Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
6,67 MB
Nội dung
CHƯƠNG I MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Chương I trình bày một số kiến thức cơ bản của mạng máy tính, giới thiệu một số dịch vụ trên Internet §. 1 MẠNG MÁY TÍNH 1. Kết nối các máy tính Kết nối các máy tính là tổ chức việc truyền thông giữa các máy tính. Chúng ta có thể kể ra một số vấn đề không thể giải quyết nổi nếu như không tổ chức việc truyền thông giữa các máy : • Sử dụng chung trên nhiều máy các thiết bị, các phần mềm hoặc các tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao, cơ sở dữ liệu . • Cần truyền tải khối lượng lớn thông tin từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc truyền tải thông tin qua đĩa mềm hoặc dĩa compact là không đáp ứng được. 2. Khái niệm mạng máy tính Mạng máy tính là hệ thống trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một mạng máy tính bao gồm các thánh phần cơ bản: • Mạng truyền tin (gồm các kênh truyền tin và các phươngtiện truyền thông) • Các máy tính được kết nối với nhau. • Hệ điều hành mạng. Người sử dụng mạng máy tính có khả năng sử dụng các tài nguyên chung như chương trình, các thiết bị kĩ thuật, các thông tin . Mạng máy tính bao gồm các nút (các máy tính, các trạm làm việc, .) và các kênh nói chung. Kênh nối là đường nói trực tiếp hai nút. Các máy tính có thể nối thành mạng theo nhiều dạng. Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường thẳng gọi là mạng đường thẳng. Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường tròn gọi là mạng vòng. Mạng máy tính được nối với nhau chung quang một máy tính nào đó được gọi là mạng hình sao. Tài liệu GK 9 THCS 1 Mạng hình sao Hình 1. Sơ đồ các cấu trúc mạng thường gặp. Các kiểu cấu trúc mạng có ảnh hưởng đến khả năng của mạng: • Loại thiết bị mạng cần. • Các khả năng của thiết bị. • Sự phát triển của mạng. • Cách quản lí mạng. Người ta có thể cài đặt mạng theo một hoặc một số kiểu tuỳ theo điều kiện và nhu cầu thực tế. Để thực hiện kết nối các máy tính cần sử dụng các thiết bị đặc chủng như: Cáp mạng, Giắc cắm, Card mạng, Hub, Bộ khuyếch đại và chuyển tiếp (Repeater), Bộ chuyển mạch (Switch) . 3. Phân loại các mạng máy tính Dưới gốc độ phân bố địa lí của mạng, ta phân biệt các loai mạng như: Mạng cục bộ, Mạng diện rộng, Mạng toàn cầu, . Mạng cục bộ ( LAN – local Area NetWork ) là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, chẳng hạn trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp, một trường học, . Tài liệu GK 9 THCS 2 Hình 2. Sơ đồ kết nối máy tính Hình 3. Mạng cục bộ Mạng diện rộng ( WAN – Wide Area NetWork ) là mạng kết nối những máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thông thường liên kết các mạng cục bộ. 4. Truyền thông trong mạng Việc tổ chức truyền thông giữa các máy tính có thể được thực hiện thông qua các cổng của chúng bởi các kênh truyền : cáp nối, đường điện thoại, các vệ tinh liên lạc. Để các máy tính có thể giao dịch được với nhau, cần phải có các quy định đặc biệt gọi là các giao thức truyền thông. Khi làm việc trong mạng, máy tính cần phải được cài đặt một số phần mềm chuyên dụng, thực hiện việc truyền dữ liệu tuân theo các giao thức truyền thông. Dữ liệu cần truyền được tổ chức thành các gói tin có kích thước xác định. Các gói tin được đánh số để sau đó có thể tập hợp chúng lại một cách đúng đắn. nội dung gói tin bao gồm các thành phần sau: Địa chỉ nhận Địa chỉ nhận Độ dài Dữ liệu Thông tin kiểm soát lỗi Các thông tin phục vụ khác Khi truuyền tin, nếu có lỗi thì gói tin phải truyền lại. Việc phối hợp xử lí giữa các máy tính trong mạng được thực hiện theo một số mô hình. Dưới đây là hai mô hình thông dụng : a) Mô hình khách - chủ (Client – Server) Trong mô hình này khi kết nối hai máy tính, một máy sẽ được chọn để đảm nhận việc cung cấp tài nguyên (chương trình, dữ kiệu, .), còn máy khác đảm nhận việc sử dụng các tài nguyên này. Trong trường hợp đó, máy thứ nhất được gọi là máy chủ (server), còn máy thứ hai – máy khách (client). Ví dụ, máy chủ có thể là máy tính công suất lớn chứa cơ sở dữ liệu trung tâm còn máy khách là máy khi có nhu cầu có thể đòi hỏi thông tin từ máy chủ. b) Mô hình ngang hàng (peer to peer). Trong mô hình này, tất cả các máy tính đều bình đẳng với nhau. Điều đó có nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp các tài nguyên của mình cho máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của máy khác trong mạng. Tài liệu GK 9 THCS 3 Hình 4. Mạng diện rộng §. 2 MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET Internet là mạng máy tính toàn cầu khổng lồ, kết nối hàng trăm nghìn mạng máy tính trên khắp thế giới. Internet cung cấp nguồn tài nguyên thông tin hầu như vô tận, các chỉ dẫn bổ ích, hỗ trợ giảng dạy và học tập, giải trí, giao tiếp với nhau, mua bán trên mạng, truyền tệp, thư tín và nhiều khả năng khác. Nhờ có Internet mà ta có thể tiếp cận một cách thuận tiện với giá rẻ đến một khối lượng thông tin khổng lồ và đa dạng. Người sử dụng ở bất cứ đất nước nào cũng có thể liên hệ với những người khác, chia sẻ mối quan tâm của mình hoặc thu được các thong tin quí báu từ các thư viện diện tử ngay cả ở các nước khác, cách xa nơi mình ở hàng nghìn cây số. Các thông tin cần thiết xuát hiện trên máy của người sử dụng sau thời gian ngắn (tính bằng giây), sau khi có thể đã qua dãy dài các máy tính trung gian theo đường cáp nối hoặc theo đường truyền vô tuyến, qua nhiều núi, nhiều biển, qua đại dương mênh mông và qua vệ tinh. Internet được tài trợ bởi các chính phủ, các cơ quan khoa học và đào tạo các doanh nghiệp và hàng triệu người trên thế giới, nhưng không có một ai là chủ sở hữu của nó. Điều khiển mạng này là “Hội đồng về kiến trúc Internet” gồm những cá nhân tình nguyện. Internet được thiết lập vào năm 1984 và hiện tại đã có hàng triệu người sử dụng. Internet phát triển không ngừng, bởi vì có rất nhiều người sử dụng có trình độ cao đã viết các chương trình trước tiên là cho bản thân mình,sau đps lại chia sẻ cho mọi người sử dụng. Các máy chủ mới xuất hiện không ngừng, còn các máy hiện có luôn cải tiến phương thức hoạt động của mình. Nguồn thông tin trên mạng tăng vọt. Kết nối bằng cách nào? Một số cách kết nối Internet, trong đó có 2 cách sau: 1. Sử dụng môđem qua đường điện thoại. Để tiến hành cài đặt, kết nối máy tính với Internet theo cách này cần có hai điều kiện: Máy tính cần được cài đặt môđem và kết nối qua đường điện thoại. Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP–Internet Service Provider). Qua đó người sử dụng được cấp tên người sử dụng (User name) và mật khẩu (Password) để có quyền truy cập Internet. Hiện nay ngành bưu điện nước ta đảm bảo cho thuê bao điện thoại có thể kết nối trực tiếp vào mạng Internet qua đường điện thoại. 2. Sử dụng đường truyền riêng. Với cách này : Người dùng thuê một đường truyền riêng. Một máy tính (gọi là máy uỷ quyền (Proxy)) trong mạng LAN được dùng để kết nối với ISP. Mọi yêu cầu truy cập Internet từ các máy trong mạng LAN được thực hiện thông qua máy uỷ quyền. Tài liệu GK 9 THCS 4 Do giá thành đắt nên chỉ các cơ quan, trường học, công ti lớn, . mới sử dụng cách thức này. Các mạng trong Internet kết nối với nhau như thế nào ? Các mạng con của Internet có kiến trúc khác nhau, và được nối với nhau. Các thông tin truyền đi sẽ được phân chia thành các gói nhỏ. Mỗi gói sẽ di chuyển trong mạng một cách độc lập, không phụ thuộc vào các gói khác. Các mạng trong Internet hoạt động liên tục và trao đổi với nhau, bởi vì tất cả các máy tính tham gia vào truyền dữ liệu cùng sử dụng các giao thức truyền thông thống nhất là bộ giao thức TCP|IP. Bộ giao thức TCP|IP gồm nhiều giao thức, trong đó có hai giao thức chính, chúng xác định các khía cạnh khác nhau của việc truyền tin trên mạng : • Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) – Giao thức điều khiển truyền tin, thực hiện một cách tự động việc truyền lại các gói tin có lỗi. Giao thức này có chức năng thực hiện phân chia thông tin truyền thành các gói nhỏ và phục hồi thông tin gốc ban đầu từ các gói tin nhận được. • Giao thức IP (Internet Protocol) giao thức tương tác trong mạng, chịu trách nhiệm về địa chỉ và cho phép các gói tin trên đường đến đích đi qua một số mạng. Truyền thông theo giao thức TCP|IP như sau: Giao thức TCP Phân chia thông tin ra thành các gói nhỏ và đánh dấu số tất cả các gói tin, sau đó với giao thức IP tất cả các tin được truyền cho người nhận, ở đó giaop thức TCP lại kiểm tra xem đã thu nhận đủ các gói tin hay chưa. Sau khi đã nhận đủ các gói tin giao thức TCP sẽ sắp xếp chúng theo đúng thứ tự cần thiết và nối chúng lại thành một khối thống nhất. Làm thế nào gói tin đến đúng người nhận ? Như ta biết, mỗi máy điện thoại có một số máy gồm mã vùng và số thuê bao. Mã vùng để xác định vị trí của máy điện thoại ở thành phố hay tỉnh nào. Số thuê bao là số xác định duy nhất cho một máy điện thoại ở địa phương đó. Tương tự như vậy, mỗi máy tính khi nối vào mạng đều có địa chỉ. Địa chỉ này được lưu hành trên mạng dưới dạng số gọi là địa chỉ IP, ví dụ: 145.39.5.235. Để thuận tiện cho người sử dụng, nhiều địa chỉ IP còn được biểu diễn dưới dạng kí tự, ví dụ laodong.com.vn, . Mỗi địa chỉ có thể gồm nhiều trường phân cách nhau bởi dấu chấm “.”. Thông thường trường cuối cùng là tên viết tắt của tên nước: vn: Việt Nam, jp: Nhật Bản, fr: Pháp. Ví dụ, máy chủ củaBộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam có địa chỉ (tên miền) moet.edu.vn., hoặc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế thuathienhue.edu.vn. Mỗi mạng kết nối với các mạng khác trên Internet đều phải có các máy dẫn đường – là máy tính được cài đặt các chương trình để phát các gói tin theo hướng thích hợp. Máy dẫn đường dựa vào địa chỉ của gói tin để chuyển nó đến mạng tiếp theo trên hành trình tới đích. Tài liệu GK 9 THCS 5 §. 3 MỘT SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET Trên Internet có rất nhiều dịch vụ. Dưới đây giới thiệu hai dịch vụ cơ bản. 1. Tổ chức và tìm kiếm thông tin Các thông tin trên Internet thường được tổ chức dưới dạng siêu văn bản. Dưới gốc độ người sử dụng, siêu văn bản là tổng thể trong đó tích hợp: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và một số liên kết với các siêu văn bản khác. Các liên kết này thường được thể hiện bằng cách gạch chân hoặc đổi màu một số từ hay hình ảnh. Ví dụ, với siêu văn bản bản đồ thế giới, nếu như người sử dụng nháy chuột vào một nước nào đó, người đó có thể nhận được các thông tin về quốc gia đó: Dưới dạng văn bản như dân số, diện tích, . ; Dưới dạng hình ảnh như bản đồ địa lí, quốc kì, . ; Dưới dạng âm thanh như quốc ca, nhạc dân tộc, . Để tìm kiếm các siêu văn bản nói riêng, các tài nguyên trên Internet nói chung và đảm bảo việc thâm nhập đến chúng, người sử dụng hệ thống WWW. Hệ thống này được xây dựng trên giao thức truyền tin đặc biệt, gọi là giao thức truyền tin siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol) và được cấu thành từ các trang WEB. Trang WEB đặt trên một máy chủ tạo thành WEBsite. Trang WEB được tạo ra nhờ sử dụng ngôn ngữ siêu văn bản HTML(HyperText Markup Languge). Ngôn ngữ HTML cho phép bổ sung vào văn bản các thẻ lệnh (tag), nhờ đó có thể liên kết các đoạn văn bản này với các văn bản khác hoặc với các âm thanh, hình ảnh, . Mỗi WEBsite có thể có nhiều trang, trang đầu tiên gọi là trang chủ (homepage) – là văn bản chứa các chỉ dẫn móc nối đến các trang khác của nó. Địa chỉ của trang chủ được lưu hành trong Internet như là địa chỉ WEBsite. Hiện có nhiều phần mềm hướng dẫn cho mỗi có nhân, tổ chức xây dựng trang WEB riêng của mình. Để truy nhập đến các trang WEB người sử dụng cần phải dùng các chương trình hệ thống được gọi là các trình duyệt WEB. Trình duyệt WEB là chương trình giúp người sử dụng thực hiện đối thoại với WWW: duyệt các trang WWW, tương tác với các máy chủ trong WWW và các tài nguyên khác của Internet. Có nhiều trình duyệt WEB khác nhau, trong đó thông dụng nhất là các trình duyệt WEB : Internet Explorer và Netscape Navigator. Tài liệu GK 9 THCS 6 Hình 5. Trình duyệt WEB Internet Explorer Khi biết địa chỉ của một trang WEB nào đó, để truy cập vào nó ta phải gõ địa chỉ đó vào dòng địa chỉ (Address) . Trình duyệt WEB sẽ hiển thị trang WEB đó. Các trình duyệt WEB có khả năng tương tác với các dạng máy chủ, sử dụng các giao thức riêng của chúng. Thông tin thu được thừ máy chủ sẽ được trình duyệt WEB đưa ra màn hình dưới dạng chuẩn, thuận tiện cho việc theo dõi. Nói cách khác, khi ta muốn sử dụng bất cứ một dịch vụ nào của Internet ta phải chỉ rõ các thành phần trong dòng địa chỉ, ví dụ: http://www.moet.edu.vn đó là ta sử dụng giao thức http của dịch vụ www với địa chỉ (tên miền) moet.edu.vn mỗi dịch vụ đều có giao thức riêng. 2. Thư điện tử (E-mail) Thư điện tử là dịch vụ thực hiện việc chuyển thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử. Sử dụng dịch vụ này ngoài nội dung thư có thể truyền kèm các tệp âm thanh, hình ảnh và cả các chương trình. Khi sử dụng hộp thư điện tử, mỗi thuê bao có một địa chỉ riêng có dạng: <tên thuê bao>@<tên máy chủ của hộp thư> Ví dụ: minhanh@yahoo.com, trong đó minhanh là tên thuê bao còn yahoo.com là tên máy chủ. Thông tin truyền đến E-mail sẽ được cất giữ ở máy chủ. Nhờ một chương trình chuyên dụng, thuê bao có thể mở thư của mình để xem và khi muốn có thể tải về máy của mình. Để gửi thư điện tử, người gửi cần biết địa chỉ hộp thư của người nhận. Thông thường thư điện tử sẽ đến hộp thư của người nhận rất nhanh. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử cho phép người sử dụng đăng kí hộp thư của riêng mình như FPT, Yahoo, . 3. Vấn đề bảo mật thông tin Ngoài việc khai thác các dịch vụ trên Internet, người dùng cần phải biết bảo vệ mình trước các nguy cơ trên Internet như tin tặc, virus, thư điện tử không rõ nguồn gốc, . Vấn đề bảo mật thông tin rất quan trọng trong thời đại Internet. a) Quyền truy cập website Có nhiều cách để bảo vệ các trang web, một trong các cách đó là chỉ cho phép truy cập có giới hạn, người dùng muốn sử dụng các dịch vụ hoặc xem thông tin phải đăng nhập bằng tên và mật khẩu. Nếu không được cấp quyền hoặc gõ không đúng mật khẩu thì sẽ không thể truy cập được nội dung của website đó. Nhiều cơ quan, trường học, công ti sử dụng cách này để một mặt cho phép thông tin có thể được phổ biến rộng rãi, mặt khác chỉ dành cho đúng các đối tượng quan tâm hoặc các đối tượng được phép sử dụng. Ví dụ, trong các website của một số công ti có những thông tin mà chỉ số ít người có trách nhiệm mới được quyền truy cập, còn phần lớn nhân viên không được Tài liệu GK 9 THCS 7 quyền truy cập. Nhiều website hỗ trợ học và thi của các trường đại học cũng phân quyền truy cập thông tin, chẳng hạn có thông tin chỉ cho phép giảng viên hoặc cán bộ quản lí đào tạo được biết, có thông tin dành cho rộng rãi học viên, sinh viên như bài kiểm tra, kết quả thi, . b) Mã hoá dữ liệu Ta đã biết đến việc mã hoá thông tin thành dữ liệu để đưa vào máy tính ở các lớp trước. Việc mã hoá thông tin còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác, chẳng hạn để bảo mật thông tin. Mã hoá dữ liệu được sử dụng để tăng cường tính bảo mật cho các thông điệp mà chỉ người biết cách giải mã mới đọc được. Việc mã hoá có thể thực hiện bằng nhiều cách, kể cả bằng phần cứng lẫn phần mềm. Ví dụ. Với tập chữ cái La-tinh, người ta có thể mã hoá một văn bản bằng cách thay thế mỗi chữ cái trong văn bản bởi chữ cái khác trong bảng chữ cái La-tinh theo quy tắc dịch chuyển vòng tròn một độ dài cố định k. Trong bảng mã hoá dưới đây k = 2. Chữ gốc a b c d e . x y z Chữ được mã hoá c d e f g . z a b Hình . Mã hoá dữ liệu Ví dụ, từ "bac" được mã hoá thành "dce". c) Nguy cơ nhiễm virus khi sử dụng các dịch vụ Internet Khi tải về từ Internet các tệp tài liệu, âm thanh hay một chương trình tiện ích, . thì tệp đó có thể đã bị nhiễm virus. Ngay khi chỉ duyệt các trang web, thông tin cũng có thể bị mất hoặc bị nhiễm virus. Để tự bảo vệ máy tính của mình, người dùng nên cài đặt một phần mềm chống virus (chẳng hạn, Norton Anti-Virus, BKAV, .). Phần mềm này sẽ kiểm tra tệp tải về và sẽ thông báo nếu tệp đó có chứa virus. Tuy nhiên, mỗi phần mềm chống virus chỉ có thể phát hiện, ngăn ngừa hoặc tiêu diệt được một số loại virus nhất định. Do vậy, cần cập nhật thường xuyên các phần mềm chống virus để đảm bảo ngăn ngừa những loại virus mới xuất hiện. Thực hành số 1 Tài liệu GK 9 THCS 8 TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET VỚI TRÌNH DUYỆT INTERNET EXPLORER Trong bài thực hành này chúng ta sẽ làm quen với việc tìm kiếm thông tin nhờ sử dụng trình duyệt Internet Explorer (viết tắt là I.E). Ta làm quen với các thao tác cơ bản sau: - Khởi động trình duyệt I.E. - Nhập địa chỉ trang WEB. - Tìm kiếm thông tin. 1. Khởi động Trình duyệt I.E. Thực hiện một trong các thao tác sau: - Nháy chuột vào biểu tượng của I.E. trên màn hình: - Gõ phím Internet trên bàn phím (nếu có) - Trên màn hình xuất hiện của sổ làm việc của I.E (hình 40). 2. Gõ địa chỉ trang web trên dòng Address Chẳng hạn để truy cập địa chỉ http://www.vnn.vn ta cần thực hiện: • Gõ vào dòng Adress : http://www.vnn.vn • Gõ Enter Trang cần tìm sẽ được truy cập và hiển thị trên màn hình, chẳng hạn như hình sau: 3. Tìm kiếm thông tin trên trang web Để di chuyển từ trang thông tin này đến một trang thông tin khác ta nháy chuột vào các địa chỉ móc nối, vào ⇐ (back) để quay về trang trước hoặc ⇒ (Forward) để đến trang tiếp theo trong các trang mà chúng ta đã duyệt qua. Các địa chỉ móc nối thường là các dòng chữ được gạch chân hoặc được hiển thị với màu nổi bật. Có thể dễ dàng nhận biết các địa chỉ móc nối bằng việt di chuyển con trỏ chuột đến gần vị trí tương ứng, nếu đó là vị trí móc nối thì con trỏ chuột sẽ chuyển sang hình dạng của bàn tay với ngón trỏ hướng lên phía trên màn hình. Tài liệu GK 9 THCS 9 Ta thử dạo qua một địa chỉ móc nối trang www.vnn.vn chẳng hạn nháy đúp vào địa chỉ móc nối văn hóa, trang thông tin về văn hoá của www.vnn.vn sẽ được hiển thị, ví dụ như trong hình dưới đây: Có thể đọc các thông có trên trang này, hoặc lại nhấp vào các địa chỉ móc nối có trên nó để đọc thêm các thông rinh liên quan ở trên các trang khác 4. Cất giữ thông tin vào đĩa Thông tin có trên trang web nhìn thấy trên màn hình có thể đưa ra máy in hoặc cất giữ lên đĩa. Ví dụ để ghi hình ảnh có trên trang www.vnn.vn đã mở ở trên ta cần nháy chuột phải vào hình ảnh cần lưu giữ, khi đó màn hình hiển thị bảng chọn nháy chột vào save picture as, khi đó windows sẽ hiển thị bảng ra bảng chọn để ta lựa chọn vị trí cất giữ ảnh. Hãy lựa chon thư mục, đường dẫn thích hợp và đặt tên cho tệp ảnh nếu không chấp nhận tên do windows đề xuất, sau đó nháy chuột vào save để hoàn tất việc cất giữ . Để cất giữ tất cả các thông tin có trên trang Web hiện thời, nháy chuột vào chức năng file trong thanh công cụ I.E, bảng chọn xuất hiện. Chọn save as, windows sẽ hiển thị cửa sổ, trong đó ta có thể đặt tên tệp chứa thông tin cần cất dữ, cũng như lựa chọn thích hợp để cất dữ tệp này. Để in thông tin chứa trong trang web hiện thời, tiến hành tương tự như việc cất giữ, chỉ khác là thay vì lựa chọn save as ta lựa chọn chức năng print trong bảng chọn. Khi đó Windows sẽ hiển thị bảng chọn để ta có thể tiến hành thao tác in. Tài liệu GK 9 THCS 10 [...]... thụng tin Cng vo thi gian ny NSFnet backbone c nõng cp t tc 44 736 Mbps NSFnet truyn mt t t Byte/thỏng v mi t gúi tin/ mt thỏng Cỏc nc Crụ-a-ti-a, Sộc, Hng Kụng, Hung-Ga-Ri, B o Nha, Xin-Ga-Po, Nam phi, i Loan, Tuy-Ni-Di ni vo NSFnet Nm 199 2 Internet Society bc vo hot ng, s lng mỏy ch vt qua con s 100.0000 IAB tr thnh mt thnh phn Internet Society Cỏc nc Cam-M-Ru, Sớp, ấ-cu-a-o, ấ-xtụ-ni-a, Cụ-oột, Lỏt-vi,... m (Bold) hay gch di (Underlined) vi cỏc tags , v Chao cac ban ! Chuc mung cac ban den voi trang Web cua toi ! Chao cac ban ! Chuc mung cac ban den voi trang Web cua toi ! vit ting Vit, ta dựng mt b gừ ting... i thỡ cú du + hay -, cũn tuyt i thỡ khụng cú du Ta cng cú th nh mu ch trong FONT vi attribute COLOR="#nnnnnn" Chao cac ban ! Chuc mung cac ban den voi trang Web cua toi ! Ti liu GK 9 THCS 26 Chao cac Chuc mung cac ban den voi trang Web cua toi ! ban ! Cú... liu GK 9 THCS 25 Chao cac ban ! Chuc mung cac ban den voi trang Web cua toi ! Trong cũn cú attribute COLOR="#nnnnnn", trong ú #nnnnnn l mó s mu, dựng nh mu ch trong trang Web Chao cac ban ! Chuc mung cac ban den voi trang Web cua toi ! ... thanh Vớ d: Cho cỏc bn! Ti liu GK 9 THCS 29 VI Liờn... ni tin hin nay Cỏc nc c-hen-ti-na, o, B, Chi Lờ, n , Ai-Len, Hn Quc, Tõy Ban Nha, Thu S ni vo NSFnet n lỳc ny i tng s dng Internet ch yu l nhng nh nghiờn cu v dch v ph bin nht l E-mail v FTP Internet cha phi l mt phng tin i chỳng Bựng n ln th 2 vi s xut hin ca WWW Nm 199 1 Tim Berners Lee trung tõm nghiờn cu in t chõu õu phỏt minh ra World Wide Web da theo ý tng v siờu vn bn c Ted Nelson a ra t nm 198 5... hc Harvard, Bod metcalfe ó phỏc ho ra ý tng v Ethenet v Bob Kahn a ra vn Internet, khi u chng trỡnh nghiờn cu lờn Ti liu GK 9 THCS 15 mng ti ARPA Thỏng 9/ 197 3 Vinto cerf v Bob Kahn trỡnh by ý tng ca Internet ú l nhng nột chớnh ca giao thc TCP/IP Nm 197 4 BBN ó xõy dng giao thc ng dng Telnet cho phộp mỏy tớnh s dng t xa Nm 197 6 AT & T Labs phỏt mnh ra dch v truyn thụng qua mng FTP Thỏng 7/ 197 7 ln u tiờn... ấ-cu-a-o, ấ-xtụ-ni-a, Cụ-oột, Lỏt-vi, Luých-Xm-Bua, Malaysia, Xlụvakia, Thailand, Vờnờxuờla, ni vo NSFnet Nm 199 3 NSF cho ra i InterNIC, cung cp cỏc dch v Internet nh: dch v v c s d liu v th mc, dch v ng kớ , dch v thụng in, liờn hip quc trc tuyn Cỏc nc Bun-Ga-Ri, Cụxtarica, ni vo mng NSFnet, nõng tng s cỏc nc tham gia mng Internet lờn hn 59 quc gia Nm 199 4 l nm k nim ln th 25 ra i ARPANET, NIST ngh... Ngoi ra, browser phi cú plug-in (phn mm gn thờm vo) chi cỏc audio files Vớ d: Cho cỏc bn ! Hóy vit thờm phn text sau õy: . Các nước Cam-Mơ-Ru, Síp, Ê-cu-a-đo, Ê-xtô-ni-a, Cô-oét, Lát-vi, Luých-Xăm-Bua, Malaysia, Xlôvakia, Thailand, Vênêxuêla, .nối vào NSFnet. Năm 199 3 NSF cho. độ 44 736 Mbps. NSFnet truyền một tỷ tỷ Byte/tháng và mười tỷ gói tin/ một tháng. Các nước Crô-a-ti-a, Séc, Hồng Kông, Hung-Ga-Ri, Bồ Đào Nha, Xin-Ga-Po,