nêu trên của các nhà nhân học cho rằng, nghi lễ là những biểu hiện của cách ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với thế giới siêu nhiên, được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen và được thực hiện bằng những quy ước trong lao động, trong sinh hoạt hàng ngày và trong các mối quan hệ được xã hội và cộng đồng thừa nhận Mặc dù rất đa dạng và phát triển theo nhiều con đường khác nhau nhưng nghi lễ dưới dạng thô mộc nguyên thủy hay phức tạp trong các nền văn hóa hiện đại đều là một tập hợp các yếu tố

cơ bản bao gồm hành động, nhạc lễ, cầu khấn, hiến tế, tẩy uế,

- Nghi lễ trong chu kì đời người: là những nghi lễ liên quan đến quá trình sống của

một con người từ lúc phôi thai cho đến lúc chết Mỗi cá nhân đều phải trải qua những nghi lễ nhất định chứa đựng đầy ý nghĩa với mong muốn sau này con người

s có được cuộc sống tốt đẹp hơn 48; tr.14] Nghi lễ trong chu kì đời người gồm các nghi lễ chính: nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con cái, nghi lễ hôn nhân, nghi lễ tang

ma Và tùy từng dân tộc còn có nhiều nghi lễ khác rất quan trọng không thể bỏ qua Chẳng hạn như nghi lễ trưởng thành, nghi lễ sinh nhật,

- ghi lễ sinh đẻ được hiểu là những nghi lễ diễn ra khi đứa trẻ c n thai ngh n trong

bụng mẹ cho đến khi chào đời, trong khoảng thời gian đứa trẻ c n rất nhỏ Ở rất nhiều dân tộc, từ khi đứa trẻ được hình thành trong bụng mẹ đến khi chúng được sinh ra và nuôi dạy khi qua giai đoạn ở cữ, đều phải trải qua nhiều nghi lễ khác nhau

mà cộng đồng tộc người quy định như lễ đặt tên, lễ chào ra mắt họ hàng, lễ cảm tạ

bà Mụ, tổ tiên,

- ghi lễ hôn nh n là một trong những nghi lễ diễn ra trong bất cứ một cuộc kết

hôn giữa nam và nữ theo những quy ước, quy định và tập quán có từ lâu trong

Trang 30

truyền thống của tộc người Nghi lễ hôn nhân là một nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người, khẳng định sự gắn kết ch nh thức giữa một người đàn ông và một người đàn bà, được gia đình, họ hàng, làng xóm, cộng đồng công nhận Nghi lễ hôn nhân là dấu mốc đánh dấu sự thay đổi về địa vị xã hội của người đàn ông và người đàn bà, họ trở thành người chồng, người vợ, có vị thế vai tr nhất định trong gia đình, d ng họ

Hôn nhân hỗn hợp dân tộc: là thuật ngữ để chỉ quan hệ giữa vợ và chồng thuộc

hai tộc người khác nhau sau khi kết hôn [66; tr.32]

- Tang ma và nghi lễ tang ma: Là thuật ngữ d ng để chỉ cách thức và nghi lễ

liên quan đến người chết và những t n ngưỡng gắn liền với nghi lễ đó mà trọng tâm là làm thế nào để đưa linh hồn người chết về an cư ở thế giới bên kia [36; tr.36]

- T p quán: Theo từ điển Tiếng Việt, tập quán là thói quen hình thành từ lâu đời và

đã trở thành nếp trong đời sống của một cộng đồng dân cư, được mọi người công nhận và tuân theo Tập quán của cộng đồng chi phối mỗi thành viên sống trong đó Tập quán không mang tính cố định, bắt buộc như nghi lễ, nghi thức nhưng cũng không tùy tiện theo hoạt động sống thường ngày Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững nhưng không tránh khỏi sự vận động và biến đổi, bởi chỉ có vận động và biến đổi theo thời gian thì tập quán mới thực sự tồn tại [36; tr.14]

- Phong tục: là thói quen có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được sinh ra

do nhu cầu cuộc sống, phát triển và định hình theo sự phát triển của xã hội, tạo nên truyền thống Phong tục có sức sống bền vững, một phần quan trọng nhờ sự hình thành hệ thống Sinh hoạt phong tục cho thấy rõ rệt tâm thức folklore của quần chúng qua sự bền vững và biến đổi của nó [36; tr.25]

- Kiêng kỵ: Là sự cấm đoán được chấp nhận mang tính lễ nghi để ngăn chặn việc

tiếp xúc với một đồ vật, một người hay một hoạt động Thuật ngữ này có nguồn gốc

từ Polinesa, với những cấm kị đóng vai tr quan trọng về mặt văn hóa Những cấm

kị thông thường gồm những điều ngăn cấm một số thức ăn nhất định, chạm vào người vua hoặc những người bị xã hội ruồng bỏ, đụng vào xác chết hoặc quan hệ tình dục với một số người nhất định

Trang 31

- Truy n th ng: được hiểu là thói quen được hình thành đã từ lâu trong lối sống và

nếp nghĩ của mỗi cá nhân hay một cộng đồng và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [100; tr.105]

- Bi n đổi văn h a: văn hóa trong quá trình phát triển luôn có sự vận động và biến

đổi Biến đổi văn hóa tộc người là những thay đổi diễn ra trong đời sống tộc người khác đi so với truyền thống Biến đổi văn hóa thường diễn ra khi có sự tác động, tiếp xúc, giao lưu giữa các tộc người và chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa

1.2.2 Cơ sở lý thuyết:

- Lý thuy t giao lưu và ti p bi n văn h a: lý thuyết này được trường phái nhân học

Anglo Saxon đưa vào M cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của cuộc tiếp xúc này là sự thay đổi hay biến đổi của một số loại hình văn hóa của cả hai nền văn hóa đó Theo các nhà nhân học M , sự giao lưu và tiếp biến văn hóa là quá trình một nền văn hóa th ch nghi, ảnh hưởng từ một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều n t đặc trưng của nền văn hóa ấy Vì thế sự giao lưu tiếp biến văn hoá cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là

sự trao đổi của những đặc t nh văn hoá nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện

và liên tục [24;tr.17]

Lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hóa cho thấy biến đổi là điều tất yếu của mọi

sự vật, hiện tượng, trong đó có văn hóa tộc người Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa được áp dụng để làm sáng tỏ những thành tố văn hóa mới và cũ trong nghi

lễ Ngoài những giá trị văn hóa truyền thống được trao truyền, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác thành tố văn hóa cũ thì trong quá trình sống mật tập, xen cài giữa các tộc người trong c ng một địa bàn luôn có sự tiếp thu và ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau, tạo ra nhiều n t văn hóa mới, vừa mang t nh truyền thống, vừa mang t nh hiện đại Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa trong v ng, trong khu vực là xu hướng tất yếu Đối với người N ng Cháo, giao lưu và tiếp biến văn hóa c n mở rộng ra ngoài nước Việt Nam do địa bàn cư trú ở v ng biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia Điều này được thể hiện r n t trong việc phát triển kinh tế mậu biên của người N ng Cháo, với nguồn sinh kế cũng có sự thay đổi: từ làm ruộng nương, trồng trọt chăn nuôi thuần túy chuyển sang buôn bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt – Trung Những thay đổi về kinh tế có tác động mạnh m đến sự biến đổi

Trang 32

về văn hóa nói chung, trong đó có nghi lễ nói riêng Do đó về mặt phương pháp luận, khi nghiên cứu văn hóa tộc người, trong đó có nghi lễ chu kỳ đời người, chúng

ta không chỉ xem x t đối tượng một cách biệt lập hoặc trong trạng thái tĩnh tức là nguyên vẹn truyền thống) mà phải đặt chúng trong trạng thái động (tức là trong quá trình biến đổi) [36; tr.46], [24;tr.17] Trong điều kiện xã hội hiện nay, khi mà giao thông đi lại thuận tiện, khoa học k thuật ngày càng phát triển, con người dễ dàng giao lưu, có nhiều cơ hội sống gần nhau hơn, mà đặc biệt người Nùng Cháo không còn sống biệt lập như xưa mà đã có sự sinh sống, cộng cư với nhiều tộc người khác, chủ yếu là người Kinh, người Tày nên chắc hẳn người Nùng Cháo tại điểm nghiên cứu đã có những giao lưu và tiếp nhận các nền văn hóa của tộc người sống bên cạnh

- Lý thuy t bi n đổi văn h a: vào những năm cuối thế kỷ XX, Eward B.Tylor và

Lewis H Morgan khi nghiên cứu về văn hóa đã cho rằng: các nền văn hóa ngoài phương Tây tương đối tĩnh, các xã hội có thể phân loại theo đẳng cấp Các dân tộc ngoài phương Tây được xem như t có suy nghĩ, các phong tục của họ là rào cản làm cho xã hội biến đổi chậm chạp Các dân tộc văn minh không chỉ có trí tuệ hơn

mà ít bị ràng buộc hơn bởi những hạn chế truyền thống và luôn muốn đạt sự tiến bộ nhiều hơn Bên cạnh đó, c n quan điểm cho rằng không có một khuôn mẫu chung cho sự biến đổi văn hóa, mà trong tất cả các xã hội đều vận động, tiến lên theo một hướng, những xã hội mông muội nhất, qua thời gian cũng s càng ngày càng giống

xã hội phương Tây, họ có thể tái tạo ra các thiết chế tương tự, thậm chí tốt hơn cái

mà các xã hội cao hơn đã phát minh trước đó

Theo quan điểm của Dennis O’Neil về biến đổi văn hóa cho rằng: trong một quá trình thay đổi bao gồm sự can thiệp và mất văn hóa, c n quá trình cản trở sự thay đổi là tập quán và sự hội nhập các khía cạnh văn hóa Biến đổi văn hóa là quy luật tất yếu, trong quá trình biến đổi để thích nghi với quá trình văn hóa mới, điều quan trọng là việc đề cao giữ gìn văn hóa dân tộc

Một cách tiếp cận biến đổi văn hóa khác trong Dân tộc học/ Nhân học của M là sinh thái học văn hóa, đại diện là Steward Steward cho rằng: biến đổi là do tiếp xúc ngẫu nhiên hay tình cờ giữa các nền văn hóa Sự biến đổi văn hóa có thể giải thích được trong khuôn khổ sự thích nghi của một văn hóa cụ thể với môi trường của nó

Trang 33

Trong xã hội hiện nay, dưới sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, biến đổi văn hóa là hoàn toàn tất yếu trong đời sống xã hội của người Nùng Cháo

- Lý thuy t tương đ i văn h a: đây là lý thuyết do nhà nghiên cứu nhân học người M

Frank Boas khởi xướng Nội dung của lý thuyết này đề cập đến mỗi nền văn hóa đều

có t nh tương đối, không có một nền văn hóa nào cao hơn so với nền văn hóa khác, khẳng định sự bình đẳng giữa các nền văn hóa T nh triết lí của lý thuyết này có nghĩa

là không có gì đúng hay sai, cũng không có một nền văn hóa vững chắc, tất cả chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào môi trường văn hóa Theo lý thuyết này, khi nghiên cứu các giá trị văn hóa của người Nùng Cháo thông qua các nghi lễ trong chu kỳ đời người thì cần phải đặt trong bối cảnh điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường cư trú

1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Văn Quan là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 45 km theo trục đường quốc lộ 1B,có vị trí toạ độ địa lý:

từ 21044’ đến 22000’ vĩ độ Bắc và từ 106024’ đến 106043’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng, ph a Nam giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn, ph a Tây giáp huyện Bình Gia và Bắc Sơn Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 55.066,97 ha, bao gồm 1 thị trấn và 23 xã: Bình Phúc, Chu Túc, Đại An, Đồng Giáp, H a Bình, Hữu Lễ, Khánh Khê, Lương Năng, Phú M , Song Giang, Tân Đoàn, Tràng Các, Tràng Phái, Tràng Sơn, Trấn Ninh, Tri Lễ, Tú Xuyên, Văn An, Vân Mộng, Việt Yên, Vĩnh Lại, Xuân Mai, Yên Phúc Các hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ nối với 2 trục đường quốc lộ 1B và 279 phục vụ nhu cầu giao thương của nhân dân các dân tộc trong huyện, là yếu tố cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội [103; tr.7]

Văn Quan là huyện v ng cao, địa hình phức tạp, núi đất và núi đá vôi xen k , có nhiều thung lũng thuận tiện cho việc làm ruộng và nương rẫy Địa hình có độ cao trung bình 400m so với mặt biển, thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc Huyện Văn Quan có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió m a v ng núi Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và r t k o dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau [24; tr.21]

Trang 34

1.3.2 Vài nét về dân cư, dân tộc và nguồn gốc lịch sử

Do đặc điểm tự nhiên của huyện nên các điểm dân cư thường có quy mô nhỏ (làng, bản), mật độ dân cư thấp Dân cư tập trung chủ yếu dọc theo đường giao thông, khu vực thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, các điểm chợ Ngoài ra, làng bản c n được hình thành gần những cánh đồng, khu nương rẫy để thuận tiện cho việc sản xuất [103; tr.15] Dân số trung bình của huyện Văn Quan là 56.413 người, trong đó nữ là 28.197 người, nam là 28.216 người, dân số thành thị 4627 người, dân số nông thôn là 51.786 người Mật độ dân số 103.03 người/km2 Toàn huyện Văn Quan có 4 dân tộc sinh sống (Nùng, Tày, Kinh và Hoa) Nhìn chung tình hình dân tộc trên địa bàn huyện ổn định; các cộng đồng dân cư sinh sống đoàn kết, trên địa bàn không có đồng bào theo các tôn giáo Mặc dù xuất xứ của mỗi dân tộc khác nhau, nhưng các dân tộc ở huyện Văn Quan đều có đặc điểm giống nhau trong các hình thái sinh hoạt xã hội và hoạt động kinh tế Người Tày và người N ng là cư dân chiếm hầu như toàn bộ tổng số dân của huyện, có nguồn gốc lâu đời nhất Lớp cư dân mới từ nơi khác đến đã h a nhập vào cộng đồng một cách nhanh chóng [24; tr.22]

Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, huyện Văn Quan là huyện có truyền thống cách mạng, là huyện có lịch sử đấu tranh với các thế lực xâm lăng từ rất sớm

1.3.3 Người Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn:

Lạng Sơn là địa bàn cư trú chủ yếu của người Nùng với 314.295 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh [75; tr.3 Văn Quan là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn gồm

23 xã, 01 thị trấn và các phố chợ Người Nùng Cháo tập trung nhiều ở thị trấn và rải rác ở các xã với những đặc điểm:

*Vài nét v đặc điểm kinh t :

- Trồng tr t: Đặc điểm kinh tế chính của người Nùng là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp

tự túc Kinh tế truyền thống của các nhóm Nùng là sản xuất nông nghiệp trồng trọt, nguồn sống chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước Đồng bào Nùng làm ruộng ở các thung lũng, cánh đồng nhỏ, lưu vực các d ng sông Để chọn được thời vụ gieo trồng, đồng bào thường căn cứ vào sự phát triển của cây hoang dại mọc tại địa phương Sau tết Nguyên Đán, thường vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch, đồng bào để ý quan sát, khi nào cây sau sau đâm chồi nảy lộc, hoặc cây gạo ra hoa, đó là thời điểm bắt đầu thời vụ gieo trồng: gieo mạ, trồng ngô,

Trang 35

Trong sản xuất nông nghiệp, đồng bào Nùng thường dùng trâu bò làm sức k o để cày xới đất, đắp đập, đào mương để đưa nước vào ruộng Bên cạnh việc canh tác lúa nước, nương rẫy đóng vai tr quan trọng trong đời sống kinh tế của người Nùng Trên nương, ngoài một vụ lúa nương, họ còn trồng các loại cây như: ngô, khoai, đậu, bầu, bí, lạc, vừng, để tăng sản lượng lương thực và tăng độ m n cho đất Hình thức kinh tế vườn cũng khá phổ biến, nhà nào cũng có vườn gần nhà với các loại cây như: rau cải, chuối, rau thơm, các loại cây ăn quả như mơ, mận, mắc mật, lê, là nguồn thức ăn ch nh cho gia đình Trong quá trình canh tác, người Nùng hết sức chú ý đến khâu làm cỏ bón phân, diệt trừ sâu bệnh bằng cách dùng vôi bột hay phân gà trộn tro bếp vãi lên lá vào sáng sớm, lúc hạt sương c n ướt lá Ngày nay thì người N ng đã sử dụng thông thạo các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh Qua khảo sát tại huyện Văn Quan, nhiều thanh niên và lớp trẻ người N ng đã biết tận dụng thế mạnh và nguồn đất phù hợp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu như trồng quả na, quả hồng (giống hồng Bảo Lâm không hạt), góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập gia đình, làm giàu cho mình và cộng đồng

Người Nùng ở huyện Văn Quan c n có nghề trồng cây hồi từ hàng trăm năm nay Đây cũng là một thế mạnh của huyện Sản lượng hoa hồi khô hàng năm khoảng vài trăm tấn, hoa Hồi của người N ng được trồng trên các rừng đồi, có chất lượng tinh dầu cao, được bán cho các thương lái Trung Quốc và Việt Nam Chính từ nguồn thu này mà đời sống của người N ng được cải thiện rõ rệt

- Chăn nuôi: người N ng chăn nuôi trâu, b , dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, theo hướng

kinh tế gia đình Phương pháp chăn nuôi trâu b chủ yếu là chăn thả có chủ đi kèm trông nom để trâu bò không phá hoại hoa màu, đến chiều tối mới lùa về chuồng Mỗi

hộ thường nuôi vài chục con trâu, b , dê để lấy sức kéo, phân bón và bán Ngoài ra, họ còn chăn nuôi lợn và hàng chục đến hàng trăm con gia cầm khác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và các dịp lễ tết, hội hè, cưới xin, tang ma, sinh nhật trong năm Khảo sát ở huyện Văn Quan, tại xã Xuân Mai, có nhiều hộ gia đình nuôi và chăn thả đàn dê trên núi

đá, số lượng từ 100-200 con, đây là vật nuôi có giá trị kinh tế cao Đồng bào thường thả dê kiếm ăn tự nhiên trên núi, cuối ngày lùa về chuồng Hình thức chăn nuôi này ph hợp với địa hình rừng núi và tập quán chăn nuôi của người Nùng từ xưa

- Khai thác nguồn lợi tự nhiên: hái lượm, săn bắn là hình thái kinh tế cổ xưa nhất,

vẫn được đồng bào Nùng áp dụng trong kinh tế hiện nay Với địa bàn rừng núi,

Trang 36

đồng bào vẫn còn tập quán hái lượm các loại măng, rau rừng, nấm, mộc nhĩ, mật ong, kiếm củi trong rừng để làm chất đốt và nấu nướng; sử dụng nguồn nước tự nhiên từ chân núi chảy ra trong sinh hoạt và trồng trọt, chăn nuôi Việc săn bắn các loài thú rừng như hổ, báo, gấu, hươu, nai, lợn rừng, đã không c n nhiều như trước

và gần như không c n nữa, một phần do việc khai thác nguồn lợi tự phát của đồng bào trong nhiều thập kỉ qua đã làm cho nhiều loài thú trên không còn nữa, một phần cũng do đồng bào ý thức được sự nguy hiểm s xảy ra khi săn bắn thú rừng

- Ngh thủ công truy n th ng: Từ lâu đời, người Nùng có nhiều nghề thủ công

truyền thống như đan lát, dệt, làm mộc, làm bánh cao (một dạng bánh phở khô), chưng cất tinh dầu hồi, nấu rượu, Nổi bật nhất là nghề trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm để tự túc vải mặc trong gia đình Hầu như mọi gia đình N ng đều có khung dệt vải, thậm chí số lượng khung dệt tính theo số lượng con gái trong gia đình Sản phẩm dệt đáp ứng nhu cầu vải mặc trong mỗi gia đình Ngày nay, do sự mở rộng của nền kinh tế thị trường, hàng hóa, vải vóc, quần áo công nghiệp tràn ngập các sạp hàng ở chợ xã, chợ huyện, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, màu sắc và mẫu

mã đa dạng dễ mua, dễ chọn nên phần lớn người Nùng dùng vải công nghiệp dệt may trang phục Để dệt được một tấm vải thủ công truyền thống, phụ nữ Nùng hầu như không c n thời gian rảnh rỗi để chăm sóc gia đình, con cái, trong khi đó yêu cầu sự phát triển của xã hội đ i hỏi mỗi người dân phải vươn lên phát triển sản xuất, chăn nuôi làm giàu cho gia đình Đó là những lý do khiến nghề dệt vải của người Nùng bị mai một Nghề rèn cũng trong tình trạng như vậy Trước đây, đa số công

cụ lao động sản xuất và sinh hoạt như: cuốc, liềm, lưỡi, hái, dìu, dao, búa, lưỡi cày, đều do đồng bào ở thôn bản tự làm lấy Hiện nay, các xã người Nùng không còn lò rèn nữa Có l do kinh tế hàng hóa phát triển, công cụ lao động bán sẵn ở chợ, giá cả hợp l , nên đồng bào có thể mua về dùng" [25; tr.20]

- rao đổi thương mại: Người Nùng ở Văn Quan, Lạng Sơn là một tộc người có địa

bàn cư trú giáp biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nên từ lâu việc buôn bán trao đổi hàng hóa đã diễn ra khá sôi nổi Việc giao thương trong làng bản, trong vùng với người Kinh, người Tày, người Hoa diễn ra ở các phiên chợ tấp nập Các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu đời sống đều có tại đây: hàng nông sản, rau quả, gia cầm, vải vóc, Ở huyện Văn Quan, mỗi tuần đều có phiên chợ, là dịp để đồng bào buôn bán trao đổi hàng hóa Có thể nói, người N ng nói chung và người Nùng Cháo nói riêng,

Trang 37

là những cư dân có sự nhạy bén trong việc giao thương buôn bán, họ là những người buôn bán rất giỏi, và cũng có đời sống kinh tế khá ổn định Người Nùng ở Văn Quan nổi tiếng với việc trồng hồi và buôn bán hồi xuất khẩu sang Trung Quốc Họ cũng có thể đi lại, giao dịch với thương lái Trung Quốc những mặt hàng khác như buôn bán

và trao đổi ngoại tệ ở cửa khẩu Tân Thanh Đồng Đăng, Lạng Sơn , nhập các mặt hàng tạp hóa, tạp phẩm (bánh kẹo, chăn màn, vải vóc, đồ nhựa, ) từ Trung Quốc về để bán Đây cũng là một đặc điểm rất dễ phân biệt giữa người Nùng và các tộc người khác

* Vài nét v văn h a:

- Văn h a v t ch t: Nói về văn hóa vật chất, đầu tiên phải nói đến làng bản, nhà

cửa Là cư dân nông nghiệp, làm ruộng nước, kết hợp làm nương, làng của người

N ng được xây dựng ở chân núi, gần nguồn nước tự nhiên chảy từ trong núi ra Trước làng là ruộng, sau làng là đồi, nương, rừng hồi Làng bản của người Nùng phần lớn được xây theo thế đất Mỗi bản có vài chục nóc nhà, mỗi bản lại chia thành nhiều xóm Trước đây, nhà của người Nùng có hai loại ch nh: nhà sàn và nhà đất Nhà sàn thường có ba gian, nguyên liệu làm nhà là gỗ quý, lợp ngói Nhà được dựng bằng kĩ thuật lắp ráp cột, kèo, sàn thành một khối vững chắc, chân cột kê đá Nhà có k ch thước chiều sâu lớn hơn chiều rộng, theo tỉ lệ rộng 3 sâu 5; có hai cửa ra vào: cửa trước mở ở gian giữa ph a trước nhìn ra cánh đồng), và cửa sau ở gian cạnh ph a sau, đi thẳng vào bếp Trong nhà d ng phên tre ngăn 1/5 chiều sâu, ở phía cuối nhà để làm nhà bếp, làm buồng ngủ cho phụ nữ Bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng trong nhà, hướng bàn thờ theo hướng nhà ở Nhà có ba tầng sử dụng: nền đất để công cụ sản xuất, có nơi để làm chuồn gia súc; sàn để người ở, bếp và bàn thờ tổ tiên; gác x p để lương thực, thực phẩm dự trữ

- Trang phục: trang phục truyền thống của người N ng thường được cắt may từ vải

sợ bông nhuộm chàm, ít thêu thùa, trang trí Bộ trang phục nữ có khăn đội đầu, áo quần và khuyên tai, vòng tay, vòng chân với chất liệu là bạc Áo truyền thống của phụ nữ N ng là áo năm thân cài cúc bên nách phải, thân cài cúc bao giờ cũng ngắn hẳn so với những thân kia, mặc quần chân què, cạp lá tọa, luồn dây để buộc nút ngang hông, không d ng chun như hiện nay Nam giới Nùng mặc đơn giản như nam giới các dân tộc khác, họ mặc quần què ống rộng, cạp lá tọa, áo nam giới Nùng Cháo may kiểu cổ đứng xẻ ngực, cài khuy bằng nút vải, có từ 2-4 túi không nắp Ngày nay, hầu hết thanh niên nam nữ các nhóm N ng đều mặc quần âu, áo sơ mi, chỉ có người già c n lưu lại những bộ y phục cổ truyền dân tộc [25; tr.26-27]

Trang 38

- m thực: Bữa ăn hàng ngày của người N ng có cơm, rau, thịt cá trứng Trong các

dịp lễ tết cúng bái, hội hè, cưới xin, ma chay, lúc nào cũng có thịt lợn (lợn quay), thịt gà (gà sống thiến để cúng), vịt quay, xôi cẩm, bánh lá ngải, món khấu nhục, Người N ng không ăn thịt trâu, bò, chó Thức ăn thường chế biến theo cách xào nhiều hơn luộc Một số thức ăn được đồng bào N ng yêu th ch như: thịt lợn thịt vịt quay nhồi lá mắc mật, khấu nhục, giò thủ, lạp xườn, canh gà nấu gừng nghệ, xôi cẩm, Thịt thường được bảo quản bằng cách ướp muối treo trên gác bếp, các loại rau măng trái có thể được ngâm trong nước muối để bảo quản Đồng bào N ng thường uống rượu trong các dịp lễ tết, rượu được nấu/cất từ ngô, gạo, ủ men lá Nam giới người

N ng trước đây hút thuốc lá cuốn, hiện nay thì hút thuốc lá điếu mua sẵn

- Văn h a tinh thần: Với quan niệm về thế giới đa tầng và vạn vật hữu linh, tín

ngưỡng của người N ng là đa thần, pha trộn với phật giáo, khổng giáo và đạo giáo Người Nùng thờ tổ tiên và các thần linh khác (thờ mẹ Hoa, mẹ Bjoóc, thờ thổ công, thờ thần núi, thần sông, ) Bàn thờ thường có hai tầng, tầng trên thờ các vị thần linh, tầng dưới thờ tổ tiên Việc thờ cúng các thần linh kết hợp với thờ tổ tiên vào những dịp lễ tết nhằm cầu sức khỏe, m a màng tươi tốt, gia súc phát triển, con cháu đông đủ trong nhà người Nùng Cháo còn có bàn thờ Mụ - thờ mẹ Hoa - đấng thần linh phù hộ và chăm sóc cho những đứa trẻ trong gia đình Trong cộng đồng người Nùng, những người làm nghề Mo, Tào, Then, Pụt đóng vai tr quan trọng Họ là cầu nối giữa người sống và thế giới tâm linh, là người chuyển ước mong, thông điệp của đồng bào đến với thần linh và tổ tiên thông qua các nghi lễ, qua việc cúng bái Người Nùng có nhiều lễ tết trong năm, chủ yếu là lễ tết theo tiết thời gian Tết lớn nhất trong năm là tết mừng năm mới, lễ lớn thứ hai là tết 14/7 âm lịch Đồng bào quan niệm tết tháng Giêng là tết cho người sống, tết tháng 7 là dành cho tổ tiên đã khuất Ngoài ra, đối với người Nùng, còn có ngày tết lớn nữa là tết thanh minh (ngày tảo mộ tổ tiên ông bà : hàng năm cứ đến ngày mùng 3/3 âm lịch, các gia đình đều làm lễ chạm mả , thăm và sửa sang mộ tổ tiên

Trong sinh hoạt cộng đồng, người Nùng phổ biến nhất là lễ hội Lồng Tồng - tức hội xuống đồng, thường được mở vào m a xuân Người N ng đi chơi tết là đi hội Lồng Tồng với mong muốn cầu mong một năm làm ăn thịnh vượng Ngày xưa, hội thường diễn ra ở đình làng Ngày nay, hội thường được tổ chức ở những bãi cỏ rộng ven làng Trong huyện Văn quan, có những hội xuân nổi tiếng như: hội Bản Muồng,

Trang 39

Bản Dạ, Bản Giềng, Bản Thí, Háng Pài, Khòn Chuông, Nà Bảnh, Bản Khính, Pò Càng, Bản Khảo, Bản Hẻo, Khòn Riềng, Những ngày hội đó đều có múa sư tử, đánh đáo, đánh quay, đánh khăng, chọi chim, k o co, các tr chơi dân gian đó ngày nay đã bị mai một nhiều Hát Sli, hát Then là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Nùng trong các dịp lễ tết Sli được nam thanh nữ tú hát đối đáp, giao duyên, bày tỏ tình cảm đôi lứa với nhau; Sli cũng được hát trong đám tang để bày tỏ tình cảm biết ơn của người con gái đối với cha mẹ Then là hình thức nghệ thuật tổng hợp gồm lời, nhạc, múa, hội họa, trang tr , điều đặc biệt là Then được dùng trong cả các lễ nghi mang tính tâm linh, giao tiếp với thần linh khi có cúng bái

* Vài nét v xã hội:

Trước Cách mạng tháng 8/1945, cơ cấu tổ chức, hình thức vận hành của làng bản ở vùng người N ng được tổ chức theo hệ thống nhà nước phong kiến Việt Nam và của chính quyền thực dân Pháp, bao gồm: chánh tổng quản lý vài xã, dưới chánh tổng là lý trưởng quản lý một xã, dưới nữa là các chức danh như trưởng thôn, trưởng xóm Sau khi cách mạng thành công, chế độ phong kiến và đế quốc bị lật đổ, miền bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, một thời kỳ mới đã được mở ra Ch nh quyền và nhân dân huyện Văn Quan t ch cực tham gia xây dựng đất nước, nhiều tổ chức đoàn thể được thành lập như: Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân,

Người N ng cư trú thành làng bản, sống xen k gắn bó với các tộc người khác (Kinh, Tày, Hoa Làng bản của người N ng thường có quan hệ huyết thống, họ hàng, thông gia Theo nghiên cứu của Trần Văn Hà, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thiết chế cộng đồng thôn bản truyền thống của người N ng là sự gắn bó hữu cơ của cơ cấu: Hộ gia đình – d ng họ – thôn bản Sự gắn kết ấy mang t nh xã hội nhiều hơn là kinh tế Tất cả các hộ gia đình đều thuộc các d ng họ trong thôn bản, mỗi thôn bản bao gồm nhiều d ng họ hợp thành, t thấy có trường hợp nhất thôn bản, nhất họ Trong mỗi thôn bản có từ một đến hai d ng họ có thế lực do có

số hộ đông và nhiều ruộng đất 38; tr.70-72]

Người N ng trọng nghĩa tình, trọng lời hứa, sống tình cảm, gắn bó với nhau, các công việc của một cá nhân trong gia đình cũng được cộng đồng quan tâm, giúp đỡ

Vì vậy d gia đình có nghèo thế nào cũng vẫn có thể lo cho con cái một đám cưới chu toàn, trọn vẹn theo đúng lễ tục truyền thống Mỗi bản của người Nùng bao giờ

Trang 40

cũng có một Hội phe, hội giáp hay hàng phường, có hội trưởng do dân bản bầu chọn hoặc cắt cử luân phiên và các hội viên tự nguyện, có quy ước cụ thể trong việc thực hiện đám hiếu, có tổ đổi công để giúp đỡ nhau trong sản xuất, đặc biệt là dịp mùa

vụ Hiện nay, ở mỗi thôn xã, ch nh quyền địa phương ban hành các quy ước căn cứ trên phong tục, tập quán của đồng bào nơi cư trú Các quy ước này được đưa đến từng hộ dân và gia đình, mọi người đều tuân theo Tuy nhiên, một số quy định về việc cưới việc tang theo văn hóa mới chưa được đồng bào thực hiện triệt để vì nếp sống cũ vẫn c n tồn tại trong tâm thức của người dân như: tập quán uống nhiều rượu trong đám cưới, tổ chức tang ma dài ngày, nhiều thủ tục tốn k m, Tuy nhiên,

so với thời kỳ trước khi đổi mới, trước năm 1996, chưa có quy ước, nên mọi tranh chấp đều do trưởng thôn đứng ra hòa giải Ngày nay có quy ước nên họ thực hiện rất nghiêm chỉnh, rõ ràng

Người Nùng có hàng chục dòng họ: Nông, Hoàng, Ph ng, Lương, Đàm, Linh, Tô, Bế, Vương, Lê, Long, Triệu, Lục, Lăng, Hà, Lý, Đặng, Nhàn, Sầm, Âu, Hứa, Nguyễn, Lâm, Trần, đông nhất là họ Nông và họ Hoàng Các dòng họ sống chan hòa, bình đẳng, đoàn kết Đối với người N ng, ai sinh trước thì làm anh, chị, không phân biệt con chú hay con bác Vì vậy người Nùng phải dựa vào hệ thống tên đệm, các chi ngành để cho đúng thứ bậc anh em trong họ [25; tr.32]

Tiểu kết chương 1

Ở Việt Nam, nghiên cứu về người N ng đã được các học giả quan tâm từ rất sớm, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trong khoảng thời gian từ sau khi đất nước đổi mới 1986 đến nay Mỗi công trình là một phát hiện mới những đặc điểm

về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Nùng Có nhiều nhóm các công trình nghiên cứu về người N ng như: nhóm nghiên cứu về văn hóa vật chất (nhà cửa, trang phục, ẩm thực, .), nhóm nghiên cứu về văn hóa tinh thần t n ngưỡng dân gian, lễ cấp sắc, lễ cưới, tang ma, tương trợ cộng đồng ), nhóm nghiên cứu lồng ghép chung hai dân tộc Tày – Nùng Tuy nhiên, nghiên cứu điểm về nghi lễ chu kỳ đời người của nhóm Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn là đề tài còn bỏ ngỏ Chính vì vậy, luận án này nhằm xác định và làm rõ những nghi lễ chu kỳ đời người, sinh đẻ, hôn nhân, tang ma, của người Nùng Cháo tại địa bàn nghiên cứu Việc tổng quan các công trình nghiên cứu đã giúp cho NCS có được

Ngày đăng: 08/01/2020, 08:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w