1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuẩn kiến thức kỹ năng tiểu học

19 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở từng bộ môn; đảm bảo tỉ lệ chung cho cấp học như sau: -Nhận biết

Trang 1

YÊU CẦU, TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH RA ĐỀ

KIỂM TRA HỌC KÌ.

Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có quan hệ chặc chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới PPDH, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo Quán triệt tinh thần đó, Bộ Giáo dục

và Đào tạo hướng dẫn đổi mới kiểm tra, đánh giá

ở ngành học phổ thông , tập trung vào công tác ra

đề kiểm tra học kì cấp tiểu học như sau:

Trang 2

I YÊU CẦU CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ

Đề kiểm tra học kì phải đáp ứng các yêu cầu

cơ bản sau:

1.Nội dung bao quát chương trình đã học

2 Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ

đã được qui định trong chương trình môn học, cấp học

3 Đảm bảo tính chính xác, khoa học

4 Phù hợp với thời gian kiểm tra

Trang 3

II TIÊU CHÍ CỦA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ.

Các tiêu chí đề kiểm tra học kì cần đạt là:

1.Nội dung không nằm ngoài chương trình

2.Nội dung rải ra trong chương trình học kì

3.Có nhiều câu hỏi trong một đề Tùy theo đặc trưng của từng bộ môn, phân định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận Đối với đề kiểm tra có câu trắc nghiệm khách quan: không ít hơn 5 câu đối với thời lượng

từ 40 - 45 phút

Trang 4

4 Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng

và yêu cầu về thái độ ở từng bộ môn; đảm bảo tỉ lệ chung cho cấp học như sau:

-Nhận biết 50%; thông hiểu 30%; vận dụng 20%.

5 Các câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề

6 Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó

Trang 5

III QUY TRÌNH RA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ

1.Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra

Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung

và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách quan

trình độ học sinh, đồng thời thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý giáo dục

Trang 6

2 Thiết lập bảng hai chiều

a.Lập một bảng có hai chiều; trong đó, một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận thức cần kiểm tra

b.Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng

Trang 7

c Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và mức độ nhận thức cần kiểm tra

-Xác định số điểm cho từng nội dung căn cứ vào tổng số tiết quy định trong phân phối chương

trình và mức độ quan trọng của nội dung đó

-Xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức

để đảm bảo cho phân phối điểm có dạng tương đối chuẩn dựa trên nguyên tắc: mức độ nhận thức cơ bản nên có tỉ lệ điểm số cao hơn hoặc bằng các mức độ nhận thức khác

Trang 8

d Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi

trong mỗi ô của bảng hai chiều

-Xác định thời gian, số điểm tương ứng cho từng phần

-Xác định số điểm, số lượng câu hỏi cho từng ô của bảng hai chiều

Trang 9

TIÊU CHÍ RA ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT

LỚP

Nhận biết Thông hiểu vận dụng

1

Đọc

-Đọc trơn, rõ chữ ghi âm, chữ ghi vần.

-Đọc trơn, rõ tiếng,

từ ngữ.

-Đọc đúng câu -Đọc đúng đoạn văn xuôi, văn vần có độ dài khoảng 15-20 chữ.

-Hiểu nghĩa từ ngữ trong bài đọc.

-Hiểu nội dung bao quát của câu.

-Hiểu nội dung đoạn, bài đọc ngắn

-Thuộc khoảng

từ 2 – 3 đoạn thơ

đã học có độ dài

từ 15 – 20 chữ.

Viết

-Viết đúng chữ cái kiểu thường, kiểu chữ to và vừa.

-Viết đúng các từ ngữ.

-Chép đúng câu hoặc đoạn thơ có độ dài từ 15 – 20 chữ.

-Viết đúng chính tả -Viết đúng câu trong bài chính tả.

-Trình bày bài viết theo mẫu.

-Chép đúng câu hỏi, câu kể trong bài.

-Biết điền âm, vần vào chỗ trống để hoàn chỉnh từ ngữ.

Mức độ nhận thức

Nội dung

Trang 10

RA ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT

MÔN TIẾNG VIỆT, TOÁN

3.Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều

Căn cứ vào bảng hai chiều, giáo viên thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định tring chương trình môn

Trang 11

4.Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm.

Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thể hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều Điểm toàn bài kiểm tra định kì tính theo thang điểm

10

5 Cách kiểm tra đánh giá.

a Kiểm tra đọc (10 điểm)

+Đọc thành tiếng: 5 điểm

+Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm Gồm

từ 7 đến 10 câu hỏi trắc nghiệm Thời gian làm bài khoảng 30 phút

Trang 12

b Bài kiểm tra viết (10 điểm) thời gian 50 phút

+Bài chính tả: thời gian từ 15 – 20 phút +Bài Tập làm văn: thời gian từ 30 – 35 phút.

*chú ý: Đối với vùng khó khăn, thời gian đọc thầm và làm bài tập được kéo dài tối đa 40 phút Thời gian kiểm tra viết (Chính tả, Tập làm văn) được kéo dài tối đa 60 phút.

Trang 13

MỨC ĐỘ ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN

1 Hình thức đề kiểm tra

Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kế quả học tập của từng HS và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền Đề kiểm tra kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan

Có 4 hình thức trắc nghiệm:

-Điền khuyết -Đối chiếu cặp đôi

- Đúng –sai

- Nhiều lựa chọn

Trang 14

2 Cấu trúc đề kiểm tra

-Nội dung đề kiểm tra được cấu trúc cân đối giữa các mạch kiến thức:

+Số học : khoảng 6 điểm.

+ Đại lượng và đo đại lượng: khoảng 1 điểm.

+Hình học khoảng 1 điểm.

+ Giải toán: khoảng 2 điểm.

-Tỉ lệ câu trắc nghiệm và câu tự luận trong đề kiểm tra:

+Số câu tự luận ( kĩ năng tính toán, giải toán): khoảng 70% -80%

+Số câu trắc nghiệm khách quan: khoảng 20% - 30%.

Trang 15

3 Mức độ đề kiểm tra

-Phần nhận biết và thông hiểu chiếm khoảng 80%, phần vận dụng khoảng 20%

-Trong mỗi đề có câu hỏi kiểm tra phần kiến thức cơ bản để HS trung bình có thể đạt 6 điểm và câu hỏi vận dụng để phân loại HS khá, giỏi

Trang 16

Nhận biết Thông hiểu vận dụng

1;

2

Số và phép tính

12-14 câu 1 -2 câu (có thể có câu

vận dụng chọn HS giỏi)

Đại lượng và

đo đại lượng

2 – 4 câu

Hình học 2 – 4 câu

2 câu

Nội dung

Mức độ nhận thức

Trang 17

Nhận biết Thông hiểu vận dụng

3

Số và phép

tính

8 – 10 câu 2 – 3 câu 1 -2 câu (có thể có

câu vận dụng chọn

HS giỏi)

Đại lượng

và đo đại lượng

1 – 2 câu 1 – 2 câu

Hình học 1 – 2 câu 1 – 2 câu

Nội dung

Mức độ nhận thức

Trang 18

Nhận biết Thông hiểu vận dụng

4;5

Số và phép

tính

10 – 12 câu 2 – 3 câu 1 -2 câu (có thể có

câu vận dụng chọn

HS giỏi)

Đại lượng

và đo đại lượng

1 – 3 câu 1 – 2 câu

Hình học 1 – 3 câu 1 – 2 câu

Nội dung

Mức độ nhận thức

Trang 19

Thời lượng làm bài kiểm tra là 40 phút Đối với

HS vùng khó khăn, thời gian làm bài có thể kéo dài tối đa đến 60 phút.

CẤU TRÚC GIÁO ÁN

Ngày đăng: 15/09/2013, 05:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Thiết lập bảng hai chiều - chuẩn kiến thức kỹ năng tiểu học
2. Thiết lập bảng hai chiều (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w