1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Bai 1. Tham nhung trong khu vuc tu va viec hoan thien khung phap ly ve PCTN trong khu vuc tu (bo sung theo yeu cau cua Tap chi)

8 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Tham nhũng trong khu vực tư và việc hoàn thiện khung pháp lý phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư

  • Luật gia – ThS. Lê Quang Kiệm

  • Thanh tra tỉnh Đồng Nai

  • Tóm tắt:

  • Tình trạng tham nhũng trong khu vực tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh của Việt Nam, tác động xấu đến sự phân bổ hợp lý các nguồn lực xã hội, khiến tăng trưởng kinh tế không bền vững và gây ra bất công xã hội. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh trong dự thảo Luật chống tham nhũng đối với khu vực ngoài nhà nước, một mặt, nỗ lực của chính phủ trong việc giải quyết các sơ hở hiện tại của các pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện hành. Mặt khác, đó là cụ thể hoá của Chính phủ đối với chỉ đạo từng bước để giải quyết tham nhũng tư nhân, được chỉ ra trong Kết luận 10/KL-TW của Bộ Chính trị về phòng, chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi khách quan và cấp thiết trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng hiện nay.

  • Từ khoá: Khu vực tư, tham nhũng trong khu vực tư; phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư.

  • Summarization:

  • The corruption in private sector acts seriously affect the business environment of Vietnam, adversely affect the rational allocation of social resources, resulting in unsustainable economic growth and social injustice. The expansion of the governing scope stipulated in the draft amended Anti-corruption Law to the non-state sector is, on the one hand, the government effort in addressing the existing loopholes of the current anti-corruption legislations. On the other hand, it is the government’s response to the call for a step-by-step approach to addressing private corruption, which is indicated in the Political Bureau’s Conclusion 10/KL-TW on preventing and fighting corruption and waste is an objective and urgent requirement in the process of amending and supplementing the current anti- corruption law.

  • Terminology: Private sector; corruption in private sector; anti- corruption in private sector.

  • 1. Lý luận về tham nhũng trong khu vực tư

  • Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về tham nhũng. Cộng đồng quốc tế đã nhất trí về rất nhiều nội dung liên quan đến tham nhũng như các hành vi tham nhũng, giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng…nhưng chưa có một khái niệm, định nghĩa chung về tham nhũng. Có lẽ khái niệm tham nhũng được nhiều nước trên thế giới sử dụng nhất đó là khái niệm do Ngân hàng Thế giới đưa ra “tham nhũng là việc lợi dụng quyền hạn vì vụ lợi” (abuse of powers for private gains”. Tham nhũng trong khu vực tư là một bộ phận của tham nhũng nói chung, hơn nữa, là một hình thức đặc thù và rất mới mẻ của tham nhũng.

  • 2. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với những người có chức có quyền trong cơ quan nhà nước

  • Xét về nơi phát sinh thì tham nhũng trong khu vực tư có thể được chia thành 2 nhóm, đó là: Tham nhũng phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính doanh nghiệp và trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và tham nhũng phát sinh trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước. Trong trường hợp này, chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước; nhưng cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp. Nếu xét về lợi ích thì tham nhũng có thể mang tới cho doanh nghiệp một số “lợi ích” nhất định như: Bôi trơn hệ thống; tiếp cận nguồn thông tin và nguồn lực; và né tránh các nghĩa vụ chi phí. Các lợi ích này vẫn được coi là “đường tắt” cho doanh nghiệp.

  • Theo Ngân hàng Thế giới (1997) nhận định rằng “tham nhũng có thể nâng cao hiệu suất kinh tế của cá nhân hay doanh nghiệp nếu nó cho phép doanh nghiệp rút bớt được các thủ tục quá rườm rà hay mức thuế quá cao trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, tác động tiêu cực của tham nhũng là làm suy thoái môi trường kinh doanh, khiến tất cả các doanh nghiệp đều bị thiệt hại do toàn bộ hệ thống không còn hoạt động đúng chức năng, và doanh nghiệp thường không lường trước hết được hậu quả này”[2]. Thực tế trong thời gian gần đây cho thấy, hầu hết những vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng được đưa ra xét xử đều có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình trạng một số doanh nghiệp có quan hệ thân hữu với các quan chức, từ đó có hiện tượng thao túng hoạt động về chính sách nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung ngày càng phổ biến. Có nơi gọi là doanh nghiệp “sân sau” và câu nói “thứ nhất quan hệ, thứ nhì tiền tệ” giờ đã trở thành quen thuộc . Nhiều doanh nghiệp họ chẳng ngại cho biết, muốn kinh doanh thành công hay chiếm được những dự án thì thứ nhất là quan hệ thứ nhì là tiền tệ chứ chẳng liên quan gì tới năng lực của doanh nghiệp đó.

  • Bản chất ở đây là sự cấu kết, móc nối của một số doanh nghiệp với những người có chức có quyền trong bộ máy công quyền để từ đó lợi dụng chức vụ quyền hạn cũng như chức trách của mình, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp đó hoặc nhóm người nào đó. Hiện tượng này phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, ví dụ như: Nhật Bản từ những năm 80 của thế kỷ trước đã hình thành “Tam giác quỷ”, với sự “móc ngoặc” của doanh nghiệp tư nhân, quan chức và ngân hàng. “Tam giác quỷ” này đã tìm cách moi tài sản nhà nước, moi tiền ngân hàng để làm giàu cho một nhóm lợi ích.

  • Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Nam - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho biết “Ngày xưa quan chức khi bị xử tội tham ô chủ yếu liên quan tới “rút ruột” từ các doanh nghiệp Nhà nước nhưng từ khoảng 10 đến 15 năm nay đã dần chuyển sang doanh nghiệp tư nhân, thậm chí có cả doanh nghiệp FDI. Mối quan hệ này có sự “móc ngoặc” theo kiểu anh cấp cho tôi dự án còn tôi sẽ “lại quả” cho anh một khoản từ chính dự án đó. Lúc đầu chỉ xuất hiện lác đác nhưng giờ thì phổ biến và ở cấp tỉnh là nhiều”.

  • Ở Việt Nam, hình thức “cấu kết” của doanh nghiệp với quan chức ở nhiều góc độ khác nhau, có thể xét đến một số mối quan hệ như sau:

  • Thứ nhất, phát sinh trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp

  • Khi các doanh nghiệp bị cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc, hướng dẫn chung chung, cố tình soi xét, bắt lỗi, hoặc dựa vào các quy định không rõ ràng để gây khó khăn cho doanh nghiệp, đưa ra những thông tin mang tính hù doạ, gây sức ép, gợi ý trực tiếp hoặc gián tiếp để doanh nghiệp phải đưa hối lộ nếu muốn nhanh chóng được giải quyết …thì đa phần các doanh nghiệp chấp nhận yêu cầu trái pháp luật của các nhân có trách nhiệm giải quyết, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chủ động thực hiện hành vi hối lộ trước khi trao đổi công việc với đại diện của cơ quan nhà nước. Đây là cách xử sự thường thấy nhất ở các doanh nghiệp và nó có tính chất hối lộ nhưng với mục đích là giải quyết công việc một cách nhanh chóng nên doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận điều đó như một điều đương nhiên.

  • Thực tế thời gian qua cũng cho thấy rằng mối quan hệ doanh nghiệp - chính quyền đã chuyển sang một giai đoạn mà doanh nghiệp (phối hợp cùng cán bộ, công chức, viên chức) khai thác triệt để mối quan hệ này để tạo nên những lợi ích riêng, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tài chính... Các vụ án về lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng và nhiều địa phương trong thời gian qua có liên quan đến những mối quan hệ ngầm đã cho thấy rõ hậu quả của việc sử dụng các mối quan hệ nhằm tạo lợi ích riêng. Nhiều doanh nghiệp khi đến làm việc tại một số cơ quan công quyền đã được giới thiệu đến các công ty tư vấn, mà thật ra đó là những đơn vị kinh doanh bằng mối quan hệ với các quan chức Nhà nước.

  • Doanh nghiệp cho rằng việc hối lộ giúp “bôi trơn”, nghĩa là càng hối lộ nhiều thì hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính càng cao, và như vậy là tiết kiệm nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bằng chứng chỉ ra rằng khi cán bộ hành chính nhận ra có khả năng tăng thu nhập qua những hành động tham nhũng nhỏ lẻ, họ có xu hướng đề ra nhiều thủ tục hành chính hơn, đòi hỏi nhiều hơn sự tương tác giữa cán bộ và đại diện doanh nghiệp hoặc gây chậm trễ trong giải quyết những thủ tục mà đáng ra là miễn phí.

  • Như vậy, mặc dù hối lộ có khả năng đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, nhưng số lượng quy trình thủ tục sẽ có xu hướng nhiều hơn để tạo điều kiện cho hành vi nhũng nhiễu đòi hỏi hối lộ; vì vậy chi phí cho việc “bôi trơn” chỉ giúp giải quyết vấn đề trước mắt nhưng sẽ đồng thời tạo thêm cơ hội tham nhũng và tăng nguy cơ doanh nghiệp bị tiếp tục nhũng nhiễu ngày càng nhiều. Thêm nữa, các khoản hối lộ nhỏ sẽ thường ngày càng lớn dần thêm và tạo ra các méo mó khác trong nền kinh tế do người nhận hối lộ cố gắng tạo ra nhằm giữ vị trí đặc quyền của mình[3].

  • Thứ hai, phát sinh khi có sự móc ngoặc giữa các doanh nghiệp với người có chức vụ, quyền hạn của khu vực công.

Nội dung

Ngày đăng: 25/12/2019, 11:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w