1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành sư phạm mầm non tại thành phố hồ chí minh tt

27 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, hoạt động thực tập sự phạm ở các cơ sở giáo dục – các trường mầm non - trong thời gian sv được đào tạo ở Cao đẳng, đại học sư phạm có ý nghĩa

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình đã được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HOA

Phản biện 1: GS.TS Trần Quốc Thành

Phản biện 2: PGS.TS Đinh Hùng Tuấn

Phản biện 3: PGS.TS Trần Thu Hương

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ chức tại Học

viện Khoa học xã hội Vào lúc phút, Ngày Tháng Năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN

1 Kỹ năng thực hành nghề nghiệp thể hiện qua các nhóm kỹ năng cơ bản thông qua sự tự đánh giá của sv SPMN Tạp chí Tâm lý học xã hội số 6, Tháng 6 -

2018

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng thực hành nghề nghiệp theo sự tự đánh giá của sv SPMN Tạp chí Tâm lý học xã hội số 7, Tháng 7 -

2018

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kỹ năng thực hành nghề (KNTHN) là một trong những yếu tố quan trọng để hoàn thành công việc có hiệu quả KNTHN ở người lao động thường được hình thành trong quá trình đào tạo nghề ở cơ sở đào tạo, được củng cố và phát triển nhờ rèn luyện và thực hành trong hoạt động nghề

Đối với giáo viên sư phạm nói chung, giáo viên SPMN nói riêng, kỹ năng thực hành nghề vô cùng quan trọng vì tính chất đặc biệt của nghề - nghề giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước Vì vậy, việc hình thành và phát triển kỹ năng thực hành nghề cho sv SPMN trong quá trình học tập ở trường Cao đẳng/Đại học sư phạm là rất cần thiết và có giá trị Về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, hoạt động thực tập sự phạm ở các cơ sở giáo dục – các trường mầm non - trong thời gian sv được đào tạo ở Cao đẳng, đại học sư phạm có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành, củng cố kỹ năng thực hành nghề của họ Đồng thời, yêu cầu về chất lượng chăm sóc trẻ mầm non, trong đó bao gồm chất lượng tay nghề của giáo viên mầm non cao Tuy nhiên, trong thực tế, ở đội ngũ giáo viên mầm non mới ra trường kỹ năng thực hành nghề chưa cao, chưa đáp ứng mong đợi của phụ huynh nói riêng và xã hội nói chung

Những lý do trên đây đã thôi thúc nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án: Kỹ năng thực hành

nghề của sv ngành SPMN tại thành phố Hồ Chí Minh

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn KNTHN của sv (SV) SPMN (SPMN) tại Tp.HCM Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao KNTHN cho SV

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của sv sư phạm và kỹ năng thực hành nghề của sv SPMN

- Xây dựng cơ sở lý luận kỹ năng thực hành nghề của sv SPMN

- Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành nghề của SV SPMN tại TP.HCM

- Đề xuất các biện pháp tâm lý sư phạm và tiến hành thực nghiệm nâng cao kỹ năng thực hành

nghề cho sv SPMN

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ kỹ năng thực hành nghề của sv SPMN, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành nghề của SV SPMN

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng với 418 SV SPMN tại TP.HCM, nghiên cứu thực

nghiệm sư phạm với 15 SV SPMN tại TP.HCM

- Về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ

Chí Minh; Trường Đại học Sài Gòn; Trường Cao Đẳng Sư phạm Trung Ương thành phố Hồ Chí Minh

- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian tháng 9/2015 đến 8/2018

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

- Kỹ năng thực hành nghề của sv SPMN nói chung đạt mức trung bình; biểu hiện qua các hoạt động lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ, tổ chức thực hiện việc chăm sóc và giáo dục trẻ, quản

lý lớp học, đánh giá

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành nghề của SV SPMN trong đó mục tiêu nghề nghiệp của sv, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của giáo viên tại trường sư phạm có ảnh hưởng rõ rệt

Trang 5

- Nếu tổ chức bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề cho SV SPMN tại TP.HCM bằng cách thay đổi phương pháp hình thành – rèn luyện kỹ năng trong các giờ học thực hành sẽ giúp sv nâng cao mức độ kỹ năng thực hành nghề

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Các nguyên tắc phương pháp luận

- Tiếp cận hoạt động – nhân cách: Nghiên cứu KNTHN SPMN của SV SPMN trong thời gian thực tập sư phạm tại các trường mầm non trên TP.HCM

- Nguyên tắc hệ thống: Nghiên cứu KNTHN của SV SPMN cần xem xét chúng trong mối quan hệ

tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan và khách quan

4.2 Các phương pháp nghiên cứu của đề tài: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Phương pháp điều

tra bằng bảng hỏi, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp quan sát, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của SV SPMN một cách khái quát

- Thực trạng các kỹ năng thành phần, mức độ biểu hiện của chúng;

- Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của SV SPMN ở các nhóm SV khác nhau

- Luận án cũng chỉ rõ các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành nghề của SV SPMN

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung vào kho tư liệu tâm lý học, tâm lý học giáo dục, tâm

lý học sư phạm một số vấn đề lý luận về kỹ năng thực hành nghề của SV SPMN

Ý nghĩa về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các trường đại học

sư phạm, các trường cao đẳng sư phạm, các khoa giáo dục mầm non Là một cơ sở góp phần vào việc cải tiến chương trình đào tạo giáo viên mầm non nói chung và đào tạo kỹ năng thực hành nghề cho SV sư phạm nói riêng một cách có hiệu quả

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của SV ngành SPMN

Chương 2: Cơ sở lý luận về kỹ năng thực hành nghề của SV ngành SPMN

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của SV ngành SPMN

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của SV ngành SPMN tại Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA

SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON 1.1 Các nghiên cứu về kỹ năng

Vấn đề kỹ năng từ lâu đã được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu Sau khi lý thuyết về hoạt động của nhà tâm lý học nổi tiếng A.N Leonchiev ra đời, các nghiên cứu về kỹ năng được khai thác ở mức độ sâu hơn, nhấn mạnh hơn đến những điều kiện hình thành, các giai đoạn phát triển Ngày nay, vấn đề kỹ năng vẫn được các nhà khoa học ở phương Tây lẫn phương Đông tiếp tục đào sâu nghiên cứu Các nghiên cứu về kỹ năng có thể được phân chia thành các

hướng như sau:

- Hướng xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, hoạt động

Trang 6

- Hướng cho rằng kỹ năng là biểu hiện của năng lực con người

- Hướng cho rằng kỹ năng là hành vi ứng xử của cá nhân

1.2 Các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề

Những nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của các tác giả trong và ngoài nước có thể chia làm 2 hướng

Hướng tiếp cận nghiên cứu kỹ năng thực hành nghề dưới góc độ Tâm lý học lao động

K.M.Gurevic (1970) trong “Kỹ năng nghề” đã cho rằng người lao động cần các kỹ năng như:

kỹ năng định hướng, kỹ năng chuẩn bị, kỹ năng thực hiện, kỹ năng kiểm tra, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin E.A.Milerijan trong “Tâm lý học của việc hình thành kỹ năng kỹ thuật tổng hợp lao động khái quát” đã chia kỹ năng nghề nghiệp thành các nhóm: kỹ năng chủ đạo, kỹ năng điểm tựa và kỹ năng hỗ trợ Tác giả cũng đề cập đến quá trình hình thành kỹ năng lao động Bên cạnh đó một số tác giả khác bàn đến kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng nghề như: V.I.Mareev với “Những vấn đề tâm lý học của sự chuẩn bị kỹ năng kỹ thuật nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông”, V.A.Molijako với “Một số đặc điểm của kỹ năng kỹ thuật” Các tác giả này cũng bàn đến khái niệm, các đặc điểm và

sự hình thành kỹ năng kỹ thuật chung cho học sinh

Trần Trọng Thủy trong “Tâm lý học lao động” nhấn mạnh vai trò của kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động lao động, các điều kiện và các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động Tác giả gắn liền

sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo với quá trình dạy sản xuất cho người lao động Tương tự, Đặng Danh Ánh (1982) cho rằng: “Kỹ năng luôn gắn liền với tư duy, hành động “lành nghề” của kỹ năng bao gồm chủ yếu

là hành động tư duy Nó thể hiện ở hành động có suy nghĩ tính toán, có kế hoạch, có phương pháp” Như vậy, tác giả đã chỉ ra được bản chất của kỹ năng, mối quan hệ giữa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề cũng như sự hình thành kỹ năng trong hoạt động học nghề Đồng thời tác giả đưa ra các loại kỹ năng nghề nghiệp bao gồm: kỹ năng lập kế hoạch cá nhân, kỹ năng tổ chức lao động, kỹ năng kiểm tra các hành động lao động, kỹ năng điều chỉnh các hành động lao động

Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu kỹ năng thực hành nghề từ góc độ tâm lý học lao động

đã đề cập đến kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng nghề: đặc điểm của kỹ năng, sự cần thiết của nó Tuy nhiên, toàn bộ cơ chế tâm lý và cấu trúc tâm lý của từng kỹ năng chưa được các tác giả bàn một cách đầy đủ, hệ thống, nhất là kỹ năng thực hành nghề chuyên ngành SPMN

Hướng nghiên cứu kỹ năng thực hành nghề dưới góc độ Tâm lý học sư phạm kỹ thuật, tâm

lý học trong đào tạo nghề

Tác giả V.V.Trebuseva đã đề cập đến sự hình thành kỹ năng lao động trong quá trình dạy lao động cho học sinh Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích rõ khái niệm, cơ chế tâm lý của sự hình thành, mức độ biểu hiện của các kỹ năng lao động Cũng tác giả này, trong “Tâm lý học dạy lao động” đã nghiên cứu về kỹ năng, kỹ xảo lao động và những điều kiện dạy lao động cho học sinh Tuy nhiên, tác giả chưa bàn sâu quá trình hình thành kỹ năng thực hành nghề A.B.Đmitriep, E.M.Brixop, M.N.Xcatkin, M.A.Jidelep, X.X.Koxilop trong tác phẩm “Cơ sở khoa học của việc dạy lao động cho học sinh” đã cho rằng: Giảng dạy lao động dựa trên nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp

có thể trau dồi cho học sinh những kỹ năng và kỹ xảo tổng hợp lao động chung như: kỹ năng chuẩn

bị, sử dụng, điều chỉnh các công cụ lao động”

Nguyễn Viết Sự - Nguyễn Thị Hoàng Yến cho rằng cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề trong đào tạo nghề vì lý do: “Tiêu chuẩn cấp bậc nghề phản ánh trình độ nghề -

nó phản ánh mức độ phức tạp của nghề về đối tượng lao động, quy trình lao động, tổ chức lao động

và sản phẩm lao động Mặt khác, nó cũng phản ánh tiêu chuẩn nghề mà năng lực nghề nghiệp của người lao động phải đáp ứng Trong đó, năng lực thực hành là cốt lõi, bao gồm kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng xử lý và giải quyết sự cố, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả công việc”

Tóm lại, hướng tiếp cận này mới chỉ đưa ra cơ sở lý luận chung của sự hình thành kỹ năng kỹ thuật nghề, cũng như bước đầu chỉ ra một số kỹ năng lao động chung, chưa đi vào phân tích đầy đủ, chi tiết cơ chế, cấu trúc tâm lý của kỹ năng nghề nghiệp Quan trọng hơn, các tác giả cũng chưa bàn đến các

Trang 7

biểu hiện hay đặc trưng của kỹ năng thực hành nghề SPMN Thực chất, các kỹ năng lao động phổ thông theo cách gọi của tác giả chính là các kỹ năng chung theo quan niệm của số đông các nhà nghiên cứu về

kỹ năng lao động Cấu trúc cũng như cơ chế tâm lý của sự hình thành các kỹ năng lao động phổ thông, tiêu chuẩn đánh giá nó chưa được tác giả quan tâm nghiên cứu

1.3 Các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề sƣ phạm

Một số nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra sự khác biệt giữa kỹ năng mang tính sư phạm và các kỹ năng lao động nghề nghiệp khác Các tác giả tiêu biểu theo hướng nghiên cứu này phải kể đến là: G.X Catxchuc, N.A Menchinxcaia, X.I Kixegof, N.V

Cudomina,… Tác giả X.I Kixegof (1977) khi nghiên cứu về kỹ năng hoạt động sư phạm của SV,

ông nhấn mạnh sự khác biệt của nhóm kỹ năng này so với các nhóm kỹ năng của các lĩnh vực khác, đặc biệt là ở đối tượng của hoạt động Hai tác giả Kevin B và Len King trong tác phẩm:

“Một số vấn đề đào tạo giáo viên” lại coi kỹ năng của giáo viên chính là năng lực thực hành của giáo viên Các tác giả đã chia kỹ năng dạy học thành ba nhóm tương ứng với ba giai đoạn của quá trình tự học: nhóm kỹ năng xây dựng chương trình giảng dạy, nhóm kỹ năng giảng dạy và nhóm kỹ năng đánh giá Các nhóm kỹ năng này của giáo viên khi tương tác với học sinh sẽ giúp chúng phát triển các nhóm kỹ năng tương tự

Ở Việt Nam, trong đề tài “Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên Trung học cơ sở”, tác giả Nguyễn Thành Kỉnh đã nghiên cứu và chỉ ra những cơ sở tâm lý của việc phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở Tác giả đã định nghĩa việc học tập hợp tác chính là “phương thức hay chiến lược học tập dựa trên sự hợp tác của nhóm người học được sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của giáo viên” Theo tác giả, để tổ chức thành công mô hình này, giáo viên cần có kỹ năng dạy học hợp tác, chính là “thực hiện có kết quả các thao tác của hành động giảng dạy để đạt được mục tiêu dạy học bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, cách thức hoạt động của người dạy dựa trên lý thuyết và đặc điểm, yêu cầu dạy học của học tập hợp tác

Có thể thấy các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những sự quan tâm, phân tích đến KN thực hành nghề sư phạm, bao gồm việc phân tích các thành tố, nhóm kỹ năng thành phần, điều kiện hình thành và phát triển của KN thực hành nghề sư phạm, các nhân tố ảnh hưởng,… Tuy nhiên so với số lượng công trình nghiên cứu về kỹ năng, KN thực hành nghề nói chung thì vẫn còn rất ít

1.4 Các nghiên cứu về kỹ năng thực hành nghề của sv ngành SPMN

Trong bài viết “Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục phổ thông”, nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của ngành Giáo dục mầm non

đã được đề cập đến Các ý kiến tại Hội nghị Tổng kết công tác thực tập sư phạm cho thấy, đối với ngành Giáo dục mầm non sẽ tăng cường thêm nội dung về “chăm sóc và giáo dục trẻ em”, vì số SV ngành này gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ, nhất là nội dung nấu ăn và chăm sóc trẻ” Tiếp tục đầu tư vào kỹ năng làm quen với trẻ của SV ngành mầm non

Quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV ngành giáo dục mầm non cũng được quan tâm dưới hình thức hội thảo khoa học Ngày 27/06/2014, trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức hội thảo khoa học “Công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên Mầm non”, nhận được 17 bài tham luận khoa học của các nhà nghiên cứu, quản lý, cán bộ đến từ các trường mầm non trong thành phố Thanh Hoá Hội thảo đã trao đổi, làm rõ các luận điểm, nội dung rèn luyện nghiệp vụ trong đào tạo giáo viên mầm non Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đó, phù hợp với nhu cầu của xã hội

Nhìn chung, vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV ngành SPMN đã được xã hội quan tâm, nhưng các đề tài nghiên cứu vấn đề này một cách khoa học, có hệ thống chưa nhiều, chủ yếu

là những buổi tập huấn, những hoạt động nhằm nâng cao năng lực sư phạm của SV Những đề tài nghiên cứu về vấn đề này chỉ tập trung về một khía cạnh cụ thể, chưa có đề tài nào nghiên cứu thực trạng KN thực hành nghề SPMN nói chung, cũng như chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc hình thành và phát triển kỹ năng này ở SV SPMN Điều này càng chứng tỏ tính cấp thiết

về mặt thực tiễn của luận án

Trang 8

Tiểu kết chương 1

Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy những vấn đề kỹ năng, KN thực hành nghề, KN thực hành nghề của SV ngành SPMN đều đã được nghiên cứu trên cả thế giới và ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ tập trung nhiều về vấn đề kỹ năng nói chung Vấn đề KN thực hành nghề cũng được nghiên cứu khá nhiều, nhưng KN thực hành nghề dưới góc độ tâm lý học ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống Đặc biệt, vấn đề KN thực hành nghề của SV SPMN thực sự là một khoảng trống trong nghiên cứu Chính vì thế, việc luận án này tập trung vào việc tìm hiểu KN thực hành nghề của SV SPMN bằng phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học tâm lý, kì vọng sẽ mang lại những ý nghĩa nhất định đối với việc phát triển nhân lực cho bậc học mầm non

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA

SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON 2.1 Kỹ năng

2.1.1 Khái niệm kỹ năng: Kỹ năng là cách thực hiện những thao tác, hành động một cách đúng đắn, thuần thục để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra

2.1.2 Quá trình hình thành kỹ năng

- Giai đoạn 1: Tiếp thu tri thức về hoạt động (hình thành kỹ năng sơ bộ bằng việc nhận thức đầy đủ

về mục đích, yêu cầu, điều kiện, phương tiện, cách thức thực hiện hành động và các thao tác cấu thành hành động)

- Giai đoạn 2: Diễn đạt lại hoặc tái hiện lại những tri thức đã có về hoạt động

- Giai đoạn 3: Quan sát hành động mẫu để nắm được trình tự các thao tác của hành động cũng như cách thức tiến hành hành động

- Giai đoạn 4: Vận dụng các tri thức hành động để thực hiện hành động một cách có ý thức (sự nhận thức không chỉ mục đích mà cả những động cơ lựa chọn các phương thức đạt từ mục đích đó)

- Giai đoạn 5: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong những tình huống khác nhau của hoạt động

2.1.3 Các tiêu chí đánh giá kỹ năng

- Tính đúng đắn của kỹ năng, nghĩa là trong quá trình thực hiện hành động, đặc biệt ở những giai

đoạn đầu hình thành kỹ năng, chủ thể thực hiện hành động vẫn còn sai phạm nhất định trong nhận thức và trong hành vi, thao tác thực hiện

- Tính thuần thục của kỹ năng, nghĩa là trong quá trình thực hiện hành động, chủ thể thực hiện các

thao tác, hành vi một các thành thạo, nhanh chóng, không còn những thao tác thừa, không còn gặp vướng mắc khi triển khai hành động

Mức độ 3: Trung

bình

Mắc tương đối ít lỗi trong quá trình thực hiện, có thể thực hiện các thao tác một cách tương đối thành thạo tuy nhiên vẫn cần tốn một khoảng thời gian nhất định để thực hiện đúng từng thao tác, hành động

Mức độ 4: Cao

Mắc rất ít lỗi trong quá trình thực hiện, khá thành thạo và tốn ít thời gian để thực hiện các thao tác, nhưng chưa có sự linh hoạt khi xảy ra tình huống bất ngờ hoặc yêu cầu phát sinh

Trang 9

2.2 Kỹ năng thực hành nghề

2.2.1 Khái niệm thực hành nghề

2.2.1.1 Khái niệm nghề: Nghề là một hoạt động lao động thường xuyên, trong đó, người

hành nghề đã được đào tạo để có kiến thức, kỹ năng, nhằm tạo ra sản phẩm có ý nghĩa xã hội,

đồng thời, khẳng định giá trị của người hành nghề

2.2.1.2 Khái niệm thực hành: Thực hành là giai đoạn luyện tập thực hiện hoạt động lao động sau khi đã được đào tạo lý thuyết cơ bản và trước khi bước vào hoạt động lao động chính thức

2.2.1.3 Khái niệm thực hành nghề: Thực hành nghề là giai đoạn người học nghề luyện tập

thực hiện hoạt động lao động nghề có sự giám sát, hỗ trợ của người đào tạo; sau khi đã được đào tạo lý thuyết cơ bản về nghề và trước khi bước vào hoạt động lao động nghề một cách chính thức

trong xã hội

2.2.2 Khái niệm kỹ năng thực hành nghề: Kỹ năng thực hành nghề là cách thực hiện những

thao tác, hành động của hoạt động nghề đã được đào tạo, một cách đúng đắn, thuần thục ở giai đoạn luyện tập trong quá trình đào tạo nghề, có sự giám sát, hỗ trợ của người hướng dẫn

2.3 Kỹ năng thực hành nghề của sv ngành SPMN

2.3.1 Khái niệm nghề SPMN: Nghề SPMN là một lĩnh vực hoạt động lao động tại trường

mầm non với đối tượng là trẻ dưới 6 tuổi, trong đó người làm nghề đã được đào tạo nghề, thực hiện hàng loạt những hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Sản phẩm của nghề SPMN chính là sự

phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ, được xã hội chấp nhận

2.3.2 Một số đặc điểm của hoạt động của giáo viên nghề mầm non

- Về kỹ năng: có khả năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm, tôn trọng những khả

năng riêng của trẻ Giáo viên mầm non cũng cần biết cách hợp tác với đồng nghiệp, nhà trường và phụ huynh để thống nhất mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ Trong chương trình giáo dục mới, giáo viên mầm non cũng cần tạo điều kiện cho trẻ tư duy, sáng tạo, giao tiếp với bạn bè, làm việc nhóm hiệu quả,… tạo tiền đề cho các cấp học cao hơn của trẻ Cuối cùng, yêu cầu chung của người giáo viên chính là khả năng

tự học, tự trau dồi, cập nhật các phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào lớp học để

nâng cao chất lượng bài giảng của mình

- Về thái độ: Có sự thể hiện đúng mực trong quan hệ đồng nghiệp, với phụ huynh và đặc biệt là với

học sinh Thái độ làm việc của giáo viên mầm non cần nghiêm túc, tích cực, có ý thức kỷ luật và tác phong sư phạm Ngoài ra, giáo viên mầm non cũng là một công dân, do đó cần giữ đúng ý thức của một công dân, một nhà giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

2.3.3 Sv SPMN: Sv SPMN là những người đang trong quá trình tích luỹ tri thức tại các trường

Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ dưới 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất

lẫn tinh thần

2.3.4 Kỹ năng thực hành nghề của sv SPMN

2.3.4.1 Khái niệm kỹ năng thực hành nghề của sv SPMN: Kỹ năng thực hành nghề của

sv SPMN là cách thực hiện một cách đúng đắn, thuần thục những thao tác, hành động của hoạt động nghề mầm non của những sv SPMN, ở giai đoạn luyện tập thực hiện hoạt động nghề, có sự giám sát, hỗ trợ của người hướng dẫn thuộc cơ sở đào tạo

2.3.4.2 Một số kỹ năng thành phần của kỹ năng thực hành nghề của sv SPMN

(1) Nhóm kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ

- Mô tả được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở các nhóm lớp mình phụ trách

- Biết cách lên kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ đạt được mục tiêu theo định hướng của GDMN và tạo ra hiệu quả giữa mục tiêu chương trình và kinh nghiệm của trẻ

- Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;

- Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần;

- Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;

- Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ

Trang 10

(2) Nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

- Tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;

- Tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;

- Hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;

- Thực hiện giờ dạy theo giáo án, sử dụng các phương tiện và công nghệ dạy học phù hợp

- Biết cách đón trẻ từ phụ huynh, điểm danh sĩ số; trả trẻ và trao đổi với phụ huynh về trẻ

(3) Nhóm kỹ năng quản lý lớp học

- Có khả năng bao quát lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ học, giờ vui chơi, giờ ăn, giờ ngủ;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp;

- Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục

- Phát hiện và xử lý được những tình huống bất ngờ trong lớp học

(4) Nhóm kỹ năng đánh giá

- Lựa chọn, phát triển và sử dụng các đánh giá dựa trên sự thể hiện của trẻ

- Lựa chọn, phát triển và sử dụng các đánh giá theo tiến trình và đánh giá tổng kết đối với toàn bộ chương trình

- Xác định được các tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ về thể chất, tinh thần, cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội

- Đánh giá trẻ đa dạng qua các kênh: quan sát, trò chuyện, hoạt động cùng trẻ

- Đánh giá ảnh hưởng của môi trường với nhóm cũng như đối với từng cá nhân

2.3.4.2 Quá trình hình thành kỹ năng thực hành nghề SPMN trong học tập ở trường của sv

- Giai đoạn 1: tiếp thu kiến thức hoạt động:

- Giai đoạn 2: Diễn đạt lại những tri thức về hoạt động

- Giai đoạn 3: Quan sát hành động mẫu để nắm được trình tự các thao tác của hành động cũng như cách thức tiến hành hành động

- Giai đoạn 4: Vận dụng các tri thức hành động để thực hiện hành động một cách có ý thức

- Giai đoạn 5: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong những tình huống khác nhau của hoạt động

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thực hành nghề của sv ngành SPMN

2.4.1 Các yếu tố chủ quan

- Mục tiêu nghề nghiệp

- Nhận thức về nghề

2.4.2 Các yếu tố khách quan

- Điều kiện cơ sở vật chất và các quy định tại nơi đào tạo nghề

- Chương trình đào tạo

Tiểu kết chương 2

Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài bằng cách tìm hiểu và phân tích những nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam về vấn đề kỹ năng, KNTHN, KNTHN của SV SPMN, chúng tôi rút

ra được một số kết luận về lý luận như sau:

Các cách tiếp cận về kỹ năng và KNTHN tuy có nhiều cách khác nhau nhưng đã làm sáng rõ được vấn đề nghiên cứu của đề tài Giúp người nghiên cứu xác định được các giai đoạn hình thành

và các mức độ biểu hiện kỹ năng từ đó có cơ sở để xây dựng khái niệm KNTHN của SV SPMN là khái niệm cơ bản và quan trọng của luận án Cũng căn cứ vào đó, hệ thống lý luận đã giúp người nghiên cứu xác định được các nhóm KNTHN của SV SPMN, cũng như xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và hoàn thiện KNTHN của SV SPMN Cụ thể như sau:

Khái niệm cơ bản của đề tài: Kỹ năng thực hành nghề của sv SPMN là cách thực hiện một cách đúng đắn, thuần thục những thao tác, hành động của hoạt động nghề mầm non của những sv SPMN, ở

Trang 11

giai đoạn luyện tập thực hiện hoạt động nghề, có sự giám sát, hỗ trợ của người hướng dẫn thuộc cơ sở đào tạo

Các nhóm KNTHN: nhóm kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ; nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; nhóm kỹ năng quản lý lớp học; nhóm kỹ năng đánh giá

Các yếu tố ảnh hưởng đến KNTHN của SV SPMN, bao gồm yếu tố khách quan và chủ quan Trong yếu tố chủ quan có Mục tiêu nghề nghiệp và Nhận thức về nghề Yếu tố khách quan có: Điều kiện cơ sở vật chất và các quy định tại nơi đào tạo nghề; Chương trình đào tạo

Do đó, để đánh giá được KN thực hành nghề của SV SPMN cần đánh giá một cách toàn diện các

nhóm KN thực hành nghề và có tính đến các yếu tố ảnh hưởng

CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tổ chức nghiên cứu

3.1.1 Địa bàn nghiên cứu

- Trường Đại học Sài Gòn

- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.2 Khách thể nghiên cứu

- 418 Sv: 91 SV trường ĐHSP TPHCM, 92 SV trường ĐHSG, 235 SV trường CĐSPTW;

- 31 giảng viên: 12 giảng viên trường ĐHSP TPHCM, 11 giảng viên trường ĐHSG, 8 giảng viên trường CĐSPTW;

- 33 giáo viên mầm non : 10 giáo viên trường MN thực hành, 12 giáo viên trường MN 13 – Q5,

11 giáo viên trường MN Họa Mi 1 – Q5

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu nhằm thu thập tất cả những thông tin có liên quan đến

đề tài và khái quát hóa, hệ thống hóa thành cơ sở lý luận về KNTHN của SV SPMN tại

TP.HCM

3.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Khảo sát thực trạng biểu hiện và các mức độ KNTHN của SV SPMN

- Làm rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến sự hình thành, phát triển các KNTHN của SV SPMN

- Mã hóa câu trả lời

Bảng 3.5 Ý nghĩa các gía trị trung bình của thang đo biểu hiện

Không thực hiện được

- Mức độ 2 (1.81 – 2.60): Thấp: Sai nhiều kiến thức, mắc nhiều lỗi, tốn khá nhiều

thời gian tương đối để thực hiện các thao tác

- Mức độ 3 (2.61 – 3.40): Trung bình: Sai tương đối ít kiến thức, mắc tương đối

ít lỗi và tốn một khoảng thời gian tương đối để thực hiện các thao tác

- Mức độ 4 (3.41 – 4.20): Cao: Sai một vài kiến thức, mắc một vài lỗi và tốn ít

thời gian để thực hiện các thao tác, chưa có sự linh hoạt khi xảy ra tình huống bất ngờ hoặc yêu cầu phát sinh chưa từng trải nghiệm qua

- Mức độ 5 (4.21 – 5.00): Rất cao: Hầu như không sai kiến thức, không mắc lỗi,

tốn ít thời gian, thực hiện rất thành thạo các thao tác, và có sự linh hoạt để xử lý các tình huống bất ngờ và đáp ứng các yêu cầu phát sinh

Trang 12

Bảng 3.6 Ý nghĩa các gía trị trung bình của thang đo mức độ ảnh hưởng

Nội dung khảo

sát

Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Phân vân

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

- Mức độ 1(1.00 – 1.80): không có bất cứ sự liên quan hay ảnh hưởng nào

- Mức độ 2 (1.81 – 2.60): có rất ít sự liên quan hoặc ảnh hưởng

- Mức độ 3 (2.61 - 3.40): có sự liên quan, ảnh hưởng

- Mức độ 4 (3.41 – 4.20): có sức ảnh hưởng rõ rệt

- Mức độ 5 (4.21 -5.00): có sức ảnh hưởng cực kì rõ rệt

3.2.3 Phương pháp quan sát

- Quan sát trực tiếp biểu hiện các thao tác nghề của SV SPMN

- Tham gia cùng với SV trong các lần SV thực hiện nhiệm vụ của mình tại trường mầm non; Khi tiến hành quan sát, không làm ảnh hưởng đến hoạt động và ảnh hưởng đến tâm lý của

3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê

- Xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát và thực nghiệm nhằm làm cơ

sở để phân tích kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 và tiến hành các phép phân tích

 Phân tích sử dụng thống kê mô tả: Điểm trung bình cộng, Độ lệch chuẩn, Tần suất, phần trăm

 Phân tích thống kê suy luận

sự phối hợp của các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp thống kê toán học; theo các nguyên tắc:

- Đảm bảo tính khách quan, kết hợp tính hài hòa giữa kết quả nghiên cứu định tính và kết quả nghiên cứu định lượng

- Các phương pháp cụ thể kết hợp thành một hệ thống phương pháp có sự bổ sung cho nhau, tạo độ tin cậy về số liệu và làm cơ sở cho các nhận xét, kết luận từ số liệu nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nhiệm vụ nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, tương xứng với điều kiện phạm vi một đề tài của nghiên cứu sinh

Trang 13

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH

VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1 Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của sv ngành SPMN trên toàn mẫu nghiên cứu

4.1.1 Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của sv SPMN

Bảng 4.1 Khái quát chung về các nhóm kỹ năng thực hành nghề cơ bản

của SV SPMN

Tự đánh giá của SV

Đánh giá của giảng viên

Đánh giá của giáo viên hướng

dẫn

Nhóm kỹ năng lập kế hoạch tổ chức, thực

hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 2.90 2.80 2.79

Nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động

chăm sóc, giáo dục trẻ 3.16 2.99 2.95

Nhóm kỹ năng quản lý lớp học 3.19 2.85 2.73

Nhóm kỹ năng đánh giá 2.55 3.01 3.01

Dựa trên kết quả này có thể thấy kỹ năng thực hành nghề cơ bản của sv SPMN chỉ đang ở mức trung bình, có thể thực hiện các thao tác một cách tương đối thành thạo nhưng cần nhiều thời gian để có thể thực hiện đúng từng thao tác, vẫn có thể mắc lỗi Điều này cho thấy kỹ năng thực hành nghề cơ bản của sv SPMN chưa đạt được tính đúng đắn và tính thuần thục

Tỷ lệ % các phương án trả lời Rất

thấp Thấp

Trung bình Cao

Rất cao

Mô tả chi tiết đặc điểm tâm

sinh lý độ tuổi của trẻ ở

Ngày đăng: 02/12/2019, 17:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w