2.1.2.4. Phương pháp đo sâu điện 4 cực Wenner Bản chất của phương pháp. Khi đo sâu điện, tâm của thiết bị được cố định, quy định là điểm ghi kết quả hay điểm đo sâu. Do tăng dần kích thước hệ cực mật độ dòng điện càng thấm xuống sâu, do đó lần lượt các lớp đất đá sẽ được thể hiện trên đường cong đo sâuHình 2.4. Đường dòng điện thấm xuống sâu khi mở rộng kích thước AB (Nguyễn Trọng Nga 2006).1 Tham số đo ghi Nếu đo sâu được thực hiện bằng hệ điện cực 4 cực đối xứng, công thức tính điện trở suất biểu kiến: (2.1)Trong đó:K= , hệ số thiết bị 4 cực đối xứng AMNB. = U , hiệu điện thế giữa 2 cực thu MN.I = , cường độ dòng điện phát qua điện cực AB.r= , kích thước hệ cực đo. Phương pháp kỹ thuật đo sâu điện đa cực Wenner. Phương pháp đo sâu đa cực Wenner là phương pháp đo sâu điện sử dụng hai điện cực thu P1, P2 bố trí ở giữa hai điện cực phát dòng C1 và C2 bố trí về hai phía của tuyến đo, các điện cực cách đều nhau một khoảng là a. Hệ số thiết bị điện cực K = 2.π.a. Hệ điện cực này có ưu điểm là tỷ số tín hiệu trên nhiễu lớn nên có thể sử dụng trên vùng có lớp trên mặt dẫn điện kém hoặc các đối tượng có dạng ổ, dạng đẳng thước tương đối lớn.Hình 2.5. Cách bố trí hệ cực Wenner (M.H.Loke 2009)1Do mô hình phân lớp nằm ngang và các đới dập vỡ có chiều dày lớn hơn lớp phủ nên áp dụng phương pháp đo sâu đa cực Wenner là phù hợp vì: Hệ đa cực Wenner rất nhạy đối với sự thay đổi điện trở suất theo phương thẳng đứng, tính định xứ của phương pháp tốt. Phương pháp đo sâu đa cực Wenner áp dụng không chỉ cho mô hình phân lớp nằm ngang mà cả cho mô hình bất đồng nhất khối như karst, đới dập vỡ có điện trở suất thấp liên quan đến hệ thống đứt gãy,… Đo sâu điện đa cực Wenner được bố trí như sau: Hình 2.6. Cách bố trí đo sâu điện đa cực Wenner ngoài thực địa và vị trí điểm ghi giá trị điện trở suất trên lát cắt ứng với số lần mở n = 3m (N.T.Nga2011) 5Trong phương pháp này hai điện cực phát A và B nằm ngoài và hai điện cực thu M và N nằm trong. Tại lần đo đầu tiên (n = 1), ta có hệ cực Wenner, sau đó n=2, 3,…m là hệ cực Schlumberger. Hệ số K được tính theo công thức:K = 2.π.a(2.2)Với a là khoảng cách giữa hai điện cực gần nhau nhất Sau khi đo loạt đầu, ta lại tiếp tục chuyển dây phát vào cọc 1 và 4 và dây thu vào cặp cực thu 2 và 3 để đo… cách đo tương tự như cách đo loạt đầu. Các giá trị được ghi tại tâm AB với chiều sâu ghi kết quả z = na. 1
Trang 1ĐỒ ÁN THĂM DÒ ĐIỆN KHOÁNG SẢN MÔI TRƯỜNG
Đề tài: Áp dụng phương pháp đo sâu đối xứng hệ cực Wenner – Schlumberger tìm
kiếm nước ngầm tại xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
CHƯƠNG :1 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT
THỦY VĂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu.
.1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của
Tổ quốc Việt Nam, có toạ độ địa lý: 21030’ đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến
105040’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnhBắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ vàVĩnh Phúc
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 5868km2, gồm các đơn vị hành chính:thành phố Tuyên Quang và các huyện: Yên Sơn, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, SơnDương, Lâm Bình
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí các vùng điều tra tỉnh Tuyên Quang[2]
.1.1.2 Đặc điểm địa hình, giao thông
.1.1.2.1 Đặc điểm địa hình:
Trang 2Địa hình Tuyên Quang tương đối phức tạp và bị chia cắt nhiều bởi hệ thốngsông suối Ðịa hình tỉnh bao gồm vùng núi cao chiếm khoảng 50% diện tích toàn tỉnhgồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, 06 xã vùng cao của huyện Chiêm Hóa (PhúcSơn, Minh Quang, Phú Bình, Bình Phú, Yên Lập, Kiên Đài) và 02 xã vùng cao củahuyện Hàm Yên (Phù Lưu, Yên Lâm); vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50%diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên và cáchuyện Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang Ðiểm cao nhất là đỉnh núiCham Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587m so với mực nước biển
Sự chênh lệch độ cao địa hình giữa các vùng trong tỉnh Tuyên Quang rất lớn:nơi cao nhất là đỉnh Chạm Chu (huyện Hàm Yên) với độ cao tuyệt đối là 1.580m, nơithấp nhất là phần Nam huyện Sơn Dương, đồi núi chỉ cao 23 đến 24 m so với mựcnước biển.[2]
Bảng 1 Phân chia độ dốc địa hình tỉnh Tuyên Quang[2]
.1.1.2.2 Đặc điểm giao thông
- Tuyên Quang có các đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 2 đi qua địabàn tỉnh 90 km, nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang,Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ2C từ thành phố Vĩnh Yên đến Sơn Dương và Thị xã Tuyên Quang Đến nay, 100% xã,phường, thị trấn, 96,3% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm
Đường thủy có tuyến đường sông Việt Trì - Tuyên Quang - Hạ lưu thuỷ điệnTuyên Quang Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tếcủa tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng giao thương để phát triển
.1.1.3 Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu
.1.1.3.1 Đặc điểm địa chất thủy văn:
- Sự kết hợp giữa các yếu tố địa lý tự nhiên, địa hình phân cắt mạnh và lượngmưa dồi dào đã tạo cho Tuyên Quang có mạng lưới thuỷ văn dày đặc với mật độ
Trang 3giữa các vùng, gồm Sông Lô, Sông Gâm, sông Phó Đáy và trên 500 sông suối nhỏkhác
Tổng lượng nước mặt hàng năm trên diện tích lưu vực 3 sông chính và các ao
hồ trên địa bàn Tuyên Quang ước tính khoảng 10 tỷ mét khối
Đánh giá chung: Tuyên Quang là tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt phongphú, đủ khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất của địa phương Mạng lưới sôngngòi của tỉnh rất dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện Tuy nhiên do độ dốc dòng chảylớn, lòng sông hẹp nên vào mùa mưa, sông suối ở Tuyên Quang hay gây lũ lụt cho cácvùng thấp, mùa khô lưu lượng dòng chảy thấp Mặt khác do lòng sông có nhiều thácghềnh nên khả năng vận chuyển đường thuỷ có nhiều hạn chế.[2]
.1.1.3.2 Cấu trúc kiến tạo
Khu vực tỉnh Tuyên Quang thuộc 2 đới cấu trúc lớn là đới cấu trúc Sông Chảy
và đới cấu trúc Lô – Gâm (Hình 1.2).
Hình 1.2 Sơ đồ phân bố các đới cấu trúc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang[3 ]
Trang 4Về cấu trúc địa chất chung có hai dạng gồm cấu trúc dạng tuyến kéo dài theophương tây bắc – đông nam phổ biến trong phạm vi đới cấu trúc Sông Chảy và dạngcấu trúc vòng cung phổ biến trong phạm vi đới cấu trúc Lô – Gâm.
Về đặc điểm cấu tạo, trong phạm vi tỉnh Tuyên Quang gồm:
- Cấu trúc đơn nghiêng dạng tuyến kéo dài theo phương tây bắc – đông nam,phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Sông Chảy; tham gia vào dạng cấu tạo này gồmcác đá thuộc hệ tầng Thác Bà, hệ tầng Phan Lương và các khối xâm nhập granit thuộcphức hệ Sông Chảy
- Cấu trúc dạng vòng cung thuộc phạm vi đới cấu trúc Lô – Gâm; trong diệntích này các đá có xu hướng kéo dài theo phương tây bắc – đông nam và đông bắc –tây nam; hướng nghiêng từ đông nam chuyển sang tây bắc tạo nên nếp lõm lớn kéo dàitheo phương tây bắc – đông nam; phần nhân của nếp lõm là các thành tạo tuổi Devonchuyển sang hai bên cánh là các thành tạo có tuổi từ Silur đến Cambri
Về đặc điểm đứt gãy kiến tạo, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có một số đặcđiểm chính như sau:
Đứt gãy sâu Sông Chảy kéo dài theo phương tây bắc – đông nam, phân bố ởphía tây nam của tỉnh, đóng vai trò phân chia giữa hai đới cấu trúc Sông Chảy và Lô –Gâm
Hệ thồng các đứt gãy nội đới gồm:
- Hệ thống các đứt gãy kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam, phân bốtrong phạm vi đới cấu trúc Sông Chảy và phần phía tây nam của đới cấu trúc Lô –Gâm, đây là hệ thống các đứt gãy có quy mô lớn, cùng với đứt gãy sâu Sông Chảyđóng vai trò khống chế cấu trúc địa chất chung của vùng
Hệ thống các đứt gãy kéo dài theo phương đông bắc – tây nam, đây là hệ thốngcác đứt gãy có quy mô trung bình đến nhỏ, số lượng lớn, phân bố rải rác trong phạm viđới cấu trúc Lô – Gâm; đóng vai trò làm phức tạp thêm cấu trúc địa chất chung củavùng
- Ngoài ra còn có các đứt gãy dạng phân nhánh với quy mô nhỏ
Hầu hết dọc theo các đứt gãy thường có các đới dập vỡ kiến tạo kèm theo vớichiều rộng từ vài chục mét đến hàng trăm mét; đây là cấu trúc thuận lợi cho việc pháttriển các hiện tượng trượt lở đất đá trong vùng.[3]
Trang 5- Dân số năm 2014 là 740.800 người, với 22 dân tộc, dân số trong độ tuổi laođộng chiếm 53,9%; trong đó lực lượng lao động trong công nghiệp chiếm khoảng4,2%, ngành lâm, thuỷ sản chiếm 2,6%, dịch vụ chiếm 1% Trên 80% lực lượng laođộng trong độ tuổi làm nông nghiệp và các nghề khác Mật độ dân số là 125người/km².+ Kinh tế- xã hội.
- Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm - công nghiệp Về nông nghiệp có thếmạnh là tiềm năng đất rừng đồi và bãi ven Sông Lô, sản phẩm chính vẫn là cây lươngthực, đang dần chuyển đổi cây ăn quả, cây công nghiệp phù hợp với hiện trạng đất đai
Về công nghiệp: trong vùng có một số cơ sở công nghiệp như khai thác quặng (kẽm,barit, thiếc), nhà máy đường giấy, xi măng, cơ khí sửa chữa, chế biến nông - lâm sản,vật liệu xây dựng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân năm 2014 đạt 15,5 %; cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷtrọng ngành nông lâm nghiệp Kinh tế tăng trưởng khá, từng bước chuyển dịch cơ cấukinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá Bước đầu hình thànhcác khu công nghiệp, du lịch, các điểm dịch vụ Hệ thống kết cấu hạ tầng về giaothông, trường học, lưới điện, bưu chính viễn thông được đầu tư xây dựng và nângcấp
Thực hiện tốt công tác giáo dục và đào tạo, y tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyếtviệc làm và phòng chống tệ nạn xã hội; đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh từngbước được nâng lên.[2]
HỆ CỰC WENNER-SCHLUMBERGER TRONG TÌM KIẾM NƯỚC NGẦM .2.1 Phương pháp đo sâu điện trở
.2.1.1 Định nghĩa.
Phương pháp đo sâu điện trở (ĐSĐT), là một phương pháp thăm dò điệnnghiên cứu sự thay đổi của điện trở suất biểu kiến theo chiều sâu tại một điểm nào đótrên mặt đất bằng việc mở rộng dần kích thước của hệ điện cực để tăng dần chiều sâunghiên cứu.[1]
Trang 6.2.1.2 Phân loại các phương pháp đo sâu điện
Tùy theo hệ cực đo, ta có các phép đo sâu đa cực 2D khác nhau như : hệ 2 cực(pole-pole), 3 cực (pole-dipole), lưỡng cực – lưỡng cực (dipole-dipole) và 4 cực đốixứng Wenner và Wenner- Schlumberger (W-S)
.2.1.2.1 Phương pháp đo sâu điện hệ 2 cực (pole-pole)
- Đo sâu đa cực sử dụng hệ điện cực thế được thực hiện khi hai điện
cực B∞ và N∞, còn các điện cực A và M di chuyển trên tuyến đo,hình 2.1
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí hệ cực đo sâu P-P (N.T.Nga, 2011) [5]
Đầu tiên cực A đặt cố định, cực M di chuyển lần lượt n=1, 2, 3 8, sau đó mới
di chuyển điện cực A tới khoảng cách a kế tiếp và đo lại như lúc đầu Điện trở suấtbiểu kiến đo được tính theo công thức:
Điểm ghi kết quả tại chiều sâu :
.2.1.2.2 Phương pháp đo sâu điện 3 cực (pole-dipole)
Trang 7Đo sâu đa cực sử dụng hệ 3 cực AnaMaN có điện cực
B∞ , hai cực thu MN=a di chuyển trên tuyến đo (xem hình 2.2), mỗi lần dichuyển bước đều bằng a, với lần lượt n= 1, 2, 3, 8, sau đó di chuyển cực A đến vị trí
kế tiếp sau đó đo lại từ đầu
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí hệ cực đo P-D (N.T.Nga, 2011) [5]
Hệ số thiết bị K và chiều sâu điểm ghi kết quả Zn như sau:
.2.1.2.3 Phương pháp đo sâu điện lưỡng cực – lưỡng cực (dipole-dipole)
Đo sâu đa cực sử dụng hệ cực lưỡng cực AaBnaMaN, có hệ cực được bố trí nhưhình 2.3 Quá trình đo và dịch chuyển hệ lưỡng cực MN với bước dịch chuyển n=1, 2,
3, … 8, sau đó dịch chuyển hệ cực phát AB và đo lại từ đầu
Trang 8Hình 2.3: Sơ đồ bố trí hê cực đo sâu điện D-D (N.T.Nga, 2011) [5]
Hệ số thiết bị K và chiều sâu điểm ghi kết quả Zn như sau:
.2.1.2.4 Phương pháp đo sâu điện 4 cực Wenner
- Bản chất của phương pháp.
Khi đo sâu điện, tâm của thiết bị được cố định, quy định là điểm ghi kết quảhay điểm đo sâu Do tăng dần kích thước hệ cực mật độ dòng điện càng thấm xuốngsâu, do đó lần lượt các lớp đất đá sẽ được thể hiện trên đường cong đo sâu
Hình 2.4 Đường dòng điện thấm xuống sâu khi mở rộng kích thước AB (Nguyễn Trọng Nga
-2006).[1]
Trang 9- Tham số đo ghi
Nếu đo sâu được thực hiện bằng hệ điện cực 4 cực đối xứng, công thức tínhđiện trở suất biểu kiến:
(2.1)Trong đó:
K= , hệ số thiết bị 4 cực đối xứng AMNB
= - U , hiệu điện thế giữa 2 cực thu MN
I = , cường độ dòng điện phát qua điện cực AB
r= , kích thước hệ cực đo
- Phương pháp kỹ thuật đo sâu điện đa cực Wenner.
Phương pháp đo sâu đa cực Wenner là phương pháp đo sâu điện sử dụng haiđiện cực thu P1, P2 bố trí ở giữa hai điện cực phát dòng C1 và C2 bố trí về hai phíacủa tuyến đo, các điện cực cách đều nhau một khoảng là a Hệ số thiết bị điện cực K =2.π.a Hệ điện cực này có ưu điểm là tỷ số tín hiệu trên nhiễu lớn nên có thể sử dụngtrên vùng có lớp trên mặt dẫn điện kém hoặc các đối tượng có dạng ổ, dạng đẳngthước tương đối lớn
Hình 2.5 Cách bố trí hệ cực Wenner (M.H.Loke -2009)[1]
Do mô hình phân lớp nằm ngang và các đới dập vỡ có chiều dày lớn hơn lớpphủ nên áp dụng phương pháp đo sâu đa cực Wenner là phù hợp vì:
Trang 10- Hệ đa cực Wenner rất nhạy đối với sự thay đổi điện trở suất theo phươngthẳng đứng, tính định xứ của phương pháp tốt
- Phương pháp đo sâu đa cực Wenner áp dụng không chỉ cho mô hình phân lớpnằm ngang mà cả cho mô hình bất đồng nhất khối như karst, đới dập vỡ có điện trởsuất thấp liên quan đến hệ thống đứt gãy,…
- Đo sâu điện đa cực Wenner được bố trí như sau:
Hình 2.6 Cách bố trí đo sâu điện đa cực Wenner ngoài thực địa và vị trí điểm ghi giá trị điện trở
suất trên lát cắt ứng với số lần mở n = 3m (N.T.Nga-2011) [5]
Trong phương pháp này hai điện cực phát A và B nằm ngoài và hai điện cực thu
M và N nằm trong Tại lần đo đầu tiên (n = 1), ta có hệ cực Wenner, sau đó n=2, 3,…m
là hệ cực Schlumberger Hệ số K được tính theo công thức:
Với a là khoảng cách giữa hai điện cực gần nhau nhất
Sau khi đo loạt đầu, ta lại tiếp tục chuyển dây phát vào cọc 1 và 4 và dây thuvào cặp cực thu 2 và 3 để đo… cách đo tương tự như cách đo loạt đầu
Các giá trị được ghi tại tâm AB với chiều sâu ghi kết quả z = na [1]
Trang 11.2.2 Cơ sở áp dụng phương pháp phương pháp đo sâu đối xứng hệ cực Wenner Schlumberger trong tìm kiếm nước ngầm.
.2.2.1 Đặc điểm lát cắt địa điện khu vực xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Hình 2.7 Mô hình lát cắt địa điện tại xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang[2]
Lớp thứ nhất, là lớp phủ đệ tứ có thành phần đất hoàng thổ chặt sít, -lớp phủthành phần chủ yếu là lớp phủ sét bột, lẫn ít sạn sỏi, các cục đá vôi phong hóa dang dởChiều dày h của lớp này khoảng 8m-10m Lớp này có điện trở suất biến đổi trongkhoảng ρ1 <500Ωm
Lớp thứ hai, là đá vôi màu xám tái kết tinh, cát kết, cát kết, cát kết thạch anh hạtthô, một số tảng dăm kết, đá vôi hàm lượng silic cao Lớp này có điện trở suất rất caothay đổi trong khoảng ρ2 > 500Ωm
Đối tượng thứ 3, là đới dập vỡ do đứt gẫy, đới phá huỷ kiến tạo trong đá vôi, cóthành phần đá vôi hàm lượng silic cao dập vỡ mạnh thành phần đất đá vỡ vụn ngậmnước đối tượng này có điện trở suất khoảng ρ3= 100 ÷ 500Ωm, lớp có chiều rộng d3=70m
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở vùng này là các đới dập vỡ nứt nẻ, karst có giátrị điện trở suất thấp, có khả năng chứa nước Mô hình đối tượng là lớp phủ phân lớpnằm ngang, nằm trên nền đá gốc điện trở cao, có đới dập vỡ tương đối dày phát triểntheo cả chiều sâu và chiều ngang
.2.2.2 Cơ sở áp dụng phương pháp phương pháp đo sâu đối xứng hệ cực Wenner Schlumberger trong tìm kiếm nước ngầm
Trang 12- Nhìn vào lát cắt địa điện chung của xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnhTuyên Quang và các tài liệu địa chất, địa chất thủy văn đã có trước thì đối tượngnghiên cứu chủ yếu ở vùng này là các đới dập vỡ nứt nẻ, karst có giá trị điện trở suấtthấp, có khả năng chứa nước Mô hình đối tượng là lớp phủ phân lớp nằm ngang, nằmtrên nền đá gốc điện trở cao, có đới dập vỡ tương đối dày phát triển theo cả chiều sâu
và chiều ngang
Do mô hình phân lớp nằm ngang và các đới dập vỡ có chiều dày lớn hơn lớpphủ nên áp dụng phương pháp đo đối xứng hệ cực Wenner - Schlumberger là phù hợpvì:
- Hệ đa cực Wenner - Schlumber rất nhạy đối với sự thay đổi điện trở suất theophương thẳng đứng, tính định xứ của phương pháp tốt
- Phương pháp đo sâu đối xứng cực Wenner - Schlumberger áp dụng không chỉcho mô hình phân lớp nằm ngang mà cả cho mô hình bất đồng nhất khối như karst, đớidập vỡ có điện trở suất thấp
Cho nên sử dụng phương pháp này cho khu vực nghiên cứu để tìm kiếm nướcngầm là phù hợp
Trang 13CHƯƠNG :3
KẾT QUẢ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU ĐỐI XỨNG HỆ CỰC WENNER – SCHLUMBERGER TRONG TÌM KIẾM NƯỚC NGẦM
.3.1 Phương pháp thi công, và xử lý số liệu đo ghi bằng phần mềm Res2dinv
.3.1.1 Phương pháp thi công
.3.1.1.1 Máy sử dụng cho các phương pháp đo
- Các phương pháp địa vật lý điện sử dụng máy đo điện trở ES-3 do Việt Namsản xuất
.3.1.1.2 Thiết kế tuyến đo
- Tuyến đo bao gồm một tuyến chính và hai tuyến phụ với khoảng cách tuyến(50÷100) mét, chiều dài tuyến chính trung bình 500m, hai tuyến phụ hai bên mỗituyến trung bình dài 250m Sử dụng thiết bị AB = 120m, MN = 20m, khoảng cáchđiểm d = 10m Tuyến đo được xác định từ cọc -6 tới cọc +55, điểm đo bắt đầu từ điểm
Trang 14cọc 0(N0)
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí tuyến đo địa vật lí tại xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
.3.1.2 Xử lý số liệu đo ghi bằng phần mềm Res2dinv
Trang 15Kết quả áp dụng phương pháp đo sâu đối xứng hệ cực Wenner - Schlumbergertrong tìm kiếm nước ngầm.
.3.1.3 Kết quả tuyến 1 và 2
.3.1.3.1 Kết quả tuyến 1
Tuyến 1 trên khu vực khảo sát có chiều dài 500m, theo hướng Đông Bắc-Tây
Nam, bắt đầu từ cọc -5m đến cọc 495m (hình 3.1) Trên lát cắt giải ngược (hình 3.8)
mặt cắt đẳng ôm thể hiện sự phân bố các mức điện trở suất có giá trị chênh lệch cao, từ
đó làm cơ sở để phân chia ra các lớp đất đá (Hình 3.8)
Từ lát cắt địa điện (hình 3.9) cho thấy, trên tuyến 1, giá trị điện trở thu được
dao động trong khoảng vài chục Ωm đến hàng nghìn Ωm, song có thể chia thành 2 lớp:
- Lớp thứ 1 (ρ <500 Ωm): lớp phủ thành phần chủ yếu là lớp phủ đệ tứ có
thành phần đất hoàng thổ chặt sít, lẫn ít sạn sỏi, các cục đá vôi phong hóa dang dở
Lớp phủ có chiều dày khoảng D= 5-15m Điện trở suất ρ = 20 200 Ωm
- Lớp thứ 2 (ρ từ 500÷3000 Ωm):
+ Là đá vôi màu xám tái kết tinh, cát kết, cát kết, cát kết thạch anh hạt thô, một số tảngdăm kết, đá vôi hàm lượng silic cao Lớp này có điện trở suất rất cao, có chiều dàykhoảng D > 15m
+ Nhìn vào lát cắt địa chất thì từ vị trí cọc 190 ÷ 350m ta có thể thấy 1 đới có điện trởsuất thấp ρ = 250 ÷ 500 Ωm, có chiều dày D = 25m ÷ 50m phát triển theo chiều sâu vàchiều ngang Có thể chúng phản ánh đới nứt nẻ dập vỡ và quá trình karst nên khả năng
có triển vọng chứa nước