Mục lục

  • Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, với vai trò trực tiếp tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG và Bộ Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng NTM, đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách, các cách làm hay, mô hình hiệu quả, những nét đẹp về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương, nêu gương các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng NTM… Hình thức tuyên truyền được thực hiện thông qua sự phối hợp với các đơn vị truyền thông mở các chuyên mục, trang tin về NTM; tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề (về Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Đề án hỗ trợ thôn, bản đặc biệt khó khăn; Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM; mô hình khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu; phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM…); Cuộc thi Báo chí viết về NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của các nhà báo trên các lĩnh vực của cả nước tham gia. Sau hai năm triển khai đã nhận được gần 600 bài tham dự, đã tổ chức được 02 Lễ trao giải (năm 2017 và năm 2018). Trong tháng 5/2019, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức thành công Lễ công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương; Lễ trao giải Cuộc thi báo chí viết về NTM năm 2018 và phát động Cuộc thi báo chí viết về nông nghiệp, nông dân nông thôn dành cho các nhà báo ASEAN. VPĐP NTM Trung ương đã triển khai truyền hình trực tiếp các hội nghị, hội thảo toàn quốc, các sự kiện quan trọng của Chương trình trên Cổng thông tin điện tử của Chương trình và mạng xã hội (facebook), bước đầu đã được cán bộ làm công tác xây dựng NTM của cả nước và người dân hưởng ứng.

  • Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giới thiệu rộng rãi các thành tựu 10 năm của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 trước, trong và sau các Hội nghị tổng kết 07 vùng của cả nước (Miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng, Bắc trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) và Hội nghị tổng kết toàn quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các phim phóng sự phản ánh 10 năm kết quả thực hiện Chương trình được phát tại các Hội nghị tổng kết vùng đã được Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương, các Bộ ngành và các địa phương đánh giá cao cả về chất lượng và hiệu quả truyền thông.

  • - Ở địa phương, trên cơ sở Kế hoạch triển khai Đề án Truyền thông, thông tin tuyên truyền Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, các tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, thông qua các hội nghị, hội thảo, các sản phẩm truyền thông (báo chí, sách, cẩm nang, phim phóng sự, cuộc thi ...), cụ thể như: Hình thành chuyên mục “Nông thôn mới” phát sóng thường xuyên trên đài phát thanh và truyền hình của địa phương; phối hợp với các ngành, Đoàn thể chính trị, xã hội tổ chức các Hội thi, Hội diễn văn nghệ (Bắc Kạn, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang...), Game show truyền hình về NTM (Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…) gắn với tìm hiểu cơ chế, chính sách, các cách làm hay, những điển hình tiêu biểu, cũng như phản ánh những bất cập, khó khăn trong xây dựng NTM.

  • b) Giai đoạn 2016-2019: Tính đến tháng 9/2019, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình khoảng 1.567.091 tỷ đồng, bao gồm:

  • - Vốn ngân sách Trung ương: 37.900 tỷ đồng (2,4%), trong đó: vốn đầu tư phát triển là 27.960 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 9.940 tỷ đồng;

  • - Vốn ngân sách đối ứng trực tiếp của địa phương: 182.724 tỷ đồng (11,7%);

  • - Vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn nông thôn: 182.709 tỷ đồng (11,7%);

  • - Vốn tín dụng: 958.859 tỷ đồng (61,2%);

  • - Vốn doanh nghiệp: 76.411 tỷ đồng (4,9%);

  • - Vốn huy động người dân và cộng đồng đóng góp: 128.488 tỷ đồng (6,2%).

  • c) Tính chung trong cả 9 năm qua, cả nước đã huy động được 2.418.471 tỷ đồng (tương đương khoảng 110 tỷ USD). Trong đó, ngân sách nhà nước các cấp hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 319.289 tỷ đồng (bình quân khoảng 35,9 tỷ đồng/xã trong 9 năm), chiếm 13,2%; chủ yếu là ngân sách địa phương các cấp (264.988 tỷ, chiếm 83% tổng ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp), ngân sách trung ương là 54.300 tỷ (chiếm 17% ngân sách nhà nước các cấp).

  • Ngân sách nhà nước các cấp hỗ trợ trực tiếp xây dựng NTM có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng. Tính theo bình quân ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp, thì Đông Nam Bộ cao nhất với 145 tỷ đồng/xã, vùng ĐBSH-BTB với 80,5 tỷ đồng/xã, Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 28 tỷ đồng/xã, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là 22 tỷ đồng/xã và thấp nhất là Miền núi phía Bắc với 18 tỷ đồng/xã.

  • So sánh 02 giai đoạn, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2019 tăng 1,84 lần so với giai đoạn 2010-2015, trong đó:

  • - Nguồn vốn ngân sách Trung ương mặc dù mới bố trí được khoảng 60% so với Nghị quyết của Quốc hội, nhưng đã cao gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2010-2015. Đối với kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ưu tiên cân đối, đảm bảo bố trí đủ vốn còn lại của kế hoạch vốn 5 năm (2016-2020) theo Nghị quyết Quốc hội. Vốn đầu tư phát triển được các địa phương tập trung vào một số công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông nông thôn (51,2%), trường học (13,8%), cơ sở vật chất văn hóa (13,8%), thủy lợi (7,7%), công trình nước sạch tập trung (5,6%)...; vốn sự nghiệp ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (26,8%), đào tạo nghề (11,5%), nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, đánh giá (10,7%), duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư (8,4%), phát triển giáo dục (7,5%), vệ sinh môi trường (6,9%)...

  • - Nguồn vốn đối ứng của địa phương cao gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2011-2015, bằng 4,8 lần so với nguồn vốn ngân sách trung ương, cao hơn gấp 2,8 lần so với quy định của Nghị quyết Quốc hội, trong đó, nhiều địa phương khó khăn, không thuộc đối tượng đối ứng ngân sách nhưng đã chủ động cân đối để bố trí nguồn lực đầu tư cho chương trình. Hơn nữa, trong giai đoạn 2, nguồn ngân sách của địa phương hỗ trợ trực tiếp cho chương trình cao hơn nhiều so với nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án; điều này thể hiện các các địa phương đều thấy tính hiệu quả rõ rệt của Chương trình nên giảm dần việc hỗ trợ thông qua các chương trình dự án khác mà tập trung nguồn lực hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng NTM (giai đoạn 1 thì nguồn vốn vẫn chủ yếu là lồng ghép).

  • - Nguồn vốn tín dụng cao gấp 2,2 lần so với giai đoạn 1, chủ yếu được người dân và doanh nghiệp vay đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng thủy, hải sản,... góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương.

  • - Nguồn vốn huy động từ người dân và cộng đồng chiếm khoảng 8,2% trong cơ cấu tổng nguồn vốn nhưng tăng 1,2 lần so với giai đoạn 1, chủ yếu là do người dân tự nguyện đóng góp để xây dựng NTM trên địa bàn.

  • 6. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản của Chương trình giai đoạn 2016-2020

  • 6.1. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình

  • Sau hơn 9 năm thực hiện, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã có những đổi thay vượt bậc, bộ mặt nông thôn ngày càng được đồng bộ, khang trang từng bước đáp ứng nhu cầu nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, đồng thời, đang dần bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Thông qua cơ chế đầu tư đặc thù đối với các công trình, dự án thuộc Chương trình đã khuyến khích, vận động được người dân và cộng đồng tham gia tích cực hơn vào xây dựng NTM trên địa bàn (từ công tác lập kế hoạch đến triển khai thực hiện, giám sát, quản lý và vận hành các công trình...), cụ thể:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan