Diễn đàn kỳ 7

2 146 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Diễn đàn kỳ 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hỏi: 1) Một GV hỏi: Làm thế nào để dạy học sinh lớp 8 viết được phương trình hóa học xảy ra khi đốt cháy một hợp chất, như C 3 H 8 , FeS 2 , PH 3 , H 2 S … mà không phải học thuộc lòng? 2) Một HS hỏi: Thầy ơi! Em là học sinh lớp 9. Hiên nay em đang học lớp bồi dưỡng học sinh giỏi của trường em. Em và các bạn của em cứ mỗi lần gặp phản ứng của muối amoni thì không làm sao viết được phương trình phản ứng. Thầy có cách nào không? 3) Một HS hỏi: Thầy ơi! Xuất phát từ đâu mà có quy tắc đường chéo trong pha trộn dung dịch. Thầy có thể giúp em chứng minh công thức đường chéo không? Trả lời: Trước hết tôi xin cảm ơn các thầy cô và các em học sinh thường xuyên tới BLOG HÓA HỌC và đã gửi các câu hỏi để cùng trao đổi và chia sẻ! Về các câu hỏi của các thầy cô và các em học sinh, tôi xin trả lời ( trong giới hạn hiểu biết của tôi) như sau: 1) Muốn học sinh viết được PTHH khi đốt cháy một hợp chất thì trước hết các em học sinh phải biết viết PTHH khi đốt cháy một đơn chất ( tất nhiên cần lưu ý một số đơn chất không cháy: Nitơ, bạc …) Ví dụ: 4P + 5O 2 0 t → 2P 2 O 5 C + O 2 0 t → CO 2 2H 2 + O 2 0 t → 2H 2 O Khi đốt cháy một hợp chất thì sẽ cho ra nhiều oxit. Từ đó học sinh viết được: 2PH 3 + 4O 2 0 t → P 2 O 5 + 3H 2 O C 3 H 8 + 5O 2 0 t → 3CO 2 + 4H 2 O 2) Đối với phản ứng của muối amoni thì khó đấy. Kiến thức này tôi đã đề cập trong tài liệu 9 chủ đề BTHH định tính ( Có trong thư viện download của BLOG HÓA HỌC). Tuy nhiên do bạn hỏi nên tôi trả lời vắn tắt như thế này: Các dung dịch muối amoni có tính axit. Vì vậy khi nó tham gia phản ứng hóa học thì xảy ra tương tự như axit tương ứng. Ví dụ so sánh 2 pư sau đây ta sẽ có nhận xét quan trọng: (NH 4 ) 2 SO 4 + Na 2 CO 3 → Na 2 SO 4 + H 2 O + CO 2 ↑ + 2NH 3 ↑ H 2 SO 4 + Na 2 CO 3 → Na 2 SO 4 + H 2 O + CO 2 ↑ Như vậy, khi viết PTHH có thể hiểu muối amoni pư là một axit ngậm NH 3 trong phân tử. Khi tham gia pư thì chỉ có axit pư còn phần NH 3 sẽ bị giải phóng sau phản ứng. NH 4 Cl ⇔ HCl. NH 3 (NH 4 ) 2 SO 4 ⇔ H 2 SO 4 .2NH 3 NH 4 NO 3 ⇔ HNO 3 .NH 3 .v. v. 3) Quy tắc đường chéo là sơ đồ đơn giản hóa phương pháp đại số. Mời tham khảo bài toán sau đây: Trộn V 1 (g) dung dịch NaOH x (M) với V 2 (g) dung dịch NaOH y (M) thì được một dung dịch NaOH có nồng độ z(M). Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Lập tỷ lệ 1 2 V V theo x,y,z Giải: Phương trình biểu diễn nồng độ dung dịch sau pha trộn là: 1 2 1 2 x.V y.V z V V + = + ⇔ zV 1 + zV 2 = xV 1 + yV 2 ⇔ zV 1 - xV 1 = yV 2 - zV 2 ⇔ V 1 (z - x) = V 2 ( y - z) ⇒ 1 2 V y z V z x − = − Để áp dụng nhanh công thức trên để gải các bài toán dạng này, ta có thể mô tả bằng pp đường chéo. Dung dịch 1: V 1 x(M) y – z z(M) Dung dịch 2: V 2 y(M) z – x ⇒ 1 2 V y z V z x − = − * Áp dụng tương tự cho trường hợp nồng độ % , khối lượng riêng, và cho nhiều loại bài toán khác nữa. ------------***------------ . thay đổi không đáng kể. Lập tỷ lệ 1 2 V V theo x,y,z Giải: Phương trình biểu diễn nồng độ dung dịch sau pha trộn là: 1 2 1 2 x.V y.V z V V + = + ⇔ zV 1 +

Ngày đăng: 16/09/2013, 13:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan