1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 03CB

2 272 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tiết 3 (Bài 3) ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN A/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS cần: Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen. Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của các gen qua opêron ở sinh vật nhân sơ. Nêu được ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. 2/. Trọng tâm: * Cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. 3/. Rèn luyện kỹ năng: Rèn luyện sự phát triển năng lực suy luận ở HS, có quan niệm đúng về vật chất của hiện tượng di truyền. Tích hợp giáo dục môi trường, bảo vệ động – thực vật quý hiếm. B/. Chuẩn bị: GV: Các hình ảnh SGK. HS: Xem trước bài mới. C/. Tiến trình lên lớp: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2/. Kiểm tra bài cũ: Diễn biến, kết quả của quá trình giải mã. 3/. Bài mới: I/. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN. T g. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. NỘI DUNG – LƯU BẢNG. Yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK và cho biết khái niệm điều hòa hoạt động của gen. Điều hòa hoạt động của gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lý do phải điều hòa hoạt động của gen? Hãy cho biết các cấp độ điều hoà của gen. Tại sao có sự khác nhau đó? Thông tin SGK HS trả lời. Thông tin SGK HS trả lời. Ở tế bào nhân sơ; quá trình phiên mã và giải mã diễn ra đồng thời. Tế bào nhân thực do có màng nhân nên 2 quá trình xảy ra không đồng thời. 1. Điều hoà hoạt động của gen. Là điều hoà lượng sản phẩm do gen tạo ra. Phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cơ thể hay thích ứng với các điều kiện môi trường. Tế bào chỉ tổng hợp Pro. cần thiết vào lúc thích hợp. 2. Các cấp độ điều hoà hoạt động của gen. Tế bào nhân sơ: chủ yếu ở cấp độ phiên mã. Tế bào nhân thực: ở tất cả các cấp độ. II/. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ. T g. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. NỘI DUNG – LƯU BẢNG. Dựa vào mục II.1. SGK. Hãy cho biết operon là gì? HS trình bày khái niệm. 1. Mô hình cấu trúc của operon Lac. Khái niệm: các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hoà được gọi là một operon. Một operon gồm: + Z, Y, A (A, B, C): các gen cấu 1 Dựa vào thông tin SGK. Trình bày sơ lượt cấu trúc H3.1. Dựa vào thông tin SGK. Hãy trình bày sự điều hoà hoạt động của operon lac. HS trao đổi và trình bày nội dung. HS trao đổi và trình bày nội dung. trúc kiểm soát việc tổng hợp chuỗi polipeptit. + O (operator) vùng vận hành tại đó protêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. + P (promoter) vùng khởi động, tại đó ARN – polimeraza bám vào thực hiện quá trình phiên mã. + R (gen điều hoà): nơi tổng hợp prôtêin ức chế ngăn cản quá trình phiên mã. 2. Sự điều hoà hoạt động các gen của operon Lac. Khi môi trường không có lactôzơ: gen điều hoà (R) tổng hợp Pro. ức chế, Pro. này gắn vào vùng vận hành (O) ngăn cản quá trình phiên mã của gen cấu trúc. Khi môi trường có lactôzơ: phân tử lactôzơ liên kết với Pro. ức chế làm biến đổi cấu trúc của Pro. ức chế. Prôtêin này không gắn được vào vùng vận hành, do vậy ARN – polimeraza có thể liên kết để tiến hành giải mã. Khi lactôzơ hết thì quá trình này dừng lại. 4/. Củng cố. Khái niệm và cấp độ điều hoà hoạt động của gen. Trình bày mô hình cấu trúc của ôpêron lac. Khi một gen được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên NST thì có thể xảy ra khả năng: (1) gen được phiên mã nhiều hơn bình thường và (2) gen không được phiên mã. Hãy giải thích tại sao. 5/. Dặn dò. Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. Đọc trước bài 4 6/. Gợi ý: Trường hợp gen được phiên mã nhiều hơn: do chuyển vị trí làm cho gen đó gắn được với một promoter mới có khả năng liên kết tốt với các ARN – polimeraza hoặc gen được chuyển đến vị trí gần với trình tự tăng cường (ví trí tăng cường), một trình tự Nu có khả năng làm tăng ái lực của ARN – polimeraza với promoter. Trường hợp gen không phiên mã được là do gen đó đã được chuyển vào vùng dị nhiễm sắc, tại đó ADN bị co xoắn chặt lại khiến quá trình phiên mã không xảy ra. Mỹ Xuyên, ngày tháng năm 200 Mỹ Xuyên, ngày tháng năm 200 Duyệt của BGH. Duyệt của tổ chuyên môn 2 . Xem trước bài mới. C/. Tiến trình lên lớp: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2/. Kiểm tra bài cũ: Diễn biến, kết quả của quá trình giải mã. 3/. Bài mới:. Tiết 3 (Bài 3) ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN A/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS cần: Nêu được khái niệm và

Ngày đăng: 16/09/2013, 11:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV: Các hình ảnh SGK. HS: Xem trước bài mới. - Bài 03CB
c hình ảnh SGK. HS: Xem trước bài mới (Trang 1)
w