và hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên xoài trong điều kiện in vivo” được thực hiện từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018 tại phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học, Bộ môn Bảo vệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA VI
KHUẨN Bacillus spp ĐỐI VỚI NẤM Colletotrichum
spp VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ
TRÊN XOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN IN VIVO
LÊ THỊ KIỀU LOAN
Cần Thơ, tháng 5 năm 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã nghành : 52620112
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA VI
KHUẨN Bacillus spp ĐỐI VỚI NẤM Colletotrichum
spp VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ
TRÊN XOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN IN VIVO
MSSV : B1406058 Lớp : NN1473A4
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Khảo sát khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus spp đối với nấm Colletotrichum spp.và hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên xoài trong
điều kiện in vivo” là công trình nghiên cứu do bản thân tham gia thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGs Ts Trần Vũ Phến
Các kết quả trình bày trong LVTN là trung thực và đảm bảo độ tin cậy
Người cam đoan
Lê Thị Kiều Loan
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha, Mẹ!
Những Người suốt đời luôn tận tụy vì con, xin cảm ơn những người thân đã giúp đỡ và động viên con trong suốt thời gian qua
Chân thành biết ơn!
Thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn để em hoàn thành luận văn
Quý Thầy/Cô trực tiếp giảng dạy cũng như đang công tác ở Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt và cung cấp những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập của em Cám ơn các anh chị và các bạn trong phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
- Họ và tên: Lê Thị Kiều Loan
- Ngày tháng năm sinh: ngày 13 tháng 09 năm 1995
- Giới tính: Nữ
- Dân tộc: Kinh
- Quê quán: Ấp Tô Trung, Xã Núi Tô, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
- Họ tên cha: Lê Thanh Hùng
- Họ tên mẹ: Trần Thị Thùy Dương
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
- Năm 2001-2006: Học sinh tiểu học tại trường tiểu học ‘A – Tri Tôn’
- Năm 2006-2010: Học sinh trung học tại trường THCS Thị Trấn Tri Tôn
- Năm 2010-2013: Học sinh trung học phổ thông tại trường THPT Nguyễn Trung
Trực
- Năm 2013-2017: Sinh viên trường đại học Cần Thơ
Cần Thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2018
Lê Thị Kiều Loan
Trang 7DANH SÁCH THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Trang 8LÊ THỊ KIỀU LOAN, 2018 “ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA VI
KHUẨN Bacillus spp ĐỐI VỚI NẤM Colletotrichum spp VÀ HIỆU QUẢ
PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI TRONG ĐIỀU KIỆN IN
VIVO”, luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn PGs Ts Trần
Vũ Phến
TÓM LƯỢC
Đề tài “khảo sát khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus spp đối với nấm
Colletotrichum spp và hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên xoài trong điều kiện in
vivo” được thực hiện từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018 tại phòng thí
nghiệm Phòng trừ Sinh học, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ nhằm chọn ra được các chủng vi khuẩn
Bacillus spp đối kháng tốt với nấm Colletotrichum spp và có hiệu quả cao trong
phòng trị bệnh thán thư trên xoài trong điều in vivo
Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh thán thư trên trái xoài của 6 chủng nấm
Colletotrichum spp thu thập ở 3 tỉnh (thành phố) Tiền Giang, Đồng Tháp và Vĩnh
Long, cho thấy tất cả các chủng nấm đều thể hiện khả năng gây bệnh với các mức độ
khác nhau, trong đó đã chọn ra được chủng Col-TG2 (Hòa Hưng, Cái Bè, Tiền Giang)
có khả năng gây bệnh cao nhất với đường kính vết bệnh lớn nhất ở thời điểm 7 ngày
sau khi lây bệnh là 18,13 mm
Kết quả khảo sát trong điều kiện in vitro cho thấy cả 30 chủng vi khuẩn
Bacillus spp đều thể hiện khả năng đối kháng với chủng Colletotrichum sp
Col-TG2, trong đó đã tuyển chọn được 3 chủng HL58, P28 và
Bacillus-P81 có khả năng đối kháng tốt với hiệu suất đối kháng cao lần lượt là 57,23%, 59,02
% và 56,81 % ở thời điểm 9 ngày sau thí nghiệm, hơn so với thuốc hóa học dùng
trong thí nghiệm
Trong điều kiện in vivo, thí nghiệm đánh giá khả năng phòng trị của 3 chủng
Bacillus-HL58, Bacillus-P28 và Bacillus-81 đối với bệnh thán thư trên trái xoài được
lây nhiễm bằng chủng nấm Col-TG2, cho thấy các chủng vi khuẩn đều thể hiện khả
năng kiểm soát bệnh tốt Trong đó biện pháp phun vi khuẩn kết hợp trước và sau khi
lây bệnh 1 ngày ở cả 3 chủng vi khuẩn đã cho hiệu quả phòng trừ bệnh tốt nhất so
với cách phun vi khuẩn trước 1 ngày lây bệnh và cách phun sau 1 ngày lây bệnh, hiệu
quả đạt được tương đương đối chứng sử dụng thuốc hóa học Nativo 750WG
Từ khóa: Bacillus spp., bệnh thán thư, Colletotrichum spp., phòng trừ sinh học
Trang 9MỤC LỤC
TÓM LƯỢC vi
DANH SÁCH BẢNG x
DANH SÁCH HÌNH xi
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Vài nét về cây xoài 2
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố 2
2.1.2 Sâu bệnh hại chính 2
2.2 Sơ lược về bệnh thán thư trên xoài 2
2.2.1 Tình hình phân bố và gây hại 2
2.2.2 Triệu chứng 3
2.2.3 Tác nhân gây bệnh 4
2.2.3.1 Tác nhân 4
2.2.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học 4
2.2.3.3 Cơ chế xâm nhiễm 5
2.2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểm của nấm Colletotrichum 6
2.2.4 Biện pháp phòng trừ 6
2.3 Một số đặc điểm của vi khuẩn thuộc chi Bacillus 7
2.3.1 Phân loại 7
2.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học 8
2.3.3 Khả năng lưu tồn 8
2.3.4 Sự hình thành nội bào tử 8
2.3.5 Vai trò của vi khuẩn Bacillus 8
2.3.6 Một số nghiên cứu về ứng dụng vi khuẩn Bacillus trong phòng trừ sinh học 9
2.4 Đặc điểm các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm 10
2.4.1 Score 250EC 10
2.4.2 Nativo 750WG 11
CHƯƠNG 3PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP 13
3.1 Phương tiện 13
3.1.1 Thời gian và địa điểm 13
3.1.2 Phương tiện thí nghiệm 13
3.1.2.1 Vật liệu thí nghiệm 13
Trang 103.1.2.2 Thiết bị, dụng cụ 14
3.2 Phương pháp 15
3.2.1 Thu mẫu, phân lập và xác định tác nhân nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên xoài 15
3.2.2 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng gây bệnh thán thư trên trái xoài của các chủng nấm Colletotrichum sp 16
3.2.3 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp đối với chủng nấm Colletotrichum sp trong điều kiện phòng thí nghiệm 16
3.2.3.1 Thí nghiệm 2.1: Đánh giá sơ khởi khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp đối với chủng nấm Colletotrichum sp trong điều kiện phòng thí nghiệm 16
3.2.3.2 Thí nghiệm 2.2: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp và một số loại thuốc hóa học đối với chủng nấm Colletotrichum sp trong điều kiện phòng thí nghiệm 18
3.2.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng phòng trị của các chủng vi khuẩn Bacillus spp đối với chủng nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư trên trái xoài trong điều kiện in vivo 19
3.3 Xử lý số liệu 21
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Kết quả thu mẫu, phân lập và đánh giá tính độc của nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên xoài 22
4.2 Khả năng gây bệnh thán thư trên trái xoài của các chủng nấm Colletotrichum spp 24
4.3 Khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp đối với nấm Colletotrichum sp Col-TG2 trong điều kiện phòng thí nghiệm 27
4.3.1 Khả năng đối kháng sơ khởi của các chủng vi khuẩn Bacillus spp đối với chủng nấm Colletotrichum sp Col-TG2 trong điều kiện phòng thí nghiệm 27
4.3.2 Khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp và một số loại thuốc hóa học đối với chủng nấm Colletotrichum sp Col-TG2 trong điều kiện phòng thí nghiệm 33
4.4 Khả năng phòng trị bệnh thán thư trên trái xoài do chủng nấm Colletotrichum sp Col-TG2 gây ra của các chủng vi khuẩn Bacillus spp trong điều kiện in vivo 39
4.4.1 Đường kính vết bệnh 39
Sự tương tác giữa các chủng vi khuẩn và các cách xử lý 39
Thời điểm 5 NSKLB 39
Thời điểm 7 NSKLB 40
Thời điểm 9 NSKLB 41
4.4.2 Hiệu quả giảm bệnh 42
Sự tương tác giữa các chủng vi khuẩn và các cách xử lý 42
Trang 11Thời điểm 5 NSKLB 42
Thời điểm 7 NSKLB 43
Thời điểm 9 NSKLB 44
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 58
Trang 12nấm Colletotrichum spp gây ra qua các thời điểm khảo sát 25
Đường kính vết bệnh (mm) thán thư trên trái xoài của các
nghiệm thức được xử lý với các chủng vi khuẩn Bacillus spp ở
Đường kính vết bệnh (mm) thán thư trên trái xoài của các
nghiệm thức được xử lý với các chủng vi khuẩn Bacillus spp ở
thời điểm 9 NSKLB
44
Bảng 4.10
Hiệu quả giảm bệnh (%) thán thư trên trái xoài của các nghiệm
thức được xử lý với các chủng vi khuẩn Bacillus spp ở thời điểm
5NSKLB
46
Bảng 4.11
Hiệu quả giảm bệnh (%) thán thư trên trái xoài của các nghiệm
thức được xử lý với các chủng vi khuẩn Bacillus spp ở thời điểm
7NSKLB
47
Bảng 4.12
Hiệu quả giảm bệnh (%) thán thư trên trái xoài của các nghiệm
thức được xử lý với các chủng vi khuẩn Bacillus spp ở thời điểm
9NSKLB
48
Trang 13DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Bố trí thí nghiệm đối kháng sơ khởi trên đĩa petri 17 Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm chính thức trên đĩa petri 19
Hình 4.1 Triệu chứng bệnh thán thư trên lá xoài ở điều kiện ngoài vườn 22 Hình 4.2 Khuẩn lạc của chủng nấm sau 14 ngày nuôi cấy 23 Hình 4.3 Bào tử và đĩa áp của nấm Col-VL1 và Col-TG2 24
Hình 4.4 Khả năng gây bệnh thán thư trên trái xoài của các chủng nấm
Hình 4.5 Đối kháng sơ khởi của các chủng vi khuẩn Bacillus spp đối với
chủng nấm Colletotrichum sp Col-TG2 ở thời điểm 9 NSTN 33
Hình 4.6 Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp đối với chủng
nấm Colletotrichum sp Col-TG2 ở thời điểm 9 NSTN 38
Hình 4.7 Ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học đối với chủng nấm
Colletotrichum sp Col-TG2 ở thời điểm 9 NSTN 39
Hình 4.8 Mức độ nhiễm bệnh thán thư trên trái xoài trong điều kiện in
Hình 4.9 Mức độ nhiễm bệnh thán thư trên trái xoài trong điều kiện in
Trang 14CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Xoài là một trong những loại cây ăn trái nhiệt đới quan trọng trên thế giới,
chiếm gần 50% lượng trái cây sản xuất toàn cầu (Jedele et al., 2003) Xoài được sản
xuất ở trên 90 nước Trong đó châu Á chiếm 77% sản lượng xoài trên thế giới, tiếp theo đó là châu Mỹ và châu Phi có tỷ lệ lần lượt là 13 và 9% (FAOSTAT 2007; trích dẫn bởi Nguyễn Phước Tuyên) Ở nước ta, xoài được trồng phổ biến ở 59/63 tỉnh (thành phố) trải dài từ bắc đến nam (Trịnh Đức Trí và Võ Thị Thanh Lộc, 2015).Trong đó, Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trồng xoài lớn nhất cả nước, chiếm 48% về diện tích và 43% về sản lượng (SOFRI, 2013), với tổng doanh thu năm
2013 là hơn 31 ngàn tỷ đồng (Võ Thị Thanh Lộc và ctv., 2014)
Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi để phát triển cây xoài, tuy nhiên việc canh tác xoài trong thực tế luôn phải đối mặt với nhiều thách thức Bên cạnh những ảnh hưởng về biến đổi khí hậu, giá cả thị trường không ổn định thì các đối tượng dịch hại và nhất là bệnh hại đã và đang là những yếu tố quan trọng nhất gây nên khó khăn cho quá trình sản xuất Trong đó, thán thư là bệnh gây hại chính trên xoài, xảy ra ở cả trước và sau thu hoạch, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng thương phẩm (Ploetz, 2008)
Để kiểm soát bệnh thán thư trên xoài, nông dân thường sử dụng thuốc hóa học, (Ploetz, 2008) Vấn đề tồn tại của phương pháp này là đẩy nhanh tốc độ hình thành nòi kháng thuốc, cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người
(Dodd et al, 1989) Bên cạnh đó nước ta đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại để đưa
trái xoài ra thế giới, tuy nhiên những quy định khắc khe của nước nhập khẩu trong
đó có quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm đã và đang là rào cản lớn để trái xoài Việt Nam vươn ra thế giới
Trước tình hình đómột giải pháp hữu hiệu để thay thế thuốc hóa học là việc
sử dụng các vi sinh vật đối kháng, bởi nhiều lợi ích mà nó đem lại cả về mặt dịch tễ
học cũng như sức khỏe con người và môi trường sống (Castillo et al., 2013) Trong
đó, vi khuẩn Bacillus spp được ghi nhận là một trong những tác nhân sinh học an toàn với tiềm năng lớn (Sid et al., 2003; Schisler et al., 2004) và hiệu quả cao trong việc phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trên xoài (Yenjit et al., 2004)
Từ những yêu cầu trên, đề tài “Khảo sát khả năng đối kháng của vi khuẩn
thư trên xoài trong điều kiện in vivo” được thực hiện nhằm tìm ra các chủng vi
khuẩn Bacillus spp có khả năng đối kháng tốt với nấm bệnh thán thư có hiệu quả
phòng trừ bệnh thán thư được nông dân chấp nhận
Trang 15CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Vài nét về cây xoài
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Cây xoài (Mangifera Indica) là cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ đào lộn hột
(Anacardiaceae) là một trong những cây ăn quả rất được ưa thích ở nhiều nước trên thế giới, hiện nay xoài được trồng trên 90 quốc gia (FAOSTAT 2007; trích dẫn bởi Nguyễn Phước Tuyên) Xoài có nguồn gốc ở Nam Á và Đông Nam Á Ở Việt Nam, cây xoài được trồng nhiều ở Đồng Bằng sông Cửu Long đặt biệt là Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long (Nguyễn Mạnh Chinh 2007)
2.1.2 Sâu bệnh hại chính
Trên xoài có một số sâu hại quan trọng như: ruồi đục trái (Bactrocera
dorsalis), bọ cắt lá (Deporaus marginatus Pascoe), rầy bông xoài (Idiocerus niveosparsus Lethierry), xén tóc đục thân (Plocaederus ruficornis Newman), sâu đục
trái (Deanolis albizonalis Hampson),…( Nguyễn Văn Huỳnh và lê Thị Sen, 2013)
Theo Vũ Triệu Mân (2007a), có một số bệnh hại thường gặp trên xoài như:
thán thư (Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc.), phấn trắng (Oidium
mangiferae Perther), bồ hóng (Capnodium mangifera Cooke & Broome), đốm lá vi
khuẩn (Xanthomonas campestris pv Mangiferae – indicae Robbs et al.),…Trong đó,
bệnh thán thư là bệnh quan trọng nhất, thường gây hại trong mùa mưa, độ ẩm cao hoặc những lúc đêm có sương (Nguyễn Văn Luật và ctv., 2009)
2.2 Sơ lược về bệnh thán thư trên xoài
2.2.1 Tình hình phân bố và gây hại
Bệnh thán thư trên xoài có thể gây thất thu năng suất lên đến 60% (Ann et al
1997),và được xem là tác nhân gây hại quan trọng nhất ở khắp các vùng trồng xoài trên thế giới (Ploetz and Freeman, 2009) đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới (Vũ Triệu Mân, 2007)
Nấm Colletotrichum spp được xem như là mầm bệnh chính trên thế giới, có
dãy ký chủ rất rộng, gây bệnh trên nhiều loại cây trồng và gây thất thu lớn về kinh tế chẳng những trong vùng nhiệt đới, mà còn cả vùng bán nhiệt đới và ôn đới (Freeman
et al., 1998)
Ở Việt Nam, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp gây hại khá nghiêm
trọng và phổ biến trên một số hoa màu như cà chua, bầu bí, dưa, ớt… và trên cây ăn
Trang 16trái như chuối, đu đủ, thanh long,… Đặc biệt, bệnh cũng gây hại rất nghiêm trọng trên xoài, nhất là giai đoạn ra hoa, trái non và sau thu hoạch (Vũ Triệu Mân, 2007)
2.2.2 Triệu chứng
Bệnh thán thư gây hại ở hầu hết các bộ phận trên mặt đất của cây xoài Triệu chứng bệnh điển hình và nghiêm trọng nhất xảy ra trên lá, cành non, đặc biệt là trên hoa và trái xoài trước cũng như sau thu hoạch (Nelson, 2008)
Trên lá non, đầu tiên xuất hiện những đốm nâu nhỏ như mũi kim có màu nâu sẫm đến đen, không định hình, có lúc tròn hoặc bầu dục, hoặc có hình ngôi sao lớn khoảng 3-5mm ( Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993), càng về sau vết bệnh phát triển liên kết với nhau thành từng mãng và lan rộng ra, ở giữa vết bệnh lớp
tế bào bị khô và có những lỗ thủng làm lá non không phát triển, đôi khi bị biến dạng, làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của cây (Lê Ngọc Bình và Huỳnh Văn Thành, 2001)
Trên cành non, lúc đầu xuất hiện chấm nhỏ có màu đen (Lê Ngọc Bình và Huỳnh Văn Thành, 2001) Thường các vết bệnh xuất hiện trên ngọn cành non rồi lan dần xuống làm khô chết đọt (Mai Văn Trị, 2002)
Trên hoa là những đốm nhỏ, không đều, màu nâu tối hoặc đen ở cả trục và nhánh hoa, khi liên kết lại sẽ làm khô, rụi dẫn đến chết hoa trước khi tạo trái, gây thiệt hại năng suất rất lớn (Vũ Triệu Mân, 2007a)
Khi trời ẩm ướt, mầm bệnh sẽ tấn công hoa, vết nâu hoặc đen ( Vũ Công Hậu, 2000); Mai Văn Trị, 2002) hoặc đốm đen nhỏ (Nguyễn Văn Kế, 2001) Bệnh phát triển cả trên chùm bông làm đen bông và rụng Đây là nguyên nhân làm giảm số lượng tạo trái ( Mendoza, 1997)
Bệnh có thể tấn công trên trái lúc còn non đến khi thu hoạch (Nguyễn Thị Nghiêm, 2001), lúc đầu là những đốm nhỏ hình cầu, có màu nâu hoặc đen sau đó lan
ra, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành vết bệnh lớn hơn lõm vào phần thịt trái và có thể bao quanh trái , làm thịt trái chai sượng và thối, sau đó rụng đi ( Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, 2002) Ở trái già, đốm bệnh sẽ phát triển lớn và lỗm sâu hơn, ở giữa vết bệnh có chất lỏng màu nâu vàng chảy rỉ ra (Nguyễn Thị Nghiêm, 2001) Cành, lá bị bệnh dễ lan truyền xuống hoa và trái, gây hại cả giai đoạn tồn trữ, bảo quản sau thu hoạch (Mai Văn Trị, 2002)
Trang 17Nấm Colletotrichum spp Là loại nấm ký sinh đa ký chủ ( Agrios, 2005), phân
bố ở nhiều nơi trên thế giới (Waller, 1998), được xem như là mầm bệnh chính trên
thế giới (Freeman et at, 1998) Những bệnh do chi nấm Colletotrichum gây ra có 1
tác động lâu dài cho nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới (Waller, 1992)
Ba loài khác nhau thuộc chi Colletotrichum đã được báo cáo là tác nhân gây bệnh thán thư trên xoài Loài C gloeosporioides đóng vai trò gây bệnh chủ yếu nhất (Dodd et al., 1997), loài C acutatum cũng thường gây hại ở một số vùng sản xuất
xoài (Ploetz and Prakash, 1997; Tarnowski and Ploetz, 2008) và loài không phổ biến
là Colletotrichum gloeosporioides var minor được xem như một biến thể từ C
gloeosporioides và cho đến nay mới chỉ được ghi nhận ở Australia (Fitzell and Peak,
1984)
2.2.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học
Theo Smith and Black (1990), sự phân biệt giữa các loài Colletotrichum dựa
vào đặc điểm hình thái học như kích thước, hình dạng bào tử, đĩa áp, sự tồn tại gai cứng hoặc sự xuất hiện của giai đoạn hữu tính và đặc tính của mẻ cấy (màu sắc khuẩn lạc, tốc độ phát triển, kết cấu của sợi nấm)
Barnett et al (1998) mô tả chi Colletotrichum có dạng đĩa đài tròn hoặc dạng
gối, có sáp, màu đen, có gai ở mép rìa đĩa đài hoặc giữa các cành bào đài; cành bào đài đơn giản, thon dài, dạng trứng hoặc dạng thon đến dạng liềm, bào tử trong suốt
Loài Colletotrichum gloeosporioides: bào tử hình trụ với một đầu cùn, một
đầu hẹp ở đế, trong suốt, không có vách ngăn, kích thước 9 – 24 x 3 – 6 µm Gai cứng
có độ dài thay đổi, hiếm khi dài hơn 200 µm, rộng từ 4 – 8 µm Tản nấm trên môi trường PDA có màu hơi xám đếm xám sẫm Đĩa áp có dạng hình trứng hay hình trứng ngược, ít khi có dạng thùy, kích thước khoảng 6 – 20 x 4 – 12 µm và có màu nâu nhạt (CABI, 2001)
Loài Colletotrichum acutatum: trong nuôi cấy sợi nấm thường có màu trắng,
màu xám nhạt hoặc màu cam nhạt, không có gai cứng, bào tử hình thoi hoặc có ít nhất một đầu nhọn, kích thước bào tử 8 – 16 x 2,5 – 4 µm, không có vách ngăn và trong suốt Đĩa áp có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, hình chùy đến tròn kích thước 6,5 – 11 x 4,5 – 7,5 µm (Sutton, 1980)
Trang 18C acutatum có tốc độ phát triển chậm hơn C gloeosporioides nhưng tính chịu
đựng cực cao hơn đối với carbendazim Nồng độ carbendazim để ức chế 90 – 100%
sự phát triển của khuẩn lạc nấm C acutatum lên đến hơn 4000 ppm, còn C
gloeosporioides chỉ khoảng 25 ppm (Jayasinghe and Fernando, 2009)
Theo Phạm Văn Kim (2000), vòng đời của nấm Colletotrichum gồm giai đoạn
sinh sản vô tính và hữu tính Trong giai đoạn sinh sản vô tính cho ra bào tử đính đơn bào có dạng hình thoi, hình liềm hoặc hình trụ không màu, đôi khi có giọt dịch bên trong bào tử, đĩa đài có tơ cứng, sẫm màu, nhọn ở đầu và có vách ngăn Ở giai đoạn
sinh sản hữu tính nấm Colletotrichum thuộc lớp nấm Nang có tên là Glomerella cũng
cho ra dạng bào tử đơn bào (Agrios, 1997; Hunter, 1998; trích dẫn của Nguyễn Thị Quế Phương, 2003) Giai đoạn sinh sản vô tính chủ yếu để phát tán loài nấm, còn giai đoạn sinh sản hữu tính giúp nấm có sự thay đổi về đặc tính di truyền để lây nhiễm
nhưng ít được tìm thấy trong tự nhiên và có 11 trong 20 loài Colletotrichum có giai đoạn sinh sản hữu tính là Glomerella (Wharton and Diéguez – Uribeondo, 2004)
Đa số loài nấm Colletotrichum spp thuộc nhóm nấm bán ký sinh bắt buộc (ký sinh trên cả tế bào sống và tế bào hoại tử), một số loài Colletotrichum spp sau khi
xâm nhiễm vào mô ký chủ thường trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài (Mendgen and Hahn, 2002)
Theo Phạm Văn Kim (2006), các loài nấm Colletotrichum spp có loại gen
chuyển đổi từ dạng sống ký sinh bắt buộc sang dạng sống hoại sinh, xâm nhiễm vào các mô ký chủ bằng đĩa áp Trong quá trình phát triển, chúng tiết ra enzyme và độc
tố để phân hủy vách tế bào và nguyên sinh chất của tế bào ký chủ
2.2.3.3 Cơ chế xâm nhiễm
Theo Perfec et al., (1990) ghi nhận rằng cấu trúc xâm nhiễm đặc biệt giúp nấm
xâm nhập vào mô ký chủ được gọi là đĩa áp, đĩa áp được xem là bộ phận rất quan trọng và cần thiết cho sự xâm nhiễm thành công của nấm Đĩa áp giúp nấm xâm nhập
ký chủ bằng cách phá vỡ lớp cutin và lớp tế bào biểu bì ( Wharton và ctv, 2004)
Ngoài xâm nhập trực tiếp bằng cách hình thành đĩa áp, nấm cũng có thể xâm nhiễm bằng các con đường khác một cách gián tiếp Sau khi vào bên trong tế bào ký chủ thì nấm tạo thành vòi hoặc đầu hút có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng của tế bào
ký chủ, (Phạm Văn Kim, 2000) Nấm Colletotrichum chỉ phát triển ở giữa các vách
tế bào ký chủ, trong quá trình phát triển chúng tiết ra enzym và độc chất để phân hủy vách tế bào và nguyên sinh của chất tế bào ký chủ (Phạm Văn Kim, 2000)
Theo Jeffries và ctv., 1990; Prusky và ctv, 2000 (trích dẫn bởi Trần Bạch Lan,
2007), nấm Colletotrichum spp có thể xâm nhập vào bên trong mô ký chủ và gây
Trang 19 Bào tử phát triển trên bề mặt vết bệnh
Lây lan và bám trên bề mặt ký chủ
Bào tử nẩy mầm
Hình thành đĩa áp
Xâm nhiễm qua lớp biểu bì của ký chủ
Phát triển và lây lan ra các vùng xung quanh
Tạo nhiều ổ nấm và bào tử
Trong đó, tổng thời gian để bào tử nẩy mầm là 6-9 giờ (Ker- Chung Kuo, 1999)
2.2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểm của nấm Colletotrichum
Nhiệt độ
Nhiệt độ tối hảo đế nấm Colletotrichum spp phát triển và nẩy mầm là 200C –
300C (Zhi và ctv., 1997), với khoảng giá trị này cho thấy rằng có sự biến dị về nhiệt
độ tối hảo cần thiết cho quá trình nảy mầm của bào tử và sự hình thành đĩa áp giữa
các loài Colletotrichum từ những vùng khác nhau TheoVũ Triệu Mân (2007) cho rằng nhiệt độ tốt nhất cho nấm gây bệnh là 28 – 30 0C
Ẩm độ
Điều kiện thích hợp cho bào tử mọc mầm và sự xâm nhiễm là khi ẩm độ tăng cao
Điều kiện có một lớp nước mỏng trên bề mặt ký chủ là điều kiện tối hảo cho
bào tử các loại nấm nầy mầm ( Phạm Văn Kim, 2000) Bào tử nấm Colletotrichum
gloeosporioides nẩy mầm đòi hỏi độ ẩm gần 100% (Mordue, 1971 trích dẫn bởi Vũ
Triệu Mân, 2007)
PH
Theo Zhi và ctv (1997) pH tối hảo cho nấm Colletotrichum spp phát triển là
7 - 8 và pH thích hợp cho bào tử nảy mầm là 5 - 6
Bên cạnh đó cũng còn nhiều yếu tốt khác ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bệnh, ví dụ như oxy rất cần thiết cho sự nảy mầm của bào tử Trong điều kiên thiếu oxy bào tử nảy mầm rất kém, có khi không nảy mầm được (Zhi và ctv, 1997)
2.2.4 Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác
Sự phát triển của bệnh phụ thuộc vào điều kiện môi trường ẩm ướt và ẩm độ không khí cao Do đó, điều khiển sao cho quá trình ra hoa, đậu trái diễn ra trong mùa khô là điều cần thiết để hạn chế bệnh (Arauz, 2000)
Trang 20Vệ sinh vườn loại bỏ trái bệnh, tàn dư cây trồng, bao trái bằng túi giấy, sử dụng giống kháng là những giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh (Arauz, 2000; Nelson, 2008) Quá trình vận chuyển, tồn trữ và bảo quản sau thu hoạch cũng cần thực hiện đúng kỹ thuật, nhất là việc tránh gây ra các tổn thương liên quan đến cơ học, nhiệt độ, oxy,…sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh gây hại (Wharton and Diéguez-Uribeondo, 2004)
Biện pháp hóa học
Sử dụng đúng loại thuốc, thời điểm và cách xử lý là yếu tố quan trọng tạo nên
sự thành công của biện pháp hóa học (Wharton and Diéguez-Uribeondo, 2004) Trong môi trường canh tác thuận lợi cho bệnh phát triển, cũng như trồng những giống xoài mẫn cảm với bệnh thì việc quản lý bệnh bằng thuốc hóa học trước thu hoạch để tập trung vào bảo vệ hoa và trái non mới hình thành sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ cao (Ploetz, 2008)
Các loại thuốc có khả năng phòng trị bệnh thán thư với các hoạt chất như:
Benomyl, Mancozeb, Copper oxychloride Theo Gopinath et al (2006), thì
propiconazole có khả năng kiểm soát bệnh hiệu quả tốt hơn so với difenoconazole và carbendazim với hiệu quả kiểm soát bệnh lần lượt là 86%, 63% và 60%
Theo Trần Văn Hai (2012), việc sử dụng liên tục thuốc hóa học sẽ làm mầm bệnh dễ hình thành tính kháng và phát sinh nòi mới gây ô nhiễm môi trường do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để lại trong quá trình sử dụng Chính vì vậy, biện pháp sinh học được xem là thân thiện với môi trường và chứng tỏ hiệu quả phòng trị hiệu quả cao, đã tập trung nghiên cứu trong thời gian qua (Nguyễn Thị Thu Nga, 2007)
Biện pháp sinh học
Nhiều vi sinh vật có lợi được nghiên cứu trong điều kiện in vitro và in vivo đã
cho thấy khả năng chống lại C gloeosporioides, nhưng số sản phẩm được thương mại hóa để áp dụng trong thực tế sản xuất là rất ít (Verma et al., 2006)
Một số sản phẩm sinh học phòng trừ bệnh thán thư như Sonata dạng nhũ tương
đậm đặc chứa Bacillus pumillis QST 2808 (1,38%), Serenade Max chứa Bacillus
subtilis được sử dụng để trừ bệnh thán thư ở Mỹ (Nelson, 2008)
2.3 Một số đặc điểm của vi khuẩn thuộc chi Bacillus
2.3.1 Phân loại
Theo Cook và Baker (1989), chi Bacillus thuộc họ Bacillaceae, bộ Bacillales,
lớp Baciilli, ngành Firmicutes
Trang 212.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học
Bacillus có dạng hình que với kích thước 1,0 đến 1,2 × 3,0 đến 50µm, gram dương, không có lớp capsule, hiếu khí Vi khuẩn tạo nội bào tử có kích thước 1,0 × 1,5µm (Cook and Bake, 1989, trích dẫn bởi Trần Thị Thúy Ái, 2011) Khuẩn lạc của
vi khuẩn Bacillus thường có màu hoặc không màu, khuẩn lạc nhăn Trong môi trường
lỏng chúng tạo thành lớp nhăn, đục và lắng cặn (Dương Văn Điệu, 1989)
2.3.3 Khả năng lưu tồn
Bacillus có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao, có thể phát triển nhanh
trong môi trường lỏng và hình thành nội bào tử trong môi trường khắc nghiệt Ở nhiệt
độ 100 0C nội bào tử của một số chủng Bacillus có thể chịu được từ 2,5 - 1200 phút
Nội bào tử này rất bền với những chất sát trùng hoặc nhiệt độ cao hay trạng thái khô,
tế bào sinh sản bằng cách phân cách, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của các
chủng Bacillus là khoảng 25 – 32 0C, pH từ 6,8 - 7,2 (Phạm Văn Kim, 2000)
Nội bào tử có khả năng chịu nhiệt do thành phần cấu tạo có hàm lượng calcium
và dipicolinic acid cao, tạo thành calcium dipicolinate làm tế bào mất kiệt nước và không còn hoạt động biến dưỡng nữa Lớp vỏ ngoài và vỏ trong dày, không thấm nước, bảo vệ nội bào tử trước tác động bức xạ và hóa chất (Cowan, 2013)
2.3.4 Sự hình thành nội bào tử
Sự thành lập nội bào tử là một tiến trình phức tạp, cần phải trải qua nhiều giai
đoạn, cần khoảng 10 giờ ở loài Bacillus megaterium (Willey et al., 2011) Có nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành nội bào tử như: nhiệt độ sinh trưởng, pH môi trường, điều kiện thoáng khí, nguồn carbon, nitrogen, phosphorus và nồng độ của chúng Trong đó, có hai nhân tố giữ vai trò quyết định là sự thiếu hụt dưỡng chất và mật độ quần thể (Logan and Halket, 2011)
Sự chuyển thành tế bào sinh dưỡng từ nội bào tử thường gồm 3 giai đoạn chính là: hoạt hóa, nảy mầm và tăng sinh Trong đó, nếu không có tác động hoạt hóa thì
bào tử có thể không hoạt động ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ (Willey et al., 2011)
2.3.5 Vai trò của vi khuẩn Bacillus
Các loài vi khuẩn thuộc chi Bacillus đã được thừa nhận là một trong những vi
sinh vật quan trọng hàng đầu về mặt ứng dụng, đóng vai trò to lớn trong chiến lược phòng trừ sinh học bệnh cây trồng như một sản phẩm sinh học hiệu quả, thân thiện đối với nền nông nghiệp hiện đại (McSpadden Gardener and Fravel, 2002a; Fravel, 2005; trích dẫn bởi Meng, 2014)
Vi khuẩn thuộc chi Bacillus phân bố rộng rãi trong tự nhiên và rất đa dạng, đã
và đang trở thành vi sinh vật quan trọng hàng đầu về mặt ứng dụng (Ngô Tự Thành
và ctv., 2009) Vi khuẩn thuộc chi Bacillus có tiềm năng lớn về khả năng tiết enzyme
nội bào, trong đó có nhiều enzyme có khả năng phân giải các phân tử hữu cơ, chính
Trang 22vì thế các chủng Bacillus có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau (Gupta et
al., 2002) Vi khuẩn này được đánh giá hội tụ những tính năng căn bản trong phòng
trừ sinh học và an toàn với môi trường (Silo-suh et al., 1994)
Cơ sở quan trọng nhất để việc ứng dụng vi khuẩn Bacillus trong phòng trừ
sinh học bệnh cây trồng trở nên đầy hứa hẹn là dựa trên khả năng tương tác của chúng đối với mầm bệnh thông qua nhiều cơ chế đa dạng và hiệu quả như:
+ Kích thích cây trồng tăng trưởng
Nhiều loài vi khuẩn thuộc chi Bacillus có khả năng sản xuất chất chuyển hoá
thứ cấp như: chất kháng sinh, hợp chất bay hơi hoặc không bay hơi và enzymes thuỷ
phân Một vài chất kháng sinh được sản xuất bởi vi khuẩn Bacillus spp như
bacillomycin, mycobacillin, iturin A, surfactin, mycosubtilin (Lemesa, 2006)
2.3.6 Một số nghiên cứu về ứng dụng vi khuẩn Bacillus trong phòng trừ sinh học
Nhiều sản phẩm thương mại có nguồn gốc từ các chủng B amyloliquefaciens GB99, B amyloliquefaciens FZB42, B subtilis GB03, B subtilis FZB24, B cereus BP01, B pumilus GB34, B licheniformis, B megaterium như Bio Yield, Rhizo Vital
42, Companion, Taegro, Mepplus, Yield Shield, Eco Guard đã được sản xuất ở nhiều quốc gia trên thế giới với ưu điểm là thời gian tồn trữ kéo dài, khả năng tác động theo
nhiều hướng khác nhau trong kích thích sinh trưởng cây trồng (Cawoy et al., 2011)
và phòng trừ nhiều loại bệnh do nấm, vi khuẩn và tuyến trùng gây hại phổ biến trên
rất nhiều loại cây trồng quan trọng (Cawoy et al., 2011; Meng, 2014)
Theo Ruangwong et al (2012), bệnh thán thư trên cây mận khi được xử lý nấm C gloeosporioides ở mật số 105 bào tử/ml bằng chủng B subtilis LB5 ở mật số
108 cfu/ml với tỷ lệ 1:1 đã làm ức chế hoàn toàn sự nảy mầm và hạn chế chiều dài
ống mầm của bào tử nấm C gloeosporioides cả trên bề mặt trái (in vivo) cũng như ở môi trường nước lọc và dịch trích trái trên lam kính (in vitro) sau 12 giờ thí nghiệm
và hợp chất kháng sinh được xác định là iturin A2
Theo Senghor et al., (2007) cũng ghi nhận chủng Bacillus subtilis LB5 có khả năng ức chế rất hiệu quả sự nảy mầm của bào tử nấm C gloeosporioides gây bệnh
thán thư trên xoài trong điều kiện phòng thí nghiệm
Trang 23Lê Thị Kim Ngữ (2005) ghi nhận hai chủng vi khuẩn Burkhoderia cepacia TG17 và Bacillus sp TG19 có khả năng đối kháng với 112 chủng Colletotrichum
spp gây bệnh thán thư trên các loại cây như dưa leo, ớt, cà chua, xoài và sầu riêng Nhưng khi so sánh hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn này thì chủng vi khuẩn
Bacillus sp TG 19 có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum spp cao hơn Burkhoderia cepacia TG17
Các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn B amyloliquefaciens có khả năng kiểm soát bệnh thán thư trên trái ớt do nấm Colletotrichum spp gây ra ở biện
pháp xử lý phun vi khuẩn trước và kết hợp phun vi khuẩn trước sau khi được xử lý một lần khi chủng bệnh Ngoài ra, chế phẩm còn có khả năng kích thích tăng trưởng cây ớt cũng như tăng trọng lượng thân rễ và năng suất trái ớt (Huỳnh Thanh Toàn, 2014)
Theo Tô Hoàng Kim Yến (2008) khi khảo sát khả năng đối kháng của một số
chủng vi khuẩn Bacillus spp với nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên ớt
ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy cả 18 chủng vi khuẩn Bacillus đều có khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty của 4 chủng nấm Colletotrichum ST3b, VL3.1,
VL3a và CT8
2.4 Đặc điểm các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm
2.4.1 Score 250EC
Hoạt chất: Difenoconazole
Công thức cấu tạo:
Công thức phân tử: C19H17Cl2N3O3
Tên hóa học: Cis trans-3-chloro-4- [4-methyl-2- (1H-1,2,4-triazole-1-ylmethyl
-1,3-dioxolan-2-2-yl] phenyl 4-chlorophenyl ether)
Phân tử lượng: 406,3
Difenoconazole
Trang 24Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể trắng, tan trong acetone, toluene,
ethylic Điểm cháy >63oC Nhóm độc III, LD50 qua miệng 1453 mg/kg., LD50 qua da
2010 mg/kg, tương đối độc với cá, ít độc với ong, thời gian cách ly 7 ngày
Tác động và công dụng: Thuốc có tính nội hấp, xâm nhập nhanh vào cây, vận
chuyển hướng ngọn, hiệu quả phòng trừ bệnh kéo dài, khá an toàn cho cây trồng, chống lại nhiều loại bệnh như thán thư xoài; phấn trắng, sương mai hại bắp cải; đốm đen, thán thư, rỉ sắt hại rau màu (Trần Văn Hai, 2005) Hoạt chất Difenoconazole làm
ức chế quá trình sinh tổng hợp ergosterol ngăn cản sự hình thành đĩa áp cũng như sự sinh trưởng và phát triển của sợi nấm (Nguyễn Trần Oánh và ctv., 2007)
2.4.2 Nativo 750WG
Hoạt chất: Trifloxystrobin 250g/kg và Terbuconazole 500g/kg
Trifloxystrobin
Công thức cấu tạo:
Công thức phân tử: C20H19F3N2O4
Tên hóa học: Methyl
(E)-methoxyiminino-{(E)-α-[1-α,α,α-trifluoro-m-tolyl)ethylideneaminooxy]-o-tolyl}acetate
Phân tử lượng: 408,4
Tính chất: Thuốc dạng tinh thể không màu, tan ít trong nước 0,61 mg/l (25oC)
và tan 36 mg/l (pH =5), tna nhiều trong dung môi hữu cơ như acetone, methanol, hexane, toluene, nóng chảy ở 72,9oC, nhóm độc IV, LD50 qua miệng > 5g/kg, LD50 qua da >2g/kg (Phạm Văn Biên, 2000)
n- Terbuconazole
Trifloxystrobin
Trang 25Công thức cấu tạo:
Tên hóa học:
Cơ chế tác động và công dụng: Thuốc trừ nấm có tác dụng nội hấp, phổ tác
dụng rộng, có hiệu quả với nhiều loại nấm như: Erysiphe, Puccinia, Rhizoctonia,…phòng trị bệnh đốm lá, gỉ sắt trên đậu, bệnh mốc xám, phấn trắng trên nho, bệnh thối quả trên cây ăn trái (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012)
Terbuconazole
Trang 26CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP 3.1 Phương tiện
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018
Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh
học - Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
3.1.2 Phương tiện thí nghiệm
3.1.2.1 Vật liệu thí nghiệm
Nguồn nấm Colletotrichum spp.: mẫu bệnh thán thư trên lá xoài được thu thập
tại 3 tỉnh: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang Sau đó được phân lập tại phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học - Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
Nguồn vi khuẩn Bacillus spp: 30 chủng vi khuẩn được cung cấp từ phòng thí
nghiệm Phòng trừ Sinh học - Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh
học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ (Các chủng Bacillus spp cho thấy khả
năng đối kháng tốt với nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên xoài của
Nguyễn Văn Việt, 2016 và bệnh thán thư trên ớt của Huỳnh Bé Thuận, 2016)
Một số loại thuốc hóa học được sử dụng trong thí nghiệm (Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Một số loại thuốc hóa học, hoạt chất và liều lượng sử dụng
Tên thuốc Hoạt chất Liều chỉ định Liều sử dụng
Nativo 750WG Trifloxystrobin 250g/kg;
Tebuconazole 500g/kg 30g/100L 0,03g/100ml Score 250EC Difenoconazole 250 g/l 16 ml/16L 20 µl/20 ml
Nguồn xoài: xoài cát Chu được mua tại siêu thị Lotte Cần Thơ, chọn những trái xoài trưởng thành, không vết thương, không sâu bệnh, kích thước trái đồng đều (trọng lượng 0,2-0,4 kg)
Môi trường được sử dụng trong thí nghiệm:
Môi trường PDA (Atlas, 2010)
Trang 27pH 6,5 – 6,8 Nước cất vừa đủ 1000 ml
Môi trường King ’ B agar (Atlas, 2010)
Trang 283.2 Phương pháp
3.2.1 Thu mẫu, phân lập và xác định tác nhân nấm Colletotrichum spp gây bệnh
thán thư trên xoài
tiếp theo
Vật liệu: mẫu bệnh thán thư trên lá xoài được thu 1 mẫu / vườn xoài, 2 vườn
xoài / xã Trong đó gồm có:Hòa Hưng - Cái Bè - Tiền Giang, Mỹ Xương - Cao Lãnh
- Đồng Tháp, Quới An - Vũng Liêm - Vĩnh Long
Đặt mẫu lên đĩa petri chứa 10 ml môi trường Water Agar, để đĩa ở nhiệt độ phòng
Kiểm tra đĩa cấy hằng ngày, khi các tản nấm phát triển từ những mẫu cấy thì tiến hành tách ròng sang môi trường PDA Cuối cùng, cấy truyền đỉnh sợi nấm vào ống nghiệm chứa môi trường PDA để mặt nghiêng và trữ nguồn ở 40 C
Xác định tác nhân gây bệnh
Quan sát đặc điểm hình thái khuẩn lạc, đặc điểm bào tử, đĩa áp của các chủng
nấm Colletotrichum spp
Chủng bệnh nhân tạo để quan sát triệu chứng điển hình của bệnh:
Nguồn nấm đã phân lập, được nuôi trên đĩa petri chứa môi trường PDA (12 giờ sáng xen kẽ 12 giờ tối) ở điều kiện nhiệt độ phòng trong khoảng 10 ngày để nấm tạo bào tử Tiến hành thu huyền phù bào tử nấm bằng cách cho 5 ml nước cất thanh trùng vào đĩa nấm, dùng lam cạo lấy bề mặt khuẩn lạc nấm, thu được dung dịch huyền phù chứa bào tử nấm, dùng lam đếm hồng cầu để xác định mật số và pha loãng huyền phù nấm về mật số 106 bào tử/ml
Khử trùng bề mặt trái xoài Cát Chu bằng Ca(OCl)2 1% trong 3 phút, tiếp tục rửa lại 1 lần bằng cồn 700 trong 30 giây, sau đó rửa qua nước cất vô trùng 4 lần, rồi thấm khô bằng giấy thấm vô trùng Dùng bó kim (5 cây) đã thanh trùng để tạo vết thương với 2 điểm/ trái Dùng micropipette hút lấy 20 µl huyền phù bào tử nấm đã chuẩn bị rồi nhỏ lên vị trí đã tạo vết thương Mẫu trái sau khi lây bệnh nhân tạo được cho vào túi nylon có đặt sẵn bông gòn chứa 5 ml nước cất thanh trùng giữ ẩm và để
ở điều kiện nhiệt độ 250C (Awa et al., 2012).
Trang 293.2.2 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng gây bệnh thán thư trên trái xoài của các
chủng nấm Colletotrichum sp
Mục đích: khảo sát khả năng gây hại trên xoài của các chủng nấm
Colletotrichum spp đã phân lập được qua đó xác định chủng nấm gây hại nặng nhất
để sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp
lại cho mỗi nghiệm thức, số nghiệm thức là số chủng nấm phân lập được
Chuẩn bị thí nghiệm:
Chuẩn bị trái xoài: chọn những trái xoài cát Chu trưởng thành, không vết thương, không sâu bệnh, kích thước trái đồng đều (trọng lượng 0,2-0,4 kg)
Chuẩn bị nguồn nấm: các chủng nấm Colletotrichum spp đã phân lập được
nuôi trên đĩa petri chứa 10 ml môi trường PDA (12 giờ sáng xen kẽ 12 giờ tối) ở điều kiện nhiệt độ phòng trong khoảng 10 - 14 ngày để nấm tạo bào tử Tiến hành thu huyền phù bào tử nấm bằng cách cho 5 ml nước cất thanh trùng vào đĩa nấm, dùng lam cạo lấy bề mặt khuẩn lạc nấm, thu được dung dịch huyền phù chứa bào tử nấm, dùng lam đếm hồng cầu để xác định mật số và pha loãng huyền phù nấm về mật số
106 bào tử/ml
Cách tiến hành thí nghiệm:
Trái xoài được khử trùng bề mặt bằng Ca(OCl)2 1% trong 3 phút, tiếp tục rửa lại 1 lần bằng cồn 700 trong 30 giây, sau đó rửa qua nước cất vô trùng 4 lần, rồi thấm khô bằng giấy thấm vô trùng Dùng bó kim (5 cây) đã thanh trùng để tạo vết thương với 4 điểm/ trái Dùng micropipette hút lấy 20 µl huyền phù bào tử nấm đã chuẩn bị rồi nhỏ lên vị trí đã tạo vết thương Mẫu trái sau khi lây bệnh nhân tạo được cho vào túi nylon có đặt sẵn bông gòn chứa 5 ml nước cất thanh trùng để giữ ẩm và để ở điều kiện nhiệt độ 250C (Awa et al., 2012)
Chỉ tiêu theo dõi:
Đo đường kính lớn nhất (chiều dài) và đường kính nhỏ nhất (chiều rộng) của vết bệnh trên trái ở thời điểm 3, 5 và 7 ngày sau khi lây bệnh (NSKLB)
3.2.3 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn
Bacillus spp đối với chủng nấm Colletotrichum sp trong điều kiện phòng thí
nghiệm
3.2.3.1 Thí nghiệm 2.1: Đánh giá sơ khởi khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn
Bacillus spp đối với chủng nấm Colletotrichum sp trong điều kiện phòng thí nghiệm
Mục đích: chọn được các chủng vi khuẩn Bacillus spp có khả năng đối kháng
tốt đối với chủng nấm Colletotrichum sp để sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo
Trang 30Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố trên
đĩa petri chứa 10 ml môi trường PDAP với 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, số
nghiệm thức là 30 chủng vi khuẩn Bacillus spp
Chuẩn bị thí nghiệm:
Chuẩn bị nguồn nấm: chủng nấm Colletotrichum sp gây bệnh nặng nhất (chọn
từ Thí nghiệm 1) được nuôi 14 ngày trên đĩa petri chứa môi trường PDA
Chuẩn bị nguồn vi khuẩn: các chủng vi khuẩn được nuôi trên đĩa petri chứa
10 ml môi trường King’s B đặc trong 48h Sau đó được cấy qua ống nghiệm chứa 10
ml môi trường King’s B lỏng và đặt trên máy lắc ngang (180 vòng/phút) trong 48 giờ
để nhân mật số (mật số 108 tế bào / ml)
Cách tiến hành thí nghiệm: Dựa theo phương pháp của Landa et al., (1997)
Dùng dụng cụ đục lỗ đường kính 5 mm, đục lấy khoanh khuẩn ty nấm từ đĩa nguồn chuyển vào giữa đĩa petri chứa 10 ml môi trường PDAP (trước 1 ngày đặt vi khuẩn đối kháng)
Đĩa petri chứa 10 ml môi trường PDAP, được đánh dấu 5 điểm, một điểm ở tâm đĩa petri, 4 điểm xung quanh, mỗi điểm cách tâm 3 cm Mỗi đĩa đặt 3 nghiệm thức vi khuẩn và 1 nghiệm thức đối chứng
Cho các khoanh giấy thấm vô trùng đường kính ∅ = 5 mm vào ngâm trong dung dịch huyền phù vi khuẩn có mật số 107 cfu/ml
Đặt khoanh giấy thấm: dùng kẹp vô trùng gắp các khoanh giấy thấm giữ trên thành ống nghiệm để ráo nước Đặt 3 khoanh giấy thấm (mỗi khoanh giấy thấm tương ứng với một chủng vi khuẩn đối kháng) vào 3 điểm đã được đánh dấu và một khoanh giấy thấm đối chứng đã được nhúng nước cất thanh trùng ở điểm còn lại
Các đĩa petri sau đó được đặt trong tủ định ôn nhiệt độ 30 0C
Trang 31Chỉ tiêu theo dõi:
Theo dõi, đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp với chủng nấm Colletotrichum sp bằng cách đo bán kính vô khuẩn cũng như tính
hiệu suất đối kháng ở các thời điểm 3, 5, 7 và 9 ngày sau thí nghiệm (NSTN)
Hiệu suất đối kháng được tính theo công thức của: Noveriza and Quimio,
2004
HSĐK (%) = [(BKKL đc – BKKL vk ) / BKKL đc ] x 100
Trong đó:
HSĐK (%): hiệu suất đối kháng
BKKLđc: bán kính khuẩn lạc của nấm phát triển về phía đối chứng (mm) BKKLvk: bán kính khuẩn lạc của nấm phát triển về phía vi khuẩn (mm)
Bảng 3.2 Hiệu suất đối kháng được đánh giá theo thang đánh giá của Soytong (1988) (trích dẫn bởi R Noveriza and Quimio, 2004)
Ký hiệu Đánh giá R (mm) I (%)
++ Đối kháng trung bình in vitro > 3 – 9 51 – 60 +++ Đối kháng mạnh in vitro > 9 – 18 61 – 75 ++++ Đối kháng rất mạnh in vitro > 18 > 75
C Ức chế qua tiếp xúc (không vùng ức chế, nhưng
C* Ức chế qua tiếp xúc mạnh (chết khuẩn ty rõ) 0 -
3.2.3.2 Thí nghiệm 2.2: Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp và một số loại thuốc hóa học đối với chủng nấm Colletotrichum sp trong điều kiện phòng thí nghiệm
Mục đích: khảo sát lại khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus
spp và chọn ra thuốc hóa học có khả năng ức chế tốt đối với chủng Colletotrichum
sp để sử dụng cho thí nghiệm đánh giá khả năng phòng trị bệnh thán thư trên xoài
do chủng Colletotrichum sp gây ra trong điều kiện in vivo
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố trên
đĩa petri chứa 10 ml môi trường PDAP với 4 lần lặp lại cho một nghiệm thức, mỗi chủng vi khuẩn hoặc thuốc hóa học được xem như một nghiệm thức
Chuẩn bị thí nghiệm:
Chuẩn bị nguồn nấm: chủng nấm Colletotrichum sp gây bệnh nặng nhất (chọn
từ Thí nghiệm 1) được nuôi 14 ngày trên đĩa petri chứa môi trường PDA
Trang 32 Chuẩn bị nguồn vi khuẩn: các chủng vi khuẩn (tuyển chọn từ Thí nghiệm 2.1) được nuôi trên đĩa petri chứa 10 ml môi trường King’s B đặc trong 48 giờ Sau đó được cấy qua ống nghiệm chứa 10 ml môi trường King’s B lỏng và đặt trên máy lắc ngang (180 vòng/phút) trong 48 giờ để nhân mật số (mật số 108 tế bào / ml)
Chuẩn bị nguồn thuốc hóa học: pha theo liều sử dụng trong Bảng 3.1
Cách tiến hành thí nghiệm:
Dùng dụng cụ đục lỗ đường kính 5 mm, đục lấy khoanh khuẩn ty nấm từ đĩa nguồn chuyển vào giữa đĩa petri chứa 10 ml môi trường PDAP (trước 1 ngày đặt vi khuẩn đối kháng và thuốc hóa học)
Đặt vào đĩa 2 khoanh giấy thấm đường kính 5 mm cách thành đĩa 1,5 cm và đối xứng nhau qua khoanh nấm, trong đó một khoanh được tẩm một chủng huyền phù vi khuẩn hoặc thuốc hóa học và khoanh còn lại thấm nước cất vô trùng (đối chứng âm)
Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm chính thức trên đĩa petri
Chỉ tiêu theo dõi:
Theo dõi, đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn Bacillus spp
và thuốc hóa học đối với chủng nấm Colletotrichum sp bằng cách đo bán kính vô
khuẩn cũng như tính hiệu suất đối kháng ở các thời điểm 3, 5, 7 và 9 ngày sau thí nghiệm
3.2.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng phòng trị của các chủng vi khuẩn Bacillus spp đối với chủng nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư trên trái xoài trong điều kiện in vivo
Mục đích: đánh giá được khả năng phòng trị của các chủng vi khuẩn Bacillus
spp cũng như tìm ra biện pháp xử lý vi khuẩn mang lại hiệu quả tốt nhất đối với việc
hạn chế bệnh thán thư trên xoài do nấm Colletotrichum sp gây ra
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 2 nhân tố,
Trang 33(1) nhân tố A là sử dụng 3 chủng vi khuẩn Bacillus spp có khả năng đối kháng cao với chủng nấm Colletotrichum sp (từ Thí nghiệm 2.2)
Nghiệm thức đối chứng dương sử dụng thuốc hóa học Nativo 750WG (nồng
độ 0,3‰ chọn từ Thí nghiệm 2.2), nghiệm thức đối chứng âm phun nước cất thanh trùng
(2) nhân tố B là 3 thời điểm phun vi khuẩn Bacillus spp (phun 1 ngày trước
khi lây bệnh (NTKLB), phun 1 ngày sau khi lây bệnh (NSKLB), kết hợp phun 1 NTKLB + 1 NSKLB)
Chuẩn bị thí nghiệm
Chủng vi khuẩn Bacillus spp được nuôi trên đĩa petri chứa 10 ml môi trường
King’s B đặc trong 48 giờ Sau đó được cấy qua ống nghiệm chứa 10 ml môi trường King’s B lỏng và đặt trên máy lắc ngang (180 vòng/phút) trong 48 giờ để tạo mật số Dùng lam đếm hồng cầu để xác định mật số vi khuẩn và điều chỉnh về 108 tế bào/ml
Chủng nấm Colletotrichum sp được nuôi trên đĩa petri chứa 10 ml môi trường
PDA (12 giờ sáng xen kẽ 12 giờ tối) ở nhiệt độ phòng trong 10 - 14 ngày, cho nấm tạo bào tử Tiến hành thu huyền phù bào tử nấm bằng cách cho 10 ml nước cất thanh trùng vào đĩa nấm, dùng lam cạo lấy bề mặt khuẩn lạc nấm, thu được dung dịch huyền phù chứa bào tử nấm, dùng lam đếm hồng cầu để xác định mật số và pha loãng huyền phù nấm về mật số 106 bào tử/ml
Nguồn xoài: chọn những trái xoài cát Chu trưởng thành, không vết thương, không sâu bệnh, kích thước trái đồng đều (trọng lượng 0,2-0,4 kg)
Thuốc hóa học Nativo 750WG pha theo liều sử dụng trong Bảng 3.1
Cách tiến hành thí nghiệm
Lây bệnh nhân tạo: trái xoài được khử trùng bề mặt bằng Ca(OCl)2 1% trong
3 phút, tiếp tục rửa lại 1 lần bằng cồn 700 trong 30 giây, sau đó rửa qua nước cất vô trùng 4 lần, rồi thấm khô bằng giấy thấm vô trùng Trái được khử trùng sau đó được chiếu UV trong tủ cấy 1 giờ Trái được tạo vết thương bằng bó kim (5 cây) đã thanh trùng với 4 điểm/ trái Dùng micropipette hút lấy 20 µl huyền phù bào tử nấm đã chuẩn bị rồi nhỏ lên vị trí đã tạo vết thương Mẫu trái sau khi lây bệnh nhân tạo được cho vào túi nylon có đặt sẵn bông gòn chứa 5 ml nước cất thanh trùng để giữ ẩm và đặt ở điều kiện nhiệt độ 250C (Awa et al., 2012)
Biện pháp phun vi khuẩn: phun ướt đều 5 ml huyền phù vi khuẩn lên bề mặt trái vào 1 NTKLB, 1 NSKLB và kết hợp phun 1 NTKLB + 1 NSKLB Biện pháp phun thuốc: phun ướt đều 5 ml thuốc hóa học Nativo 750WG lên bề mặt trái vào 1 ngày sau khi lây bệnh
Trang 34Hình 3.3 Vị trí tạo vết thương trên trái Chỉ tiêu ghi nhận
Đo đường kính phát triển của vết bệnh vào các thời điểm 5, 7 và 9 ngày sau khi lây bệnh
Đánh giá hiệu quả giảm bệnh (HQGB) theo công thức:
HQGB (%) = [(ĐKVB ĐC – ĐKVB NT ) / ĐKVB ĐC ] * 100
Trong đó:
HQGB (%) là hiệu quả giảm bệnh
ĐKVBĐC là đường kính vết bệnh nghiệm thức đối chứng âm (mm)
ĐKVBNT là đường kính vết bệnh nghiệm thức vi khuẩn hoặc thuốc (mm)
3.3 Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu thô và dùng phần mềm MSTATC để phân tích thống kê
Trang 35CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả thu mẫu, phân lập và đánh giá tính độc của nấm Colletotrichum spp
gây bệnh thán thư trên xoài
Thu thập và phân lập được 6 chủng nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán
thư trên xoài (giống xoài cát Chu), trong đó có 2 chủng ở Tiền Giang, 2 chủng ở Đồng Tháp và 2 chủng ở Vĩnh Long (Bảng 4.1)
Bảng 4.1 Các chủng nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên xoài thu thập từ
Tiền Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long
STT Chủng nấm Điạ điểm thu mẫu
Quá trình thu mẫu bệnh thán thư khi cây đang ra lá non nên chủ yếu bệnh tập trung ở lá, có cả lá non và lá già Trên lá non, đầu tiên có những đốm nhỏ như mũi kim có màu nâu sẫm đến nâu đen, về sau vết bệnh phát triển liên kết với nhau thành từng mảng và lan rộng ra Ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và có những lỗ thủng làm lá non không phát triển, đôi khi bị biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của cây hoặc rụng đi (Hình 4.1)
Hình 4.1 Triệu chứng bệnh thán thư trên lá xoài ở điều kiện ngoài vườn
Trang 36Sau khi phân lập, quan sát sự phát triển của các chủng Colletotrichum spp
trên môi trường PDA, nhận thấy có sự tương đồng về các đặc điểm hình thái và tốc
độ phát triển khuẩn lạc Phần lớn khuẩn lạc có màu trắng VL2), hồng xám
(Col-VL1), xám nhạt (Col-ĐT1) , xám cam (Col-ĐT2, Col-TG1, Col-TG2) Tất cả các chủng
nấm đều có sự phân tầng theo vòng đồng tâm trong điều kiện chiếu đèn 12 giờ sáng xem kẽ 12 giờ tối
Hình 4.2 Khuẩn lạc của chủng nấm sau 14 ngày nuôi cấy
Khi được đặt trong điều kiện chiếu sáng tối xen kẽ (12 giờ sáng xen kẽ 12 giờ tối) rồi quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy các chủng nấm có khả năng hình thành bào tử rất tốt, đa số đều có bào tử dạng hình trụ với một đầu hẹp và một đầu cùn lại hoặc cả hai đầu đều cùn lại
Tiến hành quan sát đĩa áp của các chủng nấm Colletotrichum spp bằng cách
nuôi cấy lam Ghi nhận tất cả các chủng đều hình thành đĩa áp, chứng tỏ những mẫu phân lập đều có khả năng xâm nhiễm vào kí chủ Đĩa áp hình thành từ sợi nấm trên môi trường PDA ở nhiệt độ 250C, ẩm độ 100% Màu sắc đĩa áp từ nâu nhạt đến nâu sậm và có dạng hình trứng, chùy và xẻ thùy Các đĩa áp có thể hình thành ở giữa sợi nấm và tập trung thành từng cụm (Hình 4.3) Điều này cũng phù hợp với khóa phân
loại chi nấm Colletotrichum của Sutton (1980), Barnett and Hunter (1998)
Trang 37Hình 4.3 Bào tử (A,B) và đĩa áp (C,D) của nấm Col-VL1 và Col-TG2
4.2 Khả năng gây bệnh thán thư trên trái xoài của các chủng nấm Colletotrichum
spp
Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% về đường kính vết bệnh ở các nghiệm thức qua từng thời điểm khảo sát
Ở thời điểm 3 NSKLB, do được lây bệnh thông qua việc tạo vết thương với
áp lực nguồn bệnh cao và điều kiện môi trường phù hợp về nhiệt độ, ẩm độ nên quá
trình xâm nhiễm và gây bệnh của nấm Colletotrichum đã trở nên dễ dàng hơn dẫn
đến triệu chứng bệnh trên bề mặt trái tại những vị trí lây bệnh nhân tạo ở từng nghiệm thức bắt đầu biểu hiện rõ rệt thông qua sự hình thành các vết bệnh điển hình với
đường kính khác nhau Ở nghiệm thức lây bệnh với chủng Col-VL1 đã tạo ra đường
kính vết bệnh lớn nhất (6,93 mm), khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức ĐT1, Col-ĐT2 và Col-VL2 nhưng không khác biệt so với chủng Col-TG1(5,75 mm) và Col-TG2 (6,00 mm) Việc định vị và xâm nhiễm thành công vào mô ký chủ phụ thuộc vào khả năng nấm bệnh vượt qua cơ chế phòng thủ của chính ký chủ đó, nhất là sự
Col-có mặt của các chất ức chế nấm bệnh trên bề mặt trái (Wharton and Uribeondo, 2004)
Diéguez-Đến thời điểm 5 NSKLB, đường kính vết bệnh ở các nghiệm thức đều gia tăng
ở từng mức độ khác nhau phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của từng chủng nấm Ở
nghiệm thức lây bệnh bằng chủng Col-TG2, đường kính vết bệnh phát triển lớn (14,25
Trang 38mm), khác biệt có ý nghĩa với tất cả các chủng còn lại Có thể thấy ở thời điểm này tốc độ phát triển của nấm bệnh khá nhanh
Tại thời điểm 7 NSKLB, sự tích lũy và gia tăng sinh khối nấm bệnh để thực hiện tiến trình hấp thu dinh dưỡng đã trở nên mạnh mẽ hơn và cùng với những yếu
tố thuận lợi khác hỗ trợ cho sự phát triển của bệnh, nhất là quá trình chín của trái tăng lên đã làm giảm nồng độ các chất ức chế, làm tăng nồng độ ethylene cũng như các chất nền dinh dưỡng thích hợp khác (Wharton and Diéguez-Uribeondo, 2004) Qua
đó, đã tạo ra triệu chứng bệnh điển hình hơn với đường kính vết bệnh gia tăng hơn
Nghiệm thức lây bệnh bằng chủng Col-TG2, vẫn thể hiện đường kính vết bệnh lớn
(18,13 mm) và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại Những nghiệm
thức được lây bệnh bằng các chủng Col-VL1 (15,35 mm), Col-ĐT1 (15,38 mm), cũng
có đường kính vết bệnh tương đối lớn, nhưng không khác biệt ý nghĩa so với nhau
Bảng 4.2 Đường kính vết bệnh (mm) thán thư trên trái xoài do các chủng nấm
Colletotrichum spp gây ra qua các thời điểm khảo sát
Nghiệm thức Đường kính vết bệnh (mm) qua các thời điểm khảo sát
Ghi chú: NSKLB: Ngày sau khi lây bệnh
Trong cùng một cột, các số trung bình nghiệm thức được theo sau bởi một (các) chữ giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử Duncan
**: Khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%
Qua đây có thể thấy rằng, các chủng nấm có độc tính mạnh hơn, khả năng thích ứng tốt hơn sẽ thể hiện mức độ xâm nhiễm cao và tạo ra triệu chứng bệnh rõ rệt hơn Độc tố do nấm bệnh tiết ra có tương quan trực tiếp với khả năng gây bệnh cũng như tạo ra mức độ nhiễm bệnh trên ký chủ Sau khi xâm nhiễm thành công vào ký chủ, chính độc tố này sẽ giết chết tế bào nhằm giải phóng dinh dưỡng cần cho tác nhân gây bệnh, ngăn cản tế bào thực hiện các phản ứng phòng thủ, qua đó tạo ra triệu chứng đặc trưng của bệnh (Hà Viết Cường, 2011)
Từ kết quả về đường kính vết bệnh ở các thời điểm khảo sát có thể kết luận
rằng chủng nấm Col-TG2 đã cho thấy mức độ gây bệnh cao nhất trong số các chủng nấm thí nghiệm Do đó, chủng Col-TG2 sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp
theo