1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA và AEC, lợi ích và các tác động của AFTA và AEC tới nền kinh tế Việt Nam

18 335 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 41,05 KB

Nội dung

Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau: Danh mục giảm thuế IL Danh mục loại trừ tạm thời TEL Dan

Trang 1

Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA và AEC, lợi ích và các tác động của AFTA và

AEC tới nền kinh tế Việt Nam

A KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA AFTA VÀ AEC SỰ GIA

NHẬP CỦA VIỆT NAM.

I Khu vực mậu dịch tự do ASEAN( AFTA)

1 Tổng quan về AFTA.

AFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Khu vực thương mại tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

Quyết định thành lập Khu vực thương mại tự do này được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore Theo kế hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới" Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm

1994, khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003

Sau đó, từ năm 1995 đến 1998, ASEAN kết nạp thêm 4 nước thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar

Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT) Về thực chất, CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn

0 - 5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau Trong vòng 5 năm sau khi đạt

Trang 2

mức thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác

Thời hạn thực hiện CEPT của các nước có khác nhau

Cụ thể là:

Với Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến 2003.Với Việt Nam: từ 1996 đến 2006

Với Lào, Myanmar và Campuchia: từ 1998 đến 2008

Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau:

Danh mục giảm thuế (IL)

Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)

Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL)

Danh mục nhạy cảm (SL)

Danh mục nhạy cảm cao

Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%

Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993 Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%

Trang 3

Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng

Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt hàng này Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm toàn bộ TEL, và TEL không còn tồn tại

Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT

2 Quá trình tham gia của Việt Nam

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và cam kết tham gia AFTA Thời hạn hoàn thành AFTA của Việt Nam năm 2006 Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996, khi đưa

875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT Tất cả những mặt hàng này đều đã nằm ở khung thuế suất 0-5%

Đầu năm 1998, Việt Nam công bố lịch trình giảm thuế để thực hiện AFTA vào năm

2006 Trên thực tế thì đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào chương trình cắt giảm Toàn bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002-2006 Trong số đó, 65% đã ở mức thuế 0-5%

Theo số liệu của tờ Dow Jones, vào những ngày đầu năm 2003, mức thuế suất trung bình của Việt Nam chỉ hơn 2% một chút, và Việt Nam đang là nước có mức thuế suất trung bình thấp thứ 3 ASEAN, sau Singapore và Brunei

Trang 4

Theo đúng lộ trình thì việc cắt giảm thuế tham gia AFTA đã được áp dụng chính thức tại Việt Nam từ ngày 1/1/2003 Tuy nhiên, ngày 10/1/2003, Bộ Tài chính đã thông báo việc cắt giảm đó sẽ được thực hiện lùi lại 7 tháng, vào ngày 1/7

Đến ngày 1/7, 1.416 mặt hàng thuộc TEL được chuyển sang IL Đa số đó là những mặt hàng hiện đang được bảo hộ với mức thuế suất rất cao (30-100%), hoặc đang được quản lý bằng hạn ngạch như xi măng, giấy, cơ khí, vật liệu xây dựng

II Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC):

1 Tổng quan về AEC

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tổ chức vào tháng 2 năm 2009 tại Thái Lan, các Nhà Lãnh đạo đã đưa ra Tuyên bố Cha-am Hua Hin về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) với 3 trụ cột chính là: Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN

Hội nghị cũng thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN với các biện pháp và lịch trình cụ thể thực hiện AEC, bao gồm các nội dung:

(i) Xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất thông qua các biện pháp dỡ bỏ các rào cản đối với sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động kỹ năng cũng như tạo thuận lợi cho sự lưu chuyển tự do hơn của dòng vốn, các biện pháp về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập

(ii) Đưa ASEAN thành một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao trên cơ sở thực thi chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở

hạ tầng, thương mại điện tử

(iii) Phát triển kinh tế đồng đều thông qua thực hiện các biện pháp về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sáng kiến Hội nhập ASEAN nhằm giúp các nước CLMV (Campuchia, Lào, My-an-ma và Việt Nam) nâng cao năng lực

Trang 5

(iv) Hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu trên cơ sở tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA), tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

2 Sự chuẩn bị của Việt Nam cho AEC

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm Thúc đẩy việc thành lập AEC luôn là một trong những ưu tiên cao nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Cùng với ASEAN, Việt Nam quyết tâm và dành nỗ lực cao nhất để triển khai các cam kết, chương trình, sáng kiến hướng tới mục tiêu thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, đặc biệt là các biện pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC

Theo Báo cáo gần đây nhất của Ban Thư ký ASEAN về tỷ lệ thực hiện các biện pháp trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ASEAN đã thực hiện được 91,5% các biện pháp ưu tiên có tác động lớn đối với thương mại và đầu tư Việt Nam là một trong các nước đứng đầu về tỷ lệ thực hiện (tỷ lệ thực hiện các biện pháp

ưu tiên đạt 94,5%) Để tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp xây dựng AEC, các nước ASEAN nhất trí về một số định hướng, bên cạnh các biện pháp khác, như sau: đánh giá các biện pháp chưa hoàn thành nhằm xác định lý do chưa hoàn thành là vấn đề kỹ thuật hay vấn đề chính sách; tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp còn lại trong Lộ trình tổng thể xây dựng AEC

Thực hiện chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo ASEAN về việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN khác hoàn tất dự thảo Lộ trình tổng thể xây dựng AEC sau năm 2015 tới 2025, dự kiến sẽ được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao vào tháng 11 sắp tới tại Ma-lai-xia Nội dung chủ yếu của tài liệu này là các biện pháp chiến lược xây dựng một nền kinh

tế ASEAN hội nhập, cạnh tranh, năng động, lấy con người làm trung tâm, phát triển các ngành có lợi thế và hướng ra toàn cầu Đây cũng sẽ là khuôn khổ để tất cả các cơ

Trang 6

quan chuyên ngành trong trụ cột AEC xây dựng kế hoạch hành động chuyên ngành tới năm 2025

B LỢI ÍCH CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP AFTA VÀ AEC.

I LỢI ÍCH CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP AFTA

1 Mục đích thành lập của AFTA:

Mục đích của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối với đầu

tư trực tiếp nước ngoài

2 Lợi ích của Việt Nam khi gia nhập AFTA:

Những năm gần đây đầu tư của các nước ASEAN đang có xu hướng tăng nhanh Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA sẽ tạo ra thuận lợi cho sự phát triển kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước

Tăng cường quan hệ thương mại với các nước: Việc tham gia vào chương

trình này là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh

tế và thương mại, thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tham gia AFTA cũng là bước đi cơ bản để Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế có quy mô rộng lớn hơn như diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương APEC, tổ chức thương mại thế giới WTO AFTA, APEC, WTO Nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế nhất là trong đàm phán đa phương

Mở rộng thị trường ưu đãi: ASEAN là thị trường rộng lớn với khoảng trên 530

triệu dân sẽ là thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ hàng hoá tại Việt Nam Hiện nay, khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu là từ các nước thành viên ASEAN Việt Nam gia nhập AFTA tạo điều kiện cho Việt Nam có thể nhập nguyên liệu

Trang 7

của các nước ASEAN khác để sản xuất mà sản phẩm đó vẫn được hưởng GSP(hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập)

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tham gia vào AFTA, Việt Nam có điều kiện

thu hút được nhiều vốn đầu tư từ những nước thừa vốn và đa dạng có sự dịch chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng ít nhân công như: Singapore, Malaysia, Thái Lan Việt Nam cũng có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động mà các nước

đó đang cần chuyển giao, tranh thủ nguồn vốn và những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước trong khu vực để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tham gia AFTA sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh

nghiệp Việt Nam đổi mới cơ cấu tổ chức, cách thức sản xuất, phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạch tranh nền kinh tế từ đó có cơ hội để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ tạo nên cơ cấu kinh

tế thích hợp Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN hiện nay, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến mới chỉ đạt 18%, nông sản thực phẩm 48%, nhiên liệu 34% Trong đó trọng tâm ưu đãi của chương trình CEPT lại là các mặt hàng công nghiệp chế biến Việc thực hiện chương trình CEPT sẽ là cơ hội để Việt Nam chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng các mặt hàng thô, sơ chế Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tổ chức lại sản xuất theo mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới xuất khẩu

II LỢI ÍCH CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP AEC

1 Trước tiên mục đích thành lập của ACE là:

Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực kinh tế

Trang 8

ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch

vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020

Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010) - Chương trình Hành động Vientian đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN

2 Lợi ích của Việt Nam khi gia nhập AEC:

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm Thúc đẩy việc thành lâp AEC luôn là một trong những ưu tiên cao nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Cùng với ASEAN, Việt Nam quyết tâm và dành nỗ lực cao nhất để triển khai các cam kết, chương trình, sáng kiến hướng tới mục tiêu thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 Một số lợi ích của Việt Nam khi tham gia AEC:

Tự do mậu dịch hàng hóa: loại bỏ chi phí giao dịch nhân tạo liên kết với các

hoạt động kinh tế xuyên biên giới và tiến hành phương pháp tốt nhất Loại bỏ hoàn toàn hàng rào phi thuế quan, loại bỏ các rào cản không cần thiết đối với thương mại, tại biên giới và các nơi khác, sẽ khuyến khích sự tăng trưởng về hệ thống sản xuất khu vực trong AEC

Lợi ích của hội nhập quốc tế về dịch vụ

Lợi ích của cạnh tranh và khả năng cạnh tranh: Những lợi ích của việc tăng

cường cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong ASEAN sẽ tăng lên từ việc thực hiện các chính sách cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR), cải thiện cơ sở hạ tầng, và “mở” chủ nghĩa khu vực

Lợi ích của phát triển tài chính và thị trường vốn: Giảm sự phụ thuộc truyền

thống của khoản vay ngân hàng và cung cấp nguồn tài chính khác nhau thông qua trái phiếu và cổ phiếu phát hành, đồng thời cũng tìm kiếm nguồn vốn từ bên

Trang 9

ngoài khu vực Và người tiết kiệm sẽ chào đón một sự lựa chọn tốt hơn cho các

cơ hội đầu tư

 Việt Nam sẽ có cơ hội dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua

đó mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá đầu vào nhập khẩu, từ đó, góp phần cải cách quản lý, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường thu hút FDI cũng như mở rộng cơ hội đầu

tư sang các nước ASEAN và cơ hội kinh doanh từ bên ngoài; tiếp cận các nguồn

hỗ trợ về khoa học-công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

 Tạo chuyển biến trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật lệ và thủ tục trong nước, phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập quốc tế

 Tạo cơ hội để Việt Nam tiếp tục thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng (từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang mặt hàng có chất lượng cao); nâng cao năng lực và hiệu quả của nguồn nhân lực Việt Nam…

C TÁC ĐỘNG CỦA AFTA VÀ AEC TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1 Tác động của AFTA tới nền kinh tế Việt Nam:

Tác động tới thương mại:

Kể từ khi là thành viên chính thức của ASEAN, thương mại Việt Nam và ASEAN phát triển nhanh hơn so với thương mại giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới

- Về nhập khẩu:

Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu Các mặt hàng chủ yếu là những nguyên vật liệu dùng cho sản

Trang 10

xuất và hàng công nghiệp như nhôm, xi măng, hóa chất, hàng điện tử, phân hóa học, thuốc chữa bệnh,giấy…Việt Nam cũng nhập khẩu một số lượng lớn hàng hóa công nghiệp phẩm của các nước ASEAN và thông qua các nước ASEAN như hàng may mặc, bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp…

Phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN đều thuộc CEPT, đặc biệt là những mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm thuế ngay chiếm hơn 55% trong tổng các loại hàng hóa nhập khẩu Do đó, việc tham gia AFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nước ASEAN trong việc nâng cao sức cạnh tranh về giá cả so với hàng hóa của Việt Nam, chiếm ưu thế hơn về mặt giá cả và về mặt thủ tục hải quan so với hàng hóa của các nước và vùng lãnh thổ khác ngoài ASEAN ( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ) cùng cạnh tranh trên thị trường Việt Nam Do đó nếu các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững được trong cạnh tranh thì xu hướng nhập siêu từ ASEAN sẽ tiếp tục gia tăng Tuy nhiên việc tham gia AFTA sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước sớm bị đặt trong môi trường cạnh tranh quốc tế, hạn chế tình trạng phát triển không lành mạnh do được bảo hộ quá lâu Đồng thời sản xuất trong nước trước sức cạnh tranh mạnh mẽ từ bên ngoài, sẽ buộc phải điều chỉnh cơ cấu để phát huy những lợi thế so sánh, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Nếu không, hiện nay sản xuất trong nước đã điêu đứng trước hàng ngoại nhập, lại càng khó khăn hơn khi không còn được bảo hộ do tham gia AFTA

- Về xuất khẩu:

Nếu chỉ xét trên phương diện lý thuyết, việc tham gia AFTA chắc chắn sẽ khuyến khích Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang ASEAN vì:

Thứ nhất, hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đĩa thuế quan khi xuất khẩu sang các nước ASEAN do các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị bãi bỏ Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường khu vực

Ngày đăng: 22/12/2019, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w