Luật Thi Đấu Võ NhấtNam A . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU I. MỤC ĐÍCH 1. Nuôi dưỡng và phát triển tinh thần thượng võ của dân tộc. 2. Hệ thống thể thao hoá, hoàn chỉnh một số môn thi đấu mới mang tính đối kháng cao. 3. Góp thêm một hình thức sinh hoạt văn hoá - cổ truyền phù hợp với nhu cầu tinh thần - truyền thống văn hiến của cha ông chúng ta. 4. Góp phần hình thành tính cách con người mới: Nhanh, mạnh, quyết đoán, ý chí, nghị lực, có quyết tâm cao . Nhưng, đồng thời cũng là một con người điềm tĩnh, linh hoạt giầu lòng nhân ái và năng động. II. YÊU CẦU 1. Luật cần được cấu thành: về bố cục, về các điều khoản, về ngôn ngữ phải chặt chẽ, dễ hiểu, dễ thực hiện có khả năng phổ cập sâu rộng. 2. Luật phải mang tính dân tộc, mang tính hiện đại ( có cái riêng, độc đáo, không lẫn. Nhưng vẫn phải đảm bảo những yêu cầu chung của một môn thi đấu thể thao phù hợp với yêu cầu của thời đại - khoa học ). 3. Luật phải đảm bảo tính an toàn cao nhất cho người thi đấu, cho trọng tài điều khiển trực tiếp trận đấu. Nhưng đồng thời luật phải đảm bào tính hấp dẫn khi các đấu thủ thi đấu, tính chính xác khi cho điểm ; và cho phép các võ sĩ tham gia thi đấu có đủ mọi điều kiện, mọi cơ hội để phô diễn trí tuệ - tài năng, sức mạnh, sức nhanh, sức bền, tính khéo léo đồng thời giàu tính nghệ thuật. B. CÁC ĐIỀU KHOẢN CỤ THỂ Điều 1: Sàn đấu 1. Khu vực sàn đấu phải có bề mặt bằng phẳng, hình chữ nhật, một chiều 10m, một chiều 14m. Ngoài ra còn phải có một khoảng diện tích không gian chứa ít nhất 500 người xem, và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người xem. 2. Sới đấu có đường kính 4m, được bao bằng một vành khăn đỏ có chiều rộng 20cm, đặt giữa sàn đấu. 3. Mặt phẳng sới đấu phải được rải thảm dầy từ 2 - 3cm. Mặt thảm ở mỗi chiều phải chườm ra ngoài vành khăn bao sới thi đấu ít nhất là 1m ( để đảm bảo cho võ sĩ khi thi đấu bám được tấn, thực hiện các kỹ thuật phức tạp - thảm đấu không được xốp, bồng bềnh; bề mặt không được trơn, hoặc ngược lại quá xù). 4. Hai dải vải song song dài 60cm được đánh dấu ở một bên ( đường tiếp tuyến với vòng đấu ) . Chiều rộng của vạch tiếp tuyến 0,25m có màu xanh lá cây. Hai dải đó là điểm xuất phát của các đấu thủ. 5. Hai nét mạnh ( khổ rộng 10cm ) có màu đỏ, cách tâm vòng đấu 0,60m là vạch đánh dấu vị trí trước khi thi đấu của hai đấu thủ. 6. Dải màu trắng đi qua tâm vòng đấu khổ rộng 0,06m , vuông góc với dải xuất phát và vạch thi đấu để lưu ý các đấu thủ hướng đi và vị trí làm thủ tục trước khi thi đấu. 7. Dải màu trắng ( khổ rộng 0,06m ), vuông góc và chia đôi vạch xuất phát là hướng quy định vị trí di chuyển của trọng tài khi tiến hành điều khiển trận đấu. 8. Ban giám khảo ( giám định ), người hướng dẫn thi đấu ngồi đối diện với trọng tài điều khiển ( cách tâm vòng đấu từ 5 - 6 m ) 9. Trọng tài phụ ngồi 4 phía đối diện nhau, cách tâm sới đấu 4,5m. 10. Người chỉ đạo, người phục vụ, săn sóc ngồi phía sau trọng tài, cùng hướng với vạch xuất phát. Điều 2: Quần áo thi đấu 1. Vào trận đấu, các đấu thủ phải có trang phục theo đúng mẫu quy định của giải đấu và nhất thiết phải có phần trang phục bảo hiểm. 2. Phần phục trang quần áo: a. Vỏ hến ( phần che hạ bộ ) b. Găng tay nhẹ . 3. Dải thắt lưng: Đỏ , xanh là ký hiệu để phân biệt hai đấu thủ. 4. Các đấu thủ khi tham gia trận đấu tuyệt đối cấm mang theo các loại giầy. 5. Quần áo, giầy của trọng tài màu trắng, thắt calavát . 6. Ban giám định, ban tổ chức mặc lễ phục. 7. Ban giám định, ban tổ chức và các trọng tài đeo phù hiệu có biểu tượng của giải đấu bên ngực trái. Điều 3: Các hình thức tổ chức thi đấu 1. Có 3 loại thi đấu: - Đấu đơn với các loại cân: 20kg - 25kg ; 25kg - 30kg ; 30kg - 35kg ; 35kg - 40kg ; 40kg - 45kg ; 45kg - 55kg ; 55kg - 65kg ; 65kg - 75kg ; 75kg - 85kg ; 85kg - 95kg ; 95kg - 105kg; 105kg - 115kg. - Đấu vô địch với các hạng cân. - Đấu đồng đội. 2. Các trận đấu đồng đội mỗi đội sẽ gồm 1 số lẻ các đấu thủ. 3. Mỗi đội có từ 3 - 7 hoặc 9 đấu thủ ( có dự bị ). Đội trưởng trước mỗi lần tham gia phải xác định thứ tự đấu thủ thi đấu. Thứ tự này được thông báo và ghi biên bản. Trong trường hợp huấn luyện viên , đội trưởng hoặc đấu thủ nào đó tự ý thay đổi thứ tự trận đấu đã được thông báo trước , thì đội đó sẽ bị truất quyền thi đấu. 4. Đội thắng sẽ được xác định bằng số lượng các đấu thủ thắng. 5. Nếu hai đội có cùng một số lượng các đấu thủ thắng thì đội nào có số lượng lần phạt ít hơn sẽ thắng. 6. Trong đội chỉ cần có một đấu thủ bị tước quyền thi đấu thì đội kia sẽ thắng tuyệt đối. 7. Nếu hai đội có cùng số lượng lần thắng và cùng một số lượng lần phạm lỗi thì sẽ đấu thứ tự thêm các hiệp phụ, đội nào có đấu thủ thắng trước coi như thắng. Đấu thủ đấu các hiệp phụ, không được đấu hai lần trước khi hết lượt. 8. Khi đấu các hiệp phụ, huấn luyện viên có quyền chỉ định đấu thủ của mình. Điều 4: Các trọng tài và người giám định 1. Hội đồng trọng tài cho mỗi trận gồm có một trưởng ban giám định, hai thư ký giám định, một trọng tài điều khiển và 4 trọng tài phụ. 2. Giám định, trọng tài điều khiển và trọng tài phụ được chọn là những người có hiểu biết một cách đúng, cặn kẽ về luật thi đấu. Có trình độ chuyên môn, có khả năng theo dõi trận đấu bằng mọi giác quan, nhất là mắt và tai một cách chính xác, liên tục, tinh tế. 3. Trọng tài chính phải có thể lực, được tập luyện môn võ này một cách hệ thống. 4. Giám định, trọng tài, thư ký phải được Hội đồng võ thuật, Ban tổ chức thi đấu ra quyết định thừa nhận> Đó là những người trung thực, công bằng, vô tư có trình độ chuyên môn cao. Điều 5: Nhiệm vụ và cách thức điều khiển trận đấu của trọng tài chính 1. Kiểm tra phục trang trước khi thi đấu - phần bảo hiểm - móng tay, móng chân. 2. Chịu trách nhiệm điều khiển chính trong thời gian tiến hành các hiệp đấu. 3. Khẩu lệnh dứt khoát. 4. Thái độ bình tĩnh, đĩnh đạc, bắt lỗi và cản phá kịp thời. 5. Tuyệt đối trung thành luật và thực hiện đúng các ký hiệu quy định ( có chỉ dẫn cụ thể kèm theo ). 6. Cấm cản phá và nhắc nhở những lỗi không cần thiết, gây ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của trận đấu ( ví dụ: các lỗi khi hai đấu thủ đang đấu hấp dẫn có 1 đấu thủ ra khỏi vòng đấu, mà chưa có hiện tượng gây nguy hiểm cho trọng tài phụ và người xem, và cho chính các đấu thủ ). 7. Cấm bắt lỗi quá nghiêm khắc gây tâm lý căng thẳng cho đấu thủ và người xem. 8. Cấm cản phá thô bạo, gây nguy hiểm cho đấu thủ. 9. Chỉ được cản phá cho tạm dừng trận đấu trong các trường hợp: - Hai đấu thủ ra đòn liên tiếp có triệu chứng gây nguy hiểm. - Một trong hai đấu thủ đang đấu vô tình ra khỏi vòng đấu ( khoảng 20cm - 30 cm ) 10. Chỉ được bắt lỗi đấu thủ theo luật quy định. 11. Không được phép cho điểm các đấu thủ. 12. Phải chịu sự chỉ đạo của Ban tổ chức và người giám định ( theo quy định của điều lệ trọng tài ). Điều 6: Quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng ban giám định 1. Được phép cho điểm như trọng tài phụ. 2. Được phép quyết định chính thức cho dừng hoặc tiếp tục trận đấu theo quy định của luật ( kể cả trong trường hợp trận đấu đang diễn ra - lệnh cho dừng ngay trận đấu trong trường hợp này được Trưởng ban giám định điều khiển bằng Micro hoặc đánh 3 tiếng " cồng " liên tiếp. 3. Được phép tước quyền và thay đổi những trọng tài không thực hiện chính xác và trung thực các yêu cầu về luật ( kể cả trong trường hợp đang điều khiển trận đấu ). 4. Quyết định chính thức thắng hoặc thu của các trận đấu ( dựa trên sự thua kèm phiếu cho điểm của các trọng tài phụ và các điều khoản về luật ). 5. Trong những trường hợp cá biệt, để có được những kết luận chính xác, công bằng. Trưởng ban giám định có thể yêu cầu hội ý với trọng tài chính và các trọng tài phụ. 6. Chịu trách nhiệm chính về các trận đấu và giải đấu. 7. Chịu trách nhiệm điều khiển Hội đồng Trọng tài. 8. Cùng Ban tổ chức ra các quyết định ( văn bản ) thông báo kết quả của giải. 9. Giải quyết các đơn khiếu nại trước Hội đồng Trọng tài Điều 7: Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài phụ 1. Theo dõi sát vào trận đấu. 2. Cho các đấu thủ điểm sau mỗi hiệp ( có chỉ dẫn riêng ). 3. Xác định đúng sai các lỗi vi phạm của đấu thủ khi trọng tài chính bắt ( có biên bản riêng ). 4. Tổng hợp 3 hiệp đấu, cho đấu tugur điểm chính thức thắng, thua, hoá ( có biên bản ). 5. Ra hiệu cho trọng tài chính biết các ý kiến khi cần thiết ( có biên bản chỉ dẫn ). 6. Tuân thủ theo các nguyên tắc, quy chế của giải, của luật. 7. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban giám định. Điều 8: Quy định về tư cách các đấu thủ được quyền thi đấu 1. Các đấu thủ được thi đấu phải là người do câu lạc bộ võ thuật có tư các pháp lý giới thiệu - phải là người đã được theo tập có hệ thống từ 1 năm trở lên. 2. Trong cùng 1 môn phái, các đấu thủ cùng nhau thi đấu nhất thiết phải cùng 1 hệ đai ( hệ xếp hạng theo quy định của môn phái ) . Quy định trên không dùng trong trường hợp các đấu thủ ở các môn phái khác nhau. 3. Đấu thủ phải có quyền công dân. Nếu dưới 18 tuổi phải có đơn xin và chữ ký của bố mẹ. Trường hợp không có bố mẹ , bác, cậu, anh ruột thì nhất thiết phải được cơ quan chủ trì chọn từ giải đấu giới thiệu, và chịu trách nhiệm trực tiếp trong thời gian tiến hành các trận đấu và các hậu quả nếu bị trong khi tham gia giải đấu. Trường hợp đủ tuổi công dân, phải tự làm đơn xin tham gia giải theo mẫu quy định. 4. Phải được sự đồng ý của ban tổ chức giải đấu về tư cách đạo đức của đấu thủ ( tiêu chuẩn về tư cách đạo đức được quy định như tiêu chuẩ về tư cách đạo đức dùng cho các môn thể thao đấu đối kháng ở các nước XHCN). 5. Đấu thủ được tham gia các trận đấu, và giải đấu nhất thiết phải hoàn toàn đồng ý , chấp nhận mọi điều khoản của bộ luật này và có 1 quá trình tập đấu theo luật ít nhất là 3 tháng. 6. Trước mỗi trận đấu, các đấu thủ phải có phiếu chứng thực của Hội đồng y khoa , về khả năng sức khoẻ và thần kinh để có thể tham gia thi đấu. Điều 9: Những điểm chung hướng dẫn thi đấu 1. Các đấu thủ ( theo thứ tự giới thiệu của người hướng dẫn ) vào vị trí của vạch xuất phát, chào Ban tổ chức, khán giả rồi đứng " nhập định ". 2. Khi đấu thủ thứ 2 vào vị trí xuất phát, tiến hành xong các thủ tục chào. ban tổ chức giới thiệu trọng tài chính điều khiển trận đấu và tuyên bố hiệp 1 của trận đấu bắt đầu. Điều 10: Thời gian thi đấu. Điều 11: Kết quả thi đấu. Điều 12: Tiêu chuẩn cho phía thắng. Điều 13: Một số tiêu chuẩn quyết định thắng cho một đấu thủ trong các trường hợp đặc biệt. Điều 14: Các đòn cấm. Điều 15: Truất quyền thi đấu. Điều 16: Các lỗi vi phạm khác. Điều 17: Cách thức xin đầu hàng. Điều 18: Chấn thương và tai nạn trong khi thi đấu. Điều 19: Quyền phản đối, khiếu nại. Hữu Phước (Sưu tầm) Nguồn: bioghost.6.forumer . Luật Thi Đấu Võ Nhất Nam A . MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU I. MỤC ĐÍCH 1. Nuôi dưỡng và phát triển. yêu cầu chung của một môn thi đấu thể thao phù hợp với yêu cầu của thời đại - khoa học ). 3. Luật phải đảm bảo tính an toàn cao nhất cho người thi đấu,