CẤU TẠO - TÍNH NĂNG SỬ DỤNG CỦA SÚNG AK

14 30K 266
CẤU TẠO - TÍNH NĂNG SỬ DỤNG CỦA SÚNG AK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÚNG TIỂU LIÊN AK Súng Tiểu liên AK là một trong những vũ khí cá nhân thông dụng của thế kỷ 20, do Mikhail Timofeevich Kalashnikov vẽ kiểu, hoàn chỉnh vào năm 1947 dựa theo kiểu dáng của súng trường tiến công MP43/44 của Đức. Tên súng là viết tắt của “Avtomat Kalashnikova”. Mẫu năm 1947, gọi là AK-47 (Автомат Калашникова образца 1947 года), được Quân đội Xô viết sử dụng phổ biến vào năm 1949. Súng trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực địch, súng có gắn lê để đánh gần. Cho đến thời điểm hiện tại, AK và các phiên bản của nó là thứ vũ khí ưa chuộng tại các nước nghèo và trong chiến tranh du kích bởi chi phí thấp và độ tin cậy rất cao trong điều kiện chiến đấu không tiêu chuẩn của loại súng này làm cho nó trở thành loại vũ khí cá nhân thông dụng nhất thế giới. Súng AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy, lẫy giảm tốc, thước ngắm có vạch khấc đến 10 gọi là AKM. Súng AK báng gấp gọi là AKMS. Việt Nam và một số nước khác dựa vào mẫu AK để sản xuất. Kalashnikov AK-47 1 Kalashnikov AK (1949 – 1951) Kalashnikov AK - PBS 2 Kalashnikov AKM Kalashnikov AKMS – AKM Kalashnikov AKMN Kalashnikov AKM GP-25 3 I. Tính năng chiến đấu: - Tầm bắn xa nhất: 3000m - Tầm bắn thẳng: + Mục tiêu người nằm bắn: 350m. + Mục tiêu người chạy bắn: 525mm - Tầm ngắm ghi trên thước ngắm: + Súng AK thường: 1 – 8 ứng với 100m – 800m + Súng AK cải tiến (AKM ): 1 – 10 ứng với 100m – 1000m. - Tốc độ đầu của đầu đạn: AK 710m/s; AKM 715m/s - Tốc độ bắn: Lý thuyêt: 600phát/phút + Tốc độ bắn phát một: 40 phát/phút. + Tốc độ bắn liên thanh: 90 ÷ 100 phát/phút. - Bắn mục tiêu quân nhảy dù: 500m 2. Số liệu kỹ thuât: - Khối lượng toàn bộ súng nặng: 3,80 kg (không có lê, lắp hộp tiếp đạn không có đạn) - Khối lượng toàn bộ súng nặng: 4,30 kg (không có lê, lắp hộp tiếp đạn có đạn) - Chiều dài của súng: + Lắp lê: 1020mm + Không lắp lê: 870mm + Đường ngắm gốc: 378mm II. Cấu tạo chung của súng và đạn: 1. Cấu tạo chung: Súng AK có các bộ phận chính sau: - Nòng súng - Hộp khoá nòng và Nắp hộp khoá nòng - Bộ phận ngắm - Bệ khoá nòng và thoi đẩy - Khoá nòng - Bộ phận đẩy về - Ống dẫn thoi và ốp lót tay - Bộ phận cò - Báng súng, tay cầm - Hộp tiếp đạn - Lưỡi lê (nếu có) 2. Tác dụng cấu tạo các bộ phận của súng tiểu liên AK: a. Nòng súng: *. Tác dụng: - Làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc. - Định hướng bay của đầu đạn - Tạo đầu đạn có tốc độ ban đầu nhất định - Làm cho đầu đạn xoay tròn quanh trục khi vận động. *. Cấu tạo: 4 - Dài 415 mm. - Cỡ nòng 7,62mm - Có ren đầu nòng để lắp vành bảo vệ đầu nòng súng. - Lỗ trích khí thuốc. - Khâu truyền khí thuốc để truyền khí thuốc đẩy bộ phận bệ khoá nòng lùi. - Buồng đạn. - Bốn đường xoắn trong nòng súng từ dưới lên trên sang phải, đối diện hai đường xoắn. - Bệ lắp đầu đạn. b. Bộ phận ngắm: *. Tác dụng: Để định góc bắn và hướng bắn. *. Cấu tạo: - Chiều dài đường ngắm gốc: 378 mm - Đầu ngắm và thước ngắm: + Đầu ngắm có: Ren liên kết với bệ di động để hiệu chỉnh về tầm, bệ di động liên kết với bệ đầu ngắm, có vạch chuẩn hướng để hiệu chỉnh về hướng. + Thước ngắm có: Khe ngắm, hai bên thành thước ngắm có 2 hàng số ghi các số từ 1÷ 8, tương ứng cự li thực tế từ 100m ÷ 800m (thước ngắm chữ ∏ tương ứng cự li 300m). c. Hộp khoá nòng: *. Tác dụng : - Để liên kết các bộ phận bên trong của súng, hướng cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động. - Che chắn bụi, bảo vệ súng. *. Cấu tạo : - Ổ chứa tai khoá nòng, trong ổ chứa tai khoá nòng trái có mặt vát để làm cho khoá nòng tự xoay; gờ trượt để khớp với rảnh trượt ở bệ khoá nòng giữ hướng cho bệ khoá nòng chyển động, mấu hất vỏ đạn, rãnh dọc, rãnh ngang để lắp nắp hộp khoá nòng, lẫy giữ hộp tiếp đạn, các lỗ lắp cần định cách bắn và khoá an toàn, các lỗ lắp trục: lẫy bảo hiểm, trục búa, trục cò. d. Nắp hộp khoá nòng: *. Tác dụng: Bảo vệ các bộ phận bên trong của súng *. Cấu tạo: Đầu nắp hộp khoá nòng, cửa thoát võ đạn, đuôi nắp hộp khoá nòng có lỗ vuông chứa đuôi cốt lò xo đẩy về. e. Bệ khoá nòng và thoi đẩy: *. Tác dụng: Truyền áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng lùi. *. Cấu tạo: - Bệ khoá nòng có rãnh để đóng mở khoá nòng khi đóng mở khoá nòng, rãnh trượt và gờ trượt thành bệ khoá nòng. - Thoi đẩy chịu áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng về sau. f. Khoá nòng: 5 *. Tác dụng: Đẩy đạn vào buồng đạn, đóng mở khoá nòng, làm đạn nổ, lấy vỏ đạn ra khỏi buồng đạn. *. Cấu tạo: Ổ chứa đít đạn, móc đạn, 2 tay khoá để mắc vào 2 ổ chứa tai khoá ở hộp khoá nòng, mấu đẩy đạn, mấu đóng mở, khe trượt, kim hoả. g. Bộ phận cò: *. Tác dụng: Giữ búa ở thế dương, làm búa đập, định cách bắn: Liên thanh hoặc phát 1, chống nổ sớm khi chưa khoá chắc chắn, khoá an toàn khi chưa bắn. *. Cấu tạo: - Lẫy bảo hiểm: Để giữ cho búa không đập và kim hoả khi khoá nòng chưa khoá chắc chắn, đầu lẫy khớp với khấc đuôi búa, đuôi lẫy để mấu gạt bệ khoá nòng gạt vào khi đóng khoá nòng. - Búa: Để đập vào kim hoả các khấc mắc vào đầu lẫy phát 1 khi bắn phát 1, hai tai búa để ngoàm giữ búa mắc vào, khấc đuôi búa để khớp vào đầu lẫy bảo hiểm, lò xo búa, trục búa. - Cò: Để giữ búa ở thế giương, thả búa khi bóp cò, có ngoàm giữ búa, chân cò, tay cò. - Lẫy phát 1: Giữ búa khi bắn phát một, có mấu đầu lẫy, mấu đuôi lẫy, lò xo lẫy. - Cần định cách bắn và khoá an toàn: Để định cách bắn và khoá an toàn, có cần định cách bắn. - Mấu đè: đè lên lẫy phát 1 khi bắn liên thanh, đè lên chân cò khi khoá an toàn. h. Bộ phận đẩy về: *. Tác dụng: Đẩy bệ khoá nòng tiến về trước và giữ nắp hộp khoá nòng. *. Cấu tạo: Lò xo đẩy về, cốt lò xo và mấu vuông, vành hãm. i. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên: *. Tác dụng: Dẫn thoi chuyển động. *. Cấu tạo: Gồm ống dẫn thoi, ốp lót tay để cầm súng khỏi nóng khi bắn. k. Báng súng và tay cầm: *. Tác dụng: Tỳ súng vào vai khi bắn. *. Cấu tạo: Có đế báng súng, tay cầm, ổ chứa bộ phận phụ tùng. l. Ốp lót tay dưới: *. Tác dụng: Để cầm tay khi bắn không nóng. *. Cấu tạo: Làm bằng gỗ, hoặc bằng nhựa. m. Hộp tiếp đạn: *. Tác dụng: Chứa đạn (hộp tiếp đạn chứa 30 viên). *. Cấu tạo: Hộp tiếp đạn, nắp hộp tiếp đạn, bàn nâng đạn, lò xo hộp tiếp đạn. n. Lê: *. Tác dụng: Để đánh gần, cưa cắt dây thép gai, dùng thay dao. *. Cấu tạo: Cán lê, lưỡi lê bằng kim loại. 3. Cấu tạo của đạn: - Tác dụng: Để tiêu diệt mục tiêu. - Cấu tạo: Đầu đạn, vỏ đạn, thuốc phóng, hạt lửa. + Cỡ đạn 7,62 x 39 mm. 6 + Khối lượng nặng 16,3g . + Đầu đạn nặng 7,9g . + Thuốc phóng nặng 1,6g - Đạn dùng cho súng : Đạn kiểu 1943 do tiên Xô sản xuất hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Có bốn loại đầu đạn: Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn cháy, và đầu đạn xuyên cháy. Súng dùng chung đạn với súng K63, CKC, RPK, RPD III/Tháo lắp thông thường súng AK: 1. Quy tắc tháo lắp súng: Để kiểm tra, lau chùi, bảo dưỡng, sửa chữa… khi tháo súng phải thực hiện các quy tắc: - Người tháo lắp phải nắm vững cấu tạo của súng. - Chọn nơi khô ráo, chuẩn bị đồ dùng cần thiết như tấm trải và các phụ tùng khác. - Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết cho tháo, lắp và kiểm tra súng. - Tháo và lắp súng phải làm đúng động tác, xếp đặt có thứ tự, dùng đúng phụ tùng - Tháo lắp phải nhẹ nhàng, khi gặp vướng mắc phải nghiên cứu không dùng sức mạnh để đập. 2. Tháo và lắp súng: a) Tháo súng: gồm 7 bước *. Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn kiểm tra súng: - Tay trái nắm ốp lót tay giữ súng dựng đứng trên bàn, miệng súng lên trên mặt súng sang trái. - Tay phải nắm hộp tiếp đạn, ngón cái bóp lẫy giữ hộp tiếp đạn, đồng thời đẩy hộp tiếp đạn lên trên lấy ra đặt xuống bàn. - Tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo theo khoá nòng về sau hết cỡ, nhìn xem trong buồng đạn có đạn hay không, thả khoá nòng về trước. 7 *. Bước 2: Tháo ống phụ tùng: - Tay trái nắm ốp lót tay, nhấc súng lên khỏi mặt bàn. - Tay phải dùng ngón trỏ ấn nắp ổ chứa phụ tùng vào hết cỡ, đầu ngón tay tỳ vào ống phụ tùng, lấy ống phụ tùng ra khỏi ổ chứa phụ tùng. - Hai tay kết hợp mỡ nắp ống phụ tùng, tháo rời phụ tùng ra khỏi ống đựng đặt lên bàn. *. Bước 3: Tháo thông nòng: - Tay trái giữ súng như khi tháo hộp tiếp đạn. - Tay phải cầm thông nòng kéo sang phải sao cho đầu thông nòng rời khỏi khuyết chứa lấy thông nòng ra. *. Bước 4: Tháo nắp hộp khoá nòng: - Đặt súng trên bàn, miệng nòng súng hướng về trước, mặt súng hướng lên trên. - Tay trái nắm cổ báng súng, ngón tay cái ấn mấu giữ nắp hộp khoá nòng tụt vào trong. - Tay phải cầm nắp hộp khoá nòng nhấc lên lấy ra. *. Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về: - Tay trái nắm cổ báng súng - Tay phải cầm đuôi cốt lò xo đẩy về, ấn về trước cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi khuyết chứa ở hộp khoá nòng, nhấc lên lấy ra. *. Bước 6: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng: - Tay trái nắm lấy cổ báng súng. - Tay phải nắm bệ khoá nòng, kéo bệ khoá nòng về sau hết mức, nhấc lên lấy ra khỏi hộp khoá nòng. - Tay trái đặt súng xuống bàn. - Tay phải lật ngửa bệ khoá nòng - Tay trái đẩy khoá nòng về sau xoay khoá nòng sang phải rồi rút khoá nòng ra. *. Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên: - Tay trái nắm ốp lót tay dưới, lòng bàn tay ngửa. - Tay phải dùng ống đựng phụ tùng đưa vào đầu díp giữ ống thoi lên trên 450 0 để mặt bằng trục lẫy thẳng với mặt cắt phía sau của ốp lót tay trên và ống dẫn thoi nhấc lên lấy ra. b) Lắp súng: *. Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên: - Tay trái nắm ốp lót tay dưới, lòng bàn tay ngửa. - Tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên, lắp đầu ống dẫn thoi và đầu khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống hết cỡ, ấn díp giữ ống dẫn thoi xuống, nếu chặt dùng ống phụ tùng ấn lẫy giữ xuống. *. Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng: - Tay phải cầm ngửa bệ khóa nòng, đầu thoi về trước. - Tay trái cầm khóa nòng, lắp vào lỗ chứa khóa nòng, xoay khóa nòng sang trái và đẩy về trước. 8 - Tay phải cầm cổ báng súng, mặt súng hơi nghiêng sang phải, ngón cái tay phải tỳ vào tai khóa trái, giữ khóa nòng ở vị trí phía trước, lắp thoi và bệ khóa nòng vào hộp khóa nòng, đẩy bệ khóa nòng lên trên hết cỡ. *. Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về: - Tay trái cầm cổ báng súng. - Tay phải cầm đuôi cốt lò xo đẩy về, lắp đầu cốt lò xo đẩy về vào lỗ chứa, ấn đuôi cốt lò xo đẩy về khớp vào rãnh dọc hộp khóa nòng. *. Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng: - Tay trái cầm cổ báng súng. - Tay phải cầm nắp hộp khóa nòng, lắp đầu nắp hộp khóa nòng vào khuyết chứa hình cung ở bệ thước ngắm, lòng bàn tay ấn nắp hộp khóa nòng xuống sao cho mấu giữ lọt vào lỗ giữ nắp hộp khóa nòng. *. Bước 5: Kiểm tra chuyển động của súng: - Tay trái cầm ốp lót tay, giữ súng trên bàn. - Tay phải cầm tay kéo khóa nòng kéo bệ khóa nòng về sau hai đến ba lần, nếu súng chuyển động tốt là được, bóp cò chết, tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí khóa an toàn. *. Bước 6: Lắp thông nòng: - Tay trái nắm ốp lót tay (hoặc khâu truyền khí thuốc); Giữ súng như khi tháo. - Tay phải lắp thông nòng vào các lỗ ở dưới khâu truyền khí thuốc và khâu giữ ốp lót tay dưới, cầm đuôi thông nòng kéo sang phải và ấn xuống hết cỡ. *. Bước 7: Lắp phụ tùng: - Tay trái giữ ống đựng phụ tùng. - Tay phải lắp các phụ tùng vào ống rồi đậy nắp ống đựng phụ tùng. Tay phải cầm ống đựng phụ tùng đặt đầu ống vào ổ chứa, dùng ngón trỏ đẩy ống vào hết mức rồi rút ngón tay ra, nắp ống tự động đóng lại (Với súng tiểu liên báng gấp thì cất ống phụ tùng vào túi đựng hộp tiếp đạn). *. Bước 8: Lắp hộp tiếp đạn: - Tay trái giữ súng như khi tháo hộp tiếp đạn. - Tay phải cầm hộp tiếp đạn lắp mấu trước của hộp tiếp đạn khớp vào khuyết chứa ở hộp khóa nòng, ấn cho mấu sau của hộp tiếp đạn khớp vào lẫy giữ. IV. Sơ lược chuyển động : 1. Khi bắn liên thanh : Gạt cần định cách bắn về vị trí liên thanh, lên đạn, bóp cò, búa đập vào kim hoả, làm đạn nổ, khi đầu đạn đi qua lỗ trích khí, một phần khí thuốc được trích qua khâu truyền đập vào mặt thoi đẩy, làm bệ khoá nòng lùi, mở khoá nòng. Khoá nòng lùi theo kéo theo vỏ đạn, nhờ có mấu hất, vỏ đạn bị hất ra ngoài, mấu giương hứa đè búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại, khi bệ khoá nòng và khoá nòng lùi về sau hết cở lò xo đẩy về giãn ra đẩy khoá nòng, khoá nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khoá nòng súng, búa đập đập vào kim hoả làm đạn nổ. Mọi hoạt động của súng lại lặp lại như ban đầu. Nếu giữ nguyên tay cò đạn nổ tiếp, thả tay cò ra đạn không nổ, nhưng viên đạn tiếp theo đã vào buồng đạn. Súng ở tư thế bắn tiếp. 9 2. Khi bắn phát một : Đặt cần định cách bắn ở vị trí bắn phát 1, lên đạn, bóp cò. Mọi hoạt động của súng diễn ra như bắn liên thanh nhưng chỉ khác: Mấu cần định cách bắn không giữ chân lẫy phát 1, nên lẫy phát 1 được lò xo đẩy đầu lẫy ngả về trước, nếu không thả tay cò ra thì búa bị lẫy phát 1 giữ lại, muốn bắn tiếp phải thả tay cò 1 ra rồi bóp tiếp. Mọi hoạt động lại diễn ra như trên. VI. Một số kiểu của Avtomat Kalashnikova: 1. AK 46 2. Bulkin AB-46. 10 [...]... sánh tính năng chiến đấu giữa AK4 7-AR15(M16): Trong lịch sử chiến đấu, chiến tranh nhân dân của Quân dân ta với đế quốc Mỹ và tay sai không thể không nhắc tới hai loại vũ khí phổ biến AK4 7 và AR15(hay còn gọi là M16) Cho tới nay, hai loại súng trường tiến công AK- 47 (tiểu liên AK) của Nga và AR15 của Mỹ (tiểu liên AR-15 hay M16) luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong hầu hết các bảng xếp hạng các loại súng. .. súng bộ binh trên Thế giới Súng AK chiếm vị trí thứ nhất, chủ yếu là do số lượng sử dụng, còn so sánh về chất lượng của hai loại súng này thì đến nay vẫn còn nhiều tranh luận Vậy thực ra thì loại súng nào ưu việt hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái quát Để đánh giá chất lượng của một loại súng bộ binh, người ta thường dựa vào ba tiêu chí là: uy lực, tính năng sử dụng, sản xuất-kinh tế Tiêu chí về uy lực... tự nạp đạn, tay vẫn không rời cò súng Là loại súng hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ mới, giá thành cao, sản xuất và bảo quản phức tạp hơn nhưng có nhiều khả năng Phụ thuộc vào chiến thuật quân sự và chiến lược chiến tranh của mỗi quốc gia, tuy không giống nhau nhưng mỗi bên đều có lý của mình, cũng khó có thể nói là ai hơn AK cải tiến như Súng AR-15 liên tục AK- 74, AK- 102 được cải tiến (đến Mức độ... tắt như sau: - Súng AK- 47: Độ chính xác bắn cao, khả năng xuyên tốt, tin cậy, phổ thông, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện chiến tranh truyền thống - Súng AR -1 5: Tốc độ bắn cao, khả năng phá tốt, tiện dụng, tiên tiến, phù hợp với điều kiện chiến tranh hiện đại Qua so sánh trên ta thấy rằng: nếu chỉ xét về lý luận thì mỗi loại súng đều có đặc điểm riêng xuất phát từ tư duy phát triển vũ khí của mỗi bên,... mạnh hoả lực áp đảo của vũ khí trong chiến đấu Uy lực được đánh giá qua 3 yếu tố chính: Tốc độ bắn, độ chính xác bắn và khả năng sát thương của đầu đạn 11 Tiêu chí so sánh Tốc độ bắn liên thanh lý thuyết Tốc độ bắn liên thanh thực tế Độ chính xác Khả năng thương của súng Súng AK 600 phát/phút Súng AR-15 750 phát/phút 100 phát/phút 150 phát/phút Đạn cỡ trung bình (7,62 mm) động năng lớn, tốc độ bắn... phải, độ tản mát nhỏ Động năng lớn, có lõi thép, độ ổn định cao, khả năng xuyên sát tốt đạn Tính năng sử dụng Độ tin hỏng thường bắn, có cậy cao, ít hóc bất trong khi thể làm việc Đạn cỡ nhỏ (5,56 mm) động năng thấp, tốc độ bắn liên thanh cao, độ tản mát của đạn lớn Động năng thấp hơn, không có lõi thép, độ ổn định kém, dễ đảo hướng và tách thành nhiều mảnh khi trúng mục tiêu, khả năng phá tốt độ tin cậy... xét AR-15 vượt trội AK chính xác hơn Có sự tính toán sâu sắc khi chọn đạn súng, tuy không giống nhau nhưng mỗi bên đều có lý của mình, cũng khó có thể nói là ai hơn AR-15 tiện dụng hơn, luôn được hiện đại hoá và tích hợp với những thiết bị 12 tốt trong những điều kiện khắc nghiệt nhất Thuộc về loại súng thế hệ cũ, nặng nề, kém linh hoạt Phải rời tay khỏi cò súng, gạt lẫy để lấy băng đạn cũ ra, lắp Tính. .. riêng xuất phát từ tư duy phát triển vũ khí của mỗi bên, khó có thể đánh giá rạch ròi Khả năng của mỗi loại vũ khí chỉ phát huy trong những điều kiện cụ thể Trong cuộc chiến tranh Việt nam, do đặc điểm địa hình, chiến thuật Súng AK được đánh giá là có hiệu quả hơn so với AR-15, nhưng trong những điều kiện khác của một cuộc chiến tranh cơ giới tốc độ cao, có thể sự đánh giá sẽ khác đi Kinh nghiệm này... đạn cũ ra, lắp Tính tiện dụng (so băng đạn mới vào, sánh động tác thay khi lắp phải lựa cho băng đạn) băng đạn khớp vào lẫy, cuối cùng phải kéo khoá nòng lên đạn lại Loại súng phổ thông, dễ sản xuất, rẻ tiền, thích hợp cho kiểu chiến tranh Sản xuất và kinh tế truyền thống, được nhiều nước nghèo ưa chuộng tốt Là loại súng tiên tiến thế hệ sau với nhiều điểm vượt trội về cấu tạo và công nghệ Chỉ cần... của một cuộc chiến tranh cơ giới tốc độ cao, có thể sự đánh giá sẽ khác đi Kinh nghiệm này không những là một ví dụ tốt về so sánh vũ khí mà cũng rất có ích khi lựa chọn mua sắm vũ khí trang bị hoặc khi tính toán thiết kế vũ khí mới 13 Người sưu tầm và biên soạn: Phan Quốc Hải 14 . phận cò - Báng súng, tay cầm - Hộp tiếp đạn - Lưỡi lê (nếu có) 2. Tác dụng cấu tạo các bộ phận của súng tiểu liên AK: a. Nòng súng: *. Tác dụng: - Làm buồng. Kalashnikov AK - PBS 2 Kalashnikov AKM Kalashnikov AKMS – AKM Kalashnikov AKMN Kalashnikov AKM GP-25 3 I. Tính năng chiến đấu: - Tầm bắn xa nhất: 3000m - Tầm

Ngày đăng: 15/09/2013, 12:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan