Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
547,5 KB
Nội dung
UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ __________________________ Số: 2319 /SGD&ĐT-GDTrH Phan Thiết, ngày 25 tháng 8 năm 2009 BÁO CÁO TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆMVỤ NĂM HỌC 2008 – 2009 VÀ HƯỚNG DẪN NHIỆMVỤ NĂM HỌC 2009 – 2010 CỦA BẬC GIÁO DỤC TRUNGHỌC VÀ GIÁO DỤC KHÔNG CHÍNH QUY *** A. GIÁO DỤC TRUNGHỌC I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆMVỤ NĂM HỌC 2008 – 2009 : 1. Quy mô phát triển bậc Trung học: a. Trunghọc cơ sở : - Số trường THCS : 117 (Trong đó có 03 trường Dân tộc nội trú huyện), 0 tăng trường so với năm học trước. - Tổng số học sinh THCS là 91.882; giảm: 4.924 HS so với năm học trước; chiếm tỷ lệ giảm: 5,09 %. b. Trunghọc phổ thông : - Số trường THPT: 25 (Trong đó có 01 trường DTNT tỉnh). - Tổng số học sinh THPT là 45.066; tăng: 1.371 HS so với năm học trước; chiếm tỷ lệ: 3,14 %. 2. Những hoạt động giáo dục: 2.1. Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong trường học: Tiếp tục thực hiện một trong những nhiệmvụ trọng tâm của năm học 2008 – 2009 là giáo dục chính trị tư tưởng, nên đội ngũ quản lý giáo dục đã chỉ đạo khá sâu sát, chặt chẽ và triển khai thực hiện trên các mặt hoạt động giáo dục trong trường học. Trong giảng dạy, giáo viên đã thực hiện việc tích hợp, lồng ghép, các chuyên đề Giáo dục Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, . đã đi vào nền nếp, cung cấp kiến thức, xây dựng ý thức công dân, tác động đến cảm quan thẩm mỹ, giúp cho việc hình thành nhân cách, góp phần giáo dục hạnh kiểm cho học sinh. Nhà trường đã có nhiều cố gắng thay đổi hình thức và nội dung ở các tiết chào cờ đầu tuần và tiết sinh hoạt chủ nhiệm, nhiều đơn vị trường học đã thực hiện khá linh hoạt, phù hợp với đặc trưng cụ thể của từng địa phương, làm cho việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả. Hoạt động của tổ giám thị trường học, kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh đã phát huy tác dụng tích cực đến việc thực hiện nền nếp, kỷ cương, tác động tích cực cho công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh. Hoạt động của tổ chức Đoàn – Đội trong trường học nhiều đơn vị còn nhiều khó khăn nhưng đã phát huy tính chủ động, làm cho phong trào có nhiều chuyển biến. Hầu hết các trường THPT đã có chi bộ Đảng để lãnh đạo công tác giáo dục chung cho đơn vị. Nhiều trường THCS đã có chi bộ Đảng, công tác phát triển đảng viên trong giáo viên có nhiều chuyển biến tốt. Nhân tố quyết định để thực hiện thắng lợi nhiệmvụ năm học rõ nhất là tính đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm trong Hội đồng sư phạm các trường học. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số biểu hiện đáng lo ngại trong học sinh, đó là: - Việc ý thức chấp hành luật lệ giao thông trong học sinh thể hiện chưa cao. - Hiện tượng băng nhóm gây bè phái đánh nhau trong học sinh vẫn còn; Tình trạng ma tuý xâm nhận vào học đường đang là một nguy cơ đe doạ, nhất là các vùng thị trấn, thành phố. Tất cả những hiện tượng trên, nhà trường đã có nhiều biện pháp ngăn chặn khá hiệu quả, nhưng cần phải tiếp tục quan tâm hơn nữa, kịp thời chặn đứng mọi hiện tượng tiêu cực, xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực đúng nghĩa trong những năm tới. 2.2. Về hoạt động dạy và học : a. Ở cấp học THCS: - Giáo viên cấp THCS hầu hết đã đi vào nền nếp với việc giảng dạy theo chương trình thay sách giáo khoa, đều ý thức trách nhiệm và thấy rõ được tầm quan trọng việc đổi mới phương pháp dạy - học. Song thực tế việc đổi mới phương pháp dạy - học không đồng đều giữa các giáo viên, giữa các trường qua các tiết dạy. Vẫn còn những tiết dạy chay, không sử dụng đồ dùng dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học ở cấp THCS chưa được đẩy mạnh, nhất là ở vùng nông thôn, phương tiện nghe nhìn trang bị cho cấp THCS còn thiếu nhiều mặt. Riêng phòng Giáo dục và Đào tạo La Gi đã chỉ đạo cho các trường THCS trang bị phương tiện trình chiếu nên tác động đến việc soạn theo chương trình PowerPoint cho giáo viên, gây được hứng thú trong dạy - học. Nhìn chung, hiện nay giáo viên chú trọng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa thật chú trọng việc hướng dẫn học sinh đổi mới phương pháp học. - Đã triển khai các chuyên đề tích hợp - lồng ghép của Bộ GDĐT đến các trường THCS. - Đã có Quyết định thành lập 13 tổ cốt cán của 13 bộ môn và từng năm học đã tổ chức sinh hoạt các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy - học, luyện tập, .ở các huyện bước đầu đã có kết quả thiết thực. - Thông qua số liệu thống kê của các phòng Giáo dục – Đào tạo và kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2009, tuy tỉ lệ học sinh khá và điểm trung bình ở một số bộ môn có nâng lên hơn năm trước, nhưng thực chất cho thấy tỉ lệ chất lượng học tập yếu kém của học sinh vẫn chiếm đại bộ phận, trình độ học sinh không đồng đều giữa các địa bàn (các trường, các vùng) với nhau. Cụ thể qua số liệu tổng kết năm học 2008 – 2009: - Tổng số học sinh lớp 9 THCS: 19.986, xét đỗ tốt nghiệp: 19.076; Tỷ lệ TN THCS là 95,44 % (năm học trước tỷ lệ là 88,8 % - tăng 6,64 %). - Tổng số học sinh lớp 9 BT.THCS: 762, xét đỗ tốt nghiệp: 761; Tỷ lệ TN BT.THCS là 99,87 %. - Các phong trào bồi dưỡng HSG, sử dụng máy tính bỏ túi được đẩy mạnh trong nhà trường đã có tác động tốt đến hoạt động dạy và học. - Tỷ lệ học sinh khá: 27,54%, học sinh giỏi: 12,76%. 2 - Tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học ở cấp THCS: * Lưu ban: 3.215; tỷ lệ: 3,50% (0 tăng, 0 giảm). * Bỏ học : 2.867; tỷ lệ: 3,12%. Kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT phân ban tháng 7/ 2009 cho thấy tỷ lệ % từ 5 điểm trở lên ở từng môn như sau: Đơn vị Phòng GD&ĐT Môn Ngữ văn Tóan Tiếng Anh Phan Thiết 48.42% 60.09% 42.26% La Gi 38.36% 38.79% 26.75% Tuy Phong 40.37% 45.50% 29.48% Bắc Bình 36.11% 41.26% 23.29% Hàm Thuận Bắc 39.44% 39.44% 26.99% Hàm Thuận Nam 37.35% 36.56% 23.32% Tánh Linh 42.88% 40.60% 26.55% Hàm Tân 38.33% 32.75% 21.04% Đức Linh 41.94% 42.77% 29.57% Phú Quý / / / Toàn tỉnh 40.80% 43.05% 28.59% b. Ở cấp học THPT : - Đã triển khai hoàn tất (3 năm) thực hiện dạy – học theo chương trình thay sách giáo khoa phân ban cho toàn cấp THPT và đã được đánh giá kết quả dạy - học qua kỳ thi tốt nghiệp THPT vào tháng 6/2009. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, từ việc soạn giảng cho đến sử dụng thiết bị dạy học, cũng như hình thức dạy cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ, hoạt động dạy – học đã đi vào nền nếp và tương đối ổn định. - Đội ngũ giáo viên nhìn chung thực hiện khá nghiêm túc phân phối chương trình của Bộ. - Việc chấm, trả bài, cộng điểm, đánh giá xếp loại học sinh khá tốt. - Theo hướng dẫn của Sở, các đơn vị đã cố gắng chỉ đạo, kiểm tra việc giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học và bước đầu có kết quả tích cực từ việc soạn bài cũng như các hoạt động giảng dạy trên lớp. - Để giải quyết những lúng túng bước đầu việc thực hiện Chương trình và sách giáo khoa mới cho giáo viên đứng lớp khối 12, Sở đã tổ chức Hội thảo ôn tập cho 06 môn thi tốt nghiệp THPT có hiệu quả, được các trường đồng tình, khích lệ, đánh giá cao, đặc biệt thiết thực giúp cho các trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên cốt cán còn mỏng, kinh nghiệm dạy cho học sinh ôn thi chưa nhiều. Kết quả: + THPT: Thí sinh dự thi: 12.023 ; Số thí sinh đỗ TN: 9.814 ; + Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 81,62%, (so với TN THPT lần 1 năm 2008, tăng: 5,90%); so với TN THPT lần 1 và lần 2 năm 2008, giảm: 2,78 %. 3 + Tỷ lệ học sinh khá: 20,28%, tăng: 2,26%; học sinh giỏi: 1,89 %, tăng: 0,43%. + Bỏ học ở bậc THPT là 1.844, tỷ lệ 4,09 %, giảm so với năm học trước là 0,45 %. - Đối với kỳ thi Olympic khu vực phía Nam do trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo tham gia đã đạt kết quả tương đối khả quan. - Các Trung tâm GDTX – HN trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh. - Chất lượng giáo dục ngoài giờ đi vào nền nếp, nhiều trường rất linh hoạt, sáng tạo, hình thức tổ chức mới mẻ, sinh động để thu hút học sinh tham gia tích cực và có nhiều chuyển biến đáng kể như: Giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật, phòng chống ma tuý, … c. Đánh giá chung : * Ưu điểm - Đã tiếp tục thực hiện công văn 13307 / BGDĐT-GDTrH ngày 17/11/2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và công văn số 5404 /UBND-TH ngày 08 /12 /2006 của UBND tỉnh, trên tinh thần thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, các đơn vị đã tiến hành đánh giá, rà soát lại học lực của học sinh, ra đề, kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh một cách khách quan trên cơ sở chuẩn kiến thức của chương trình và sách giáo khoa, không chạy theo thành tích, dựa trên cơ sở đó tiếp tục phân loại học lực của học sinh thành ba đối tượng (như đã hướng dẫn ở năm học trước), đề ra biện pháp phụ đạo, củng cố để nâng cao dần trình độ kiến thức cho học sinh. Kinh nghiệm trong ba năm học cho thấy: Qua kết quả xét tốt nghiệp THCS ở các đơn vị, cũng như qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT.THPT trên quy mô toàn tỉnh đã chứng tỏ các đơn vị thực hiện một cách khá nghiêm túc và có hiệu quả, từng bước đi vào chất lượng, loại bỏ dần những thành tích ảo. - Trong hoàn cảnh còn không ít khó khăn, nhưng nhiều đơn vị đã không ngừng đề ra biện pháp nâng cao chất lượng học sinh, tiếp tục đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua (năm đầu tiên theo Chương trình và sách giáo khoa mới), tỷ lệ tốt nghiệp chung của cả tỉnh vẫn giữ được mức bình quân như những năm học trước. Như vậy, việc tổ chức thi cử của tỉnh Bình Thuận từ trước đến nay không chạy theo thành tích và đã thực hiện khá nghiêm túc trong việc đánh giá chất lượng học sinh. - Nhiều trường THPT đã tổ chức đầu tư trang thiết bị và giảng dạy một số tiết bằng giáo án điện tử buớc đầu gây hứng thú học tập cho học sinh. - Sở đã chỉ đạo chuyên môn thông qua đội ngũ cốt cán của tỉnh, và qua việc kiểm tra đột xuất để kịp thời góp ý, định hướng cho giáo viên và lãnh đạo cơ sở. - Việc thực hiện đề tài khoa học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cấp THPT các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Toán, Lịch sử, Địa lý đã được triển khai đúng tiến độ; đã tập huấn phần mềm giáo án điện tử violet, tập huấn kỹ năng soạn giáo án điện tử cho giáo viên cốt cán các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa ở tất cả các trường THPT (tổ chức biên soạn 300 tiết các môn Lý, Hoá, Sinh ở khối lớp 10, 11 và 150 tiết các Toán, Sử, Địa ở khối lớp 10). * Một số tồn tại: - Quy mô học sinh/lớp ở từng trường còn quá cao. Điều kiện cơ sở vật chất chưa đủ, hoặc chưa chuẩn (phòng thí nghiệm, thực hành, phòng bộ môn…), trang thiết bị dạy học còn thiếu không đồng bộ. Một số nơi tuy nhà trường có trang thiết bị, nhưng khi lên lớp giáo 4 viên chưa sử dụng, vẫn còn hiện tượng dạy chay, hoặc có thí nghiệm thực hành, nhưng vẫn còn một số tiết giáo viên dạy biểu diễn trên lớp là chính, nên hiệu quả tiết học chưa cao. Đã chấn chỉnh được hiện tượng cắt một số tiết ở cuối chương trình của các cấp học khi đã kiểm tra xong học kỳ II, nhất là đối với lớp 12 khi Bộ công bố môn thi tốt nghiệp THPT. - Tỷ lệ bỏ học, lưu ban cấp THCS không tăng, không giảm, nhưng với con số như đã thống kê (xem phần a, mục 2.2 bên trên) vẫn là bài toán nan giải cho việc duy trì việc PCGD THCS hiện nay. Các cấp quản lý giáo dục cần phải đặc biệt quan tâm, khắc phục đến mức tối đa để giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. - Nhược điểm khá rõ là chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở một số trường chưa cao. Việc dự giờ, thăm lớp trong giáo viên chưa thành nền nếp, không ít giáo viên còn rơi vào tình trạng đối phó với việc kiểm tra chuyên môn, với chỉ tiêu thi đua, chưa thật đi vào chiều sâu của chuyên môn, học thuật, nên hiệu quả chất lượng còn thấp. - Tuy số đông giáo viên khi tiến hành dạy theo chương trình và SGK mới, ý thức khá đúng đắn về ý nghĩa, yêu cầu và vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng trên thực tế, quá trình lên lớp ở nhiều tiết của nhiều giáo viên vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. - Do nhiều yếu tố khách quan, nên việc phân bổ đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ (thừa hoặc thiếu) giữa các đơn vị ở một số bộ môn. Năng lực giảng dạy ở một bộ phận giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo chương trình và SGK mới vẫn còn lúng túng. - Điều lo ngại lớn nhất hiện nay là đại đa số học sinh chưa được trang bị phương pháp và ý thức tự học. Ý thức, động cơ thái độ học tập và phương pháp tự học, tự bồi dưỡng ở đa số học sinh chưa rõ nét, còn yếu. - Trong năm qua đã có bước tiến bộ trong việc đánh giá chất lượng học sinh, đi vào chất lượng, làm giảm tình trạng chạy theo thành tích, nhưng hiện tượng quay cóp trong khi làm bài kiểm tra, thi cử vẫn chưa chấm dứt. 2.3. Về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: a. Công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Năm học 2008 – 2009, ngành Giáo dục – Đào tạo đã phối hợp với Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ký kết ban hành chương trình hoạt động công tác Đoàn trong trường học và triển khai cụ thể xuống các đơn vị, phối hợp chỉ đạo tập trung được những việc sau: - Các hoạt động thi đua chủ điểm của Đoàn về công tác chính trị tư tưởng, văn hoá văn nghệ, phòng chống ma tuý, HIV – AIDS, bảo vệ môi trường, phát triển đoàn viên thông qua các mốc thi đua vào các ngày lễ lớn trong năm học, điều đó đã giúp học sinh xác định ý thức thi đua, rèn luyện đạo đức, phấn đấu học tập. - Phối hợp tổ chức hội thi Tin học trẻ và tham gia thi toàn quốc đạt 01 giải Nhất phần mềm sáng tạo và 01 giải Nhì khối THCS (bảng B). - Tuy một số đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động Đoàn – Đội trường học trong năm qua đã đi vào nền nếp, góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, tác phong cho học sinh và thúc đẩy phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường. Song nhìn chung, các hoạt động Đoàn – Đội ở một số trường chưa chuyển biến kịp thời nhằm đáp ứng với các yêu cầu về thẩm mỹ, về tâm sinh lý tình cảm lứa tuổi. 5 b. Công tác văn hoá, văn nghệ: Việc hướng dẫn các đơn vị trường học thực hiện sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm qua các ngày lễ lớn trong năm, tạo được không khí sôi nổi trong trường học. Năm học 2008 – 2009 đã tổ chức “Hội thi Giai điệu tuổi hồng” tại các Phòng GDĐT cho học sinh THCS và cấp tỉnh cho học sinh THPT. Đối với cấp THPT đã chọn đọi tuyển đi thi “Giai điệu tuổi hồng” toàn quốc vào cuốn tháng 7/2009 với 4 tiết mục và đã đạt được 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc và 01 giải ba. 2.4. Công tác giáo dục thể chất, Gíao dục quốc phòng – an ninh và y tế trường học: a. Về công tác giáo dục thể chất (GDTC): Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vào mỗi đầu năm học Sở đều có văn bản hướng dẫn thực hiện về công tác GDTC, GDQP, Y tế trường học, … đồng thời định hướng các họat động ngọai khóa cũng như hệ thống thi đấu các môn TDTT cho từng năm học. Về chương trình GDTC, các trường THPT, THCS thực hiện đúng theo phân phối chương trình của Bộ GDĐT, tuy ở THCS còn thiếu giáo viên chuyên trách, một số trường còn phải phân công giáo viên dạy chéo môn, nên việc giảng dạy bộ môn chất lượng còn hạn chế, song tất cả các trường học đều thực hiện tốt việc giảng dạy bộ môn. b. Về công tác Y tế trường học: Công tác Y tế trường học các trường thực hiện đều và khá tốt, sự phối kết hợp giữa các cơ quan Y tế và GDĐT ngày càng chặt chẽ hơn. Công trình vệ sinh, nước sạch ở trường học được triển khai một cách có hiệu quả. Đặc biệt một số trường học đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phòng chống ma túy, phòng chống nhiễm HIV – AIDS bằng nhiều hình thức. Về an toàn vệ sinh thực phẩm, công trình vệ sinh, nước sạch ở một số trường học được triển khai một cách có hiệu quả. Công tác Hội chữ thập đỏ các trường được duy trì hoạt động có hiệu quả. Đã thành lập Ban chỉ đạo từ Sở đến các phòng Giáo dục – Đào tạo, tất cả các trường từ Mẫu giáo đến THPT về phòng chống dịch cúm A (H1N1), thành lập ban thường trực thông tin theo đường dây nóng để kịp thời theo dõi, xử lý khi có tình huống. c. Về công tác giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQP-AN): Năm học 2008 – 2009, các trường THPT đều phối kết hợp với các cơ quan quân sự địa phương thực hiện tốt việc giảng dạy quân sự tập trung vào đầu năm học hoặc cuối học kỳ I. Sở đã phối kết hợp với các cơ quan quân sự địa phương thông qua Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tiến hành mở lớp tập huấn, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn học cho các giáo viên bán chuyên trách về GDQP-AN. Sở chỉ đạo một số trường bước đầu thực hiện dạy học rãi bộ môn GDQP-AN (có 10 trường THPT dạy rãi các môn học GDQP-AN đạt hiệu quả tốt). Đầu năm học 2008 – 2009, Sở Giáo dục – Đào tạo đã kết hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh qua Phòng Dân quân tự vệ đi kiểm tra các trường THPT thuộc địa bàn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân cho thấy các đơn vị đã triển khai thực hiện đúng theo chương trình Giáo dục quốc phòng – an ninh do Bộ quy định. 6 Sở đã duyệt cho các trường mua sắm thiết bị quân sự phục vụ cho việc dạy - học bộ môn. Những trường còn thiếu sẽ tiếp tục duyệt để mua sắm trang bị trong thời gian tới. Đã tổ chức triển khai tập huấn cho cho giáo viên Thể dục cấp THPT về đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN vào tháng 8/2009. d . Về các hoạt động thi đấu TDTT: - Đã tham gia giao lưu TDTT các tỉnh miền Đông Nam Bộ tại Bình Dương, kết quả đạt 01 huy chương vàng, 04 huy chương đồng. - Đã tổ chức giải TDTT cho CB-CNVC Ngành giáo dục. - Đã tham dự giải Điền kinh học sinh phổ thong toàn quốc tại Cần Thơ (7/2009). 2.5. Giáo dục dân số và môi trường: a. Những việc đã làm được: - Công tác thông tin giáo dục bảo vệ môi trường đã được chú trọng: Chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục thể chất, vệ sinh an toàn thực phẩm đã được triển khai có chất lượng. Một số trường đã xây dựng được góc truyền thông về giáo dục môi trường và giáo dục dân số tạo điều kiện để học sinh và giáo viên cập nhật được các thông tin giáo dục mới nhất. - Ðồng thời với việc tổ chức có hiệu quả các nội dung ngoại khoá theo yêu cầu hoạt động ngoài giờ với các chủ điểm, đội ngũ giáo viên giảng dạy đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác các nội dung bài học để lồng ghép về giáo dục môi trường, giáo dục dân số có hiệu quả. - Đã tiếp tục triển khai hai chuyên đề tích hợp - lồng ghép: Giáo dục dân số - Sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh cấp THPT và Giáo dục môi trường cho cả hai cấp THPT và THCS vào tháng 8/2009. - Cảnh quan các trường học được chú trọng đúng mức, phong trào trồng cây xanh đã phổ biến rộng khắp các trường học. Ða số các trường đã tích cực phối hợp cùng một số cơ quan chức năng, tranh thủ sự ủng hộ của các cá nhân, đơn vị trong địa bàn để đầu tư xây dựng, từ hệ thống thoát nước, công trình vệ sinh công cộng, cổng và tường rào xung quanh trường. Một số trường đã đầu tư xây dựng sân - vườn trường với không gian nghệ thuật, tạo được cảnh quan sư phạm, tác động đến giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, . . . b. Một số tồn tại: - Giáo dục môi trường, giáo dục dân số đã được quy định là một trong các nội dung cơ bản của kế hoạch hoạt động giáo dục trong trường phổ thoâng, nhưng trong thực tế chưa đều khắp ở các đơn vị và còn mang tính thời điểm. - Hiệu quả giáo dục môi trường ở một số trường học chưa cao: Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất trong trường học chưa tốt, như viết, vẽ bậy trên bàn học, tường, bảng, không cài cửa phòng cẩn thận để gió đập làm cho vỡ kính, sứt lề, chưa tự giác giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Công tác tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động làm sạch môi trường trong và xung quanh trường chưa được chú ý, đặc biệt là các trường ở thành phố, thị trấn, thị xã. 7 - Công tác trồng cây xanh tạo bóng mát ở nhiều trường còn khó khăn do thổ nhưỡng, thời tiết không thuận lợi nên cảnh quan chung của một số trường chưa đạt các tiêu chí “ xanh - sạch - đẹp”. 2.6. Công tác phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội: - Thực hiện nghiêm nội dung chương trình dạy học chính khoá về phòng chống AIDS, ma tuý. Công tác tổ chức các hoạt động ngoại khoá với chủ đề phòng chống AIDS và ma túy đã được đa số các đơn vị triển khai tạo cho học sinh thái độ tích cực trong việc bài trừ ma túy và các tệ nạn xã hội. Trong năm học 2008 – 2009, qua xét nghiệm của công an Tỉnh, không có học sinh nào có test xét nghiệm dương tính heroin. - Các trường đã chủ động lên kế hoạch, phối hợp với công an sở tại để quản lý các hàng quán xung quanh trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh cho học sinh. - Công tác quản sinh đã được chú trọng, đội ngũ giám thị được hình thành đều khắp ở các trường học đã hỗ trợ tích cực cho giáo viên chủ nhiệm quản lý, giáo dục học sinh cá biệt; đây là giải pháp giúp trường phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm. - Một số tồn tại: + Hoạt động ngoại khoá theo chủ điểm phòng chống AIDS, ma tuý chưa thực sự là sân chơi lý thú, bổ ích, lôi cuốn học sinh vào môi trường giáo dục lành mạnh, nên hiệu quả giáo dục tính tự giác chưa cao. + Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, ma túy hoạt động chưa chuyên nghiệp, nên việc tổ chức các hoạt động chưa thực sự hiệu quả. 3. Đánh giá công tác triển khai thực hiện PCGD THCS: Kết quả đạt được: - Tạo được sự nhận thức trong toàn xã hội đối với công tác PCGDTHCS. Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến địa phương thực sự lãnh đạo và chỉ đạo cụ thể, sâu sát công tác PCGDTHCS; các ban ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội đã phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để vận động các đối tượng trong độ tuổi phổ cập ra lớp và duy trì các lớp phổ cập, góp phần giữ vững tỉ lệ đạt chuẩn quốc gia về PCGD THCS. - Số xã (phường, thị trấn) đã được công nhận PCGDTHCS: 125 / 127 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 98,42% (chỉ còn 02 xã La Dạ huyện Hàm Thuận Bắc và xã Phan Dũng huyện Tuy Phong chưa đạt chuẩn). Tất cả 10/10 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn quốc gia về PCGD. THCS. Ngày 02/12/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 8113 /QĐ- BGDĐ công nhận tỉnh Bình Thuận đạt chuẩn Quốc gia về PCGD THCS năm 2007. 4. Về công tác xét tốt nghiệp THCS, thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT: a. Công tác xét tốt nghiệp và thi tốt nghiệp: a1. Những việc đã thực hiện: - Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về xét tốt nghiệp, thi tốt nghiệp trên cơ sở quy chế thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nên việc tổ chức, điều hành trên phạm vi toàn tỉnh được thuận lợi. 8 - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT cũng đã phổ biến đầy đủ chủ trương về xét và thi tốt nghiệp cho học sinh và phụ huynh học sinh nắm bắt kịp thời, không để thiệt thòi quyền lợi cho học sinh. Các phòng GDĐT đã xét TN.THCS đúng theo quy chế. - Việc tổ chức in sao đề thi TN THPT, BT.THPT đã thực hiện đúng quy chế thi, tuyệt đối an toàn, bảo mật. Bộ phận in sao đề thi đã làm việc hết sức nghiêm túc, chính xác. - Có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh nên sự phối hợp của chính quyền các cấp và các ban ngành liên quan khá chặt chẽ, giúp cho việc tổ chức coi thi diễn ra trật tự, an toàn và nghiêm túc. Lãnh đạo các hội đồng coi thi và giáo viên được điều động làm giám thị đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm trước ngành và trước nhân dân. Hầu hết học sinh dự thi chấp hành nghiêm túc quy chế thi. - Kết quả xét tốt nghiệp THCS và thi tốt nghiệp THPT được chính quyền địa phương và nhân dân đồng tình ủng hộ. a2. Một số tồn tại: - Khâu kiểm tra hồ sơ thí sinh dự thi, nhiều đơn vị thực hiện khá chặt chẽ, tuy nhiên vẫn còn sai sót về hộ tịch, nhưng ít hơn những năm trước. - Về phía học sinh: được phổ biến và hướng dẫn học sinh làm bài thi (nhất là các môn thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan) chu đáo hơn. Về phía giáo viên: vẫn còn cá biệt một vài giám thị, giám khảo chưa thật sự nắm vững quy chế thi, vô tình vi phạm quy chế lẽ ra không nên có, như việc thu nhận bài thi tự luận ở một số HĐCT còn nhiều sai sót như xếp bài thi không đúng theo thứ tự số báo danh, người thu bài thi không ký tên, đánh số bài tự bài thi không đúng ô quy định trong giấy thi của học sinh, … giám khảo chấm bài, cộng điểm, vào điểm trên phiếu chấm cá biệt vẫn còn sai sót. b. Công tác tuyển sinh lớp 6 và lớp 10: b1. Đối với tuyển sinh lớp 6: Thực hiện theo sự chỉ đạo của ngành, các phòng Giáo dục và Đào tạo đã tuyển sinh hết số học sinh tốt nghiệp Tiểu học, đây là sự cố gắng lớn của toàn ngành để phục vụ cho nhu cầu học tập của con em nhân dân. b2. Đối với tuyển sinh lớp 10: Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2009 – 2010 được tổ chức chu đáo, từ khâu ra đề, in sao đề thi, đến việc coi thi đã thực hiện tốt. Qua kết quả chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2009 cho thấy điểm chênh lệch giữa học sinh thành phố, thị xã và vùng nông thôn, miền núi, vùng lao động biển khá cao. Việc tổ chức chấm thi và phúc khảo thực hiện đúng quy chế. Do đáp ứng cho nhu cầu được học trong độ tuổi của con em nhân dân, nên kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2009 – 2010 ở một số trường lấy điểm rất thấp, có trường lấy xuống đến 6 điểm (điểm đã nhân hệ số 2 môn Ngữ văn, Toán) như trường THPT Nguyễn Văn Linh; Trường THPT Hàm Tân mới thành lập, lấy tất cả thí sinh dự thi. Riêng trường THPT Ngô Quyền, do thời tiết xấu, biển động, không đưa được bài thi của học sinh vào đất liền để chấm, nên đã xét tuyển và lấy 100% số học sinh dự thi đủ các môn theo quy định. 5. Kỳ thi học sinh giỏi: a. Thi HSG giải truyền thống 19/4: 9 Tồn tỉnh có 1.299 học sinh lớp 9 dự thi ở 6 mơn. Có 222 học sinh đạt giải, tỷ lệ 17,09%. Trong đó có 03 giải Nhất (tỷ lệ 1,35%), có 17 giải Nhì (tỷ lệ 7,66 %), 202 giải Ba (tỷ lệ 90,99 %). b. Thi HSG lớp 12: - Cấp tỉnh : có 382 học sinh dự thi 9 mơn; kết quả có 97 học sinh đạt giải, tỷ lệ 25,39%. Trong đó có 6 giải Nhất, 12 giải Nhì và 79 giải Ba. - Cấp Quốc gia : Ðội tuyển HSG tỉnh Bình Thuận dự thi HSG lớp 12 cấp Quốc gia có 50 thí sinh. Kết quả thi HSG quốc gia đạt: 0 giải Nhất, 01 giải Nhì, 03 giải Ba và 7 giải Khuyến khích. Tỷ lệ 22 %. Số lượng giải tăng 4 % so với năm học trước. c. Phong trào thi giải tốn trên máy tính casio: Cấp THCS, có 9 phòng Giáo dục và Đào tạo tham gia (vắng phòng GDĐT Phú Q). Qua kỳ thi cho thấy ở cấp THCS có sự tham gia rất nhiệt tình của học sinh, được nhà trường và các phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm trong việc bồi dưỡng chọn đội tuyển. Cấp THPT chỉ có 10/25 trường tham gia. Số lượng trường tham gia q thấp. Đề nghị Hiệu trưởng các trường chỉ đạo tổ Tốn xem đây là một hoạt động chun mơn, đưa vào chỉ tiêu thi đua hằng năm. Đối với lớp 12 BT THPT: các TTGDTX-HN, các trường THPT có dạy bổ túc văn hố lớp 12 cần quan tâm hơn nữa trong hoạt động dạy và học có sử dụng máy tính bỏ túi nhằm giúp cho học sinh có kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi và tham gia các kỳ thi MTBT do Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, nhằm động viên phong trào học tập của học viên hệ BT.THPT. Kết quả: có 171 thí sinh dự thi thuộc các khối lớp 8, 9, 11, 12. Trong đó, cấp THCS có 115 học sinh, đạt 45 giải ; cấp THPT có 56 học sinh, đạt 24 giải. 6. Đánh giá phong trào thi đua: Thực hiện cuộc vận động nói khơng với bệnh thành tích, song các đơn vị ln nhận thức đúng đắn giữa “bệnh thành tích” và tinh thần thi đua, nên rất quan tâm chỉ đạo sát sao để kịp thời biểu dương các đối tượng đã có những đóng góp cơng sức tích cực và hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, qua hội nghị tổng kết thi đua tồn ngành, cho thấy còn một số hạn chế như : Số lượng đơn vị, cá nhân được khen thưởng còn khiêm tốn, đề tài SKKN mang tính thiết thực so với bậc học còn q ít. Hội thi giáo viên dạy giỏi: Năm học 2008 – 2009 ngành Giáo dục và Đào tạo tạm hỗn thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhưng Sở đã hướng dẫn cho các phòng GDĐT bình chọn để Sở xét cơng nhận hiệu “Giáo viên dạy giỏi” THCS cấp tỉnh. Ngày 11/8/2009, Hội đồng xét cơng nhận GVDG của Sở đã họp xét và cơng nhận 65 giáo viên đạt danh hiệu GVDG THCS cấp tỉnh năm học 2008 – 2009. 7. Xây dựng Trung tâm HTCĐ: Cho đến nay tồn tỉnh đã xây dựng được 81 / 127 xã, phường, thị trấn ; Tỷ lệ : 63,78 %. TTHTCĐ ở các huyện, thị xã, thành phố. Năm 2008 mở được 1.196 lớp với 57.299 lượt người tham gia học tập. Nội dung mở lớp khá đa dạng và phong phú như: chuyển giao cơng nghệ khoa học – kỹ thuật sản xuất, chăn ni, kiến thức trồng rau xanh, cây ăn trái, ni trồng thủy sản… 10 [...]... về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009 – 2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” (có bản phô tô đính kèm) - Căn cứ công văn số …… /BGDĐT-GDTX ngày …./…/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệmvụ năm học 2009 – 2010 đối với công tác giáo dục thường xuyên (có bản phô tô đính kèm), Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nhiệmvụ cụ thể sau: 1 Nhiệm vụ. .. loại học sinh THCS và học sinh THPT phân ban, thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trunghọc cơ sở, trunghọc phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và áp dụng từ năm học 2006 – 2007 - Những học sinh lớp 9 chưa tốt nghiệp THCS năm trước, tùy theo điều kiện vật chất của từng trường, Hiệu trưởng quyết định cho học sinh... hiện công tác phổ cập trunghọc phổ thông trong những năm tới + Tiếp tục kế họach triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (hiện nay toàn tỉnh chỉ mới có 02 trường THCS Tân An ở La Gi và THCS Chợ Lầu ở Bắc Bình công nhận trường đạt chuẩn trong hệ thống trường học bậc Trung học) Phấn đấu trong năm học 2009 – 2010 có 4 đến 6 trường trunghọc đạt chuẩn Quốc gia 2 Những nhiệmvụ cụ thể: a Công tác... Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng II NHỮNG NHIỆMVỤ TRỌNG TÂM CỦA NĂM HỌC 2009 – 2010: 1 Nhiệmvụ chung: - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết 41/2000/QH10 về phổ cập trunghọc cơ sở của Quốc hội (khoá X), Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí... pháp dạy – học và đánh giá học sinh: - Đổi mới phương pháp dạy – học là yêu cầu tất yếu và cấp thiết trong giáo dục hiện nay Lãnh đạo trường học cần phải hết sức quan tâm chỉ đạo và theo dõi đánh giá tình hình, năng lực của giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng như phương pháp học tập của học sinh Kịp thời chấn chỉnh tình trạng thuyết giảng, đọc chép, dạy chay, học tủ, học vẹt Gắn dạy – học với thực... hồ sơ học viên, quản lý chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá ghi điểm, đặc biệt là đối với các lớp thi tốt nghiệp cuối cấp; Kết quả của các kỳ thi BT.THPT phản ánh được chất lượng thực chất về sức học của học viên GDTX II NHỮNG NHIỆMVỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2009 – 2010: - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết 41/2000/QH10 về phổ cập trung học cơ... còn thiếu để đáp ứng nhu cầu dạy - học - Năm học 2009 – 2010, Sở sẽ tiếp tục ra đề kiểm tra học kỳ I chung cho khối 12 THPT ở 06 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh Giáo viên cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu để tập trung ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết theo yêu cầu chương trình nhằm đảm bảo chất lượng học tập, giúp học sinh đạt kết quả tốt các kỳ thi... Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học và 3 môn khuyến khích : Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Tin học Ngoài ra, học viên còn được học tự chọn một số phần kiến thức nâng cao ở 8 môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh - Chú trọng hơn nữa việc quản lý chuyên môn ở các lớp BT.THPT để nâng dần chất lượng dạy - học Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện... THỰC HIỆN NHIỆMVỤ NĂM HỌC 2008 – 2009: Thực hiện văn bản số 7583/BGDĐT-GDTX ngày 20/8/2008 của Bộ GDĐT về hương dẫn thực hiện nhiệmvụ năm học đối với GDTX, Sở đã hướng dẫn, chỉ đạo, với sự nỗ lực chung của toàn ngành và sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp, hoạt động GDTX đã có một số kết quả sau: 1 Công tác bổ túc văn hóa và hoạt động của các Trung tâm... còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệmvụ năm học, hoạt động dạy – học của các lớp thuộc ngành học tương đối ổn định và phát triển Bên cạnh đó, công tác PCGD THCS đã triển khai đến các địa phương một cách cụ thể Đồng thời, ở những nơi có điều kiện, các trường học cũng đã phối hợp với các tổ chức xã hội, cơ quan để tổ chức lớp nhằm đáp ứng nhu cầu của người học Ngoài ra, cùng với Thanh tra Sở, phòng . HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008 – 2009 VÀ HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 – 2010 CỦA BẬC GIÁO DỤC TRUNG HỌC VÀ GIÁO DỤC KHÔNG CHÍNH QUY *** A. GIÁO DỤC TRUNG HỌC. hệ thống trường học bậc Trung học) . Phấn đấu trong năm học 2009 – 2010 có 4 đến 6 trường trung học đạt chuẩn Quốc gia. 2. Những nhiệm vụ cụ thể: a. Công