NS………… ND……… Tiết 10 - Bài 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS hiểu - Ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn. - Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thủy & ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ. 2. Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng về ý thức lao động & tinh thần cộng đồng 3. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh III. Hoạt động dạy & học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày về người tối cổ ở nước ta - Trình bày về đời sống của người tinh khôn ở giai đoạn đầu - Trình bày về đời sống của người tinh khôn ở giai đoạn phát triển - Giải thích câu nói của Bác Hồ 2. Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học về người tối cổ, người tinh khôn ở Việt Nam. Bài 9 tìm hiểu cuộc sống và tinh thần của người nguyên thủy thời kỳ Hoà Bình – Bắc Sơn – Hạ Long. 3. Thực hiện bài học * HS đọc M1_Xem H25 - H: Trong quá trình sinh sống người nguyên thủy Việt Nam làm gì để nâng cao năng suất lao động? (cải tiến công cụ lao động) - H: Công cụ chủ yếu làm bằng gì? (đá) - H: Công cụ ban đầu của người Sơn 1. Đời sống vật chất - Người nguyên thủy luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất lao động - Lúc đầu công cụ là những hòn cuội ghè đẽo thô sơ (Sơn Vi), sau được mài vát một bên làm rìu tay, rìu tra cán (Hòa Bình, Bắc Sơn) Vi được chế tác ntn? - H: Đến thời Hòa Bình – Bắc Sơn người nguyên thủy VN chế tác công cụ thế nào? * GV lưu ý: Thời Sơn Vi (đồ đá cũ) Hòa Bình – Bắc Sơn (đồ đá mới) * GV sơ kết - H: Việc làm gốm có gì khác so với việc làm công cụ đá? (phát minh quan trọng: phát hiện được đất sét, nhào nặn đồ đựng --> đem nung) * GV: Từ công cụ sản xuất --> phát minh trồng trọt, chăn nuôi. Công cụ bằng đá tinh xảo hơn - H: Cho biết ý nghĩa của việc trồng trọt & chăn nuôi (tạo ra lương thực, thức ăn có tích trữ, cuộc sống ổn định, ít phụ thuộc vào thiên nhiên) - H: Những điểm mới về công cụ & sản xuất của thời Hòa Bình – Bắc Sơn là gì? - H: Người nguyên thủy ở ntn? - Biết làm đồ gốm * Điểm mới: + Chế tác đá tinh xảo hơn + Biết trồng trọt, chăn nuôi + Ở trong hang động, túp lều - H: 3 điểm mới thời điểm nào quan trọng nhất? * GV nhắc lại bầy người nguyên thủy ở thời kỳ đầu (bài 3) * HS đọc SGK - H: Người nguyên thủy Hòa Bình – Bắc Sơn sống ntn? (từng nhóm, định cư lâu dài) - H: Tại sao chúng ta biết được người thời bấy giờ đã sống định cư lâu dài tại 1 nơi? (hang động có lớp vỏ sò 3-->4 m) 2. Tổ chức xã hội - Thời kỳ văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn, người nguyên thủy sống thành từng nhóm (cùng huyết thống), ở 1 nơi ổn định, tôn vinh người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ, đó là thời kỳ thị tộc mẫu hệ. - H: Quan hệ xã hội của người Hòa Bình – Bắc Sơn ntn? * GV: dân đông hơn, có quan hệ với nhau * Thị tộc: cùng huyết thống * Giải thích: thị tộc mẫu hệ nhấn mạnh: xã hội có tổ chức đầu tiên * HS quan sát H26 - H: Ngoài lao động sản xuất, người Hòa Bình – Bắc Sơn còn biết làm gì? (đồ trang sức) - H: Đồ trang sức làm bằng gì? - H: Theo em, sự xuất hiện đồ trang sức của người nguyên thủy có ý nghĩa gì? (cuộc sống phong phú, nhu cầu làm đẹp)_ H27 - H: Theo em, việc chôn công cụ lao động theo người chết nói lên cái gì? (người chết sang thế giới bên kia cũng phải lao động --> đã có sự phân biệt giàu nghèo) 3. Đời sống tinh thần - Đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú hơn: làm đồ trang sức, vẽ trên vách hang động, chôn người chết có kèm theo công cụ sản xuất (xã hội đã phân biệt giàu nghèo) 4. Củng cố bài: Câu hỏi cuối bài. Làm bài tập (sách bài tập) 5. Dặn dò: nghiên cứu bài 10 * BS: Gốm thời Hòa Bình – Bắc Sơn còn rất thô, độ nung chưa cao . NS………… ND……… Tiết 10 - Bài 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA I. Mục tiêu 1. Kiến. thiệu bài mới: Chúng ta đã học về người tối cổ, người tinh khôn ở Việt Nam. Bài 9 tìm hiểu cuộc sống và tinh thần của người nguyên thủy thời kỳ Hoà Bình – Bắc