Tự chọn 7

7 452 0
Tự chọn 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Tổ ngữ văn - trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Chuyªn ®Ò mét *************************** (Chủ đề bám sát )Thêi lîng : 12 tiÕt A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS : -Nắm được những đặc điểm của phương thức biểu cảm trực tiếp, gián tiếp, các dạng đề của bài văn biểu cảm . - Cách tìm ý, lạp dàn ý, lập ý , các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm - Viết những đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh B CHUẨN BỊ I Giáo viên : Các dạng bài tập trong SGK thuộc kiểu bài biểu cảm , hệ thống các kiến thức cơ bản về văn biểu cảm II Học sinh : Soạn và thực hiện các bài tập SGK phần tập làm văn C LÊN LỚP Tiết 1-2 I Mục đích ý nghĩa của chuyên đề : - Đây là chủ đề bám sát với chương trình học kì I của lớp 7, phần lớn thời gian của học kì I, kể cả kiểm tra học kì, văn biểu cảm là phần trọng tâm của chương trình . Nhằm giúp các em ôn tập, củng cố, phát triển các kĩ năng làm bài biểu cảm chính là mục tiêu của chủ đề này. Để thực hiện tốt chủ đề này đòi hỏi các em phải ôn tập và thực hiện một cách nghiêm túc các yêu cầu đề ra , tự giác luyện tập đầy đủ các bài tập .Chủ đề này được thực hiện với thời lượng là 12 tiết ( 6 tuần). Đối với lớp học vào đợt 1, các em sẽ được học trước những kiến thức trọng tâm nhằm giúp các em có kiến thức để học tốt các tiết chính khóa, đối với các lớp học ở đợt 2-3, học chủ đề này sẽ giúp các em ôn tập, củng cố và phát triển các kĩ năng cơ bản về bài văn biểu cảm một cách có hệ thống hơn II CÁC BƯỚC LÊN LỚP Bước 1 HS ôn lại khái niệm cơ bản về văn biểu cảm đã học 1 Thế nào là văn biểu cảm ? -? Khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm ? Khi người ta muốn bày tỏ những tình cảm tốt đẹp về một đối tượng nào đấy để người khác hiểu và đồng cảm với mình ? Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào ? GV cho học sinh tìm hiểu các văn bản đã học thuộc phương thức biểu cảm như ca dao , Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh … 2 Tổ ngữ văn - trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Nói chung, những văn bản được coi là văn bản biểu cảm như những bức thư thăm hỏi, bày tỏ tình cảm thông thường, những bài thơ, bài văn …Văn bản biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách biểu cảm của con người ( ca hát, vẽ tranh, nhảy múa, đánh đàn, thổi sáo,…) Sáng tác văn nghệ nói chung đều có mục đích biểu cảm . - Để biểu hiện tình cảm, cảm xúc người ta dùng các phương tiện ngôn ngữ : - Dùng các từ ngữ, câu văn, vần , nhịp, các biện pháp tu từ… - Dùng các hình ảnh thực tế như phong cảnh thiên nhiên, sự việc, con người… Tóm lại, do nhu cầu muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với người thân (ông bà, cha mẹ, thầy, cô,bạn bè…)đồ vật, sự việc, cảnh vật (nhà cửa,sách vở, học tập, phong cảnh…) giá trị đạo đức ( tình thương, lòng nhân ái, vị tha, đoàn kết…)văn học, nghệ thuật (lời ca, giọng hát, hình ảnh, màu sắc .) người ta sử dụng văn biểu cảm Luyện tập : N hững văn bản đã học vừa qua hãy cho biết đâu là những văn bản được viết theo phương thức biểu cảm ? - Những câu hát về tình cảm gia đình,quê hương đất nước, than thân, châm biếm ( Ca dao ), các bài thơ : Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Thiên trường vãn vọng ,…) 2 Tìm hiểu các cách biểu cảm -? Những bài ca dao đã học, theo em tác giả dân gian đã bộc lộ tình cảm bằng cách nào ? Thông qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, dân gian đã bộc lộ trực tiếp tình cảm đối với người thân, đối với quê hương đất nước đồng thời cũng thông qua các cách nói miêu tả , tự sự để bày tỏ thái độ, tình cảm đối với đối tượng, sự vật một cách gián tiếp Xét đoạn văn sau : “ Thảo thương nhớ ơi ! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng, Minh, Ngọc thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào thành phố Hồ Chí Minh, để lại cho bọn mình xiết bao mong nhớ” -? Theo em, đoạn văn này tác giả đã sử dụng cách biểu cảm như thế nào ? Đoạn văn biểu cảm trực tiếp – Cô bé đã trình bày những tình cảm nhớ mong của mình với người bạn cũ bằng những từ ngữ biểu cảm trực tiếp : Ơi ,Xiết bao mong nhớ ? Xét 2 đoạn sau : “ Đêm đêm ra đứng hàng ba Trông về quê mẹ lệ sa mấy hàng” ( ca dao ) -Bây giờ, tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy ( Nguyên Ngọc ) ? Theo em, hai phần văn bản trên đã bày tỏ tình cảm bằng phương thức nào ? Căn cứ vào đâu mà em biết được điều đó ? Cả 2 đều biểu cảm gián tiếp, thông qua cách nói miêu tả nỗi buồn, cảnh vật để bày tỏ tình cảm ?Qua hai bài tập trên, hãy cho biết thế nào là biểu cảm trực tiếp, biểu cảm gián tiếp ?( Hs thảo luận nhóm ) + Biểu cảm trực tiếp : là cách bộc lộ cảm xúc thẳng . Người viết sử dụng ngôi thứ nhất ( tôi, ta, em, chúng em,…) , bằng những từ ngữ cảm thán : A ! ơi, ôi, hỡi ôi… + Biểu cảm gián tiếp : Là cách bộc lộ cảm xúc ẩn trong các hình ảnh của cảnh vật, từ một câu chuyện, một suy nghĩ, Củng cố : - Văn biểu cảm là gì ? - Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào ? 3 Tổ ngữ văn - trường THCS Nguyễn Bá Ngọc - Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào ? - Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào ? - Bài tập về nhà : Tìm một số văn bản thể hiện cách biểu cảm trực tiếp, biểu cảm gián tiếp mà em đã học, đã đọc và phân tích các cách biểu cảm của từng văn bản Tiết 3-4 3 Trình tự thực hiện bài văn biểu cảm A Đọc kĩ đề bài - Đọc kĩ đề bài để tìm hiểu kiểu bài ( Thể loại ) và nội dung vấn đề ( Xác định chủ đề ) Đề bài văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm . Người làm bài phải thực hiện tốt bước này để có định hướng đối tượng, nội dung và phương pháp ? Cho các đề bài sau : Cảm nghĩ về một loài cây Cảm nghĩ về một người bạn Vui buồn tuổi thơ Hãy xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề bài trên? ( Đối tượng : - Một loài cây -Một người bạn - Tuổi thơ Tình cảm cần biểu hiện : Cảm nghĩ , niềm vui ,nỗi buồn ) - Tìm ý cho bài văn biểu cảm : Xác định đối tượng biểu cảm mà đề bài nêu ra là gì ?, em hình dung và hiểu như thế nào về đối tượng ấy ? cảm xúc của em sẽ thể hiện với đối tượng này là gì ? ( nói chung, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm, người viết phải đặt ra các câu hỏi về đối tượng , định hướng cảm xúcvà trả lời ) Ví dụ : Phát biểu cảm nghĩ về thầy cô giáo- người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. Tìm ý: - Người mà ta yêu quý là ai ? -Được mệnh danh là gì ? Có quan hệ gì với ta ? - Thầy( cô ) đó có đặc điểm gì nổi bật ? - Trong quá khứ, hiện tại ta có quan hệ như thế nào ? - Thầy ( cô ) đã có vai trò, sự quan tâm, gần gũi như thế nào với ta ? - Có những niềm vui nỗi buồn nào ? - Suy nghĩ của ta hôm nay về thầy ( cô ) đó ? Những ấn tượng đẹp đẽ nào còn mãi trong lòng ta ? Người viết trả lời những câu hỏi như vậy sẽ có những ý về đối tượng biểu cảm B Lập dàn ý Gv cho HS tìm hiểu dàn bài của văn bản viết về quê hương của Mai Văn Tạo SGK trang89 - Xác định dàn ý của bài văn : A Mở bài : Giới thiệu về quê hương An Giang B Thân bài : Biểu hiện tình yêu mến quê hương - Tình yêu quê hương từ tuổi thơ - Tình yêu quê hương trong chiến đấu C Kết bài : Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành ?Qua bài tập, em có nhận xét gì về dàn bài của bài văn biểu cảm ? 4 Tổ ngữ văn - trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Cũng như các kiểu bài khác, dàn bài bài biểu cảm cũng có ba phần . Người viết bài cần xác định rõ nội dung, nhiệm vụ của từng phần theo sơ đồ sau : A ( Mở bài ) B ( Thân bài ) : I ( ý lớn ) : 1-2-3-4,…( ý nhỏ ) II : 1,2,3,… III : 1,2,3,… C ( Kết bài ) C Viết bài văn : Dùng từ , đặt câu , liên kết câu, dựng đoạn , liên kết đoạn để tạo văn bản . Đây là bước then chốt quyết định sự thành công của một văn bản nên người viết phải hết sức chú ý tập trung đầu thời gian và khả năng vận dụng ngôn ngữ giao tiếp văn bản D Đọc lại văn bản : Thực chất của bước này là kiểm tra văn bản song điều đáng lưu ý là phải tiến hành thường xuyên với quá trình tạo lập văn bản , vừa viết vừa đọc lại đối chiếu với dàn bài để có những định hướng phù hợp ,tránh tình trạng “ Đầu voi đuôi chuột” khi hết thời gian . Kiểm tra văn bản cũng là bước cuối cùng để hoàn chỉnh văn bản về mặt câu chữ, ngữ pháp, chính tả … Luyện tập GV dành thời gian để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào việc thực hiện một đoạn văn bản biểu cảm. Cho đề bài sau :Loài cây em yêu Tìm ý, lập dàn ý, viết một đoạn văn cụ thể ( phần thân bài ) với thời gian 20 phút HS thực hiện độc lập – trình bày- nhận xét bài làm của bạn-GV nhận xét, sửa chữa , bổ sung Tiết 5-6 4 Liên kết trong văn bản - Một văn bản không thể là sự tập hợp của các câu văn , các đoạn văn rời rạc, hỗn độn. Văn bản phải có sự kiên kết chặt chẽ giữa các ý, các câu văn, đoạn văn lại với nhau - Liên kết là nối liền, là gắn kết. Liên kết trong văn bản là sự nối liền nội dung ý nghĩa của câu sau với câu trước. Đoạn dưới với đoạn trên bằng phương tiện ngôn ngữ : Từ, câu . HS tìm sự liên kết trong các đoạn văn sau : - Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ,giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa ăn ,ăn một cái kẹo. ( Lí Lan ) - Căn nhà mình chỉ tạm ngăn nắ, gọn gàng từ khi con ngủ cho đến sáng hôm sau. Nhưng hôm nay tất cả những việc đó con đã giúp mẹ làm từ chiều ( Lí Lan ) Đoạn 1 : Hai câu văn có sự liên kết nội dung ý nghĩa, vừa liên kết về hình thức ngôn ngữ : Một ngày kia- Còn bây giờ Đoạn 2 Hai đoạn văn liên kết bằng phương tiện ngôn ngữ : Nhưng-Đó 5 Mạch lạc trong văn bản Mạch lạc là sự tiếp nối của một nội dung chủ đạo xuyên suốt qua tất cả các phần trong một văn bản. Trong một văn bản mạch lạc, các phần, các đoạn phải được sắp xếp tuần tự theo một trật tự trước sau về không gian, thời gian hợp lí . Ví dụ (1) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng, những màu vàng rất khác nhau. (2) Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sathì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi.(3 ) Lúa chín dưới đồngvàng xuộm lại. 5 Tổ ngữ văn - trường THCS Nguyễn Bá Ngọc (4)Nắng nhạt ngã màu vàng hoe…(5) Tất cảđượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. -Câu 1nêu ý chủ đạo xuyên suốt : sắc vàng Câu 2-3-4 nêu những biểu hiện của sắc vàng qua không gian, thời gian Câu 5 nêu cảm xúc về sắc vàng Đó là tính mạch lạc trong đoạn văn ( trình tự nhất quán rõ ràng ) Bài tập vận dụng GV cho HS đọc và phân tích tìm hiểu tính mạch lạc trong đoạn văn Đường chúng ta đi của Nguyên Ngọc SGK trang 72 -1 HS đọc đoạn văn Tìm hiểu tính liên kết và tính mạch lạc trong đoạn văn trên ? Tính liên kết : Nội dung : Các câu trong đoạn cùng nói lên những cảm xúc của tác giả khi nghe một giọng hát dân ca trong đêm khuya . Tiếng hát gợi lên trong lòng tác giả sự ngọt ngào , xao xuyến như tiếng thầm thì của đất mẹ thân yêu . Về mặt hình thức : Các phương tiện ngôn ngữ được vận dụng : Bây giờ -Có lẽ-Đó Tính mạch lạc : Câu 1 Giới thiệu chung : Giọng hát một bài dân ca của đất nước trong đêm khuya Các câu còn lại thể hiện các sắc thái tình cảm của người nghe qua giai điệu mượt mà , đằm thắm của câu dân ca gợi bao liên tưởng sâu sắc Tình cảm chủ đạo xuyên suốt trong toàn đoạn là những cảm xúc sâu sắc được gợi ra từ những câu dân ca qua giọng hát của một cô gái trong đêm khuya . 6 Các cách lập ý trong bài văn biểu cảm GV chọn môt số đoạn văn để học sinh nhận biết các cách lập ý phổ biến trong bài biểu cảm Liên hệ hiện tại với tương lai ; Từ hiện tại, người viết liên hệ với tương lai là một cách bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với sự vật, con người Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại Quá khứ sẽ giúp người ta nhìn nhận hiện tại mang tính trải nghiệm , qua đó giúp người viết dễ dàng bày tỏ tình cảm đối với đối tượng một cách sâu sắc Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước Từ thực tại , người viết tưởng tượng một tình huống nào đấy trong tương lai để qua đó có những mong ước , hứa hen .Đây chính là cách gửi gắm tình cảm cảm xúc đối với đối tượng . Cách lập ý này phù hợp với dạng đề biểu cảm về người thân Quan sát suy ngẫm Quan sát một đối tượng nào đấy để bày tỏ cảm xúc của mình thông qua miêu tả là cách phù hợp với đối tượng là con người Tóm lại Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng ,suy nghĩ , mơ ước, tưởng tượng, suy ngẫm về đối tượng Luyện tập ( Bài tập chuẩn bị cho tiết sau các em chuẩn bị ở nhà ) Vận dụng các cách lập ý viết đoạn văn biểu cảm cho các đề bài sau: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu, Cảm nghĩ về sách vở mình đọc, học hàng ngày, Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu - HS chuẩn bị ở nhà các bước tìm ý, lập dàn bài cho các đề bài trên , tiết sau trên lớp GV hướng dẫn giúp các em lập ý trong thời gian 1 tiết tiết còn lại trình bày trước lớp . Mục 6 Tổ ngữ văn - trường THCS Nguyễn Bá Ngọc đích của loại bài tập này nhằm giúp học sinh luyện tập các kĩ năng làm bài và tập nói trước lớp một bài biểu cảm , một đoạn văn biểu cảm - Tiết 7-8 GV hướng dẫn HS định hướng đối tượng biểu cảm , gợi ý giúp các em vận dụng các cách lập ý để bày tỏ tình cảm, cảm xúc cho các đề bài . Cách thực hiện tiết này là Mỗi HS có thể chọn một đề bài nào đó trong 3 đề bài đã cho , viết một đoạn biểu cảm, cả bài biểu cảm để trình bày trước lớp . HS thực hiện – Trình bày-nhận xét-GV nhận xét, đánh giá mức độ bài làm của HS Hướng dẫn HS tìm hiểu các cách vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm Hai yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò hỗ trợ tích cực trong văn biểu cảm : - Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm , tạo suy nghĩ sâu xa của sự việc , làm cho người đọc nhớ dai , suy nghĩ và cảm xúc dạt dào - Yếu tố miêu tả có tác dụng khêu gợi sức cảm thụ và sức tưởng tượng, miêu tả cụ thể chân thực tạo sức gợi cảm to lớn - Cho HS đọc văn bản Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ nhiều lần . Tổ chức để các em tìm hiểu yêú tố tự sự, miêu tả trong bài thông qua hệ thống câu hỏỉ SGK trang 138 Xác định yếu tố miêu tả ,tự sự trong đoạn trích Bái ca Côn Sơn , Viết một đoạn văn trình bày cảm xúc về vườn nhả trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả , tự sự trình bày trước lớp Luyện tập tổng hợp : GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác , kĩ năng làm một bài văn biểu cảm trong thời gian hai tiết , Lấy bài làm của các em trong 2 tiết luyện tập này chấm tổng kết chủ đề : Đề bài : HS Chọn một trong hai đề bài sau ; trình bày cảm xúc của em về tình bạn- cảm nghĩ về thầy cô giáo ( HS viết thành một bài hoàn chỉnh ) ******************************************************************* 7 Tổ ngữ văn - trường THCS Nguyễn Bá Ngọc . cách vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm Hai yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò hỗ trợ tích cực trong văn biểu cảm : - Yếu tố tự sự có tác dụng. trình tự nhất quán rõ ràng ) Bài tập vận dụng GV cho HS đọc và phân tích tìm hiểu tính mạch lạc trong đoạn văn Đường chúng ta đi của Nguyên Ngọc SGK trang 72

Ngày đăng: 15/09/2013, 03:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan