UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________ _____________________________________ Số: 1986/SGD&ĐT-GDTH Phan Thiết, ngày 07 tháng 8 năm 2009 V/v Hướng dẫn một số côngviệc chuyên môn đầunăm học 2009-2010 Kính gởi: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo Để ổn định các hoạt động ở trường tiểu học ngay từ đầunăm học, Sở hướng dẫn một số côngviệc chuyên môn đầunăm học như sau: 1. Ngày bắt đầu học: Ngày 24/8/2009 (Quyết định số 1923/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thời gian năm học 2009-2010 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Thuận). Căn cứ các mốc thời gian kết thúc học kì 1, bắt đầu và kết thúc học kì 2, các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết nguyên đán, các trường tính được số ngày dự phòng trong mỗi học kì để tổ chức các hoạt động trong nhà trường (ôn tập giữa kì, cuối kì, sinh hoạt chủ điểm, tập huấn CMNV, thao giảng toàn trường, cụm trường,…) cho phù hợp. Đặc biệt lưu ý đến việc soạn lại thời khoá biểu như đã hướng dẫn tại công văn số 160/SGD&ĐT-TH ngày 20/8/2007 của Sở v/v Hướng dẫn một số côngviệc chuyên môn đầunăm học 2007-2008 do nghỉ lễ, nghỉ học để tổ chức các hoạt động. 2. Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày Toàn dân đưa trẻ em đến trường”: Đây là năm cuối cùng thực hiện Chỉ thị số 10/CT-CTUBBT ngày 25/02/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh v/v Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Ngày Toàn dân đưa trẻ em đến trường” giai đoạn 2005-2010, các đơn vị cần tập trung chỉ đạo tốt, phấn đấu đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng của cuộc vận động. Các biến động về dân số (nếu có) cần kịp thời lập tờ trình báo cáo về Sở để điều chỉnh. Sở sẽ có hướng dẫn riêng về tổng kết thực hiện Chỉ thị này. 3. Về việc dạy “TTATGT”: Năm học này, tất cả các trường học đều thực hiện việc dạy “TTATGT” theo hướng dẫn sau: a. Đối với lớp 1: Được dạy vào học kì 2, từ tuần thứ 25 trở đi (thời gian cụ thể do trường quyết định); cách bố trí dạy tương tự như các lớp 2, 3, 4, 5 dưới đây. b. Đối với các lớp 2, 3, 4, 5: Được dạy trong tháng 9 đến giữa tháng 10/2009 (tuỳ theo số tiết qui định cho từng lớp, điều kiện và hình thức tổ chức học của từng trường), mỗi tuần 1 tiết theo kế hoạch dạy học sau: - Đối với các lớp học 5 buổi/tuần, 6-9 buổi/tuần: + Các lớp 2, 3: Dạy thêm 1 tiết vào buổi dạy 4 tiết. + Các lớp 4, 5: Lấy tiết thực hành đạo đức hoặc tiết SHTT cuối tuần để dạy (xen kẽ nhau: tuần này lấy tiết thực hành đạo đức thì tuần sau lấy tiết SHTT cuối tuần hoặc ngược lại). - Đối với các lớp học 10 buổi/tuần: Lấy 1 tiết trong các tiết dạy thêm ngoài kế hoạch dạy học 1 buổi/ngày để dạy. Ngoài ra, trong tháng 9/2009 (tháng An toàn giao thông), các đơn vị tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề ATGT như: xem phim Pokêmon, thi tìm hiểu, thi vẽ,… 4. Về dạy học 5buổi/tuần (1 buổi/ngày): - Kế hoạch dạy học thực hiện như đã hướng dẫn tại công văn số 157/SGD&ĐT-TH ngày 28/8/2006 của Sở. - Tỉ lệ giáo viên/lớp đối với các trường dạy học 5 buổi/tuần là 1,2 (kể cả các công tác kiêm nhiệm, giảm giờ đối với giáo viên chủ nhiệm lớp và số tiết phải dạy của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng). Các trường bố trí số tiết phải dạy của giáo viên sau khi lấy số tiết tiêu chuẩn trừ đi số tiết giảm giờ (chủ nhiệm lớp), số tiết kiêm nhiệm của mỗi giáo viên (nếu có). Số tiết còn thừa bố trí cho các giáo viên dự khuyết, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng (số tiết phải dạy theo qui định); việc bố trí này phải được ổn định trong cả năm học, được ghi vào bảng phân công từng tuần cụ thể để ở văn phòng (có bảng mẫu phân công số buổi dạy của giáo viên dự khuyết, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng kèm theo). 5. Về dạy học trên 5 buổi/tuần: a. Dạy học 10 buổi/tuần: - Việc tổ chức dạy học 10 buổi/tuần (35 tiết/tuần) thực hiện như hướng dẫn tại công văn Liên Sở Tài chính-GD&ĐT số 3644/LS-STC-SGDĐT ngày 31/7/2009 v/v Hướng dẫn qui trình thực hiện một số khoản thu ngoài học phí các trường mầm non và phổ thông. - Việc bố trí các tiết dạy thêm ngoài kế hoạch dạy học 1 buổi/ngày (10 – 13 tiết/tuần tuỳ theo từng lớp) được thực hiện theo các nội dung sau: + Hướng dẫn thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương (chủ yếu cho các môn đạo đức, TN&XH, khoa học, lịch sử, địa lí, thủ công, kĩ thuật). + Giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập hoặc để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu (môn toán và tiếng Việt). + Học ngoại ngữ, tin học (lớp 3 trở lên). + Học tiếng dân tộc (đối với những nơi có đông học sinh Chăm). + Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về âm nhạc, mĩ thuật, thể dục. Mỗi học sinh được bồi dưỡng nhiều nhất là 2 môn học. + Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm (bố trí theo lớp, khối lớp hoặc toàn trường). 2 Ngoài ra, mỗi buổi chiều đều bố trí khoảng 15 phút (đầu hoặc cuối buổi học) để học sinh làm các bài tập cho về nhà của buổi sáng (nếu có) và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau (cố gắng không để học sinh phải học và làm bài nhiều ở nhà). - Nhà trường cần tiến hành phân loại, sắp xếp thành lớp hoặc nhóm chuyên biệt (bao gồm cả học sinh không tham gia vào các môn năng khiếu, tự chọn) để sử dụng, sắp xếp hợp lí đội ngũ giáo viên dạy các môn năng khiếu, các môn tự chọn, giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường. - Tuy các môn tự chọn, tiếng dân tộc không tham gia vào việc đánh giá xếp loại học lực học sinh nhưng để giáo viên, nhà trường và cha mẹ học sinh nắm được tình hình dạy-học các môn này, các trường phải lập “Sổ theo dõi kiểm tra đánh giá học tập” cấp cho giáo viên (theo mẫu như các môn học đánh giá bằng điểm số); định kì thống kê kết quả học tập, báo cáo lên cấp trên và ghi vào phiếu phối hợp của học sinh. Đối với những nơi có điều kiện (có giáo viên tiếng Anh thuộc biên chế của trường,…), có thể bố trí dạy thí điểm tiếng Anh 4 tiết/tuần cho học sinh lớp 3 (sử dụng giáo trình Let’s Go hoặc Let’s Learn). b. Dạy học 6-9 buổi/tuần: Bố trí dạy theo 1 trong 2 trường hợp sau: - Trường hợp chỉ số lớp/phòng học bằng 1: Thực hiện như Phụ lục “Cách tính số buổi học trong tuần đối với trường học 2 buổi/ngày theo tỉ lệ giáo viên/lớp được phân bổ” (công văn số 3644/LS-STC-SGDĐT). Lưu ý: Phải bố trí ít nhất 1/3 số lớp được học 9 buổi/tuần so với tổng số lớp học 6-9 buổi/tuần. - Trường hợp chỉ số lớp/phòng học lớn hơn 1 (nhưng bé hơn 2): + Đảm bảo sắp xếp đủ 5 buổi dạy theo kế hoạch dạy học 1 buổi/ngày (22- 25 tiết tuỳ theo lớp). + Tính số tiết dạy thêm ngoài kế hoạch dạy học 1 buổi/ngày (như cách tính ở trường hợp trên) rồi qui ra buổi; bố trí dạy một buổi từ 3 tiết - 4 tiết. Nếu dạy vào buổi sáng thì bố trí tương ứng từ tiết 1 đến tiết 3 (hoặc tiết 4) so với các lớp học 1 buổi/ngày; nếu dạy vào buổi chiều thì bố trí tương ứng từ tiết 2 đến tiết 4 (hoặc tiết 5) so với các lớp học 1 buổi/ngày để đảm bảo thời gian nghỉ trưa của học sinh. Lưu ý: Phải bố trí ít nhất 1/3 số lớp được học 30 tiết/tuần so với tổng số lớp học 6-9 buổi/tuần. - Việc dạy các tiết dạy thêm ngoài kế hoạch dạy học 1 buổi/ngày căn cứ hướng dẫn đối với trường dạy 10 buổi/tuần nêu ở trên mà điều chỉnh cho phù hợp. 6. Tổ chức thao giảng: Tiếp tục thực hiện các hình thức tổ chức thao giảng bao gồm: cụm trường, toàn trường, liên tổ, tổ chuyên môn như đã hướng dẫn các năm qua. Riêng đối với hình thức thao giảng theo cụm trường, cần tập trung vào hai môn tiếng Việt và toán. Mỗi trường đề xuất ít nhất 2 tiết tiêu biểu của trường mình (thể hiện phương pháp mới; dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; …) để cả cụm lựa chọn, sắp xếp thời gian tổ chức thao giảng cả năm học trong cụm. 7. Dạy trẻ khuyết tật học hoà nhập: 3 - Thực hiện đúng theo các qui định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật (Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). - Việc phân loại trẻ khuyết tật căn cứ vào việc thu thập dữ liệu trẻ thiệt thòi đã tiến hành trong tháng 5/2009 và “Sổ theo dõi trẻ khuyết tật học hoà nhập” ở các trường học. - Các trường chỉ đạo tốt việc vận dụng các kĩ năng dạy trẻ khuyết tật đã được tập huấn để giúp học sinh tự tin, hoà nhập với tập thể lớp; giảm bớt một số yêu cầu về kiến thức, kĩ năng tuỳ theo mức độ khuyết tật của trẻ để giúp trẻ hoàn thành được nhiệm vụ học tập; hoàn thành bộ hồ sơ theo dõi trẻ khuyết tật theo qui định;… - Riêng các trường thuộc Dự án GDTH cho trẻ em có HCKK cần chú ý kiểm tra và sử dụng có hiệu quả thiết bị hỗ trợ trẻ khuyết tật học hoà nhập đúng đối tượng và mức độ khuyết tật. 8. Dạy học sinh dân tộc thiểu số: - Các trường có tổ chức dạy tiếng Chăm, tập nói tiếng Việt cho học sinh tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương mà bố trí việc dạy-học như các năm học trước; chú ý đến những nơi đồng thời dạy “tập nói tiếng Việt” và tiếng Chăm. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc cần ưu tiên phân công đúng lớp tập huấn cho các giáo viên đã được tập huấn dạy tiếng Chăm lớp 1, 2, 3. - Các trường học (kể cả các trường không có học sinh DTTS) thuộc 9 huyện Dự án PEDC hoàn thành “Góc ngôn ngữ” như đã hướng dẫn tại công văn số 20/DATKK ngày 06/3/2009 của Ban Điều hành Dự án PEDC v/v Phân phối “Tài liệu góc ngôn ngữ tiếng Việt và chuẩn bị ngôn ngữ cho trẻ trước khi đến trường”. Mỗi Phòng chọn 1-2 trường thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung. - Ngay từ đầunăm học, các trường cần tập trung chỉ đạo việc dạy “Tăng cường tiếng Việt”, áp dụng các biện pháp dạy học thích hợp đối với đối tượng học sinh DTTS không biết hoặc biết ít tiếng Việt để cố gắng nâng dần tỉ lệ học sinh DTTS học đạt yêu cầu môn tiếng Việt ở các trường học. 9. Dạy lớp ghép: Việc tổ chức lớp ghép phải đảm bảo đúng theo qui định Điều lệ trường tiểu học: “Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá hai trình độ. Trường hợp đặc biệt khó khăn có thể ghép 3 trình độ nhưng mỗi lớp không quá 10 học sinh” (Điều 14). 10. Soạn giáo án (thiết kế bài dạy): Khuyến khích giáo viên sử dụng máy vi tính để soạn giáo án và sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy. Đối với các trường đã có kinh nghiệm trong việc soạn giảng bằng giáo án điện tử năm học trước cần tập trung soạn các tiết dạy khó (thực hành, chứng minh, minh hoạ,…) đòi hỏi sử dụng nhiều hiệu ứng khác nhau; lập sổ nhật kí theo dõi việc giảng dạy bằng giáo án điện tử của đơn vị mình. 11. Tổ chức Hội thi GVDG cấp huyện (thị xã, thành phố); đánh giá 3 tiết dạy của giáo viên các trường học; bảo lưu danh hiệu GVDG các cấp: 4 - Thực hiện như hướng dẫn của Sở tại các công văn: + Công văn số 160/SGD&ĐT-TH ngày 20/8/2007 v/v Hướng dẫn một số côngviệc chuyên môn đầunăm học 2007-2008. + Công văn số 217/SGD&ĐT-TH ngày 17/10/2007 v/v Điều chỉnh một số nội dung về xếp loại tiết dạy và công nhận Giáo viên dạy giỏi các cấp. + Công văn số 3282/SGD&ĐT-GDTH ngày 10/9/2008 v/v Bảo lưu danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp cấp tiểu học. - Khuyến khích việc sử dụng giáo án điện tử tham gia Hội thi GVDG cấp huyện, thị xã, thành phố. 12. Thực hiện tốt công tác PCGDTH đúng độ tuổi: Năm học này, Vụ GDTH đã ban hành mẫu thống kê mới về PCGDTH đúng độ tuổi nên các Phòng phải triển khai tập huấn lại thật kĩ để đảm bảo đúng yêu cầu của mẫu thống kê và thời hạn báo cáo về Sở. Đối với các đối tượng tạm trú tại địa phương, các trường học cần xem xét cụ thể để cập nhật vào hồ sơ phổ cập của đơn vị để đảm bảo việc tính tỉ lệ huy động trẻ đi học đúng độ tuổi trong phạm vi toàn huyện không vượt quá tỉ lệ 100% (tỉ lệ % giữa tổng số học sinh 6 tuổi/6-10 tuổi toàn huyện và tổng số trẻ 6 tuổi/6-10 tuổi phải phổ cập toàn huyện). 13. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: - Các đơn vị căn cứ tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng các tiết học các môn học đã nhận được năm học trước để tổ chức dạy và học theo đúng chuẩn đã được xác định. Riêng các địa bàn thuận lợi, khuyến khích việc dạy và học trên chuẩn qui định. - Sở sẽ tổ chức Hội nghị cốt cán các bộ môn vào tháng 9/2009 để trao đổi thống nhất về việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với một số dạng bài khó, đối với các vùng miền có khó khăn. 14. Thực hiện đánh giá xếp loại học sinh theo qui định mới: Năm học này, Bộ sẽ ban hành qui định mới về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học. Trong khi chờ đợi văn bản chính thức của Bộ, các trường học thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo qui định hiện hành vào sổ tạm thời (do trường in ấn thống nhất) để sau này chép lại vào các loại sổ sách mới. 15. Tiếp tục tham gia thi giải toán cấp tiểu học qua internet lần thứ hai: Các Phòng và trường rút kinh nghiệm việc tham gia thi giải toán cấp tiểu học qua internet năm học qua để chuẩn bị các điều kiện cần thiết tham gia dự thi đông đảo ngay vòng đầu tiên. 16. Báo cáo thống kê định kì: Năm học này, việc báo cáo thống kê định kì vào các thời điểm đầunăm học, cuối học kì 1, cuối năm học vẫn tiếp tục thực hiện theo phương thức của năm học trước: Sở gởi e-mail các files biểu mẫu thống kê báo cáo về Phòng; Phòng hướng dẫn các trường báo cáo (hoặc nhập dữ liệu) gởi về Phòng; Phòng nhập dữ liệu, gởi báo cáo và gởi e-mail file chứa dữ liệu về Sở./. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Như trên; 5 - Lưu VT, GDTH, Cư (15b). (đã kí và đóng dấu) Nguyễn Văn Hiến PHỤ LỤC MẪU BẢNG PHÂN CÔNG SỐ BUỔI DẠY CỦA GVDK+HT+PHT ĐỐI VỚI TRƯỜNG DẠY 1 BUỔI/NGÀY (Đính kèm công văn số…… ……/SGD&ĐT-GDTH ngày… ./8/2009) _______________________ * Trường 10 lớp có: mỗi khối 2 lớp; 1 CTCĐ (3 tiết/tuần), 2 tổ trưởng CM (TT1, TT2: 3 tiết/tuần), 1 TKHĐ (2 tiết/tuần), 1 kiêm nhiệm phổ cập giáo dục (PCGD: 3 tiết/tuần), 2 giáo viên dự khuyết (DK1, DK2). Đối tượng Tuần 1 Đối tượng Tuần 2 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 4A (5tiết) 4B (5tiết) CTCĐ (5tiết) DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 4A (5tiết) 4B (5tiết) CTCĐ (5tiết) DK2 3A (5tiết) 3B (5tiết) 2A (5tiết) 2B (5tiết) 1A (5tiết) DK2 3A (5tiết) 3B (5tiết) 2A (5tiết) 2B (5tiết) 1A (5tiết) HT HT PHT PHT TT1 (5 tiết) Đối tượng Tuần 3 Đối tượng Tuần 4 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 4A (5tiết) 4B (5tiết) CTCĐ (5tiết) DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 4A (5tiết) 4B (5tiết) DK2 3A (5tiết) 3B (5tiết) 2A (5tiết) 2B (5tiết) PCGD (5 tiết) DK2 TKHĐ (5 tiết) PCGD (5 tiết) 1B (5tiết) HT HT TT1 (5 tiết) PHT TT2 (5 tiết) PHT TT2 (5 tiết) Đối tượng Tuần 5 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 4A (5tiết) 4B (5tiết) DK2 TKHĐ PCGD 1B 6 Ghi chú: - Cứ 5 tuần gộp thành 1 nhóm; cả năm học có 7 nhóm. - Mỗi buổi dạy thay bố trí TKB 5 tiết. - Các chức danh kiêm nhiệm phải ghi kèm theo tên lớp mà giáo viên đó chủ nhiệm; chẳng hạn: CTCĐ (5A), TT1 (4A), TT2 (3A), PCGD (2A), TKHĐ (1A). (5 tiết) (5 tiết) (5tiết) HT TT1 (5 tiết) PHT TT2 (5 tiết) * Trường 15 lớp có: mỗi khối 3 lớp; 1 CTCĐ (3 tiết/tuần), 3 tổ trưởng CM (TT1, TT2, TT3: 3 tiết/tuần), 1 TKHĐ (2 tiết/tuần), 1 kiêm nhiệm phổ cập giáo dục (PCGD: 4 tiết/tuần), 3 giáo viên dự khuyết (DK1, DK2, DK3). Đối tượng Tuần 1 Đối tượng Tuần 2 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 4A (5tiết) CTCĐ (5tiết) DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 4A (5tiết) CTCĐ (5tiết) DK2 4B (5tiết) 4C (5tiết) 3A (5tiết) 3B (5tiết) 3C (5tiết) DK2 4B (5tiết) 4C (5tiết) 3A (5tiết) 3B (5tiết) 3C (5tiết) DK3 2A (5tiết) 2B (5tiết) 2C (5tiết) 1C (5tiết) PCGD (5tiết) DK3 2A (5tiết) 2B (5tiết) 2C (5tiết) 1C (5tiết) PCGD (5tiết) HT HT PHT PHT TT2 (5 tiết) Đối tượng Tuần 3 Đối tượng Tuần 4 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 4A (5tiết) CTCĐ (5tiết) DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 4A (5tiết) DK2 4B (5tiết) 4C (5tiết) 3A (5tiết) 3B (5tiết) 3C (5tiết) DK2 4B (5tiết) 4C (5tiết) 1A (5tiết) 1B (5tiết) DK3 2A (5tiết) 2B (5tiết) 2C (5tiết) TT1 (5tiết) PCGD (5tiết) DK3 TKHĐ (5tiết) TT1 (5tiết) PCGD (5tiết) HT HT TT2 (5 tiết) PHT TT3 (5 tiết) PHT TT3 (5 tiết) Đối tượng Tuần 5 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 4A (5tiết) DK2 4B (5tiết) 4C (5tiết) 1A (5tiết) 1B (5tiết) 7 Ghi chú: - Cứ 5 tuần gộp thành 1 nhóm; cả năm học có 7 nhóm. - Mỗi buổi dạy thay bố trí TKB 5 tiết. - Các chức danh kiêm nhiệm phải ghi kèm theo tên lớp mà giáo viên đó chủ nhiệm; chẳng hạn: CTCĐ (5A), TT1 (5B), TT2 (3A), TT3 (1B), PCGD (2A), TKHĐ (4A). DK3 TKHĐ (5tiết) TT1 (5tiết) HT TT2 (5 tiết) PHT TT3 (5 tiết) * Trường 20 lớp có: mỗi khối 4 lớp; 1 CTCĐ (3 tiết/tuần), 5 tổ trưởng CM (TT1, TT2, TT3, TT4, TT5: 3 tiết/tuần), 1 TKHĐ (2 tiết/tuần), 1 kiêm nhiệm phổ cập giáo dục (PCGD: 4 tiết/tuần), 4 giáo viên dự khuyết (DK1, DK2, DK3, DK4). Đối tượng Tuần 1 Đối tượng Tuần 2 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 5D (5tiết) CTCĐ (5tiết) DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 5D (5tiết) CTCĐ (5tiết) DK2 4A (5tiết) 4B (5tiết) 4C (5tiết) 4D (5tiết) TT1 (5tiết) DK2 4A (5tiết) 4B (5tiết) 4C (5tiết) 4D (5tiết) TT1 (5tiết) DK3 3A (5tiết) 3B (5tiết) 3C (5tiết) 3D (5tiết) TT2 (5tiết) DK3 3A (5tiết) 3B (5tiết) 3C (5tiết) 3D (5tiết) TT2 (5tiết) DK4 2A (5tiết) 2B (5tiết) 2C (5tiết) 2D (5tiết) PCGD (5tiết) DK4 2A (5tiết) 2B (5tiết) 2C (5tiết) 2D (5tiết) PCGD (5tiết) HT HT PHT PHT TT4 (5 tiết) Đối tượng Tuần 3 Đối tượng Tuần 4 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 5D (5tiết) CTCĐ (5tiết) DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 5D (5tiết) DK2 4A (5tiết) 4B (5tiết) 4C (5tiết) 4D (5tiết) TT1 (5tiết) DK2 4A (5tiết) 4B (5tiết) 4C (5tiết) 4D (5tiết) DK3 3A (5tiết) 3B (5tiết) 3C (5tiết) 3D (5tiết) TT2 (5tiết) DK3 1A (5tiết) 1B (5tiết) 1C (5tiết) 1D (5tiết) DK4 2A (5tiết) 2B (5tiết) 2C (5tiết) 2D (5tiết) TT3 (5tiết) DK4 TKHĐ (5tiết) TT3 (5tiết) PCGD (5tiết) HT HT TT4 (5 tiết) 8 PHT TT5 (5 tiết) PHT TT5 (5 tiết) Đối tượng Tuần 5 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 DK1 5A (5tiết) 5B (5tiết) 5C (5tiết) 5D (5tiết) DK2 4A (5tiết) 4B (5tiết) 4C (5tiết) 4D (5tiết) DK3 1A (5tiết) 1B (5tiết) 1C (5tiết) 1D (5tiết) DK4 TKHĐ (5tiết) TT3 (5tiết) PCGD( 5tiết) HT TT4 (5 tiết) PHT TT5 (5 tiết) ______________________________________ 9 Ghi chú: - Cứ 5 tuần gộp thành 1 nhóm; cả năm học có 7 nhóm. - Mỗi buổi dạy thay bố trí TKB 5 tiết. - Các chức danh kiêm nhiệm phải ghi kèm theo tên lớp mà giáo viên đó chủ nhiệm; chẳng hạn: CTCĐ (5A), TT5 (5B), TT4 (4A), TT3 (3A), TT2 (2A), TT1 (1A), PCGD (2B), TKHĐ (4B). . hoạt động ở trường tiểu học ngay từ đầu năm học, Sở hướng dẫn một số công việc chuyên môn đầu năm học như sau: 1. Ngày bắt đầu học: Ngày 24/8/2009 (Quyết định. của Sở tại các công văn: + Công văn số 160/SGD&ĐT-TH ngày 20/8/2007 v/v Hướng dẫn một số công việc chuyên môn đầu năm học 2007-2008. + Công văn số 217/SGD&ĐT-TH