các hư hỏng thường gặp và kiểm tra, điều chỉnh, bảo dưỡng hệ thống lái
CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI6.6.1 Những hư hỏng thường gặp1. Tay lái nặng* Nguyên nhân:− Áp suất lốp không đúng quy định − Góc nghiêng dọc của trụ đứng vượt quá quy định.− Các khớp cầu bị mòn, khô mỡ.− Trục lái bị kẹt trong vỏ tay lái.− Khe hở giữa trục vít, con lăn hoặc trục vít cung răng quá nhỏ hoặc răng vỡ.− Dây đai kéo bơm trợ lực chùng.− Mưc dầu trong bình thiếu.- Bộ trợ lực lái hỏng.2. Độ dơ vô lăng lái quá lớn ( góc xoay vô lăng để bánh xe dẫn hướng dịch chuyển lớn )* Nguyên nhân:− Mòn vòng bi bánh trước− Mòn khớp các đăng trục lái chính hoặc trục trung gian.− Các khớp cầu của thanh kéo dọc và thanh kéo ngang mòn.− Cơ cấu lái mòn, khe hở ăn khớp lớn.* Tác hại: làm điều khiển xe không chính xác.3. Hệ thống lái có tiếng kêu khác thường* Nguyên nhân− Dơ lỏng cam quay.− Các khớp cầu lắp với cam quay mòn.− Cơ cấu lái mòn, vỡ mất độ chính xác.6.6.2 Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống lái1. Kiểm tra độ đảo vành bánh xe: Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ đảo: Gá chân đồng hồ so vuông góc với phía ngoài vành bánh xe, xoay bánh xe một vòng, số vạch kim đồng hồ dao động cho ta độ đảo vành bánh xe. Độ đảo cho phép < 1,2 mm.2. Kiểm tra điều chỉnh độ chụm bánh xe dẫn hướng* Kiểm tra: + Cho xe đỗ trên nền bằng phẳng theo hướng xe chạy thẳng + Đánh dấu đường tâm phía sau của hai lốp trước ở vị trí ngang bằng với tâm bánh xe và đo khoảng cách này (B).+ Cho xe tiến về phía trước một đoạn sao cho vị trí đánh dấu tâm lốp nằm ở phía trước của lốp và có độ cao ngang bằng tâm bánh xe, đo khoảng cách của hai đường tâm đánh dấu này (A).+ Tính độ chụm bánh xe: δ = B – A. So sánh với độ chụm tiêu chuẩn. Nếu độ chụm không đảm bảo cần phải điều chỉnh lại. * Điều chỉnh:+ Nới bulông hãm, xoay thanh kéo ngang để thay đổi chiều dài của thanh kéo nhằm điều chỉnh độ chụm. Nếu cơ cấu hình thang lái đặt phía sau đường tâm dầm cầu thì tăng chiều dài thanh kéo ngang sẽ làm tăng độ chụm bánh xe và ngược lại. Trường hợp hình thang lái đặt phía trước thì khi tăng chiều dài thanh kéo ngang sẽ làm giảm độ chụm bánh xe và khi giảm chiều dài thanh kéo ngang sẽ làm tăng độ chụm.+ Vừa thay đổi chiều dài thanh kéo ngang vừa kiểm tra lại độ chụm cho đến khi đạt yêu cầu thì hãm chặt êcu hãm của thanh kéo.3. Kiểm tra độ dơ tay lái Kiểm tra dơ vành tay lái:Xoay vành tay lái về bên phải và bên trái đến khi bánh xe bắt đầu xoay đi, khoảng dịch chuyển của một điểm trên vành tay lái cho ta độ dơ vàng tay lái. Đối với xe con độ dơ cho phép tới 40 mm, đối với xe tải khoảng 50 ÷ 70 mm. Độ dơ tay lái do nhiều nguyên nhân gây ra như đã nêu ở phần hư hỏng thường gặp. Nếu độ dơ không đảm bảo cần kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh các bộ phận liên quan. 4. Kiểm tra mức dầu và điều chỉnh độ căng đai* Kiểm tra mức dầu: Đo mức dầu trong bầu chứa khi động cơ đang làm việc, sau đó tắt máy và đo lại mức dầu. Khi tắt máy mức dầu không tăng quá 5 mm, dầu không có bọt và đục là được. Nếu mức dầu tăng quá 5 mm, có bọt và đục là trong dầu có khí (e) * Xả khí trong hệ thống dầu trợ lực:− Kiểm tra mức dầu trong bình, thiếu thì bổ xung dầu ATF DONRON R − Kích hai bánh xe dẫn hướng lên.− Cho động cơ chạy ở tốc độ 1000 V/Phút− Đánh hết tay lái sang trái, sang phải và giữ nguyên ở vị trí tận cùng từ 2 ÷ 3 giây.− Làm lại bước trên 3 ÷ 4 lần* Kiểm tra , điều chỉnh độ căng dây đai− Dùng tay ấn với lực 50 ÷ 80N yêu cầu độ võng xuống của dây đai là 7 ÷ 9 mm.− Nếu không đúng ( quá căng hoặc quá trùng ) cần điều chỉnh lại bằng cách xê dịch máy bơm trợ lực.− Đối với một số xe dùng dây đai và puli răng yêu cầu phải lắp đúng vị trí.5. Lắp ghép, kiểm tra, điều chỉnh cơ cấu láia. Lắp ghép:− Các chi tiết trước khi lắp ghép phải sạch sẽ.− Đối với cơ cấu lái trục vít – con lăn khi tháo, lắp phải để ở vị trí giữa.− Đối với cơ cấu lái bánh răng - thanh răng phải bôi trơn vào thanh răng, bánh răng. Khi lắp bánh răng phải kiểm tra xem đuôi bánh răng đã lọt đúng vào vòng bi chưa.− Đối với bánh răng côn cần bôi một lớp keo làm kín vào vít chỉnh sau đó vặn vít cho tới khi chạm vào đế.b. Kiểm tra, điều chỉnh độ dơ dọc của trục vít, trục bánh răng và khe hở ăn khớp.* Đối với cơ cấu lái trục vít – con lăn hay cơ cấu lái trục vít - êcu – bi:Dùng Clê lực và đầu vặn chuyên dùng đo độ bó ( chặt ) để xác định độ dơ dọc và khe hở ăn khớp. Ví dụ: Xe Totyota Hiace độ chặt: 1, 5 ÷ 2,5 kG.cm (0, 15 ÷ 0,25 N.m)Nếu không đúng cần điều chỉnh lại bằng cách: + Độ dơ dọc: thay đổi chiều dày căn đệm (3) sau nắp đầu trục vít ( hình 6.61) + Khe hở ăn khớp : điều chỉnh bằng đai ốc hoặc vít điều chỉnh ( hình 6.62) * Đối với cơ cấu lái bánh răng – thanh răng: Kiểm tra độ dơ dọc trục của trục bánh răng và khe hở ăn khớp cũng thực hiện như trên. Nếu độ bó và khe hở ăn khớp không đảm bảo cần điều chỉnh lại:+ Độ dơ dọc trục: Thay đổi chiều dầy căn đệm (9) (hoặc đai ốc chỉnh) phía trước ổ bi trên (hình 6.63).+ Khe hở ăn khớp: Thay đổi chiều dầy căn đệm (14) (hoặc đai ốc chỉnh) và lực ép lò lo (12) (hình 6.63) Hình 6.61 Điều chỉnh độ dơ dọc Hình 6.62 Điều chỉnh khe hở ăn khớp cơ cấu lái trục vít con lăn Hình 6.63 Điều chỉnh độ dơ dọc trục bánh răng và khe hở ăn khớp* Đối với cơ cấu lái có cặp bánh răng côn: Cũng dùng Clê lực để kiển tra độ chặt. Nếu độ chặt không đúng thì điều chỉnh bằng vít điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh xong cần phải kiểm tra vết tiếp xúc của cặp bánh răng côn. Phương pháp kiểm tra như sau:+ Dùng bút chì đỏ bôi lên bề mặt răng ở vị trí đối xứng của bánh răng chủ động.+ Dùng tay quay chuyên dùng quay bánh răng chủ động, và quan sát vết tiếp xúc ở bánh răng bị động. Yêu cầu vết tiếp xúc đúng phải nằm ở chính giữa. Có 4 trường hợp ăn khớp không đúng xảy ra là đầu răng, đuôi răng, đỉnh răng và chân răng. Nếu không đúng cần phải điều chỉnh lại vị trí ăn khớp của các bánh răng. Phương pháp điều chỉnh tương tự như điều chỉnh vết tiếp xúc ở cặp bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu ở cầu chủ động đẫ xét ở chương 4.6.63. Bảo dưỡng hệ thống lái 1. Bảo dưỡng hàng ngàyKiểm tra độ dơ của tay lái và xem có bị kẹt không2. Bảo dưỡng 1:− Kiểm tra độ bắt chặt và nếu cần thì siết lại êcu bắt đòn quay đứng.− Kiểm tra việc chốt êcu của khớp cầu và cam quay, độ dơ tay lái, độ dơ của khớp cầu chuyển hướng. Dùng bơm mỡ tra mỡ cho các khớp cầu của đẫn động lái.− Kiểm tra mức dầu của hộp cơ cấu lái, nếu cần thì bổ xung. Sau khi bảo dưỡng kiểm hoạt động của hệ thống lái.3. Bảo dưỡng 2:− Làm các công việc của bảo dưỡng 1 và thêm:− Kiểm tra và nếu cần thì siết lại êcu bắt chặt tai kẹp các đăng và êcu bắt vòng chắn dầu của mối ghép then hoa.−Kiểm tra, siết chặt vỏ cơ cấu lái với khung xe và cột lái với giá đỡ ở buồng lái.− Kiểm tra độ dơ và lực cần thiết để làm quay hệ thống lái, độ bắt chặt vành lái trên trục.− Tra mỡ vào các khớp cầu, bổ sung dầu hoặc thay dầu ở hộp cơ cấu lái và bộ trợ lực lái ( theo lịch). . CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI6.6.1 Những hư hỏng thường gặp1 . Tay lái nặng* Nguyên nhân:−. Độ dơ tay lái do nhiều nguyên nhân gây ra như đã nêu ở phần hư hỏng thường gặp. Nếu độ dơ không đảm bảo cần kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh các bộ phận