GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 7 Năm học: 2009 - 2010 TUẦN:1 TIẾT:1 THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MƠI TRƯỜNG Bài 1: DÂN SỐ I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức: - Khái niệm về dân số, mật độ dân số và tháp tuổi. Ngồi ra còn hiểu thêm được sự gia tăng dân spps và bùng nổ dân số trong thế giới hiện dậi ngày nay. - Hiểu ngun nhân và hậu quả của gia tăng dân số và bùng nổ dân số trong thế kỉ XIX và XX đối với các nước đang phát triển và phương hướng cần đề ra để giải quyết. 2.Kó năng - Nhận xét và hiểu được gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số. - Rèn kỉ năng đọc và khai thác thơng tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi. 3. Thái độ: -Giáo dục tinh thần học tập nghiêm túc; tích cực trong giờ học. II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. GV: - Các biểu đồ dân số (1.2; 1.3 và 1.4 sgk) phóng to. - Hai tháp tuổi H 1.1 SGK phóng to. 2. HS: - Sách giáo khoa, vở ghi. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Bài mới: ► Khởi động: Số lượng người trên thế giới khơng ngừng tăng lên và tăng nhanh trong thế kỉ XX. Cứ mỗi ngày, trên tồn thế giới có khoảng 35 600 000 trẻ em được ra đời (Theo tài liệu của Ủy ban Dân số). 35 600 000 trẻ em này bằng với số dân của một nước có dân số trung bình. Như vậy, điều này có phải là một thách thức lớn đối với tự nhiên, hay đối với chính xã hội lồi người khơng? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng học bài hơm nay. Qua trang ……………………………. Trang 2………………………………… . Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 1 GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 7 Năm học: 2009 - 2010 ► Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng ? Để biết được số dân, nguồn lao động ở một thành phố, một quốc gia người ta làm gì? Ví dụ? - Điều tra dân số. - Ví dụ: dân số nước ta năm 1999 là 76,3 triệu dân. GV giới thiệu sơ lược H1.1 SGK về cấu tạo, màu sắc biểu hiện tháp tuổi (3 nhóm tuổi). Màu Độ tuổi Số tuổi Xanh lá Chưa lao động. 0 – 14 tuổi Xanh biển Lao động 15 – 59 tuổi Vàng xẫm Hết lao động 60 – 100+ tuổi ? Quan sát hình 1.1 SGK cho biết: - Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái? Tháp 1 khoảng: • 5,5 triệu bé trai. • 5,5 triệu bé gái. Tháp 2 khoảng: • 4,5 triệu bé trai. • 5 triệu bê gái. - Hình dạng hai tháp tuổi có gì khác nhau? (Thân và đáy) Tháp 1 - Đáy rộng. - Thân hẹp. Tháp 2 - Đáy hẹp - Thân rộng - So sánh tỉ lệ người lao động ở hai tháp? Số người lao động ở tháp 2 nhiều hơn tháp 1. - Vậy tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao? Tháp có đáy rộng và thân hẹp. Kết luận: tháp tuổi có hình dạng: đáy rộng, thân hẹp (như tháp 1) có số người trong độ tuổi lao động ít hơn tháp tuổi có hình dạng đáy hẹp, thân rông (như tháp 2). - Hình đáy tháp 1 cho biết dân số trẻ. - Hình đáy tháp 2 cho biết dân số già. ? Căn cứ vào tháp tuổi cho ta biết đặc điểm của dân số ntn? 1. Dân số, nguồn lao động: - Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động… của một địa phương, một quốc gia. - Tháp tuổi cho ta biết được đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương. Chuyển ý: Cùng với sự tăng dân số không ngừng là dịch bệnh, đói kém, … dân số không ngừng tăng trong xã hội hiện đại ngày nay, thế kỉ XIX và XX. Để tìm hiểu kỉ hơn chúng ta vào phần 2. Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 2 GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 7 Năm học: 2009 - 2010 * Gia tăng dân số là tổng tỉ lệ tăng tự nhiên và tăng dân số cơ giới của một vùng, một quốc gia hay một lãnh thổ. ? Quan sát hình 1.3 và hình 1.4đọc chú dẫn, cho biết tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào? Tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa yếu tố: tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử. ? Khoảng cách rộng, hẹp giữa các năm 1950, 180 và 2000 có ý nghĩa gì? - Khoảng cách thu hẹp lại thì dân số tăng chậm (như năm 2000 ở hình 1.3). - Khoảng cách mở rộng là dân số tăng nhanh (như năm 200 ở hình 1.4). ? Quan sát hình 1.2 (sgk) và cho biết dân số thế giới: + Bắt đầu tăng nhanh từ năm nào? 1804 - đường biểu diễn (đỏ) dốc. + Tăng vọt từ năm nào? 1960 - đường biểi diễn dốc đứng. + Giải thích nguyên nhân hiện tượng trên? Những năm đầu công nguyên - thế kỉ XVI (1804), dân số thế giới tăng chậm: chủ yếu do thiên tai, dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh… Dân số trong hai thế kỉ gần đây do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ. Trong niing nghiệp (đôi mới canh tác, tạo giống cây, cho năng suất cao); trong công nghiệp hoá, tạo bước nhẩy vọt trong nền kinh tế, trong y tế phát minh vaxin tim chủng… 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX: - Dân số thế giới tăng nhanh nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - y tế và xã hội. Chuyển ý: Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nươc thuộc địa châu Á, châu Phi và Mĩ latinh đã giành được độc lập, đời sống được cải thiện về y tế đã làm giảm mạnh tỉ lệ tử và tỉ lệ sinh vẫn còn cao. Để biết bùng nổ dân số xảy khi nào? hậu quả ra sao? Chúng ta cùng nhau vào phần 3: bùng nổ dân số. ? Quan sát hình 1.3 và 1.4 sgk cho biết: - Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ở 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển là bao nhiêu vào các năm 1950, 1980 và 2000? 3. Sự bùng nổ dân số: Các nước phát triển Các nước đang phát triển 1950 1980 2000 1950 1980 2000 tỉ lệ sinh >20 ‰ <20 ‰ 17‰ 40‰ >30‰ 25‰ tỉ lệ tử 10‰ <10 ‰ 12‰ 25‰ 12‰ <10‰ - So sánh sự gia tăng dân số ở 2 nhóm nước trên? Các nước phát triển Các nước đang phát triển Sự gia tăng dân số: - Ngày càng giảm. - Thấp nhiều so với các nước đang phát triển. Sự gia tăng dân số: - Không giảm vẫn ở mức cao. - Cao nhiều so với các nước phát triển. Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 3 GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 7 Năm học: 2009 - 2010 Tỉ lệ sinh các nước phát triển đã giảm mạnh song tỉ lệ tử cũng giảm rất nhanh. Điều này đã đẩy các nước này vào tình trạng bùng nổ dân số. ? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Dân số tăng nhanh, tăng đột ngột do tỉ lệ sinh cao trên 2,1%. ? Nhận xét về sự gia tăng dân số trên thế giới vào thế kỉ XIX và XX? Tăng nhanh, không đều trên thế giới ? Hậu quả của gia tăng dân số trên thế giới gây ra cho các nước đang phát triển? nhiều trẻ em, gánh nặng về ăn, mặc, ở, việc làm …. ? Việt Nam thuộc nhóm nước nào? Có tình trạng bùng nổ dân số không? Chính sách giải quyết? VN thuộc nhóm nướcđang phát triển. Có tình trạng bùng nổ dân số. Chính sách giải quyết: nhiều, đặc biệt là kế hoạch hoá gia đình… GV phổ biến: + Hiện nay, kiểm soát sinh để và phát triển giáo dục là biện pháp đã khắc phục được tỉ lệ sinh đẻ ở nhiều nước. + Ngoài ra, tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá… để biến gánh nặng dân số thành nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội đất nước. 2. Củng cố: ?1: Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm nổi bật nào? ?2: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết? ?3: Phân biệt dân số và bùng nổ dân số? - Dân số là tập hợp những người sinh sống trong cùng một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. - Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn,gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. …………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 4 GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 7 Năm học: 2009 - 2010 MỌI NGƯỜI THẤY HOY HÔK? NẾU THẤY HAY THÌ NHẮN TIN CHO NICK CHAT YAHOO NÀY NHA: sunny_knight0910. EM SẼ POST LÊN TÍP CHO… Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 5 . trung bình. Như vậy, điều này có phải là một thách thức lớn đối với tự nhiên, hay đối với chính xã hội lồi người khơng? Để trả lời được câu hỏi này, chúng. tổng tỉ lệ tăng tự nhiên và tăng dân số cơ giới của một vùng, một quốc gia hay một lãnh thổ. ? Quan sát hình 1.3 và hình 1.4đọc chú dẫn, cho biết tỉ lệ