sáng kiến kinh nghiệm văn học

13 580 8
sáng kiến kinh nghiệm văn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : Trường Trung học cơ sở Long Thọ Mã số : SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GÂY H NG THÚ Ứ TRONG GI H C NG V NỜ Ọ Ữ Ă Người thực hiện: NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lí giáo dục :. . . . . . . . . . . . . . . . . o Phương pháp dạy học bộ môn :. . . . . . . o Phương pháp giáo dục :. . . . . . . . . . . . . o Lĩnh vực khác :. . . . . . . . . . . . o Có đính kèm : o Mô hình o Phần mềm o Phim ảnh o Hiện vật khác Năm học : 2007 - 2008 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT 2. Ngày, tháng, năm sinh : 10- 04- 1965 3. Nam, nữ : Nữ 4. Địa chỉ : Ấp 2 – Xã Long Thọ - Huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai. 5. Điện thoại : Cơ quan : 0613849037 - Nhà riêng : 0613215382 6. Fax : Email : 7. Chức vụ : Giáo viên môn Ngữ văn 8. Đơn vị công tác : Trường Trung học cơ sở Long Thọ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị : ( hoặc trình độ nghiệp vụ) cao nhất : Bằng đại học sư phạm - Năm nhận bằng : 2005 - Chuyên ngành đào tạo : Cử nhân Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy Ngữ văn THCS . - Số năm có kinh nghiệm : 23 năm - Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây : * Năm 2003 + Vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường THCS * Năm 2004 + Một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học văn ở bậc THCS * Năm 2005 + Phương pháp làm bài văn thuyết minh lớp 8 THCS * Năm 2006 + Xử lý quy trình dạy học nêu vấn đề trong văn bản Ngữ văn 9 * Năm 2007 + Phương pháp dạy văn tự sự ở bậc THCS 1 SÁNG KIẾN KINH NGIỆM GÂY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đang được đề cập và bàn luận sôi nổi. Định hướng phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Để đạt được mục đích hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học môn ngữ văn cũng như các môn học khác là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, bản thân người giáo viên phải tự tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh . Đó là động cơ khiến người thầy tâm huyết phải tích cực tìm tòi những phương pháp tối ưu trong môn ngữ văn nói riêng và các môn học nói chung. Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học ngữ văn? Làm thế nào để phát huy trí lực sáng tạo của học sinh trong giờ ngữ văn? Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu truyền đạt khối lượng khổng lồ của tri thức và bên kia là số lượng thời gian thực học của học sinh ngày càng ít đi do sự chi phối bởi nhiều nhu cầu của cuộc sống hiện đại? Phương pháp mới, sách giáo khoa mới ra đời đã bước đầu giải quyết được mâu thuẫn đó khi chú ý đến việc tự học của học sinh tức là thông qua tri thức học mà dạy cho các em có thể tự học giúp các em tiếp thu được nhiều hơn, nhớ lâu hơn. Cách học mới nầy sẽ tránh được sự nhàm chán, đơn điệu, tránh được sự quay cóp, làm bài thiếu sự sáng tạo, cảm xúc khô cứng, gượng gạo trong tâm hồn các em. Từ lý do trên, người giáo viên muốn dạy văn hay và học sinh học văn được tốt thì người dạy và người học phải có những nổ lực nhất định để phát huy khả năng của chính mình. Với tư cách là một giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn trong thời gian qua, tôi luôn trăn trở về phương pháp tích cực nhằm gây hứng thú cho học sinh để các em yêu thích, say mê với môn học. II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1/Thuận lợi: - Bản thân giáo viên được học tập đầy đủ các khóa tập huấn thay sách do Sở giáo dục tổ chức, vá tham dự các chuyên đề của Huyện nhà. - Nắm nội dung chương trình sách giáo khoa từ lớp 6  lớp 9 - Tìm đọc những loại sách tham khảo, tài liệu tham khảo, xây dựng mô hình tiết dạy, thiết kế bài giảng, giáo án mẫu, nghiên cứu băng hình mẫu. - Dự giờ đồng nghiệp trong các tiết Hội giảng trường tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy. 2 2/Khó khăn: - Bước đầu còn gặp khó khăn khi chương trình sách giáo khoa mới, vận dụng phương pháp tích hợp và gây hứng thú học tập cho học sinh có những hạn chế nhất định - Giáo viên mất nhiều thời gian đầu tư cho tiết dạy. - Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm ít quan tâm đến việc học của con em , ảnh hưởng chất lượng học tập của học sinh. 3/ Số liệu thống kê: Lớp Số HS Nữ Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Ts % Ts % Ts % Ts % Ts % 7/1 35 18 2 5,7% 5 14,3% 14 40 % 10 28,6% 4 11,4% 7/2 37 17 1 2,7% 6 16,2% 12 32,4% 13 35,1% 5 13,5% 7/3 36 16 0 0 5 13,9% 13 36,1% 13 36,1% 5 13,8% Cộng 108 51 3 2,8% 16 14,8% 39 36,1% 36 33,3% 14 12,9% III/NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1/ Cơ sở lý luận: Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì hiệu quả trong việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ dạy ngữ văn nói lên trình độ giáo dục văn học của nhà trường nói chung và của từng giáo viên. Văn học dễ làm say mê người học nếu người dạy tạo được sự hứng thú tự thân nơi người học. Người học văn cảm thụ được cái hay , cái đẹp trong từ ngữ, bố cục, vần điệu .khi có được sự hứng thú tìm hiểu và đưa đến cảm xúc. Cái khó của người dạy là làm thế nào truyền được cảm xúc của tác giả đến với người học. Trong nhà trường phổ thông đối tượng học sinh do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thích tìm hiểu và sáng tạo nhưng chưa có phương pháp đúng để cảm thụ văn học, chưa hiểu rõ cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong từng câu thơ, câu văn, chưa có cảm xúc thực sự đồng điệu với cảm xúc của tác giả .Chính những thiếu sót trên học sinh thường không thích học và đọc văn. Nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là phải tạo sự hứng thú, phải khiến cho những từ ngữ khô khan biết nhảy múa biết vẽ ra những khung cảnh lúc yên bình , lúc dữ dội, phải đi vào tâm hồn các em những tình cảm yêu, ghét, nhớ nhung, mơ mộng phải mở ra những cánh cửa từ lâu được khóa chặt bằng sinh hoạt đời thường. Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng việc lấy học sinh làm trung tâm thúc đẩy tư duy học sinh, mở cho các em hướng nghiên cứu và tự mình giải quyết những thắc mắc, những khó khăn trong việc tìm hiểu phân tích. Người giáo viên không còn giảng giải một cách say sưa khi không có phản hồi từ học sinh, các em được làm quen với những câu hỏi gợi mở, những gợi ý cho một đề tài thảo luận, các em có quyền nêu những nhận xét, những cảm nhận cá nhân về đề tài , về nhân vật, về tác giả .Từ 3 những cảm nhận đôi khi chưa chính xác, gây tranh cãi góp phần rất lớn trong việc điều chỉnh nhận thức, gây hứng thú cho các em và văn học không xa lạ không đóng khung trong tháp ngà mà thật sự gần gủi biết bao . 2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: - Vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ngữ văn đi đôi với hiệu quả và có tính giáo dục cao. Học sinh có thể có hứng thú nhưng hiệu quả giáo dục mới là mục đích mà người dạy cần đạt. Người viết xin trình bày một số phương pháp đã áp dụng khi hướng dẫn học sinh tiếp xúc với văn bản như sau: a/ Phương pháp thảo luận: Đặc trưng của phương pháp thảo luận là cho học sinh được hội thoại tự do theo nhóm , học sinh có cơ hội trình bày ý kiến , suy nghĩ của mình và được nghe ý kiến của bạn . Khi áp dụng thảo luận trong giảng dạy hàm chứa một thông điệp :”Mọi ý kiến đều được trân trọng bao gồm cả những kinh nghiệm mà các em có được “ Ở phương pháp nầy học sinh cũng cò cơ hội sử dụng các kỹ năng nhận biết bậc cao như đánh giá và tổng hợp . Phương pháp thảo luận được sử dụng trong từng bài học. b/ Phương pháp dóng vai, diễn kịch: Đóng vai rất có tác dụng trong việc phát triển “ kỹ năng giao tiếp “của học sinh .nó mang đến cho học sinh cơ hội thực tập kỹ năng .Đây cũng là một thủ pháp thâm nhập tìm hiểu Tâm tư và thái độ con người (Đóng vai ông giáo, đóng vai chị Dậu –Văn 8) c/ Phương pháp học nhóm: Ở phương pháp nầy mang lại cho học sinh cơ hội thuận lợi để làm quen với nhau.Nó cũng khơi dậy sự gắn bó với tập thể .Sau mỗi bài dạy giáo viên có thể cho học sinh luyện tập bằng phương pháp học nhóm. Mỗi nhhóm có từ 3-4 em ,Giáo viên cho thời gian chuẩn bị khoảng 5’. Sau đó mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày . Lúc nầy học sinh có cơ hội thực hành các kỹ năng trí tuệ bậc cao như: Kỹ năng sáng tạo. kỹ năng đánh giá, tổng hợp và phân tích. Hoạt động nầy không những lý thú mà còn tạo nhiều cơ hội cho các em học hỏi .Những học sinh nhút nhát thường ít phát biểu trong lớp, sẽ có môi trường tốt để động viên tham gia xây dựng bài . Ở hoạt động nầy các lỗi sai đều được giải đáp, học sinh tự sửa lỗi và dạy lẫn nhau trong bầu không khí rất thoải mái. Học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không thể làm được một mình. Ngoài ra để thực hiện phương pháp dạy học hiện đại là phải nói đến phương pháp trò chơi học tập như: Đối đáp ; đóan ô chữ; nhận biết tranh; kim tự tháp; ai nhanh hơn; trắc nghiệm vui; trò chơi đổi chỗ;mật thư;thi sắp xếp từ ngữ . @ Tác dụng lớn nhất của phương pháp tró chơi là kích thích nhu cầu học tập , nâng cao hiệu quả học tập VD1:Khi dạy văn bản”Qua đèo ngang” bà Huyện Thanh Quan (Ngữ văn 7) Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng trò chơi như sau: Giáo viên nêu tình huống: Chúng ta đang ngồi trên chiếc ô tô du lịch xuyên 4 Việt. Chuyến xe khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh, hiện nay chúng ta đang ở đâu? Mời các bạn đoán xem(Bằng cách chọn ô chữ). Câu 1: Đây là một tỉnh thuộc Bằc Trung bộ có danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003. Các em đã biết danh thắng nầy trong một văn bản nhật dụng lớp 6. Tên của tỉnh nầy có 9 chữ cái (Động Phong Nha- Quảng Bình) Câu 2: Đây là một dãy núi phân chia hai tỉnh, thuộc một nhánh của dãy Trường Sơn. Tên của nó có 8 chữ cái (Đèo Ngang) Câu 3: Đây là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ có núi Hồng Lĩnh, sông Lam nổi tiếng. Nơi đây có 10 cô thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc. Tên tỉnh có 6 chữ cái (Hà Tỉnh) - Giáo viên cho học sinh đoán hình nền (Đèo Ngang) Ở bước giới thiệu bài giáo viên đã tích hợp dọc (Khối 6-7); tích hợp liên môn (Địa lý- lịch sử).Ngay phần vào bài đã gây ấn tươịng cho học sinh về phong cảnh và vị trí địa lý lịch sử của Đèo Ngang trước khi học bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. VD2: Văn bản: “Hai cây phong” (Ai- ma- tốp) –Ngữ văn 8: Ngoài ảnh hai cây phong phóng to. Giáo viên chuẩn bị 4 tranh với 4 cảnh: 1. Cảnh bọn con trai trèo lên hai cây phong 2. Cảnh ngọn hai cây phong với khung cảnh bao la của thiên nhiên 3. Cảnh hai cây phong hiện tại 4. Cảnh hai cây phong đang được vùi xuống đất Giáo viên cho học sinh nhận diện tranh trước khi tổng kết: Yêu cầu : Học sinh sắp xếp các tranh theo thứ tự bài học. Sau đó kể chuyện theo tranh Với văn bản nầy học sinh không có tài liệu, tác phẩm nên phần tiếp cận với đoạn trích có khó khăn. Qua trò chơi giúp học sinh nắm vững kiến thức của văn bản –Giờ học sinh động hơn. VD3: Dạy bài : Từ ghép (Ngữ văn7) Trường từ vựng (Ngữ văn 8) Giáo viên dùng phương pháp trò chơi : Giải Ô chữ Ở môn Tiếng Việt trò chơi nầy được vận dụng ở bậc Tiểu học. Để trò chơi hấp dẫn hơn khi tổ chức ô chữ theo dạng khối chữ nhật phải có ô chứa từ khóa. Trò chơi nầy có tác dụng phát triển vốn từ, mở rộng nhận thức. Yêu cầu giải bài tập nầy học sinh căn cứ vào ba dữ kiện: Số ô chữ, lời gợi ý , số chữ cái nằm trong vòng từ khóa (hàng dọc có màu khác) Học sinh điền từ vào các ô trống. Kết quả: Xuất hiện từ mới ở hàng dọc khác màu là từ chỉ tên trường từ vựng , các ô hàng ngang là những từ cùng trường với trường từ vựng đó. *Trong luyện tập giáo viên cần tổ chức cho học sinh trò chơi ai nhanh hơn: Yêu cầu của trò chơi tương đối đơn giản, giáo viên cho sẵn nội dung , học sinh điền vào moô hình có sẵn: dạng sơ đồ, dạng bông hoa . Áp dụng khi dạy từ đồng nghĩa (Ngữ văn 7) 5 Giáo viên chuẩn bị sẵn nhiều cánh hoa đã ghi từ vào.Khi thực hiện bài tập giáo viên đặt một nhụy hoa lên khoảng trống của bảng (nhụy có ghi sẵn từ) hai đội lần lượt lên xếp từng cánh hoa vào nhụy sao cho các từ của cánh hoa phải là từ đồng nghĩa với từ ở nhụy hoa. -Trong hki hai đội thi đền nghị lớp cổ vũ, báo giờ chính xác. - Hết giờ đội nào nhiều hoa hơn, đúng từ thì đội đó thắng. VD4: Để phân loại kiến thức trong bài học như : Từ, danh từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ láy, điệp ngữ .Ta có thể dùng đồ dùng dạy học trong một số trò chơi như: tiếp sức, d8iền vào chỗ còn trống trong các sơ đồ khuyết, dạng trò chơi: “Trúc xanh” . tạo không khí sinh động trong giờ học. +Dạy bài :”Điệp ngữ (Ngữ văn 7) Giáo viên chuẩn bị một bảng phụ có ghi những câu thơ, câu ca dao còn chỗ bỏ trống có ghi các từ: chưa ngủ, nhớ, nhớ, con, vàng. Cảng khuya như vẽ người chưa ngũ vì lo nỗi nước nhà. Anh đi anh quê nhà Nhớ canh rau muống .cà dầm tương. Có vàng, chẳng hay phô Có , con nói trầm trồ mẹ nghe. *Tiến hành: Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi: Điền chữ còn bỏ trống trong các câu thơ và ca dao trên. Lần lươp5t mỗi đội điền một câu, đội nào không điền được đội còn lại có quyền trả lời để ghi điểm . sau khi hoàn tất trò chơi giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định dạng điệp ngữ ở các ví dụ trên. +Dạy bài:”Từ láy” (Ngữ văn 7) -Giáo viên cắt các cánh hoa có ghi các từ : Nhỏ nhẹ, lấp lánh, máu mủ, rơi rớt, đo đỏ, bồng bềnh, chùa chiền, mhè nhẹ, lênh khênh, lanh canh. -Giáo viên dán lên bảng từ láy Họcsinh thi ráp thành các bông hoa có mỗi cánh là một từ láy Sau khi trò chơi kết thúc Giáo viên gíup học sinh rút ra những chú ý phân biệt giữ từ láy và từ ghép. Bồng bềnh lấp lánh lanh canh Từ láy đo đỏ lênh khênh nhè nhẹ 6 +Dạy bài : Hoán từ (Ngữ văn 6) Giáo viên dùng trò chơi : “Đổi chỗ” Ở trò chơi nầy thực chất là dạng bài tập thay thế, lắp ghép nhưng công phu hơn. Bài tập nầy giúp học sinh làm quen với các thao tác tạo lập sản phẩm ngôn ngữ, phát triển năng lực phân tích, so sánh đối chiếu, khả năng cộng tác trong hoạt động -Giáo viên chia lớp thành hai đội : Đội A là những người sẽ chuyển nhanh chữ đã sắp xếp theo thứ tự a,b,c .sang vị trí của những thanh chữ có nghĩa tương ứng được sắp xếp theo thứ thự 1,2,3 .Ngược lại , đội B sẽ chuyển các thanh chữ có thứtự 1,2,3 .sang vị trí các thanh chữ có thứ tự a,b,c .(tức là trở về vị trí vốn có của nó trong các câu văn, câu thơ) sau khi hội ý xong , mỗi đội cử một người lên chuyển thanh chữ. Đội nào chuyển thanh chữ nhanh hơn và trả lời đúng các câu hỏi hơn sẽ thắng. -GV hỏi : sau khi thay thế từ ngữ bên phía đội B cho các từ ngữ trong những câu thơ, câu văn bên phía đội A, chúng ta thực hiện biện pháp tu từ nào? Vì sao? +Dạy bài:”Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ( Ngữ văn 9) Giáo viên có thể dùng trò chơi :Điền sơ đồ khuyết Đối với văn bản nầy, phần chủ đích của thông điệp màG.Mác- két muốn gửi tới mọi người là :”Nhiệm vụ của chúng ta là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình” Vì vậy khi dạy đến phần nầy saun khi phân tích Giáo viên chuẩn bị kẻ sơ đồ vào phim trong phát cho 4 nhóm để học sinh hoàn chỉnh sơ đồ. Nhóm nào điền nhanh , chính xác sẽ đưa lên đèn chiếu Tăng cường sức khỏe- dinh dưỡng Đảm bảo an toàn Thực hiện bình đẳng Mang thai và sinh nở Nam – nữ Nhiệm vụ Chăm sóc trẻ Tàn tật – khó khăn -Những nhiệm vụ học sinh cần điền: Chăm lo cho tất cả biết chữ. Phát triển kinh tế thế giới . Giúp trẻ tự tin và sống có trách nhiệm. +Dạy bài: “Danh từ” (Ngữ văn 6) 7 Sau khi giáo viên truyền thụ kiến thức học sinh tìm hiểu khái niệm về danh từ và các loại danh từ. để hệ thống hóa các kiến thức đã học , giáo viên dùng sơ đồ vẽ sẵn lên phim trong và cho các em điền vào các ô trống với những từ , cụm từ cho sẵn như: Danh từ, danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật , đơn vị tự nhiên , đơn vị qui ước, danh từ chung , danh từ riêng . Giáo viên có thể chia lớp thành 2 nhóm . Nhóm nào điền nhanh đúng đưa lên đèn chiếu sẽ thắng. IV/ KẾT QUẢ: Qua thực hiện các biện pháp đã nêu trong bộ môn ngữ văn ở bậc THCS người viết đã nhận thấy các em học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt khi tìm hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ,giúp học sinh khắc sâu các kiến thức về Tiếng Việt . các em yêu thích học văn , hăng hái phát biểu, không còn những giờ văn giáo viên luôn thuyết giảng mà hiệu quả không như ý muốn. Từ các bài làm của học sinh trong khi kiểm tra 1 tiết và các bài thi định kỳ giáo viên nhận thấy sự tiến bộ rõ nét trong việc các em dùng từ, đặt câu nêu cảm nghĩ, phân tích đánh giá. Bước đầu các em đã thấy hứng thú khi tìm hiểu di sản văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới, biết rung động trước cảnh đẹp quê hương đất nước , lịch sử và con người . Học sinh đã có ý kiến cá nhân , nêu những điều các em nghĩ chứ không bị áp đặt. Kết quả của các lớp thống kê: Lớp Số HS Nữ Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Ts % Ts % Ts % Ts % Ts % 7/1 35 18 5 14,3% 10 28,5% 10 28,5% 9 25,7% 1 2,9% 7/2 37 17 6 16,2% 12 32,4% 12 32,4% 6 16,2% 1 2,7% 7/3 36 16 5 13,9% 10 27,7% 13 36,1% 8 22,2% 0 0 Cộng 108 51 16 14,8% 32 29,6% 35 32,4% 23 21,3% 2 1,9% 8 V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua những năm áp dụng phương pháp gây hứng thú trong giờ học ngữ văn ở bậc THCS người viết rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ góp phần dạy tốt các môn học theo hướng tích cực như sau: + Giáo viên phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh xem các em là những chủ thể tích cực trong việc xây dựng bài học, không nên thuyết giảng nhiều mà dành thời gian cho các em thảo luận đóng góp ý kiến. +Giáo viên phải chuẩn bị bài thật kỹ, giả định mọi tình huống khi các em xây dựng bài, nên sử dụng hài hòa và đa dạng các phương pháp không gây nhàm chán trong những tiết học. + Khi sử dụng các trò chơi cần lưu ý tính hiệu quả của nó và phải phân biệt trò chơi khởi động giới thiệu bài cần ngắn gọn , trò chơi luyện tập cần phong phú , đúng mục đích, trong thi đua cần nghiêm túc , công bằng, không gây mất trật tự +Trong học nhóm: Nên áp dụng chia nhóm cố định và bất kỳ, chú ý đối tượng học sinh yếu kém , nhút nhát không để một vài học sinh làm thay cả nhóm còn những em khác không có điều kiện tham gia. +Cảm thụ văn học là một điều khó, không vội vàng yêu cầu cao trong tiết học, có thể những tiết học sau đó mới đánh giá được sự tiến bộ của các em . +Giáo viên phải luôn tìm hiểu tham khảo các tài liệu liên quan đến chương trình, phải có kiến thức phổ thông trên nhiều lĩnh vực trong đời sống để tích hợp liên môn, giáo dục học sinh qua thực tế . VI/ KẾT LUẬN: Trước tình hình học sinh không ham thích học văn và các môn xã hội nói chung việc gây hứng thú trong giờ dạy ngữ văn là rất quan trọng . Để đạt được kết quả như mong đợi cần có thời gian, trước mắt khi áp dụng chương trình , sách giaó khoa mới đòi hỏi người giáo viên ngoài việc nghiên cứu chương trình , sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo còn phải suy nghĩ tìm phương pháp thích hợp cho từng tiết dạy thực hiện phương châm: ”Lấy học sinh làm trung tâm” . Việc gây hứng thú trong giờ dạy bước đầu cả giáo viên và học sinh đều phải làm việc tích cực, thời gian chuẩn bị bài nhiều hơn, học sinh phải hoạt động hơn trong giờ học, sẽ có những thiếu sót, vấp váp, e ngại lúc mới áp dụng khi học sinh phải đi từ cách học thụ động : nghe giảng ,ghi chép sang cách học tích cực: phát biểu ý kiến, tham gia thảo luận, dự các trò chơi .Tuy nhiên với bản tính ham học hỏi, thích thú với việc được tôn trọng, hấp dẫn bởi vừa chơi vừa học . Bên cạnh sự nhiệt tình tổ chức hướng dẫn của giáo viên.Người viết tin tưởng rằng những phương pháp đã nêu sẽ thành công tốt đẹp trong giờ dạy ngữ văn THCS . 9 [...]... phúc -Long Thọ, ngày … tháng … năm 2008 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2007 - 2008 -Tên sáng kiến kinh nghiệm: GÂY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN - Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT - Đơn vị: Trường Trung học cơ sở Long Thọ - Lĩnh vực : + Quản lí giáo dục: ………….o + Phương pháp dạy học bộ môn: ……… o + Phương pháp giáo dục: ……o + Lĩnh vực khác: ……………………… o... bản Năm xuất bản 01 Áp dụng dạy và học tích GS Trần Bá cực trong môn văn học HoànhTS Nguyễn Trọng Hoàn Đại học Sư Phạm Hà Nội 2005 02 Phương pháp dạy học GS Phan Trọng Luân NXB Giáo dục 2000 03 Tạp chí dạy học ngày nay Nhiều tác giả NXBGiáo dục 2006 NXB Giáo dục 2005 04 Tạp chí Ngôn ngữ số 2 Nguyễn Thế -Một số kinh nghiệm Truyền thiết kế bài tập vui Tiếng Việt cho học sinh lớp 6 và lớp 7 Long Thọ, Ngày... khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt o Khá o Đạt o - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt o Khá o Đạt o - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt o Khá o Đạt o XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ học . nhân Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy Ngữ văn THCS . - Số năm có kinh nghiệm : 23 năm - Các sáng kiến đã. PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2007 - 2008 -Tên sáng kiến kinh nghiệm: GÂY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN - Họ và tên tác giả:

Ngày đăng: 16/09/2013, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan