tai lieu xay dung

10 542 0
tai lieu xay dung

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngành Xây dựng Chúng ta cần có nhà để ở, có đường để đi, trường để học, công trình công cộng để làm việc, sinh hoạt, bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, cần được sống trong môi trường trong sạch, được an toàn với động đất, núi lửa, gió bão, lũ lụt, trượt lở đất v.v…Có lẽ chính vì vậy người xây dựng luôn được đề cao, tôn vinh trong mọi thời đại. Họ đã tạo nên những giá trị kỹ thuật, văn hóa, xã hội, cộng đồng và tâm linh. Khác với xây dựng dân dụng, xây dựng quân sự là tạo nên những pháo đài, thành trì, đường hầm, công trình ngầm, công trình trên hải đảo, vùng biên giới… vì các mục tiêu an ninh quốc phòng. Nhiều quốc gia chủ trương xây dựng các công trình dân dụng kết hợp với quốc phòng như xây dựng đường giao thông ngầm trong đô thị, sử dụng tầng ngầm nhà cao tầng, tạo dựng các hang ngầm trong lòng đất, đá… Trong tương lai, các công trình dân dụng và quốc phòng sẽ được giao thoa, gắn kết, phục vụ cho cộng đồng và bảo vệ đất nước. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Với chuyên môn về xây dựng, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, giao thông, thủy lợi, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v… Cơ hội làm việc trong ngành xây dựng rất rộng mở. Kỹ sư trong ngành xây dựng hầu như luôn phải đi xa nhà, theo các công trình. Họ làm việc dưới điều kiện vất vả, áp lực thời gian lớn. Khi làm việc tại công trình, họ còn phải cẩn thận với những tai nạn lao động có thể xảy ra. Khả năng phối hợp rất quan trọng với kỹ sư trong ngành xây dựng vì họ thường làm việc theo nhóm gồm các chuyên gia khác nhau có liên quan. Một số nghề nghiệp trong ngành xây dựng - Kiến trúc sư (tham khảo thêm phần giới thiệu Ngành Kiến trúc) - Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình - Kỹ sư kết cấu công trình - Kỹ sư vật liệu xây dựng - Kỹ sư giao thông công trình - Kỹ sư điện, nước và thiết bị kỹ thuật - Kỹ sư âm thanh, chiếu sáng, vật lý kiến trúc và cây xanh cho công trình xây dựng - Kỹ sư lắp máy và cơ khí xây dựng - Người quản lý dự án xây dựng. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết Ngành xây dựng vừa tạo nên những cơ sở vật chất cụ thể, vừa phải tạo nên các công trình có giá trị kỹ thuật và văn hóa. Đây là ngành đòi hỏi sự sáng tạo và kết hợp giữa kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật. Vì vậy người xây dựng phải suy nghĩ vượt qua các rào cản, các bức tường, các hộp gỗ để thổi hồn và trí tuệ của mình vào những công trình cụ thể. - GIỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học). - Am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong ngành này. - Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây dựng. - Có khả năng sáng tạo và tổ chức. - Khả năng giao tiếp tốt. - Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người (bởi ngành này là làm việc với đất, nước, đá, nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu của cuộc sống con người). Một số địa chỉ đào tạo: Các bạn có thể theo học ngành xây dựng tại các trường: Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế quốc dân v.v… Ngoài ra còn có các trường Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề xây dựng. Ngành Kiến trúc Kiến trúc sư là những chuyên gia được đào tạo và cấp bằng về nghệ thuật và khoa học thiết kế các công trình xây dựng. Họ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, vui chơi, làm việc v.v . thành hình ảnh và đồ án của các công trình mà sau đó sẽ xây dựng bởi người khác. Công việc chính của kiến trúc sư Quy trình chung để một công trình được xây dựng gồm các bước: Hoạch định dự án, thiết kế công trình, đấu thầu xây dựng, triển khai thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình. Nhiệm vụ chủ yếu của kiến trúc sư là ở phần việc đầu tiên: làm dự án, thiết kế kiến trúc, quy hoạch và thường là người chủ trì công trình. Họ hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu về xây dựng, để đưa ra thiết kế hợp lý nhất cho công trình. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Kiến trúc sư thường làm việc tại văn phòng tư vấn thiết kế, xưởng thiết kế. Công trường cũng là một địa chỉ gắn bó với kiến trúc sư khi họ phải đi khảo sát thực tế hay điều hành dự án. Kiến trúc sư chủ yếu làm việc tại các văn phòng tư vấn, trong và các xưởng thiết kế khá tiện nghi. Đôi khi họ phải đi thực tế, giám sát thi công. Công việc này vất vả nhưng lại rất thú vị. Làm việc trong nghề này nghĩa là bạn chấp nhận áp lực công việc lớn, có thể nhiều đêm phải thức trắng để hoàn thành thiết kế kịp thời gian. Cũng như nghề thiết kế, nhiều kiến trúc sư làm việc độc lập hoặc cùng một số đồng nghiệp lập ra xưởng, công ty kiến trúc của mình. Những phẩm chất và kỹ năng cần có Kiến trúc sư cần có tư chất của một nghệ sĩ, một nhà khoa học - kỹ thuật, một người làm công tác văn hóa - xã hội. Người ta nói nghề kiến trúc là nghề kết hợp khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật là như vậy. - Năng lực tư duy thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp. - Khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, háo hức tạo dựng công trình. - Kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi. - Có bản lĩnh, kiên định - Đặc điểm về giới cũng đáng lưu ý. Những đòi hỏi về khả năng làm việc cường độ cao, áp lực công việc nặng khiến tỷ lệ nữ làm việc trong ngành này không cao. Một số địa chỉ đào tạo Tùy vào từng trường mà có yêu cầu thi riêng. Bạn có thể học ngành này tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập Phương Đông v.v . Thông tin do Tủ sách hướng Ngành Công nghệ cơ khí Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển, trên trời, ngoài vũ trụ…) đều có sự đóng góp lớn của các nhà khoa học, các tổng công trình sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật , công nhân cơ khí. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Thống kê của các nước công nghiệp tiên tiến về lịch sử phát triển của ngành cơ khí hàng trăm năm qua cho thấy: những người được đào tạo về cơ khí có thể làm việc ở mọi nơi trên đất nước họ và các nước khác trên thế giới trong mọi ngành công nghiệp và kinh tế khác nhau. Có thể tóm tắt trong một số lĩnh vực chính sau: - Công tác ở các viện nghiên cứu - Công tác ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. - Làm việc trong các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, xã hội, quốc phòng. - Làm việc ở mọi nơi có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO nên cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên phong phú và rộng mở hơn bao giờ. Một số nghề nghiệp trong ngành Công nghệ cơ khí: - Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy: Dành phần lớn thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm, thư viện cùng với những thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Họ cũng thường xuyên lên lớp truyền đạt những tri thức của mình cho thế hệ trẻ yêu thích ngành cơ khí và không quên chuyển giao các kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ sở sản xuất ứng dụng. - Kỹ sư điều hành công nghệ: Trực tiếp gắn bó với các dây chuyền, thiết bị cơ khí trong phân xưởng sản xuất cùng công nhân để kịp thời khắc phục xử lý các sự cố có thể xảy ra và giám sát công việc, đảm bảo dây chuyền hoạt động đều đặn, đạt chất lượng yêu cầu. - Kỹ sư giám sát: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền gia công sản phẩm cơ khí, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành cơ khí cũng như tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế. - Kỹ sư thiết kế: Làm việc phần lớn trong văn phòng với các máy móc, thiết bị chuyên dụng cho công tác thiết kế như máy tính cài đặt phần mềm phù hợp, giá vẽ, bút thước… Kỹ sư thiết kế luôn tư duy, tìm tòi để thiết kế ra những dây chuyền công nghệ ngày một tốt hơn. Họ cũng dành nhiều thời gian xuống phân xưởng để trực tiếp quan sát, rút kinh nghiệm. - Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: Là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn hoặc chuyển giao công nghệ cho các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, các công ty, nhà máy…, lựa chọn nhập khẩu các dây chuyền thiết bị chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Có tình yêu với ngành cơ khí - Có năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên, khả năng sáng tạo, tưởng tượng tốt. - Ưa thích công việc năng động, tìm tòi. - Có tư duy phân tích nhạy bén, logic - Tính cẩn thận, chính xác và sự kiên trì. Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành Công nghệ cơ khí tại các trường đại học, cao đẳng công nghệ, kỹ thuật trong toàn quốc: - Miền Bắc: Trường ĐH bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Giao thông, Trường ĐH Thủy lợi, Trường ĐH Mỏ địa chất, Trường ĐH Lâm nghiệp, Học viện Kỹ thuật Quân sự… - Miền Trung: Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Lâm Đồng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Quy Nhơn… - Miền Nam: Trường ĐH Bách khoa TP. HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Trường ĐH Thủy sản Nha Trang, Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM, Trường ĐH Cần Thơ… Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh Ngành Tự động hóa Tự động hóa là một ngành công nghệ liên quan đến việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất Ngày nay, nhu cầu thị hiếu con người ngày càng cao, yêu cầu về số lượng và chất lượng của các sản phẩm xã hội cũng không ngừng tăng. Điều đó đòi hỏi các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp ngày càng hiện đại, có mức độ tự động hóa ngày càng cao với việc sử dụng các kỹ thuật điều khiển hiện đại có trợ giúp của máy tính. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp: Một dây chuyền hàn cửa nhôm tự động Hệ thống tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… Bởi vậy, cơ hội nghề nghiệp của người làm việc trong ngành này là rất lớn. Nếu bạn được đào tạo về lĩnh vực Tự động hóa, bạn có thể chọn những nơi làm việc phù hợp ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất giấy, dệt, các dây chuyền xử lý nước thải… Hoặc bạn có thể vận hành, thiết kế hệ thống tự động hóa đèn giao thông thành phố, hệ thống điều khiển và tín hiệu giao thông v.v… Trong nông nghiệp, bạn có thể thiết kế hệ thống tự động hóa trong trồng rau sạch… Làm việc trong ngành Tự động hóa, bạn có điều kiện tiếp xúc với các máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại với trình độ cơ khí bậc cao, có điều kiện nghiên cứu các kỹ thuật điều khiển tiên tiến, sử dụng, vận hành hệ thống máy tính công nghiệp hiện đại. Ngoài việc tham gia vận hành hệ thống tự động hóa hiện đại đươc nhập từ nước ngoài, bạn có thể trực tiếp tham gia hiệu chỉnh hệ thống, thiết kế một số khâu trong các hệ thống đó. Không chỉ vậy, với trí sáng tạo và niềm đam mê, bạn còn có thể trở thành tác giả thực sự của các hệ thống tự động hóa hiện nay ở Việt Nam. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Yêu thích kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực Tự động hóa. - Cần cù, ham học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu thiết bị. - Sáng tạo trong công việc - Có khả năng tập trung cao độ và lòng kiên trì. - Chủ động trong công việc. Môt số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành Tự động hóa tại các trường đại học công nghệ vàky4 thuật như: Trường ĐH bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Thái Nguyên, Trường ĐH Hàng hải, Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Mỏ - Địa chất, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM v.v… Thông tin do Tủ sách Ngành cơ khí ô tô Ngành cơ khí ô tô đang được chính phủ chọn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam để đầu tư phát triển. Nước mình đang từng bước giảm thuế nhập khẩu xe, con số ô tô tại Việt Nam sẽ còn tăng nhiều nữa. Chính vì thế, nhu cầu lao động trong ngành cơ khí ô tô sẽ tăng vù vù. Ngành đang nóng Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc đang bắt đầu có các đại lí chế tạo-lắp ráp liên doanh giữa Việt Nam và các hãng xe nổi tiếng thế giới như Toyota, Ford, Huyndai, Daewoo . kéo theo việc ra đời của các gara bảo dưỡng xe hơi, các trung tâm đào tạo sửa chữa xe, lắp ráp chi tiết máy, trung tâm sản xuất, thiết kế máy móc, trung tâm dạy nghề, trạm máy điện . Điều này tương ứng với xu thế và yêu cầu phát triển chung của xã hội. Cũng vì thế mà từ năm 2000 đến nay, chỉ tính riêng trường ĐH SPKT, trung bình mỗi năm đã có 200-250 kĩ sư cơ khí ô tô ra trường, chưa kể số lượng sinh viên của trường đại học Giao thông vận tải, trường đại học Công nghiệp, các trung tâm dạy nghề ngắn hạn . Sinh viên cơ khí đang hoàn toàn yên tâm ở bất kì vai trò nào trong tương lai: kĩ sư, chuyên viên, công nhân kĩ thuật . Chân dung một kĩ sư cơ khí giỏi Nhắc đến kĩ sư cơ khí, bạn sẽ nghĩ ngay đến những anh chàng suốt ngày tay cầm tuốc vít, mặt mũi lem luốc. Thế nhưng, với công nghệ hiện đại ngày nay, máy móc đã đảm nhận hết những việc nặng nhọc, kĩ sư cơ khí chỉ cần đứng tại chỗ để điều khiển những dàn máy móc hiện đại, lắp ráp từng bộ phận chi tiết máy và ăn mặc . sạch sẽ . Nhưng để trở thành người chơi đùa với những chi tiết xe cũng không dễ đâu. Trước hết, bạn cần phải yêu thích các môn Khoa học tự nhiên, vì chắc chắn khối A sẽ chọn lọc bạn vào trường. Rồi những bước tập tành làm một kĩ sư cơ khí thật sự, bạn cần có tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và tác phong công nghiệp. Thử tưởng tượng, để cho ra lò một chiếc xe hơi mà bạn thấy, đó chắc chắn là thành quả của tập thể: người thiết kế thân máy, chế tạo từng chi tiết máy, lắp ráp, khung xe, gầm xe . Nếu không yêu thích công việc tập thể, không cẩn thận, bạn có thể phá hỏng thành quả chung của mọi người. Thêm vào một tính cách quan trọng: chí cầu tiến sẽ giúp bạn trở thành một kĩ sư giỏi. Bạn chỉ cần click vào một website về ôtô sẽ thấy ngay sự biến đổi không ngừng của những con ngựa sắt khổng lồ. Những kiểu ô tô mới cập nhật hàng ngày đầy đủ tiện nghi: CD, tivi, internet, báo trộm, dò đường . đem so với chiếc xe hơi khởi thủy chứng tỏ công nghệ ô tô đã tiến xa đến hàng trăm ki-lô- mét . phát triển. Do vậy, bạn hãy bỏ ý nghĩ kĩ sư cơ khí ô tô chỉ bù đầu vào máy móc đi, sự cập nhật kiến thức từ sách báo, tạp chí chuyên ngành . liên tục và liên tục là điều nên làm. Cuối cùng, yếu tố sức khỏe giúp bạn giải thích tại sao ngành cơ khí rất hiếm hoi kĩ sư là con gái. Thực tế, chỉ nói về thời lượng thực hành trong trường học, sinh viên cơ khí được dành đến 50% thời gian học tại các phòng, xưởng thực hành của trường. Học ở đâu? Có rất nhiều lựa chọn cho bạn: Đại học Sư phạm kĩ thuật, ngành Cơ khí động lực. Đại học Nông Lâm, ngành Cơ khí ô tô. Đại học Công nghiệp TP.HCM, ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô . Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm ngành này từ các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề trên toàn quốc. Nghề kĩ sư cơ khí ô tô được đào tạo từ 4,5 năm đến 5 năm tùy từng trường, tuy nhiên, các trường đều có hình thức đào tạo theo một khuôn mẫu. Ở bậc đại học, các bạn sẽ được học 115 đơn vị học trình các môn chuyên ngành (không kể những môn đại cương) như: hình họa - vẽ kĩ thuật, kĩ thuật đo, cơ lí thuyết, chi tiết máy . trong đó, bao gồm luôn thời gian thực hành, thực tập, luận văn tốt nghiệp, . Ở bậc cao đẳng, trung cấp, bạn sẽ được học sâu vào một số môn chuyên ngành bạn tự chọn, và như vậy, nó vẫn bảo đảm cho việc làm của bạn sau này. Nếu là một kĩ sư giỏi, ngay khi có được 1 năm kinh nghiệm, bạn có thể được các công ti vận tải, công ti cơ khí ô tô . chào mời cho các chức danh giám đốc kĩ thuật, quản lí nhân sự, kĩ sư thiết kế - chế tạo chi tiết máy với mức lương từ 500 - 700, thậm chí là cả 1.000 USD/tháng vì lương khởi điểm cho kĩ sư cơ khí ô tô mới tốt nghiệp cũng đã 120 USD/tháng. Tốt nghiệp trung cấp, công nhân kĩ thuật, bạn sẽ dễ dàng kiếm việc tại các gara xe, các xưởng lắp ráp xe máy của các công ti Vinamotor, Samco . với mức lương trên 1.000.000 đồng/tháng. Do vậy, nếu chuyên tâm học tập, bạn sẽ không lo không có công việc đúng chuyên môn. Ngành Điện tử Viễn thông Từ thiết bị vệ tinh trên bầu khí quyển, cột anten truyền tín hiệu cao ngất trời, đường cáp ngầm xuyên đại dương cho tới chiếc máy thu hình, điện thoại cố định, di động . Tất cả đã hình thành hệ thống thông tin liên lạc được ví như hệ thần kinh của Trái Đất. Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v . Công việc của họ gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại. Làm việc trong ngành này, bạn có thể lựa chọn một trong số các lĩnh vực sau: - Nghiên cứu sáng tạo các thiết bị điện tử viễn thông mới - Lĩnh vực mạng viễn thông - Lĩnh vực định vị dẫn đường (trong ngành hàng không và hàng hải) Ngành Điện tử Viễn thông đưa tri thức của loài người đến mỗi người và ngược lại, tạo ra một thế giới thân thiện và gần gũi nhau. Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhân lực trong ngành rất lớn. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Năng khiếu về toán học, vật lý, sự yêu thích với các thiết bị điện tử. - Thông minh và năng động - Kiên trì, nhẫn nại - Có mục tiêu và đam mê - Luôn tìm tòi, học hỏi - Khả năng ngoại ngữ tốt - Khả năng làm việc theo nhóm Một số địa chỉ đào tạo Hiện nay, ngành Điện tử Viễn thông được đào tạo tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) Trung tâm đào tạo quốc tế NIIT (Hà Nội CTT) . Một số trang web tham khảo: http://net130.com www.accent-on-networks.co.uk www.cableu.net www.vnpt.com.vn/tapchibcvt www.echip.com www.quantrimang.com www.americansnetwork.com www.telecomasia.net www.wirelessasia.com/ www.silicon.com/ www.telecommagazine.com/ . thời gian lớn. Khi làm việc tại công trình, họ còn phải cẩn thận với những tai nạn lao động có thể xảy ra. Khả năng phối hợp rất quan trọng với kỹ sư trong. vai trò nào trong tương lai: kĩ sư, chuyên viên, công nhân kĩ thuật . Chân dung một kĩ sư cơ khí giỏi Nhắc đến kĩ sư cơ khí, bạn sẽ nghĩ ngay đến những

Ngày đăng: 15/09/2013, 18:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan