1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Di tích thành xương giang (bắc giang) qua hai lần khai quật

165 64 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 5,9 MB

Nội dung

Tôi đã nhận được sự chỉ bảo ân cần và giúp đỡ to lớn từ thầy giáo, cô giáotrong Khoa Khảo cổ học, trường Học Viện Khoa học xã hội; cán bộ công chức,viên chức Sở Văn hoá Thể thao và Du lị

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn với đề tài: “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật”, được hình thành từ quan điểm

của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS Trịnh Hoàng Hiệp Các số liệu và kếtquả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệmột học vị nào

Hà Nội, ngày 15/8/2019Tác giả luận văn

Nguyễn Bình Công

II

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp

đỡ quý báu về mọi mặt của những người thân trong gia đình Tôi cũng nhậnđược sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy đủ và trách nhiệm của thầy hướng dẫn: TS TrịnhHoàng Hiệp Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Bangiám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Dương, Phòng Sưu tầm - Kiểm kê bảo quản Bảotàng tỉnh Bình Dương nơi tôi đang công tác

Tôi đã nhận được sự chỉ bảo ân cần và giúp đỡ to lớn từ thầy giáo, cô giáotrong Khoa Khảo cổ học, trường Học Viện Khoa học xã hội; cán bộ công chức,viên chức Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Ban quản

lý Di tích thành Xương Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND thành phốBắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND phườngXương Giang, thành phố Bắc Giang cùng các bạn bè, đồng nghiệp Điều đó đãgiúp tôi hoàn thành luận văn của mình và qua đây cho phép tôi gửi tới Quý vị,Quý cơ quan niềm kính trọng và biết ơn sâu sắc!

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG 10

1.1 Diễn trình lịch sử thành Xương Giang 10

1.2 Kết quả điều tra khảo sát 17

CHƯƠNG 2 NHỮNG TƯ LIỆU MỚI QUA HAI LẦN KHAI QUẬT 21

2.1 Địa tầng 21

2.2.Di tích 23

2.3.Di vật 33

CHƯƠNG 3 NHẬN THỨC VỀ THÀNH XƯƠNG GIANG 61

3.1 Quy mô, cấu trúc thành Xương Giang 61

3.2.Tính chất thành Xương Giang 64

3.3.Giá trị lịch sử, văn hóa di tích thành Xương Giang 68

3.4.Đề xuất về định hướng bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang 72

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 88

IV

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢN VẼ, BẢN ẢNH

I DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN

Bảng 2.1 Địa tầng thành Xương Giang năm 2008 và năm 2011-2012Bảng 2.2 Thống kê các hàng móng trụ kiến trúc hố H2 năm 2008Bảng 2.3 Thống kê hiện vật di tích thành Xương Giang

Bảng 2.4 Thống kê gạch thế kỷ XV

Bảng 2.5 Thống kê ngói thế kỷ XV

Bảng 2.6 Thống kê gốm men Việt Nam

Bảng 2.7 Thống kê gốm men Trung Quốc

Bảng 2.8 Thống kê đồ sành

Bảng 2.9 Thống kê đồ đất nung

Bảng 2.10 Thống kê hiện vật kim loại

Biểu đồ 2.1 Các loại hình hiện vật di tích thành Xương Giang

Biểu đồ 2.2 Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV

Biểu đồ 2.3 Loại hình gạch thế kỷ XV

Biểu đồ 2.4 Loại hình ngói thế kỷ XV

Biểu đồ 2.5 Các loại hình gốm men Việt Nam

Biểu đồ 2.6 Các loại hình gốm men Trung Quốc

Biểu đồ 2.7 Các loại hình đồ sành

Biểu đồ 2.8 Các loại hình hiện vật đất nung

Biểu đồ 2.10 Các loại hình hiện vật kim loại

Hình 1.1 Cánh đồng Ngói và Cánh đồng Gốm

Hình 1.2 Vết tích khảo cổ trên Đồi Ngô

Hình 1.3 Vết tích khảo cổ ở khu vực Giếng Phủ

Trang 7

MH1 Mô hình bước gian hệ thống móng trụ

MH2 Mô hình giả định mặt cắt ngang ngôi nhà

MH3 Mô hình kho lương

II DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN ẢNH TRONG PHỤ LỤC

Phụ lục 6 Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV

Phụ lục 7 Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV-XVI

Phụ lục 8 Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ VII-IX

Phụ lục 9 Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XIII-XIV

Phụ lục 10 Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XV

Phụ lục 11 Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XIII-XIV

Phụ lục 12 Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XV-XVI

Trang 8

2 BẢN VẼ HIỆN TRƯỜNG

Phụ lục 13 Mặt bằng hố H2 khai quật năm 2008

Phụ lục 14 Mặt bằng hố H3 khai quật năm 2008

Phụ lục 15 Mặt cắt vách bắc hố khai quật H3 năm 2008

Phụ lục 16 Mặt bằng hố H1L1 khai quật năm 2011-2012

Phụ lục 17 Vách nam hố H1 khai quật năm 2011-2-12

3 BẢN ĐỒ

Phụ lục 18 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Phụ lục 19 Sơ đồ toàn bộ diễn biến chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang

Phụ lục 20 Sơ đồ diễn biến trận Xương Giang

Phụ lục 21 Sơ đồ thành Xương Giang và vị trí các hố điều tra, khai quật năm 2008

Phụ lục 22 Vị trí các hố khai quật năm 2011-2012

Phụ lục 23 Sơ đồ vị trí các hố khai quật khảo cổ học di tích thành Xương Giang (giai đoạn 1)

4 BẢN ẢNH HIỆN TRƯỜNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH DI TÍCH

Phụ lục 24 Mặt bằng và vị trí các hố khai quật

Phụ lục 25 Mặt bằng và vị trí các hố khai quật

Phụ lục 26 Mặt bằng và vị trí các hố khai quật

Phụ lục 27 Địa tầng hố khai quật

Phụ lục 28 Địa tầng hố khai quật

Phụ lục 29 Di tích kiến trúc

Phụ lục 30 Di tích kiến trúc

Trang 9

Phụ lục 36 Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ

Phụ lục 37 Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ

Phụ lục 38 Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng

Phụ lục 39 Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng

Phụ lục 39 Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng

Phụ lục 40 Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Giếng PhủPhụ lục 41 Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng

Phụ lục 42 Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng

Phụ lục 43 Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam

Phụ lục 44 Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam

Phụ lục 45 Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam

Phụ lục 46 Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam

Phụ lục 47 Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam

Phụ lục 48 Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam

Phụ lục 49 Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam

Phụ lục 50 Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc

Phụ lục 51 Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc

Phụ lục 52 Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc

Trang 10

Phụ lục 53 Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 54 Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 55 Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 56 Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 57 Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 58 Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 59 Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 60 Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 61 Ảnh - Bản vẽ đồ sành Phụ lục 62 Ảnh hiện vật đất nung Phụ lục 63 Ảnh - Bản vẽ hiện vật đáPhụ lục 64 Ảnh hiện vật kim loại

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành Xương Giang là một tòa thành do quân Minh xây dựng từ năm

1407, với mục đích sử dụng thành này để trấn giữ con đường thiên lý bắc - nam,không cho dân ta nổi dậy Xưa kia, ngôi thành thuộc xã Thọ Xương, huyện BảoLộc; nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Đây là thành lớn nhất củaphủ Lạng Giang, có diện tích khoảng 27ha, thành hình chữ nhật Tường thànhdày và cao, được đắp bằng đất, bốn góc có 4 vọng gác Phía ngoài có hào sâubao bọc xung quanh, cách 3km về phía nam thành là dòng sông Thương, phíađông bắc là những đồi thấp Thành Xương Giang là trị sở của chính quyền đô hộphủ Lạng Giang đồng thời còn là một vị trí trọng yếu của địch, vừa có thể ứngcứu nhanh cho Đông Quan vừa có thể làm chỗ dựa cho viện binh tiến sang Đểbảo vệ vị trí quan trọng này, chính quyền đô hộ nhà Minh đã cử chỉ huy LýNhậm và những viên tướng như Kim Dận, Cố Phúc, Phùng Chí, Lưu Thuận chỉhuy 2000 quân đóng giữ, cùng với số quân đông đảo đó là bộ máy hành chínhdưới sự điều hành của tri phủ Lưu Tử Phụ Sở chỉ huy được đặt khu đất cao nằm

Đêm ngày 9 tháng 8 năm Đinh Mùi (28/9/1427), cuộc tổng tiến công vàothành Xương Giang bắt đầu Ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mùi (3/11/1427),

11

Trang 12

nghĩa quân Lam Sơn tổng công kích quân Minh ở Xương Giang Toàn bộ tướnglĩnh chủ huy (trừ chủ sự Phan Hậu trốn thoát) từ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An,Trần Dung cùng hàng vạn quân lính bị giết và bị bắt Được tin này VươngThông vô cùng hoảng hốt và phải chấp nhận “giảng hòa”, rút quân về nước.

Nếu như chiến thắng ở Chi Lăng là chiến thắng đầu tiên mở đầu thắng lợicho đường lối “vây thành, diệt viện” thì chiến công Xương Giang đã kết thúcthắng lợi cho đường lối đúng đắn đó của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy.Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược củanhà Minh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đất nước được giảiphóng, nền độc lập dân tộc được giữ vững gần bốn thế kỷ

Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22/01/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

đã có Quyết định số 293/QĐ-BVHTT-DL xếp hạng Di tích lịch sử địa điểmChiến thắng Xương Giang tại thành Xương Giang, phường Xương Giang, thànhphố Bắc Giang là Di tích lịch sử cấp Quốc gia Năm 2010, UBND tỉnh BắcGiang đã ban hành Quyết định 1593/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xâydựng công trình “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiếnthắng Xương Giang” nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử Chiếnthắng Xương Giang và xây dựng khu di tích Chiến thắng Xương Giang thànhđiểm đến của du lịch Bắc Giang

Di tích thành Xương Giang đã được các nhà khảo cổ học, cán bộ Bảo tàng

Hà Bắc (cũ), Bảo tàng Bắc Giang ngày nay tiến hành điều tra khảo sát, nghiêncứu nhiều lần Đặc biệt, năm 2008 và năm 2011-2012, Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, UBND thành phố Bắc Giang,Ban quản lý dự án thành phố Bắc Giang, Phòng VHTT thành phố Bắc Giangphối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật hai lần địa điểm khảo cổ học

Trang 13

này đã phát hiện được dấu vết kiến trúc và nhiều loại hình hiện vật như: vật liệuxây dựng, vật liệu trang kiến trí kiến trúc, đồ gốm sứ, sành, di cốt người và độngvật…

Tôi là người con sinh ra, lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc vào công tác tại Bảotàng tỉnh Bình Dương với mong muốn được nghiên cứu về khảo cổ học ViệtNam Đó là lý do tôi tham gia học cao học tại Học viện Khoa học Xã hội, thuộcViện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chuyên ngành Khảo cổ học Tuynhiên, thời gian bảo vệ luận văn sắp đến mà tư liệu phục vụ viết luận văn gặp vôvàn khó khăn do tỉnh Bình Dương tiến hành khai quật khảo cổ học rất ít, hoặcnếu có thì đã có cán bộ sử dụng tư liệu viết luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ

Cho dù di tích đã được điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học nhưngchưa có một công trình tổng hợp nào về những kết quả nghiên cứu này Được sự

động viên và giúp đỡ của TS Trịnh Hoàng Hiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” làm luận văn

thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong các bộ sử của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thựclục, Đại Việt thông sử, Việt Sử tiêu án, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Namnhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử cương mụctiết yếu, Việt Nam sử lược, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Đại cương Lịch

Sử Việt Nam, Lịch sử Việt Nam… đều ít nhiều đề cập đến địa danh thành XươngGiang Tuy nhiên, các nguồn sử liệu trên không mô tả, khảo cứu cụ thể thànhXương Giang cũng như các công trình ở trong và ngoài thành ra sao mà những

tư liệu đó chủ yếu là ghi chép các sự kiện theo dòng lịch sử

Qua các tư liệu này, có thể thấy rằng thành Xương Giang ở phủ Lạng

Trang 14

Giang được xây dựng trong thời gian nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta(1407-1427) Đây là nơi ghi dấu ấn sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta ởthế kỷ XV, bao hàm hai sự kiện lớn: Một là, chiến thắng vang dội của nghĩa quânLam Sơn trong chiến dịch tấn công giải phóng thành Xương Giang ngày18/10/1427 (tức 28 tháng 9 năm Đinh Mùi) Hai là, chiến thắng Xương Giang làđỉnh cao thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang lịch

sử ngày 3/11/1427 (tức 15 tháng 10 năm Đinh Mùi)

Có thể nói, cho đến trước những năm 1970, hầu như chưa có công trìnhnghiên cứu cụ thể, khoa học nào về di tích thành Xương Giang Di tích thànhXương Giang chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu vào những thập niên 70-80của thế kỷ XX Bảo tàng Hà Bắc đã kết hợp với các giáo sư và sinh viên Khoa

Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội vàNhân văn Hà Nội) nhiều lần điều tra khảo sát, khảo cổ học di tích thành XươngGiang Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo vẽ di tích tòa thành, tìm hiểu cấu trúc

và kỹ thuật xây dựng thành, tập hợp các tài liệu hiện vật ở khu vực thành donhân dân phát hiện và lưu giữ, các tài liệu địa danh, địa hình cảnh quan, cáctruyền thuyết lưu truyền trong nhân gian… Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉdừng ở mức độ khảo sát, điều tra, chưa được khai quật khảo cổ học để nghiêncứu một cách chi tiết về di tích cũng như di vật tại di tích thành Xương Giang

Năm 2006, UBND tỉnh Bắc Giang xuất bản sách Địa chí Bắc Giang, địa

danh thành Xương Giang đã được đề cập đến, song cũng chỉ là những mô tảmang tính sơ lược: “Thành có diện tích 270.000m2, thành có hình chữ nhật chu

vi 2.100m, 4 góc là 4 vọng lâu lớn có đặt các loại súng thần cơ lớn nhỏ”

Để thực hiện chương trình nghiên khảo cổ học tại Bắc Giang cũng như đềxuất phương án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thành Xương Giang

Trang 15

Được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quậtthành cổ Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh BắcGiang hai lần

Năm 2008, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra, thám sát và khai quật

3 hố với tổng diện tích là 154,87m2 Hố khai quật H1 nằm cách tường baoTrường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật về phía đông 30m Hố khai quật H2 nằmtrên một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với những thửa ruộng xung quanh, hốnằm sát chân thành về gần hướng cửa đông bắc, vách tây hố H2 cách vách đông

hố khai quật H1 83m Hố khai quật H3 nằm trên một thửa ruộng có địa thế caohơn so với thửa ruộng xung quanh, hố nằm về phía đông của vườn Trạm Khítượng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, vách tây hố khai quật cách tường vườn Khítượng 10,5m

Kết quả điều tra, thám sát đã khẳng định một cách chắc chắn về quy môcủa thành Xương Giang bao gồm: thành, dinh thự, kho lương cũng như sản xuấtnguyên vật liệu gạch, ngói… cho công trình này Cùng với kết quả điều tra thìkết quả của các hố khai quật đã đưa ra những nhận thức như sau:

Hố khai quật H1 nằm gần đỉnh Đồi Ngô về hướng đông nhưng trong hốkhai quật không phát hiện được những bằng chứng về khảo cổ học, điều này chothấy không phải tất cả khu vực xung quanh đỉnh Đồi Ngô đều có các công trìnhkiến trúc hay những công trình phục vụ khác

Cùng với kết quả điều tra ở khu vực Đồi Ngô và Giếng Phủ thì kết quảkhai quật hố H2 đã khẳng định xung quanh khu vực Giếng Phủ là những côngtrình kiến trúc dinh thự của tầng lớp quan lại cao cấp của quân đội nhà Minh Hốkhai quật H3 là nơi cất giữ lương thực của quân đội Minh

Trang 16

Kết quả khai quật lần thứ nhất thành Xương Giang năm 2008 đã phác họabước đầu về các công trình kiến trúc của thành Xương Giang trong lịch sử vàđây sẽ là những bằng chứng quan trọng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo về ditích này.

Năm 2011-2012, khai quật 11 hố với tổng diện tích là 1.001m2 Các hốkhai quật được mở ở những vị trí sau: 4 hố (H1, H2, H3, H4) nằm gần cửa thànhphía bắc; 4 hố (H5, H6, H10, H11) nằm ở khu vực trước cửa Trung tâm Quantrắc môi trường tỉnh Bắc Giang; 3 hố còn lại (H7; H8; H9) nằm ở khu vực trồngcây bạch đàn, trước cửa Nhà hát Chèo, cách Giếng Phủ khoảng 70m về phía nam

và rìa tây nam khu vực Đồi Ngô Kết quả khai quật năm 2011-2012 cho chúng tabiết toàn bộ các hố khai quật gần cửa thành phía bắc cũng như khu vực rìa ngoàiĐồi Ngô về phía tây nam không có dấu tích về công trình kiến trúc, mà nơi đâychỉ có dấu vết về sinh hoạt, dấu vết của chiến tranh để lại như những đống đổ nátlẫn than tro và tàn tích thức ăn

Vấn đề nghiên cứu về di tích thành Xương Giang từ sau hai cuộc khai quậtđược đề cập trong một số bài viết trên tạp chí Khảo cổ học và NPHMVKCHnhư:

- Năm 2008: Kết quả điều tra khảo cổ học tại thành Xương Giang (Bắc Giang)

[19].

- Năm 2009: Di cốt người cổ thành Xương Giang (Bắc Giang) [66].

- Năm 2013: Kết quả khai quật di tích thành Xương Giang (Bắc Giang)

Trang 17

khảo cổ học [10].

Căn cứ vào các tư liệu lịch sử cũng như đặc trưng di tích, di vật phát hiệnqua các cuộc điều tra khảo sát và hai cuộc khai quật khảo cổ học, có thể thấythành Xương Giang là một di tích có giá trị lịch sử - văn hóa lớn

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào tổnghợp tư liệu một cách đầy đủ về hệ thống di tích và di vật đã được phát hiện tại di

tích thành Xương Giang qua hai cuộc khai quật Do đó, đề tài “Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” hoàn thành sẽ giúp các nhà

nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về di tích thành Xương Giang, góp phần đưa ranhững hướng nghiên cứu nhất định về di tích này cũng như việc mở rộng quy mônghiên cứu trong tương lai

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa toàn bộ tư liệu và các kết quả điều tra khảo sát, khai quậtkhảo cổ học từ trước đến nay về di tích thành Xương Giang Trên cơ sở đó, chỉ

ra đặc trưng di tích, di vật, cấu trúc mặt bằng của di tích thành Xương Giang.Đồng thời, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang tronglịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng chính của đề tài luận văn là di tích thành Xương Giang qua hailần khai quật khảo cổ học Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn sử liệu,hiện vật điều tra khảo sát ở di tích thành Xương Giang

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào các loạihình di tích, di vật khảo cổ học đã phát hiện được ở di tích thành Xương Giang

Trang 18

qua hai lần khai quật.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thốngnhư: thống kê, phân loại hình học, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điểnhình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học, phương pháp phân tích địatầng Đồng thời, áp dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổnghợp những đặc trưng về kỹ thuật, nghệ thuật trang trí trên các loại hình di vật,cấu trúc mặt bằng

Bên cạnh các phương pháp khảo cổ học truyền thống, luận văn còn kếthợp các phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: Sử học, dân tộc học,địa lý học, nhân chủng học, động vật học…

Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nền tảng khoahọc của luận văn trong việc nhìn nhận đánh giá các hiện tượng Ngoài ra, luậnvăn còn áp dụng công cụ hỗ trợ như xử lý ảnh bằng chương trình Autocad,Coreldraw, xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop và một số chương trình kháccũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lý luận: Luận văn đóng góp những tư liệu quan trọng về mặt khoa học,

về hệ thống di tích, di vật ở di tích thành Xương Giang, từng bước phục dựng lạiquy mô cũng như cấu trúc thành Xương Giang trong lịch sử, góp phần bổ sung

tư liệu mới cho ngành Khảo cổ học, Văn hóa học và Lịch sử

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tưliệu khẳng định thành Xương Giang là một di tích lịch sử quan trọng, là nơi ghidấu tích tiêu biểu và sống động nhất hiện còn về cuộc khởi nghĩa oanh liệt 10năm chiến thắng quân Minh của dân tộc Giai đoạn 1407 - 1427 là thời kỳ

Trang 19

nhà Minh ra sức đồng hóa người Việt và ngược lại người Việt kiên cường chốngtrả để bảo vệ nền văn hóa bản địa Tuy nhiên, những chứng tích vật chất về thời

kỳ này còn khan hiếm và không rõ ràng Trong khi đó, thành Xương Giang làdấu tích rõ ràng của giai đoạn lịch sử này Vì vậy, di tích thành Xương Giang làkhu di tích tiêu biểu lưu giữ các chứng tích văn hóa vật chất của một giai đoạnlịch sử đặc biệt và đầy biến động trong lịch sử Việt Nam

Ngoài ra, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về di tích thành Xương Gianggóp phần định hướng cho người dân cũng như giáo dục các thế hệ trẻ về truyềnthống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Từ những kết quả nghiên cứu

đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị về bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóaphục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch trong tương lai

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan về di tích thành Xương Giang

Chương 2 Những tư liệu mới qua hai lần khai quật

Chương 3 Nhận thức về thành Xương Giang

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG

1.1 Diễn trình lịch sử thành Xương Giang

Thành Xương Giang ngày nay thuộc phường Xương Giang, thành phố BắcGiang, tỉnh Bắc Giang Phía bắc giáp làng Thành, phường Xương Giang, thànhphố Bắc Giang; phía nam giáp phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang; phíađông giáp xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang; phía tây giáp phường Ngô Quyền,thành phố Bắc Giang Thành Xương Giang nằm cách trung tâm thành phố BắcGiang khoảng 1km về phía đông bắc, cách Hà Nội 50km, cách tỉnh Lạng Sơn100km, có đường quốc lộ 1 (cũ) chạy qua

Theo các tài liệu và thư tịch cũ, đến đầu thế kỷ XV, đất nước ta trải quanhiều biến động sâu sắc Nhà Trần sụp đổ, nhà Hồ mới thành lập đang đứngtrước nhiều thử thách nghiêm trọng Lợi dụng cơ hội ấy, nhà Minh (Trung Quốc)với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” đã tiến hành xâm lược nước ta “Tháng 9năm 1406, nhà Minh sai Chinh Di hữu phó tướng quân đeo ấn Chinh di phótướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương bá Trần Húc, đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy cứ một một toán mai phục, một toánhành quân, thay phiên nhau cứu ứng lẫn nhau Chinh Di tả phó tướng quân TâyBình hầu Mộc Thạnh, Tham tướng hữu quân đô đốc đồng tri Phong Thành hầu

Lý Bân cũng đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh, xẻ núi, chặt cây, mở

đường tiến quân Hai đạo quân tổng cộng là 80 vạn” [37, tr 214].

Sau nhiều lần tấn công xâm lược, đến giữa năm 1407, quân Minh đã bắtđược cha con Hồ Quý Ly, quan lại triều Hồ cũng dần dần bị bắt hết Sự nghiệpkháng chiến của nhà Hồ đến đây hoàn toàn thất bại Dưới ách thống trị của

Trang 21

phong kiến nhà Minh, dân tộc phải chịu những thảm hoạ nghiêm trọng kéo dàitrong suốt 20 năm “Toàn bộ nền kinh tế bị đình trệ, điêu tàn; xã hội Việt Nam

đang trên bước đường phát triển bị ngăn chặn, kìm hãm” [31, tr 28].

Năm 1407, sau khi chiếm được nước ta, quân Minh nhanh chóng thiết lập

bộ máy đô hộ và đồng thời tiến hành những chính sách thống trị tàn ác NhàMinh đã xóa bỏ tên nước Đại Việt, đổi nước ta làm quận Giao Chỉ, coi như địaphương quận huyện của Trung Quốc Chúng lập chính quyền theo mô hình

“chính quốc” Đứng đầu Giao Chỉ là ba ty: đô chỉ huy sứ ty, hay gọi tắt là ty đô,phụ trách về quân chính; thừa tuyên bố chính sứ ty hay ty bố chính, trông coi vềdân chính và tài chính; đề án sát sứ ty hay ty án sát, nắm quyền tư pháp và giámsát Quận Giao Chỉ được chia thành 15 phủ Trên đất Hà Bắc xưa, nhà Minh giữlại hai phủ Bắc Giang và Lạng Giang Phủ lỵ Bắc Giang đặt tại Thị Cầu, Phủ lỵLạng Giang ở Xương Giang (thuộc thành phố Bắc Giang ngày nay)

Cùng với bộ máy chính quyền, nhà Minh còn xây dựng một hệ thốngthành luỹ và thiết lập một hệ thống vệ, sở dày đặc để trấn áp phong trào đấutranh của nhân dân ta “Năm 1407, khi lập ra vệ Xương Giang trên đất LạngGiang, giặc Minh cho xây vệ thành kiên cố, giao cho Lý Nhậm, Kim Giận, CốPhúc, Phùng Chi và Lưu Tử Phụ cùng 2.000 quân để án ngữ trục đường sangLưỡng Quảng, xuống Đông Đô và làm nơi ỷ dốc cho các thành Thị Cầu, Cần

Trạm, Chí Linh” [82, tr 43].

Xương Giang là thành lũy kiên cố nhất của quân Minh án ngữ trên conđường dịch trạm nối Quảng Tây (Trung Quốc) với Đông Quan “Thành XươngGiang nằm trong một khu vực đồi núi thấp, có sông nhỏ và các thửa ruộng trũngbao quang, cách Sông Thương khoảng 3km Những người từ 16 đến 60 tuổi ởkhắp Lạng Giang đều phải đến đây lao dịch, khoét đồi lấy đất đắp thành và nung

Trang 22

gạch, ngói, đào hào và xây dinh thự Thành tọa lạc trên diện tích 270.000m2,thành có hình chữ nhật chu vi 210m, 4 góc là 4 vọng lầu đặt các loại súng thần

cơ lớn nhỏ Nhiều kho đụn, tòa ngang, dãy dọc, dinh thự và doanh trại được bố

trí ở các nơi” [81, tr 43-44].

Nước mất, nhà tan, nhưng người dân Bắc Giang - Lạng Giang cũng như cảnước quyết tâm đứng lên đánh giặc Tiêu biểu cho phong trào yêu nước của nhândân Hà Bắc khi đó là khởi nghĩa Phạm Tất Đại ở huyện Lục Na (Lục Ngạn).Năm 1410, nhân dân Lạng Giang nổi lên khởi nghĩa dưới ngọn cờ của ôngNguyên và Thiên Hữu Năm 1420, nhân dân Thiện Tài (Gia Lương) lại nổi lêndưới sự lãnh đạo của Đào Cường Đáng chú ý nhất là cuộc khởi nghĩa của LêNgã Cũng từ An Bang lan sang Lạng Giang vào giữa năm 1420 Nhân dân cáchuyện Bảo Lộc, Phượng Sơn hưởng ứng nhiệt liệt “Ngã tiếm xưng tôn hiệu,dựng niên hiệu, đặt quan chức, đúc tiền, đốt thành Xương Giang, cướp trại Bình

Than” [37, tr 244] Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân hai phủ Bắc Giang, Lạng

Giang trước khởi nghĩa Lam Sơn mặc dù đều chịu thất bại và bị đàn áp, nhưng làngọn lửa yêu nước ngầm cháy liên tục, nuôi dưỡng ý chí bất khuất cho nhân dânta

Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là phong trào yêu nước rộng lớnnhất, được xây dựng từ năm 1418 ở thượng du Thanh Hóa Đến cuối năm 1924thì chuyển vào Nghệ An và mở rộng vùng giải phóng Bước sang năm 1425, lựclượng của nghĩa quân Lam Sơn đã trưởng thành về mọi mặt, địa bàn hoạt độngcủa nghĩa quân trải dài từ Thanh Hóa vào đến Tân Bình - Thuận Hóa Trước tìnhhình đấu tranh của nhân dân ta ngày càng rộng khắp và quyết liệt, nhà Minhbuộc phải tăng cường và đẩy mạnh các cuộc hành binh trấn áp

Nhận thấy tình hình quân Minh ở Đông Quan đã suy yếu, nhiều khi phải

Trang 23

chia nhau đi tăng viện, giải vây cho thành Nghệ An, Diễn Châu và Thanh Hóa,tháng 9 năm 1426, Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc Một bộ phận nghĩa quântiếp tục tổ chức bao vây các thành Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, còn đạiquân chủ lực chia làm 3 đạo tiến ra Bắc Từ cuối năm 1426, theo lệnh của chủtướng Lam Sơn, Lê Sát và Lê Thụ đã chỉ huy một đạo nghĩa quân lên LạngGiang bao vây thành Xương Giang.

Để tiêu diệt cho được thành Xương Giang trước khi viện binh địch kéovào nước ta, Lê Lợi phái tướng Trần Nguyên Hãn điều quân đến tăng viện cho

Lê Sát Sau 9 tháng bị vây hãm, quân địch bị chết quá nửa, lương thực cạn, binhlính mệt mỏi Biết chúng không còn sức chiến đấu, ngày 28 tháng 9 năm 1427(tức ngày 8 tháng 9 Đinh Mùi), quân và dân ta tổng công kích “Tháng 9, ngàymồng 8, bọn Thái úy Trần Hãn, Tư mã Lê Sát, thiếu úy Lê Triện, Lê Lý đánh lấy

được thành Xương Giang” [37, tr 274] Chiến thắng thành Xương Giang đã tiêu

diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, đánh dấu một bước trưởng thành về nghệthuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn Chiến thắng này đã đập tan âm mưu cốthủ của chờ phối hợp với viện binh của giặc Với việc chiếm giữ được thànhXương Giang, quân ta đã tạo ra bức tường thành vững chắc, chặn đứng đườngtiếp viện của giặc cho Đông Quan Đến đây, hai phủ Lạng Giang - Bắc Giangđược hoàn toàn giải phóng

Trước đó, vào tháng 1 năm 1427, triều đình nhà Minh quyết định điềuđộng viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông Lực lượng viễn chinh này lúcđầu gồm 70.000 quân Đến tháng 4 năm 1427, nhà Minh lại ra lệnh điều động bổsung thêm 45.200 quân Như vậy, tổng số quân tiếp viện của nhà Minh là115.200 quân tinh nhuệ, gồm bộ binh và kỵ binh Ngoài ra, trong đội quân tiếpviện này còn có nhiều dân phu vận chuyển lương thực và một số thổ binh ở

Trang 24

Quảng Đông, Quảng Tây Lực lượng viễn chinh của nhà Minh đã chia làm haiđạo tiến sang nước ta “Đạo thứ nhất do thái tử thái phó An Viễn hầu Liễu Thăngchỉ huy với chức tổng binh mang ấn Chinh lỗ phó tướng quân, tiến sang theođường Quảng Tây Dưới trướng của Liễu Thăng có Bảo Định bá Lương Minhlàm tả phó tổng binh, đô đốc Thôi Tụ làm hữu tham tướng Đạo quân thứ hai dothái phó Kiềm Quốc công Mộc Thạnh chỉ huy với chức tổng binh, mang ấnChinh nam tướng quân, tiến sang theo đường Vân Nam Dưới trướng của MộcThạnh có Hưng An bá Từ Hanh làm tả phó tổng binh, Tân Ninh bá Đàm Trung

làm hữu phó tổng binh” [35, tr 410].

Đầu tháng 10 năm 1427, 10 vạn quân Liễu Thăng vượt qua biên giới nước

ta Ngày 10 tháng 10 (tức ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi), quân ta giả vờ thuachạy, đội tiên phong của địch chủ quan tiếp tục đuổi theo tiến đến chân núi MãYên đã lọt vào trận địa mai phục của ta Tổng binh Liễu Thăng bị quân ta phónglao đâm chết, một vạn quân bị tiêu diệt Ngày 15 tháng 10, các tướng Lê Văn

An, Nguyễn Lý chỉ huy 3 vạn quân kịp thời tiếp ứng cho hơn một vạn quân của

Lê Sát, Lưu Nhân Chú Quân ta cùng phối hợp bố trí thêm một trận địa mai phục

để đánh địch ở Cần Trạm Ngày 15 tháng 10, quân địch lọt vào trận địa của ta,nghĩa quân từ các ngả vùng lên đánh tạt ngang vào đội hình hành quân của địch.Trận đánh diễn ra trên một chiến địa dài gần 5km, suốt từ cánh đồng phía đôngbắc thành Cần Trạm đến tận phía nam thị trấn Kép ngày nay Phó tổng binhLương Minh vừa lên thay Liễu Thăng làm chủ tướng đã lại bị những mũi lao củaquân ta đâm chết tại trận Chiến thắng Cần Trạm trực tiếp mở đường cho chiếnthắng Phố Cát và Xương Giang Ngày 18 tháng 10 (tức 28 tháng 9 năm ĐinhMùi) quân địch tiến đến Phố Cát lại bị quân ta đón đánh Sau thất bại Cần Trạm,

đô đốc Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy, tuy tiếp tục bị thất bại nặng nề, nhưng

Trang 25

Thôi Tụ và Hoàng Phúc vẫn quyết tâm tiến về Xương Giang với hy vọng có thểphối hợp với quân thành Xương Giang rồi Đông Quan, Chí Linh hòng lật ngượctình thế nguy khốn Thành Xương Giang đã bị quân ta chiếm từ trước trở thànhpháo đài chặn đường tiến quân của địch và chia tách hoàn toàn đạo viện binh nàyvới lực lượng ở Đông Quan.

“Quân giặc cho là thành Xương Giang chưa vỡ, tự lấy làm chắc Kịp khitới Xương Giang, thấy thành đã bị hãm rồi, tưng hửng, thất vọng, càng hoảng hốt

cả sợ Liền ngày đêm đắp lũy tự giữ lấy pháo hiệu làm tin, để thông tin với cácthành ở Đông Đô, nghe tiếng pháo thì đến tiếp ứng Thế nhưng các thành ở Đông

Đô, tự cứu mình không nổi, biết đâu đến chuyện khác” [70, tr 45] Mệt mỏi,

hoang mang, lại bị cô lập, trước mặt sau lưng đều bị đánh, hy vọng cuối cùngcủa địch đã trở thành tuyệt vọng, chúng đành phải đắp lũy ngoài đồng để tự vệ

Quân địch bị cô lập, bốn mặt đều bị bao, quân ta vừa vây hãm vừa kiên trì

dụ hàng nhưng chúng vẫn tỏ ngoan cố “Đúng ngày 3 tháng 11 năm 1427 (tức 15tháng 10 năm Đinh Mùi) quân dân ta quyết định tổng công kích như đã địnhtrước Từ bốn mặt, hàng vạn quân ta nhất loạt mở những mũi tiến công quyết liệtvào các khu vực phòng ngự của địch Bộ binh, tượng binh, kỵ binh của ta cùngphối hợp đột phá vào trung tâm doanh trại của địch Quân ta vừa tiến công vừakêu gọi quân địch đầu hàng Quân địch đại bại Kết quả là bọn tướng chỉ huy lớnnhỏ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An, Trần Dung… hơn 300 tên bị bắt cùng với mấyvạn quân giặc Hơn 5 vạn quân địch bị giết chết Một số chạy trốn, chỉ trongkhoảng dăm bảy ngày đều bị dân ta, những người chăn trâu, hái củi bắt được

đem nộp hết cho nghĩa quân” [35, tr 458-459].

Mô tả chiến công vang dội của hai lần đại thắng Xương Giang, trong BìnhNgô đại cáo Nguyễn Trãi viết:

Trang 26

“Đánh một trận, sạch sanh kình ngạc,

Đánh hai trận, tan tác chim muông

Nó như kiến tan đàn dưới bờ đê vỡ,

Ta tựa cơn gió mạnh quét sạch lá khô

Đô đốc Thôi Tụ lê gối xin đầu hàng,

Thượng thư Hoàng Phúc trói mình đành chịu bắt

Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường,

Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước” [37, tr 286-287].

Tin viện binh bị tiêu diệt truyền đến Đông Đô, Vương Thông thực sự kinhhãi nhưng vẫn chưa tin đó là sự thật Chỉ đến khi thấy Thôi Tụ - Hoàng Phúcdưới chân thành cùng ấn tín, cờ biển của Liễu Thăng - Lý Khánh chất đống thìhắn mới hết hoàn toàn hy vọng, chấp nhận đến Hội thề Đông Quan vào ngày 10tháng 12 năm 1427, cam kết rút hết quân vào giữa tháng 12 năm Đinh Mùi Để

tỏ rõ thiện chí, Lê Lợi ra lệnh nới lỏng vòng vây và sai các xứ Bắc Giang, LạngGiang sửa chữa cầu đường, chuẩn bị lương thực, thuyền bè chu đáo cho bên thuatrận Ngày 17 tháng 12 năm 1427, Lê Lợi trả lại chiếc “Song hổ phù” của LiễuThăng, hai ấn bạc của Lý Khánh - Lương Minh và bản danh sách của binh lính

đã bị quân ta bắt được cho phía quân Minh

Ngày 29 tháng 12 năm 1427, quân Minh được ta cấp cho đầy đủ lươngthực và phương tiện đi lại đã xin rút về nước Ta giải vây và trao trả tù binh chocác thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh Quân địch thua trận đã kéo đến Bồ Đềcảm tạ Lê Lợi Đến ngày 3 tháng 1 năm 1428, toán bộ binh cuối cùng của giặc về

nước [53, tr 316-318][82, tr 49].

Đại thắng Xương Giang, cùng với hàng loạt trận đánh vang dội ở ChiLăng, Cần Trạm, Phố Cát là những chiến công oanh liệt, trong đó đại thắng

Trang 27

Xương Giang là chiến thắng có ý nghĩa quyết định Chiến thắng Chi Lăng Xương Giang là thắng lợi của nghệ thuật quân sự tuyệt vời, biểu thị cho tinh thầnyêu nước và ý chí căm thù quân xâm của dân tộc ta Chiến thắng Chi Lăng -Xương Giang đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Minh, hoàn thành vẻvang nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đất nước được thái bình, nền độc lập dân tộcđược giữ vững.

-1.2 Kết quả điều tra khảo sát

1.2.1 Cánh đồng Ngói và cánh đồng Gốm

Hình 1.1 Cánh đồng Ngói và Cánh đồng Gốm

(nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp)

Cánh đồng Ngói nằm ở phía ngoài (bên phải) đường quốc lộ 1 (cũ) hướngLạng Sơn - Bắc Giang, từ góc đông bắc thành Xương Giang đến đây khoảng500m Cánh đồng là một khu vực nằm kẹp giữa một bên là đầm Mít rộng khoảngvài ha, nước từ đầm Mít chạy xuống đầm Sỏi, chảy qua đồi Axít rồi đổ ra sôngThương về phía bắc; phía nam có một đường nước khác chạy về bắc thành Trên

bề mặt ruộng tại khu vục này xuất lộ rất nhiều mảnh gạch, ngói với đủ loại kích

cỡ Ở những khu đất cao nơi đây, bên trên là đất màu, bên dưới là đất laterite lẫn

Trang 28

nhiều hạt màu đỏ nâu, nâu sẫm Còn ở những thửa ruộng thấp hơn thì trên là đấtbùn bên dưới là đất sét Chất liệu làm gạch, ngói phát hiện được trong thànhXương Giang, cũng như ở các hố khai quật có cùng chất liệu là đất sét lẫn nhiềusạn sỏi laterite màu đỏ nâu, nâu sẫm.

Như vậy, với cảnh quan địa lý và địa chất qua quan sát tại thực địa đã mở

ra những định hướng nghiên cứu tiếp theo ở khu vực trên về nơi sản xuất gạch,ngói… phục vụ việc xây dựng thành và các công trình kiến trúc trong thành

Xương Giang [17].

1.2.2 Khu vực Đồi Ngô

Hình 1.2 Vết tích khảo cổ trên Đồi Ngô

(nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp)

Tại đây, đã phát hiện được lớp ngói của một công trình kiến trúc cổ kendày, xuất lộ ngay ở bề mặt vách tây hào, phía sau trường Trung cấp Văn hóaNghệ thuật Di tích nằm dưới lớp móng của một công trình hiện đại đã bị phá.Tuy nhiên, việc xác định điểm đào tiếp nối theo hệ thống ngói xuất lộ là rất khó

do di tích đã bị phá huỷ nhiều trong quá trình xây dựng những công trình hiệnđại, cũng như làm ruộng của cư dân sống trong vùng

Hiện vật sưu tầm trong khu vực Đồi Ngô gồm 2 viên đạn đá, 1 mảnh kim

Trang 29

loại có thể là áo giáp và 1 bia đá [17].

1.2.3 Địa điểm Giếng Phủ

Giếng Phủ nằm ở khu ruộng trũng, dưới chân Đồi Ngô, giếng có đườngkính khoảng 10m Hiện nay, giếng đã bị bỏ hoang và sạt lở do mưa gió và quátrình canh tác của người dân khu vực này Tại đây, đã phát hiện được một số loại

gạch, ngói của công trình kiến trúc cổ [17].

Hình 1.3 Vết tích khảo cổ ở khu vực Giếng Phủ

(nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp)

Tiểu kết chương 1

Xương Giang là vùng đất cổ có vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc,đặc biệt là lịch sử chống xâm lược phương Bắc Khu vực này vừa có đồng bằng,xung quanh có các đồi núi thấp bao bọc, lại gần sông Thương - tuyến thủy quan

Trang 30

trọng, đặc biệt từ ngàn xưa con đường thiên lý nối Thăng Long với miền địa đầucủa Tổ quốc chạy qua đây Trong suốt thời gian nhà Minh xâm lược nước ta(1407-1427), Xương Giang là trị sở của phủ Lạng Giang Tại đây, quân Minh đãxây dựng một ngôi thành kiên cố án ngữ con đường dịch trạm nối Đông Quanvới Quảng Tây (Trung Quốc).

Nơi đây lưu giữ nhiều di tích, tài liệu cổ vật quan trọng cho phép tìm hiểu

Trang 31

vị trí, vai trò của Xương Giang trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong cuộckháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh của dân tộc ta đầu thế kỷ XV Cáccuộc điều tra khảo sát tại khu vực thành Xương Giang đã phát hiện được nơi sảnxuất gạch, ngói để phục vụ cho việc xây thành, dấu tích bờ thành cũng như dấuvết của công trình kiến trúc cổ ở địa điểm Đồi Ngô và khu vực Giếng Phủ Một

số hiện vật được ghi nhận trong quá trình khảo sát, đó là những viên đạn đá cóhình cầu, 1 bia đá, một mảnh kim loại có thể là mảnh áo giáp và những viêngạch, ngói được trang trí tinh xảo đã được xác định là có niên đại từ thế kỷ XV

Trang 32

Chương 2 NHỮNG TƯ LIỆU MỚI QUA HAI LẦN KHAI QUẬT

2.1 Địa tầng

Năm 2008, khai quật 3 hố với tổng diện tích là 154,87m2 Vị trí các hốkhai quật năm 2008 như sau: Hố khai quật H1 nằm cách tường bao TrườngTrung học Văn hoá Nghệ thuật về phía đông 30m Hố khai quật H2 nằm trênmột thửa ruộng có địa thế cao hơn so với những thửa ruộng xung quanh, hố nằmsát chân thành về gần hướng cửa đông bắc Hố khai quật H3 nằm trên một thửaruộng có địa thế cao hơn so với thửa ruộng xung quanh, hố nằm về phía đôngcủa vườn Trạm Khí tượng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang

Năm 2011-2012, khai quật 11 hố với tổng diện tích là 1.001m2 Các hốkhai quật năm 2011-2012 được mở ở những vị trí sau: 4 hố (H1, H2, H3, H4)nằm gần cửa thành phía bắc; 4 hố (H5, H6, H10, H11) nằm ở khu vực trước cửaTrung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang; 3 hố còn lại (Hố H7: 100m2;H8: 100m2; H9: 84m2) nằm ở khu vực trồng cây bạch đàn, trước cửa Nhà hátChèo, cách Giếng Phủ khoảng 70m về phía nam và rìa tây nam khu vực Đồi Ngô

[17] [18] [68].

“Có thể chia các hố khai quật thành 4 khu vực Cấu tạo địa tầng chung ở 4

khu vực có hố khai quật như sau: (B2.1; Bv2, Bv4; Ba6).

Khu vực I: hố H2 (năm 2008), diện tích 99,57m2, nằm ở thửa ruộng có địahình cao hơn so với xung quanh, sát chân thành phía đông và gần cổng thànhphía đông bắc

- Đất lớp mặt: dày 20cm - 30cm, đất tơi xốp màu nâu, lẫn nhiều gạch, ngói, đá…nhiều thời đại

Trang 33

- Tầng văn hóa: dày 20cm - 35cm, đất thịt màu nâu, cứng ken dày mảnh gạch,ngói, sành, sứ, dấu tích kiến trúc và di cốt người.

- Sinh thổ: đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, màu vàng sẫm lẫn sạn sỏi nhỏ

Khu vực thứ hai: hố khai quật H3 (năm 2008) diện tích 25,3m2, nằm ởthửa ruộng cao hơn so với xung quanh, hố khai quật nằm về phía đông Trạm khítượng Nông nghiệp và nằm ngoài trung tâm Đồi Ngô, gần tường thành phía tâybắc và cổng thành phía đông bắc

- Lớp đất mặt: dày 10cm - 15cm, đất tơi xốp màu nâu lẫn nhiều gạch, ngói, đá…nhiều thời kỳ

- Tầng văn hóa: dày 50cm - 80cm, tầng văn hóa không bằng phẳng mà dốc từ phíatây sang phía đông

- Sinh thổ: đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, màu vàng sẫm lẫn sạn sỏi nhỏ

Khu vực thứ ba: hố H1 (86,1m2), hố H2 (80m2), hố H3 (100m2), hố H4 (100m2) (năm 2011-2012), các hố khai quật nằm gần cổng thành phía bắc

- Lớp mặt: dày 16cm - 70cm, đất màu xám đen, nâu sẫm Dưới lớp đất mặt toàn bộ khu vực này có một lớp đất laterite hóa yếu màu vàng, đỏ dày 5cm - 20cm

- Tầng văn hóa: dày từ 25cm - 50cm, đất màu xám đen, màu đen, màu nâu có sắc đỏlẫn mảnh gốm tráng men, đồ sành, xương cốt động vật và mảnh gạch, ngói

- Sinh thổ: đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, màu vàng sẫm

Khu vực thứ tư: 8 hố, hố H5 (100m2), hố H6 (100m2), hố H7 (100m2), hố H8 (100m2), hố H9 (100m2), hố H10 (100m2), hố H11 (50m2) (năm 2011-2012).Các hố khai quật nằm ở trước cửa Nhà hát Chèo và trước cửa Trung tâm Quan trắc môi trường, nằm ở rìa Đồi Ngô về phía đông, phía tây, phía tây nam

- Lớp mặt dày từ 10cm - 50cm, đất màu nâu sẫm, vàng sẫm, màu đen Ngăn cách giữa lớp mặt với tầng văn hóa là lớp đất sét màu nâu, màu vàng, màu

Trang 34

xanh và màu trắng.

- Tầng văn hóa dày từ 10cm - 20 cm, đất màu nâu sẫm, vàng, vàng sẫm, nâu đỏ

- Sinh thổ là đất laterite màu đỏ, đỏ nâu, vàng sẫm lẫn sạn sỏi đầu ruồi”

H2 (2008) H3 (2008) H1, H2, H3, H4

(2011-2012)

H5, H6, H7, H8, H9, H10, H11 (2011-2012) Lớp mặt 10 -20cm 10 - 15cm 16 - 70cm 10 - 50cm

Trang 35

triển về phía tây hố khai quật Tuy nhiên, do góc tây nam hố khai quật có 1 ngôi

mộ hiện đại nên đã phá mất một phần di tích và di tích có thể tiếp tục phát triển

về phía tây qua ranh giới của ngôi mộ, nhưng cho đến thời điểm khai quật thìthửa ruộng mà di tích có thể phát triển thấp hơn so với mặt bằng di tích Nhưvậy, cho thấy phần phía tây hố khai quật, nơi di tích có thể phát triển đã bị phá

do quá trình san mặt bằng làm những thửa ruộng hiện đại

Vết tích kiến trúc thứ hai: cách vách đông hố khai quật 4,9m và vách nam3,7m, cách vết tích kiến trúc thứ nhất 1,5m là một dải ngói dài 1,7m, rộng 45cm,vết tích này phân bố khá thẳng theo chiều bắc nam

Vết tích kiến trúc thứ 3: cách vách đông 2,7m - 6,5m, cách vách nam 2,1mtính từ phạm vi biên của di tích, cách vách bắc 30cm thì kết thúc Tuy nhiên, ditích này phát triển nối tiếp với vết tích thứ nhất, vết tích có chiều dài 7,4m, rộng15cm - 50cm, di tích phân bố theo hướng bắc nam, gần như thẳng ở phần hướngnam và cong dần ở hướng bắc Vết kiến trúc thứ ba cách vết tích kiến trúc thứhai 90cm về phía đông

Vết tích kiến trúc thứ tư: nằm cách vách đông 2,3m, cách vách tây 22cm

và cách vách bắc 3,2m là một dải ngói dài 1m, rộng 44cm, dải ngói này nằmcách vết tích kiến trúc thứ ba 6,3m về phía đông

Tác giả đồng ý với nhận định của những người khai quật rằng: Thôngqua việc phát lộ các vết tích kiến trúc, có thể thấy rằng: Khu vực ken dày gạch,ngói thứ nhất là phần hiên của ngôi nhà, vì sau hệ thống này là trụ móng kiếntrúc với hàng cột hiên của hàng trụ móng kiến trúc thứ nhất và thứ hai Khu vựcken dày ngói thứ ba có thể là nền dưới của bức tường ngăn cách gian của ngôi

nhà [17].

* Móng trụ kiến trúc: (PL13, PL24, PL30, PL31)

Trang 36

Cùng với sự xuất hiện những dải ngói là hệ thống móng trụ kiến trúc với

10 móng trụ hoàn thiện và 1 móng trụ chỉ còn lại lớp ngói gia cố ở phần đáy Tuynhiên, móng trụ số 11 khác hoàn toàn với các móng trụ khác vì lớp ngói gia cốcòn lại là ngói có chất liệu và màu sắc giống như ngói xuất hiện trong hố khaiquật Hệ thống móng trụ kiến trúc gồm 3 hàng ngang, trong đó 2 hàng có 4 móngtrụ và 1 hàng có 3 móng trụ Theo những người khai quật, sở dĩ có 3 móng trụ vì

1 móng trụ đã bị ngôi mộ hiện đại ở góc tây nam hố khai quật đào phá mất

Bảng 2.2 Thống kê các hàng móng trụ kiến trúc hố H2 năm 2008

Trang 37

mảnh ngói này giống với mảnh ngói xuất hiện trong hố khai quật, điều tra nhưngkhác với những mảnh ngói được gia cố ở các móng trụ khác về màu sắc.

Móng trụ số 1: Dài 70cm, rộng 70cm Móng trụ được gia cố từ mảnh ngóimũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu và một vài mảnh sành Khoảng cách từtâm trụ số 11 đến trụ số 1 là 1m

Móng trụ số 2: Dài 95cm, rộng 72cm Móng trụ được gia cố từ mảnh ngóimũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu Khoảng cách từ tâm trụ số 1 đến trụ số 2

có thể khi xây dựng công trình kiến trúc này vì một lý do gì đó thì người thợ xâydựng đã làm móng trụ này, nhưng sau đó đã bỏ và làm hệ thống móng trụ nhưchúng ta đã thấy Nhìn trên bình diện chung,chỉ có duy nhất móng trụ này nằmđơn độc trong không gian kiến trúc của công trình, cho dù về hướng của trụ gầnnhư thẳng hàng với hàng trụ móng kiến trúc thứ nhất

- Hàng móng trụ thứ hai: Có 4 móng trụ, các trụ này đều được gia cố từ mảnh ngóimũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu Khoảng cách giữa các móng trụ tronghàng móng trụ thứ hai bằng khoảng giữa các móng trụ ở hàng thứ nhất Khoảngcách bước gian từ hàng móng trụ thứ hai đến hàng móng trụ thứ nhất theo chiềuđông - tây là 4,7m

Móng trụ số 4: Dài 65cm, rộng 60cm Móng trụ cách lớp gạch, ngói thứ

Trang 38

nhất 10cm và lớp gạch ngói thứ ba 1,2m về phía đông.

Móng trụ số 5: Dài 65cm, rộng 55cm Cấu trúc gia cố móng trụ ngoàimảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) còn có 1 mảnh gốm sứ Trung Quốc thế kỷXV

Móng trụ số 6: Dài 75cm, rộng 70cm, móng trụ cách lớp gạch, ngói thứ ba1,7m về phía đông

Móng trụ số 7: Dài 65cm, rộng 65cm, cũng như các trụ móng khác, gia cốmóng trụ là mảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá), ngoài ra còn có 3 mảnh gốmTrung Quốc thế kỷ XIV Móng trụ cách lớp gạch, ngói thứ ba 1,4m về phía đông

- Hàng móng trụ thứ ba: Có 3 móng trụ, các móng trụ này đều được gia cố từmảnh ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) màu đỏ nâu Bước gian giữa các móng trụ

ở hàng móng trụ này bằng khoảng cách giữa các móng trụ hàng thứ hai Bướcgian chiều đông - tây từ hàng móng trụ thứ ba với hàng móng trụ thứ hai là 4,1m

Móng trụ số 8: Dài còn lại 65cm, rộng còn lại

65cm Móng trụ số 9: Dài 75cm, rộng 75cm

Móng trụ số 10: Dài 75cm, rộng 70cm [17].

Tác giả luận văn hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khai quậtrằng: Với kết cấu của hệ thống trụ móng kiến trúc như vậy, kết hợp với nhữngvết tích gạch, ngói ken dày thứ nhất trong hố H2 (năm 2018), có thể thấy rằngngôi nhà có hướng chính nam và đây là một công trình kiến trúc có quy mô lớn.Điều này được chứng minh qua kết cấu của hệ thống móng trụ cũng như khoảngcách bước gian từ 4,1m - 4,7m của ngôi nhà

Hố khai quật H2 được tiến hành khai quật gần như hết toàn bộ diện tíchcủa ngôi nhà Tuy nhiên, thông qua vết tích móng trụ đã xuất hiện cho chúng ta

Trang 39

thấy trụ móng kiến trúc sẽ phát triển tiếp như sau: Sẽ có một hàng móng trụ nữatính từ móng trụ thứ nhất về hướng đông Như vậy, ngôi nhà sẽ có thể có 4 hàngmóng trụ.

MH2 Mô hình giả định mặt cắt ngang ngôi nhà

5 đến 6 cột và sau các cột này là bức tường hậu của ngôi nhà về phía bắc [17].

2.2.2 Di tích ken dày gạch, ngói và gạo cháy

Tại hố H3 (năm 2008), sau khi xử lý hết lớp đất mặt trên mặt bằng hố xuấthiện một vài hiện vật là mảnh gạch, ngói, tiếp tục xử lý xuống lớp 2 thì xuất hiệndấu vết mảnh gạch, ngói ken dày tạo thành một đường gần thẳng rộng 100cm từvách bắc và nhỏ dần xuống vách nam, cách vách nam 40cm thì dấu vết này bắtgóc về phía đông Sát vách đông hố khai quật là mương nước nên dễ dàng nhìnthấy gạch, ngói Như vậy, di tích này sẽ phát triển về phía đông hố khai quật

Tuy nhiên, ở vách bắc tầng văn hóa ken dày gạch, ngói lẫn than gạo cháysâu hơn khu vực giữa hố và không xuất hiện ở vách nam Dấu vết gạo cháy xuấthiện cùng với lớp gạch, ngói về phía bắc, diện tích dài vào trong hố khai quật330cm và có thể phát triển về phía đông như vết tích gạch, ngói ở lớp 2 và lớp 3

(PL14, PL 32).

Trang 40

MH3 Mô hình kho lương

Thông qua địa tầng vách bắc và dấu

tích trong hố khai quật, tác giả luận văn hoàn

toàn đồng ý với giả thuyết về mô hình của

kho chứa lương thực mà những người khai

quật đưa ra Mô hình kho lương này có mặt

bằng kiến trúc phẳng ở mặt tiền, còn lòng nhà

thì được xây dạng hình chữ U, có thể kiến

trúc lòng nhà như vậy sẽ chứa được nhiều

lương thực hơn Và với kiến trúc như thế, khi

lực lượng đối lập vào thì vị trí này có thể trở thành một chiếc giao thông hàothuận lợi cho tác chiến Tuy nhiên, với diện tích khai quật hố H3 chỉ là 25,3m2 thìviệc giải thích về cầu trúc của một công trình kiến trúc không phải đơn giản, cần

tiếp tục nghiên cứu, kiểm chứng trong tương lai [17].

Xương Giang Có một số hố đất đen đáng chú ý sau (PL33):

- Hố khai quật H2:

Hố đất đen 1 dài 300cm, rộng 210cm, sâu 50cm so với bề mặt lớp đất canh

Ngày đăng: 03/01/2020, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan An, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường, Huỳnh Lứa, Nguyễn Khắc Thuần, Tôn Nữ Quỳnh Trân (2006), Lịch sử Việt Nam tập 3 (từ năm 938 đến năm 1427), Nxb Trẻ, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Tác giả: Phan An, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường, Huỳnh Lứa, Nguyễn Khắc Thuần, Tôn Nữ Quỳnh Trân
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
2. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1964
3. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
4. Phương Anh, Thanh Hưng (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 2, Ty văn hóa Hà Bắc xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Bắc ngàn năm văn hiến
Tác giả: Phương Anh, Thanh Hưng
Năm: 1976
5. Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Giang (2016), Di tích Bắc Giang, tập 3, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích Bắc Giang
Tác giả: Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Giang
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2016
6. Đặng Xuân Bảng (2000), Việt sử cương mục tiết yếu, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú giải), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt sử cương mục tiết yếu
Tác giả: Đặng Xuân Bảng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
7. Nguyễn Lương Bích (1973), Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước
Tác giả: Nguyễn Lương Bích
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1973
8. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1960
9. Phan Huy Chú (1960), “Nhân vật chí” trong Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội, tr. 218-524 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật chí” trong "Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1960
12.Phan Đại Doãn (1986), “Nhân dân Bắc Giang - Lạng Giang kháng chiến chống Minh - Chiến thắng Xương Giang (3-11-1427)”, Lịch sử Hà Bắc, tập I, Hội đồng Lịch sử Hà Bắc xuất bản, tr. 161-214 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân dân Bắc Giang - Lạng Giang kháng chiếnchống Minh - Chiến thắng Xương Giang (3-11-1427)”, "Lịch sử Hà Bắc
Tác giả: Phan Đại Doãn
Năm: 1986
13.Lê Quý Đôn (1968), Vân đài loại ngữ, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân đài loại ngữ
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1968
14.Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 15.Trần Hồng Đức (2009), Lược sử Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt thông sử", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội15.Trần Hồng Đức (2009), "Lược sử Việt Nam
Tác giả: Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 15.Trần Hồng Đức
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2009
16.Mai Hanh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Trọng Khánh (1957), Nguyễn Trãi, nhà văn học và chính trị thiên tài, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi, nhàvăn học và chính trị thiên tài
Tác giả: Mai Hanh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Trọng Khánh
Nhà XB: Nxb Văn Sử Địa
Năm: 1957
17.Trịnh Hoàng Hiệp (2008), Báo cáo kết quả điều tra, thám sát, khai quật thành cổ Xương Giang, xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (tháng 6 năm 2008), Thư viện Viện Khảo cổ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả điều tra, thám sát, khai quậtthành cổ Xương Giang, xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh BắcGiang (tháng 6 năm 2008)
Tác giả: Trịnh Hoàng Hiệp
Năm: 2008
18.Trịnh Hoàng Hiệp (2012), Báo cáo kết quả điều tra, thám sát, khai quật thành cổ Xương Giang, xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (tháng 9 năm 2012), Thư viện Viện Khảo cổ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả điều tra, thám sát, khai quậtthành cổ Xương Giang, xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh BắcGiang (tháng 9 năm 2012)
Tác giả: Trịnh Hoàng Hiệp
Năm: 2012
21.Hoàng Thị Hoa (2009), “Dẫn luận: Cho hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá về chiến thắng Xương Giang”, Hội thảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận: Cho hội thảo khoa học Bảo tồn và pháthuy các giá trị di sản văn hoá về chiến thắng Xương Giang”
Tác giả: Hoàng Thị Hoa
Năm: 2009
22.Hội đồng Lịch sử Hà Bắc (1986), Lịch sử Hà Bắc, tập I, Hội đồng Lịch sử Hà Bắc xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hà Bắc
Tác giả: Hội đồng Lịch sử Hà Bắc
Năm: 1986
23.Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2011), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam
Tác giả: Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2011
24.Lại Văn Hùng, Đoàn Ánh Dương (2018), Nguyễn Trãi cuộc đời và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi cuộc đời và tácphẩm
Tác giả: Lại Văn Hùng, Đoàn Ánh Dương
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2018
25.Nguyễn Đức Hùng, Trần Thị Vinh (2001), Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ thời thủy đến 1858), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam những sự kiện lịch sử
Tác giả: Nguyễn Đức Hùng, Trần Thị Vinh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w