UBND TỈNH QUẢNG TRI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Số: / GDĐT-GDTrH Đông Hà, ngày tháng 8 năm 2009 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2009-2010 Kính gửi: - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã - Hiệu trưởng các trường THPT, PTDT nội trú - Giám đốc các Trung tâm KTTH-HN Căn cứ công văn số 7475/BGD&ĐT-GDTrH ngày15/8/2008 của Bộ GD&ĐT về "Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2009-2010", công văn số 572/BC-SGD&ĐT ngày15/8/2009 của Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Trị về phương hướng, nhiệm vụ năm học 2009-2010, và với chủ đề là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ", Sở hướng dẫn thêm và cụ thể hoá một số nhiệm vụ đối với giáo dục Trung học như sau: I. nhiÖm vô chung Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới công tác quản lý giáo dục ở các trường học. Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia, củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các chuyên đề giáo dục quốc gia như: an toàn giao thông, dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, môi trường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội… II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1. Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục Thời gian học trong năm là 37 tuần, trong đó học kỳ 1 là 19 tuần và học kỳ 2 là 18 tuần. Căn cứ vào phân phối chương trình của các môn học, các trường bố trí kế hoạch dạy học trong tuần cho phù hợp đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ theo quy định chung. Phân phối chương trình chi tiết do Sở ban hành là để đảm bảo tiến độ cơ bản thống nhất chung trong toàn tỉnh. Trong những trường hợp cụ thể, các trường có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh, nhưng phải trong khung chương trình của Bộ. Các trường phải chuẩn bị các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục được quy định tại Quyết định số 15 ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục&Đào tạo. Nếu những hoạt động giáo dục nào không đủ điều kiện thực hiện thì phải báo cáo về Sở, Phòng Giáo dục&Đào tạo (đối với các trường THCS) để cùng khắc phục. Thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục bổ trợ được quy định trong kế hoạch giáo dục như: sinh hoạt NGLL lớp, sinh hoạt hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông. Lồng ghép và thực hiện việc dạy tích hợp các nội dung giáo dục Môi trường, Pháp luật, Dân số, Hướng nghiệp trong các môn học. Các trường tổ chức dạy các chương trình địa phương ở các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý theo quy định của Bộ và của Sở. 1 DỰ THẢO Các trường THCS, THPT phối hợp với các trung tâm KTTH-HN để bố trí, phân công hợp lý đội ngũ GV dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 8 và khối 11. Cần khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy nghề và ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục hướng nghiệp. Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú cần lưu ý thêm các văn bản hướng dẫn riêng dành cho khối DTNT. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia đầy đủ các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh: thi chọn HSG văn hoá khối 9, 11 và 12; chọn HSG giải toán trên mạng, giải toán bằng máy tính cầm tay, chọn HSG kỹ thuật. Tổ chức thi chọn HSG giải toán các môn Vật lý, Hoá học và Sinh học cấp cơ sở để chuẩn bị cho kỳ thi cấp tỉnh vào năm học tới. Sở tổ chức kiểm tra chung đề học kỳ khối 9 và 12 để đánh giá chất lượng chung các trường học. Tổ chức công tác bàn giao chất lượng giáo dục học sinh giữa các trường tiểu học cho các trường trung học. 2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học học được thực hiện xuyên suốt trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của HS. Việc đổi mới cần gắn với khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng bộ môn. Đi đôi với việc truyền thụ kiến thức bộ môn cần chú trọng tích hợp kiến thức đa môn. -Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình và SGK. Tổ chức tốt việc dự giờ và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. -Thông qua đội ngũ cốt cán và Hội đồng bộ môn, các phòng GD tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình và SGK ở các trường học. Đặc biệt chú trọng sự đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quan điểm, phương pháp, nội dung kiểm tra đánh giá và công tác bảo quản-sử dụng thiết bị dạy học. -Khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt việc dạy học theo phương pháp mới, sử dụng các phần mềm dạy học và sáng tạo các phần mềm dạy học phù hợp với nội dung chương trình bộ môn của cấp học; tránh lạm dụng trong việc soạn, giảng làm ảnh hướng đến hiệu quả dạy học. -Đối với các bộ môn khoa học thực nghiệm phải đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm, thực hành quy định trong CT-SGK. Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá HS, kết hợp hình thức thi, kiểm tra tự luận với trắc nghiệm; đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc. Đối với các môn xã hội khuyên khích ra để kiểm tra “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo của học sinh. Lập “nguồn học liệu mở” các câu hỏi, bài tập, đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên trang Website của Sở, Phòng và trường để giáo viên và học sinh tham khảo. Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử” hướng tới mục tiêu đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh và là động lực để học sinh học tập và rèn luyện, các trường phải có các biện pháp quản lý quá trình tổ chức kiểm tra (từ khâu ra đề, coi thi, chấm thi, vào điểm ) để đánh giá đúng chất lượng dạy và học. 2 3. Dạy học tự chọn Dạy học tự chọn thực hiện theo văn bản số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007 của Bộ Giáo dục& Đào tạo và công văn số 1123/GD-GDTrH ngày 01/10/2006 của Sở Giáo dục- Đào tạo. 4. Xây dựng trường chuẩn quốc gia và công tác phổ cập giáo dục Tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia trong những năm qua rất chậm, năm học 2009-2010 là năm cuối cùng xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1, nhưng nhiều đợn vị tỷ lệ trường trung học đạt chuẩn là rất thấp, vì vậy các đơn vị cần có kế hoạch cụ thể, huy động nhiều nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được coi là nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp có hiệu quả để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trong nhà trường. Các địa phương đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS cần tiếp tục bằng nhiều giải pháp để tiếp tục huy động học sinh tới trường, nâng cao chất lượng giáo dục để đảm bảo tính vững chắc của phổ cập. Tiếp tục tổ chức điều tra phổ cập theo kế hoạch hàng năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân cho con em trong độ tuổi đi học được tới trường, phấn đấu giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; Những địa phương có điều kiện cần có kế hoạch xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục trung học theo hướng dẫn số 3240/THPT ngày 23/4/2003 của Bộ. 5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng dạy, học trong các trường học cần tập trung các nội dung chủ yếu sau: -Tăng cường CSVC và thiết bị cho lĩnh vực công nghệ thông tin. -Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ tin học đủ để ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực công tác của mình. -Tổ chức khai thác có hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong trường học (các phần mềm quản lý trường học, các phần mềm dạy học, các kho dữ liệu phục vụ cho giảng dạy ) -Biết sử dụng và khai thác Internet để phục vụ cho công việc. 6. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục . Các trường cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và nhiệm vụ của người giáo viên trong tình hình mới và xây dựng kế hoạch và các giải pháp phù hợp để đào tạo, bồi dưỡng GV đảm bảo chất lượng, đủ các môn. Tổ chức các hoạt động thiết thực để hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và "Mỗi thấy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" -Các phòng GD&ĐT cần thực hiện tốt kế hoạch tuyển dụng, điều động GV một cách hợp lý và hợp đồng GV theo quy định để đảm bảo dạy đủ các môn. -Mỗi giáo viên có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ Tin học, nghiệp vụ dạy học và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên. -Tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm theo tiêu chí mới đảm bảo thực chất, công bằng. Việc đánh giá và xếp loại giờ dạy của GV trung học, thực hiện theo văn bản số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT. 3 7. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá Các đơn vị chủ động kế hoạch xây dựng CSVC trường, lớp theo hướng chuẩn hoá. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách được cấp, đồng thời tích cực huy động các nguồn kinh phí khác để bổ sung trang thiết bị dạy học thiết bị dạy học dùng chung. Bố trí phòng thí nghiệm, thực hành để triển khai sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả. Những trường có điều kiện về CSVC cần triển khai xây dựng các phòng học bộ môn. Thư viện trường học xây dựng theo tiêu chuẩn quy định trong Quy chế hoạt động thư viện trường học, chú ý đến công tác bạn đọc, phát huy hiệu quả của thư viện. Chú ý xây dựng tủ sách pháp luật 8. Xây dựng "Trường học thân thiên, học sinh tích cực" Tiếp tục tổ chức triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" một cách sâu, rộng và có hiệu quả, cần chú ý nội dung sau: -Tổ chức cuộc vận động quyên góp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh vùng khó khăn do Bộ GDĐT và Công đoàn GDVN phát động. Phấn đấu đến 15/11/2009 thực hiện được yêu cầu "3 đủ" đối với học sinh: "đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở". -Tổ chức lễ khai giảng năm học mới có cả phần "Lễ" và phần "Hội": tổ chức “Lễ” trang trọng, tổ chức phần “Hội” với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các trò chơi dân gian tươi vui, sinh động, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới. Tổ chức việc đón học sinh vào đầu cấp (lớp 6 và lớp 10), huy động phụ huynh học sinh cùng tham gia. - Tổ chức “Lễ Tri ân và trưởng thành” cho học sinh lớp 12 tại các trường trung học phổ thông trên toàn quốc (dự kiến vào cuối tháng 5) -Mỗi trường tuyên dương, khen thưởng 01 thầy giáo và 01 cô giáo được học sinh yêu quý nhất do học sinh và các tổ chức xã hội, các cựu học sinh tôn vinh. - Đến cuối năm học, 100% các trường có công trình vệ sinh đạt yêu cầu và thường xuyên sạch sẽ. - Tiếp tục triển khai phong trào trồng cây xanh phù hợp và có hiệu quả tốt cho môi trường. - 100% các trường phổ thông nhận chăm sóc và phát huy giá trị các công trình, di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng hoặc các nghĩa trang liệt sĩ. - Tổ chức thi hát dân ca, hát về ngành giáo dục cấp tỉnh vào tháng 1/2010 với sự tham gia của học sinh và giáo viên (Sở sẽ có công văn hướng dẫn riêng). - Xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong các nhà trường. - Các trường học tự tổ chức kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã ban hành và đề nghị Sở tổ chức kiểm tra để công nhận các trường đạt danh hiệu đó vào học kỳ 2. 9. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức xã hội, với gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh, tăng cường CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tổ chức thực hiện điều lệ Ban đại diện cha mẹ HS ban hành theo Quyết định 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008 của Bộ Giáo dục&Đào tạo. 4 10.Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp, kỷ cương và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục Các trường tiếp tục thực hiện chủ trương ứng dụng phần mềm quản lý trường học một cách sâu rộng hơn để hỗ trợ cho công tác quản lý. Phấu đấu cuối năm 100% các trường từ THCS đến THPT đều sử dụng phần mềm Quản lý có hiệu quả. Quan tâm đầu tư các điều kiện để sử dụng và khai thác có hiệu quả Internet. Thực hiện trao đổi thông tin và báo cáo qua mạng. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện biên chế năm học, chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường đúng quy định, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ. Quản lý tốt việc dạy thêm, học thêm theo đúng quy định. Quản lý hồ sơ chuyên môn, tài liệu nghiệp vụ theo công văn số 3730/GDTrH ngày 12/5/2004 và theo quy định của Điều lệ trường trung học. Căn cứ vào Điều lệ Trường trung học, các đơn vị ban hành nội quy nhà trường, sử dụng nhiều biện pháp để xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. Lập kế hoạch cụ thể để ngăn ngừa và phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Tăng cường giáo dục truyền thống nhà trường ngay từ các lớp đầu cấp. Đầu năm học cần có kế hoạch để HS được sinh hoạt tại phòng truyền thống, giới thiệu về lịch sử, thành tích của nhà trường, những gương tiêu biểu của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh. Thực hiện nghiêm túc nghi thức chào cờ đầu tuần. Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung do Bộ phát động. Chống các biểu hiện tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử, trong dạy thêm, học thêm; cương quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm nội quy, quy định trong nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trường học. Các hoạt động giáo dục phải thực hiện đúng quy định trong kế hoạch giáo dục, không cắt xén chương trình, không hạ thấp yêu cầu giáo dục. Thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của Bộ, của Sở trong việc ôn tập, tổ chức thi và xét tốt nghiệp; khắc phục những sai sót trong quản lý hồ sơ. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo đúng quy định về nội dung và thời gian (theo phụ lục đính kèm). 11. Công tác thi đua Đầu năm học, các đơn vị phổ biến các tiêu chuẩn thi đua trước toàn thể tập thể sư phạm để thảo luận, đăng ký. Các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể phải được xây dựng trên sự đồng thuận và tự nguyện. Các đơn vị giáo dục gửi danh sách cá nhân và tập thể đăng ký danh hiệu thi đua từ cấp ngành trở lên và kế hoạch năm học đã được Đại hội viên chức thông qua về phòng giáo dục Trung học trước ngày 1/10/2008. Phòng giáo dục Trung học căn cứ vào danh sách đăng ký để tổ chức đánh giá thi đua trong suốt năm học. Sở sẽ chú trọng đánh giá thi đua vào các mặt chủ yếu sau: -Kết quả thực hiện các cuộc vận động của ngành và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh sinh tích cực”. -Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục. -Kết quả đổi mới PPDG, KTĐG và sự đóng góp xây dựng “nguồn học liệu mở” trên Website của ngành. -Tham gia có chất lượng tất cả các kỳ thi chọn HSG, GV dạy giỏi cấp tỉnh. 5 -Chất lượng giáo dục 2 mặt. -Chấp hành chế độ thông tin, báo cáo. Công tác thi đua phải thực hiện đúng quy trình và bám sát các chỉ tiêu trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học. Các đơn vị cần có kế hoạch chi tiết để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của đơn vị với kết quả phản ánh đúng chất lượng. Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong trường học, động viên khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng nhằm tạo động lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2009-2010. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Để thực hiện chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ Trưởng, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm 2009-2010 của Sở, các Trưởng phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tổ chức xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai đến các cơ sở, quán triệt đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên để cùng thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề nảy sinh cần phản ánh kịp thời về Sở (qua Phòng GDTrH) để giải quyết. Nơi nhận GIÁM ĐỐC - Vụ GDTrH bộ GD&ĐT (để báo cáo) - Ban Giám đốc (để chỉ đạo) - Các phòng ban Sở (để thực hiện) - Như kính gửi (để thực hiện) - Website sở - Lưu VT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA SỞ GD-ĐT NĂM HỌC 2009 –2010 Thgian Công việc 9/2008 - Chỉ đạo khai giảng năm học 09-10. - Báo cáo khai giảng và tình hình đầu năm. - Hội nghị triển khai nhiệm vụ Hội đồng bộ môn. - Chỉ đạo hội nghị cán bộ công chức các đơn vị trường học. 6 10/2008 - Báo cáo đầu năm học cho Bộ. - Tập hợp đăng ký danh hiệu thi đua của cơ sở. - Thực hiện các chuyên đề dạy học THCS, THPT - Thi chọn GV dạy giỏi THPT cấp trường 11/2008 - Chỉ đạo các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. - Kiểm tra công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia bậc PTTH, THCS - Thực hiện các chuyên đề dạy học THCS, THPT - Thi GV THPT dạy giỏi cấp tỉnh. 12/2008 - Thi học sinh giỏi THPT cấp Tỉnh; thi chọn HSG đội tuyển quốc gia - Tổ chức Hội thi ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho khối THCS. - Chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam. - Tổ chức kiểm tra học kỳ 1 chung đề khối 9 và 12. 01/2009 - Báo cáo học kỳ I về Bộ GD & ĐT. Hội nghị sơ kết học kỳ I - Chỉ đạo sinh hoạt ngày HSSV 9/01; Tổ chức Hội thi "Tiếng Hát dân ca" - Thi HSG máy tính bỏ túi THCS, THPT. - Hội nghị trực báo các trung tâm KTTH-HN, các trường PTDT NT - Hội nghị trực báo công tác Đoàn 02/2009 - Chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm ngày 3.2 - Kiểm tra việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. - Thực hiện các chuyên đề dạy học THCS, THPT 03/2009 - Thi HSG văn hoá THCS. - Thi HSG Quốc gia lớp 12. - Thi HSG kỹ thuật phổ thông. Thi học sinh giỏi MTBT Casio khu vực. - Chỉ đạo hoạt động chào mừng ngày truyền thống của Đoàn - Tổ chức Hội thi "Tiếng Hát học đường" - Thi Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh. 04/2009 - Thi chọn HSG lớp 11. - Chỉ đạo ôn tập, tổ chức kiểm tra học kỳ II chung đề lớp 12 - Hội nghị thi và xét tốt nghiệp các cấp - Kiểm tra công tác thi đua - khen thưởng ở 1 số đơn vị, trường học. - Thực hiện các chuyên đề dạy học THCS, THPT 05/2009 - Chỉ đạo ôn tập, tổ chức kiểm tra học kỳ II chung đề lớp 9. - Thi TN nghề phổ thông. - Kiểm tra công nhận trường đạt danh hiệu ”Trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp. - Chỉ đạo việc kiểm tra và xét TN học sinh THCS. - Báo cáo tổng kết năm học; báo cáo công tác TĐ – KT, kiểm tra công tác thi đua. 06/2009 - Thi, chấm thi tốt nghiệp THPT, BT THPT. - Thi và chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 07/2009 - Chỉ đạo công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp - Xét các danh hiệu thi đua khối trung học 08/2009 - Tập huấn giáo viên Tổng phụ trách Đội, tổng kết công tác Đoàn, Đội - Hội nghị triển khai nhiệm vự giáo dục trung học năm học 2010 – 2011. - Kiểm tra công tác chuẩn bị các điều kiện về CSVC-đội ngũ phục vụ năm học mới; chuẩn bị khai giảng năm học mới 2009-2010. CÁC MỐC BÁO CÁO VỀ SỞ (QUA PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC) Đơn vị báo cáo 7 TT Nội dung Ngày Sở nhận báo cáo Người nhận ĐV trực thuộc Phòng Giáo dục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 *Báo cáo khai giảng và tình hình đầu năm. *Báo cáo về dạy Nghề phổ thông *Danh sách đăng ký thi đua năm học 07-08 *Hồ sơ GV dự thi dạy giỏi cấp tỉnh THPT *Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ giữa KH1 *Hồ sơ dự thi HSG văn hóa THPT *Báo cáo SL học sinh 12 để in đề kiểm tra *Báo cáo kết quả kiểm tra KH1 theo đề chung *Báo cáo sơ kết và kết quả 2 mặt của HS học kỳ 1. *Hồ sơ dự thi HS giỏi kỹ thuật *Hồ sơ dự thi HS giỏi văn hóa THCS *Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ giữa KH2 *Báo cáo nhanh kết quả kiểm tra KH2 chung đề *Báo cáo tổng kết năm học và kết quả 2 mặt của HS *Báo cáo kết quả đổi mới CT và thay SGK lớp 12 *Báo cáo về GDMT *Báo cáo kết quả tuyên truyền, phổ biến Pháp luật và an toàn giao thông *Hồ sơ HS đề nghị trao giải học bổng Trần Hành *Hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện công tác thi đua và danh sách đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua 10.9 15.9 1.10 1.11 15.11 03.11 30.10 17.11 10.1 10.1 02.3 31.3 15.5 30.4 15.5 15.5 15.6 15.6 X X X X X X X X 15.1 X X X 25.5 X X X X X X X X X X X X 25.1 X X X X 30.5 X X X Đ/c Giang *Các báo cáo số liệu theo đúng mẫu đã hướng dẫn để tiện xử lý *Ngoài những báo cáo trên, các đơn vị còn phải báo cáo theo yêu cầu của các công văn của Sở, của Bộ. 8 . Tự do - Hạnh Phúc Số: / GDĐT-GDTrH Đông Hà, ngày tháng 8 năm 2009 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2009-2010 Kính gửi: - Trưởng. công văn số 7475/BGD&ĐT-GDTrH ngày15/8/2008 của Bộ GD&ĐT về "Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2009-2010& quot;, công văn