trac nghiệm dien dan dung

4 379 4
trac nghiệm dien dan dung

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU ÔN THI NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG LỚP 11 Câu 1: Nguyên nhân gây tai nạn điện thường do: a. Mất nguồn điện. b. Mạng điện bị sự cố dẫn đến điện áp thấp hơn định mức. c. Người lao động chủ quan không thực hiện các quy định an toàn điện. d. Không đến gần dây điện đứt rơi xuống đất. Câu 2: Điện giật tác động tới con người như thế nào: a. Tác động tới hệ tuần hoàn. b.Tác động tới hệ thần kinh trung ương và cơ bắp. c. Tác động tới hệ hô hấp. d. Tác động tới hệ tuần hoàn làm tim đập châm hơn bình thường. Câu 3: Tác hại của hồ quang điện với cơ thể người như thế nào: a. Gây rối loạn hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. b. Tác động tới hệ thần kinh trung ương. c. Gây co giật. d. Gây bỏng, thương tích ngoài da do bọt kim loại bắn vào. Câu 4: Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau: a. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể, điện trở dây dẫn. b. Đường đi, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện qua cơ thể và điện trở cơ thể người. c. Đường đi, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện qua dây dẫn và điện trở cơ thể người. d. Điện trở, cường độ, thời gian dòng điện qua cơ thể, đường đi của dòng điện trên dây dẫn. Câu 5: Khi bị điện giật, có cùng một điện áp như nhau thì nguồn điện nào nguy hiểm hơn: a. Nguồn điện một chiều. b. Nguồn điện xoay chiều. c. Nguồn điện một chiều và nguồn điện xoay chiều nguy hiểm như nhau d. Nguồn điện từ acquy Câu 6: Dòng điện xoay chiều 50-60Hz qua người là bao nhiêu thì bắt đầu có cảm giác bị điện giật: a. 0,6-1,5mA b. 6-15mA c. 0,6-1,5A d. 0,1-0,15mA Câu 7: Đường đi của dòng điện qua cơ thể người nguy hiểm nhất là: a.Chân qua chân b. Tay qua chân c. Tay qua tay d. Qua đầu Câu 8: Trong điều kiện bình thường với lớp da sạch, khô thì điện áp là bao nhiêu thì được coi là điện áp an toàn? a. Dưới 80V b. dưới 60V c. Dưới 40V d. Dưới 12V Câu 9: Trong điều kiện ẩm ước nóng, có nhiều bụi kim loại thì điện áp là bao nhiêu thì được coi là điện áp an toàn: a. Dưới 80V b. dưới 60V c. Dưới 40V d. Dưới 12V Câu 10: Tai nạn điện thường xảy ra do các nguyên nhân: a. Chạm vào vật mang điện, sự cố mất điện, do điện áp bước. b. Chạm vào vật mang điện, phóng điện, do điện áp bước. c. Chạm và lại gần các thiết bị điện, phóng điện, sự cố mất điện. d. Phóng điện , do điện áp bước. Câu 11: Nguyên nhân bị điện giật do tiếp xúc với các dụng cụ điện bị hỏng cách điện là: a. Phóng điện. b. Điện áp bước c. Chạm vào vật mang điện d. Hồ quang điện Câu 12: Một trong những nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề điện dân dụng là: a. Cắt điện trước khi sửa chữa đường dây. b. Do chỗ làm việc chật hẹp, người làm vô ý chạm vào bộ phận mang điện. c. Sử dụng các đồ dùng điện. d. Cắt cầu dao trước khi thực hiện công việc sửa chữa. Câu 13: Tác dụng bảo vệ của nối đất bảo vệ : a. Khi vỏ thiết bị có điện, dòng điện tăng cao làm cầu chì cháy nổ và cắt mạch b. Khi vỏ thiết bị có điện, dòng điện đi xuống đất nên không gây nguy hiểm cho người. c. Khi vỏ thiết bị có điện, điện áp giảm nên không gây nguy hiểm cho người. d. Khi vỏ thiết bị có điện, điện áp tăng nên không gây nguy hiểm cho người. Câu 14: Vai trò quan trọng của đo lường đối với nghề điện dân dụng 1 a. Xác định được trị số của các đại lượng điện, thông số kỹ thuật và hư hỏng của thiết bị điện. b. Đo được điện áp, dòng điện, điện năng tiêu thụ. c. Xác định hư hỏng trong mạch điện tử d. Xác định hư hỏng, đo được điện năng tiêu thụ, điện áp, dòng điện. Câu 15: Một dụng cụ đo lường có mấy bộ phận chính ? a. 2 bộ phân chính : cơ cấu đo và mạch đo . b. 2 bộ phận chính: cơ cấu đo và que đo . c. 3 bộ phận chính: cơ cấu đo ,que đo và thang đo . d. 2 bộ phận chính: mạch đo và que đo . Câu 16: Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác 1 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: a. 3V b. 5V c. 4V d. 0V Câu 17: Đo gián tiếp công suất trong mạch điện một chiều và mạch xoay chiều thuần điện trở, có thể sử dụng: a. Ampe kế b. Vôn kế và ampe kế. c. Vôn kế và Oát kế. d. Oát kế Câu 18: Khi sử dụng vạn năng kế đo điện trở cần chú ý: a. Khi biết chắc chắn mạch đã cắt điện. b. Mạch có điện vẫn đo được điện trở. c. Chỉ cần để thang đo điện trở là được. d. Để thang đo điện trở khi mạch có điện vẫn đo được. Câu 19: Khi sử dụng công tơ điện kiểu cảm ứng, nếu đĩa nhôm quay ngược chứng tỏ rằng: a. Cực tính cuộn dòng điện hoặc cuộn điện áp sai, cần tráo lại một trong hai cuộn dây b. Công tơ điện hư c. Mômen bù quá lớn nên đĩa nhôm quay ngược lại. d. Do nam châm vĩnh cữu không hãm được được nhôm. Câu 20: Nguyên nhân gây nên hiện tượng tự quay của công tơ điện là: a. Mômen bù quá lớn. b. Mômen bù quá nhỏ. c. Cực tính cuộn dòng điện và điện áp sai. d. Công tơ điện bị hư. Câu 21: Ngày 01 tháng 01 năm 2009 điện năng của một hộ gia đình A theo số chỉ công tơ là 1450KWh, ngày 01 tháng 02 năm 2009 số chỉ của công tơ đó là 1635KWh thì điện năng tiêu thụ là: a. 185Kwh b. 195KWh c. 1635KWh d. 1450KWh Câu 22: Đặc tính sử dụng của dụng cụ đo kiểu điện từ là: a. Đo được cả dòng điện xoay chiều và một chiều, độ chính xác không cao, cấu tạo đơn giản, chịu quá tải tốt. b. Đo được dòng điện xoay chiều, độ chính xác không cao, cấu tạo đơn giản, chịu quá tải tốt. c. Đo được dòng điện một chiều, độ chính xác không cao, cấu tạo đơn giản, chịu quá tải tốt. d. Đo được dòng điện xoay chiều, chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài, rẻ tiền. Câu 23: Phân loại theo nguyên lý làm việc, dụng cụ đo kiểu điện từ có kí hiệu như sau: a. b. c. d. Câu 24: Đặc tính sử dụng của Oát kế kiểu điện động là: a. Cần nối đúng cực tính cuộn điện áp và cuộn dòng điện thì oát kế sẽ chỉ thuận. b. Không cần nối đúng cực tính cuộn điện áp và cuộn dòng điện, oát kế vẫn chỉ thuận. c. Khả năng chịu quá tải tốt, cấu tạo đơn giản, đo được điện áp xoay chiều và một chiều. d. Cần nối đúng cực tính, đo được điện áp của dòng điện xoay chiều và một chiều. Câu 25: Khi sử dụng vạn năng kế đo điện trở cần chú ý: a. Không chạm tay vào đầu nối hoặc điện trở vì điện trở tiếp của bàn tay có thể gây sai số. b. Khi đo bắt đầu từ thang đo nhỏ rồi tăng dần cho đến khi nhận được kết quả thích hợp. c. Khi đo bắt đầu từ thang đo lớn rồi giảm dần cho đến khi nhận được kết quả thích hợp. 2 d. Có thể cầm ta vào đầu nối hoặc điện trở nhưng chỉ số đo được vẫn chính xác. Câu 26: Các bộ phận chính của máy biến áp là: a. Bộ phận dẫn từ, bộ phận dẫn điện, vỏ bảo vệ. b. Bộ phận dẫn từ, lõi thép, vỏ bảo vệ c. Cuộn dây quấn, bộ phận dẫn điện, vỏ bảo vệ d. Bộ phận dẫn từ, bộ phận bảo vệ quá tải, lõi thép Câu 27: Thông thường máy biến áp có mấy cuộn dây? Tên gọi các cuộn dây đó a. 2 cuộn dây: cuộn chính và cuộn sơ cấp b. 2 cuộn dây: cuộn sơ cấp và cuộn phụ c. 2 cuộn dây: cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp d. 2 cuộn dây: cuộn chính và cuộn phụ Câu 28: Cuộn dây quấn sơ cấp là : a. Cuộn dây quấn nối với phụ tải, cung cấp điện cho phụ tải b. Cuộn dây quấn nối với nguồn, nhận năng lượng từ nguồn vào c. Cuộn dây quấn cung cấp điện cho phụ tải d. Cuộn dây quấn nối với nguồn, cung cấp điện cho nguồn Câu 29: Cuộn dây quấn thứ cấp là: a. Cuộn dây quấn nối với nguồn, nhận năng lượng từ nguồn vào b. Cuộn dây quấn nối với nguồn, cung cấp điện cho nguồn c. Cuộn dây quấn nối với phụ tải, cung cấp điện cho nguồn d. Cuộn dây quấn nối với phụ tải, cung cấp điện cho phụ tải Câu 30: Khi sử dụng máy biến áp, công suất phụ tải không được @ a. Lớn hơn điện áp sơ cấp định mức. b. Nhỏ hơn điện áp sơ cấp định mức c. Lớn hơn công suất phụ tải định mức d. Nhỏ hơn công suất phụ tải định mức Câu 31: Nhiệm vụ của tắc te trong máy biến áp gia đình là: @ a. Báo quá điện áp đầu vào sơ cấp b. Báo quá tải đầu ra thứ cấp c. Báo quá tải đầu vào sơ cấp d. Báo quá điện áp đầu ra thứ cấp Câu 32: Nguyên nhân máy biến áp làm việc không nóng nhưng kêu ồn thông thường là: @ a. Quá tải b.Các lá thép ép không chặt c. Hở mạch cuộn dây sơ cấp d. Chập mạch Câu 33: Gọi điện áp của cuộn sơ cấp là U1 , điện áp cuộn thứ cấp là U2 . Nếu U1 > U2 thì máy biến áp thuộc : a. Máy biến áp tăng áp b.Máy biến áp giảm áp c.Máy biến áp tự ngẫu . d.Máy biến áp cách ly Câu 34: Nguyên lí làm việc của máy biến áp dựa trên hiện tượng : a. Cảm ứng điện từ . b. Biến đổi điện áp . c. Biến đổi dòng điện . d.Biến đổi tần số . Câu 35: Đơn vị của công suất máy biến áp là : a. VA . b. KW c. W d. KV Câu 36 : Khi sử dụng máy biến áp ta không được a. Đưa điện áp nguồn cao hơn điện áp sơ cấp định mức. Đưa điện áp nguồn thấp hơn điện áp sơ cấp định mức. 3 Đưa điện áp nguồn cao hơn điện áp thứ cấp định mức. Đưa điện áp nguồn thấp hơn điện áp thứ cấp định mức. Câu 37: .Máy biến áp có U 1 < U 2 được gọi là máy biến áp tăng áp. Khi đó: A. N 1 > N 2 . B. N 1 < N 2 . C. N 1 = N 2 . D. f 1 <f 2 Câu 38: Kí hiệu U 1 , N 1 lần lượt là điện áp ở đầu cuộn dây sơ cấp và số vòng dây của cuộn sơ cấp. U 2 , N 2 lần lượt là điện áp ở đầu cuộn dây thứ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp. Khi đó: A. 2 1 1 2 N N U U = . B. 2 1 1 2 U N U N = . C. 1 1 2 2 U N U N = . D. 1 2 2 1 U U N N = . Câu 39: Khi sử dụng điện áp thấp, để an toàn người ta thường sử dụng máy biến áp nào? a. Máy biến áp tự ngẫu. b. Máy biến áp cảm ứng. c. Máy biến áp giảm áp là được d. Tự ngẫu và cảm ứng đều an toàn. Câu 40: Máy biến áp cảm ứng là thiết bị điện gì? Nguyên lý làm việc? a. Thiết bị tăng giảm điện áp, làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ. b. Thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ. c. Thiết bị điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lí tăng giảm điện áp. d. Thiết bị điện từ tĩnh, dùng để tăng giảm điện áp. Câu 41: Công dụng của máy biến áp là: a. Tăng giảm điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số. b. Tăng giảm dòng điện của điện áp xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số. c. Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều, tần số thay đổi. d. Thiết bị điện từ tĩnh, tăng giảm điện áp, tần số thay đổi. Câu 42: Động cơ điện không đồng bộ là động cơ điện xoay chiều có : a. Tốc độ quay n nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường n1 . b. Tốc độ quay n lớn hơn tốc độ quay của từ trường n1 . c. Tốc độ quay n bằng tốc độ quay của từ trường n1 . d. Tốc độ quay n1 nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường n . Câu 43: Phân loại động cơ điện theo dòng điện làm việc có: a. Động cơ điện xoay chiều và động cơ điện một chiều. b. Động cơ điện dùng vòng ngắn mạch và động cơ dùng tụ. c. Động cơ vòng chập và động cơ quạt điện. d. Động cơ quạt điện và động cơ có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện. Câu 44: Động cơ điện có công suất lớn trên 600W thường là động cơ điện nào? Động cơ điện xoay chiều ba pha. Động cơ điện xoay chiều một pha. Động cơ điện xoay chiều hai pha Động cơ điện một pha và hai pha. Câu 45: Động cơ điện có công suất nhỏ dưới 600W thường là động cơ điện nào? Động cơ điện xoay chiều ba pha. Động cơ điện xoay chiều một pha, ba pha. Động cơ điện xoay chiều hai pha, ba pha. Động cơ điện một pha và hai pha. 4

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan