1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đăk lăk

130 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 246,55 KB

Nội dung

Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đềlớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ MAI LAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN KRÔNG BUK, TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG

ĐĂK LĂK – NĂM 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

……./……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAỤC

LÊ THỊ MAI LAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN KRÔNG BUK, TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành:

Trang 3

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo, đặc biệt là

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Thị Hường; sự giúp đỡ củabạn bè đồng nghiệp, và gia đình

Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk; PhòngNội vụ và Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk đã cungcấp những tài liệu có liên quan để giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Lê Thị Mai Lam

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng Luận văn “Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk” là do bản thân tôi viết và

chưa được công bố Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đảm bảo tin cậy,chính xác và trung thực Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan củamình

Tác giả luận văn

Lê Thị Mai Lam

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6

7 Kết cấu của luận văn 7

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC 8

1.1 Một số khái niệm cơ bản 8

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục 14

1.3 Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học 20

1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 32

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BUK, TỈNH ĐĂK LĂK 43

2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 43

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học của huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 46

Trang 6

2.3 Kết quả, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện quản

lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk

Lăk 77

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 83

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BUK, TỈNH ĐĂK LĂK 84

3.1 Nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 84

3.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk 88

3.4 Một số kiến nghị 102

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 109

PHẦN KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về giáo dụcluôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng ViệtNam Ngay sau Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công Người xem việc nângcao dân trí là “một công việc cần phải thực hiện cấp tốc” để làm cho “mọingười Việt Nam, ai cũng đều có kiến thức để có thể tham gia vào công cuộcxây dựng nước nhà” [28, tr.118]

Tiếp tục thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn xácđịnh giáo dục là quốc sách hàng đầu Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã banhành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàndiện GD&ĐT Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đềlớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các

cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội vàbản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông (trong

đó có giáo dục tiểu học) được Đảng và Nhà nước ta xác định là bậc học có tầmquan trọng đặc biệt góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ một cáchtoàn diện nhất Ở tuổi này, trẻ em là những trang giấy trắng, trên đó cha mẹ, thầy

cô giáo là những người trực tiếp vẽ lên những nét đầu tiên của cuộc đời, từ đógiúp các em phát triển những nhân tố sẵn có của bản thân Trong các nội dungcần phát triển, việc tiếp thu những kiến thức mà thầy cô giáo truyền đạt là việcrất quan trọng, nhưng việc khơi dậy và bồi dưỡng tình cảm, đạo đức càng hết sứccần thiết và không kém phần quan trọng Qua đây giúp các em trở

1

Trang 10

thành những người con có hiếu với cha mẹ, biết yêu thương bạn bè và nhữngngười xung quanh, yêu quê hương đất nước, sống hòa bình hữu nghị với mọiđất nước trên thế giới.

Từ khi hai miền thống nhất, non sông quy về một mối, đặc biệt là tronggần một thập kỷ qua, sự nghiệp giáo dục phổ thông đã có những thành tựu vôcùng to lớn: Quy mô giáo dục không ngừng được mở rộng, chất lượng ngàymột được nâng cao và từng bước đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước

Nhận thức được tầm quan trọng không nhỏ của giáo dục tiểu học trong

hệ thống giáo dục quốc dân, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đãthường xuyên chăm lo, tạo điều kiện để giáo dục bậc tiểu học có được sự đổimới và phát triển vững chắc Trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăktrong thời gian 5 năm từ 2011 – 2016, ngành giáo dục nói chung và giáo dụctiểu học nói riêng đã thường xuyên được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển.Đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất trường lớp có sự phát triển đáng

kể, chất lượng về chuyên môn tốt, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy vàhọc được đầu tư thích đáng, tạo ra những điều kiện thuận lợi để giáo dục tiểuhọc phát huy thế mạnh tiềm năng của mình

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực, sự nghiệp giáo dục bậc tiểuhọc ở huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk vẫn còn tồn tại những yếu kém, bất cập,thể hiện ở những điểm như: chất lượng giáo dục ở các trường còn chưa đồngđều, dạy và học ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn còn nhiều hạn chế, cơ sở vậtchất ở một số đơn vị trường còn thiếu, lạc hậu Bên cạnh đó, năng lực trình độ tổchức quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng còn chậm so với yêucầu thực tế của xã hội, và yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài trong thời kỳ mới Đó là những vấn đề đặt ra cần sự đầu tư giải

Trang 11

quyết kịp thời nhằm giúp giáo dục tiểu học đạt được những kết quả vững chắchơn nữa.

Từ những vấn đề còn khó khăn nêu trên, việc thực hiện mục tiêu chiếnlược giáo dục huyện nhà giai đoạn 2011 – 2016, trong đó giáo dục tiểu họcđóng vai trò quan trọng trong việc làm cơ sở nền tảng, cung cấp nguồn nhânlực, càng trở thành vấn đề có tầm quan trọng hơn bao giờ hết, và trở thành vấn

đề đòi hỏi cao của thực tế

Để hình thành góc nhìn tổng quan nhất về vấn đề QLNN đối với ngànhgiáo dục nói chung và giáo dục bậc Tiểu học nói riêng, qua đó có hướng cảithiện thật chủ động và sáng tạo hoạt động QLNN về giáo dục Tiểu học trên địa

bàn huyện, tôi chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên

ngành Quản lý công để nghiên cứu khoa học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

GD&ĐT hiện nay là một vấn đề được nhiều nhà quản lý và nhà nghiêncứu quan tâm Trong những năm gần đây, cũng có nhiều luận văn thạc sỹ, tiến

sỹ, những công trình nghiên cứu khoa học về giáo dục với phạm vi quốc giahoặc tại từng địa phương cụ thể Có thể kể đến một số đề tài và các công trìnhnghiên cứu tại Việt Nam như:

"Quản lý nhà nước nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bànthành phố Hà Nội" Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công của tác giảNguyễn Thị Thu Hương (2011) Luận văn đã trình bày nội dung QLNN trongviệc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, và đưa ra các biện pháp nhằmhoàn thiện QLNN về nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn thànhphố Hà Nội [31]

3

Trang 12

"Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông Tỉnh Bắc Giang trong giaiđoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Duy Dương (2011) Luận văn đã nêu cácvấn đề lý luận về giáo dục và đào tạo, nói lên thực trạng giáo dục Việt Namnói chúng và tỉnh Bắc Giang nói riêng Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằmhoàn thiện GD&ĐT tại địa phương [27].

"Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo– Thực trạng và giải pháphoàn thiện" của tác giả Hoàng Thị Tú Oanh (Luận văn thạc sĩ quản lý Hànhchính công, 2007) Luận văn đã nêu các vấn đề lý luận về giáo dục và đào tạo,nói lên thực trạng giáo dục Việt Nam Sau đó đưa ra các giải pháp nhằm hoànthiện GD&ĐT nước ta [32]

Ngoài ra cũng có nhiều luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học khác,nghiên cứu về giáo dục tiểu học, nhưng tập trung chủ yếu vào các nội dung vềphương pháp giảng dạy và các hoạt động quản lý khác

Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống nộidung QLNN về giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên

địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk” là đề tài mới và không trùng lặp

với các đề tài đã được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng, xác định những thành tựu vàhạn chế trong QLNN về giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk,tỉnh Đăk Lăk, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiệnhơn nữa công tác QLNN về giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện

- Nhiệm vụ:

Trang 13

Phân tích các vấn đề lý luận QLNN về giáo dục, QLNN về giáo dục ởcác trường tiểu học.

Cung cấp các thông tin một cách có hệ thống về lý luận, và thực tiễngiáo dục bậc tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

Đánh giá thực trạng QLNN về giáo dục tiểu học trên địa bàn cấp huyệntại tỉnh Đăk Lăk

Phân tích, làm rõ dự báo định hướng phát triển giáo dục bậc Tiểu học

và đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần phát triển giáo dục bậc Tiểu họctrong giai đoạn tới của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục Tiểu học trên địabàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là hoạt động QLNN đối vớigiáo dục bậc tiểu học nói chung và trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh ĐăkLăk nói riêng

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

Thời gian từ năm 2011 đến giai đoạn hiện nay (Cuối 2016)

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn

Sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – LêNin trong việc phân tích, xem xét vấn đề nghiên cứu

5

Trang 14

Cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng vàNhà nước về vai trò của giáo dục, chính sách của Nhà nước với sự nghiệpphát triển đất nước.

Dựa trên hệ thống lý luận về QLNN đối với GD&ĐT nói chung, giáodục tiểu học nói riêng

Đề tài sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: thông qua việc phân tích số liệu,các thông tin đã được thu thập có liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó tổnghợp, xác định nguyên nhân của thực trạng để tìm ra các giải pháp phù hợp

Phương pháp chuyên gia: tận dụng các thông tin của các chuyên giatrong lĩnh vực QLNN về giáo dục, giáo dục bậc tiểu học, để làm phong phúthêm thông tin trong đề tài

Ngoài ra còn sử dụng thêm các phương pháp như:

Trang 15

Ngoài ra đề tài nghiên cứu cũng làm phong phú thêm những nghiêncứu, đề tài về giáo dục bậc tiểu học.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài được kết cấu nhưsau:

Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học.Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học trênđịa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước vềgiáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

7

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm giáo dục

Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tổ chức thựchiện các hoạt động giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người Giáo dục lànhu cầu tất yếu của xã hội loài người, một lịch sử khách quan không thể táchrời của lịch sử loài người Những kinh nghiệm mà loài người tích lũy trongquá trình phát triển lịch sử được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằmduy trì và phát triển xã hội loài người Sự truyền thụ lại kiến thức đó được gọi

là giáo dục

Suốt quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự phát triển nàocũng cần đến các yếu tố, như tài nguyên, vốn, con người… Song, tất cả cácnguồn tài nguyên đều nhờ đến bàn tay và khối óc của con người mới phát huyđược tác dụng Chỉ nhờ có con người, các nguyên vật liệu mới được khai thác,chế biến và sản xuất thành hàng hoá Với sự sáng tạo của con người mà khoahọc và kỹ thuật mới phát triển, các phát minh, sáng chế mới ra đời và năngsuất lao động được cải thiện Ngay cả khi khoa học hiện đại, cùng sự xuấthiện của rôbốt thay thế con người trong một số công việc, nhưng nó cũngchính do con người phát minh ra Để có thể làm được tất cả những điều kểtrên thì con người phải biết cách khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn

có, và sáng chế ra những phương tiện phục vụ cho cuộc sống của mình, thì tấtyếu họ phải có tri thức, và cần được đào tạo, giáo dục

Trang 17

Có nhiều khái niệm khác nhau về giáo dục tùy theo những góc nhìn màchúng ta tìm hiểu Dưới đây là một số khái niệm về giáo dục mà chúng tathường gặp.

Giáo dục theo nghĩa rộng: “là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động, và giữa các quan

hệ giữa nhà giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm của xã hội loài người”[46].

Giáo dục theo nghĩa hẹp: “Đó là một bộ phận của quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tình cảm, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực”.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống

xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người” [30,

tr 50]

Theo từ điển Hán Việt: “Giáo dục là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đào tạo con người, làm cho họ trở thành những con người có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định”, [14, tr.116].

Nghiên cứu sự hình thành và phát triển con người, C.Mác cho rằng, conngười là một thực thể sinh học - xã hội Theo đó, đứa trẻ mới ra đời chỉ là “conngười dự bị” Nó không thể trở thành con người, nếu bị cô lập, tách khỏi đờisống xã hội Muốn tồn tại và phát triển, đứa trẻ phải gia nhập vào môi trường xãhội Chính việc gia nhập vào môi trường xã hội, thông qua các thiết chế xã hội,đặc biệt là giáo dục, con người mới có thể hoà nhập vào xã hội Giáo dục giúpcon người có được những kinh nghiệm cần thiết để sống, thích ứng và phát

9

Trang 18

triển Mặt khác, giáo dục còn đưa lại cho con người tri thức và văn hóa Điềunày giúp họ có nhiều cống hiến hơn cho xã hội Như vậy, theo ông, giữa xãhội và hoạt động giáo dục luôn có mối quan hệ biện chứng Trong đó, xã hộiđóng vai trò là nhân tố quy định hoạt động giáo dục, định hướng cho sự pháttriển của giáo dục, còn giáo dục có tác động tích cực đối với sự phát triển của

Với rất nhiều cách hiểu và khái niệm khác nhau, tuy vậy tất cả chúng tađều thừa nhận vai trò vô cùng to lớn của giáo dục đối với con người và sựphát triển của xã hội

1.1.2 Khái niệm giáo dục tiểu học

Giáo dục phổ thông là quá trình trang bị kiến thức cơ bản, thông thườngcần nhất cần có về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên…đối với mỗi conngười Tuy là kiến thức phổ thông nhưng nó lại bao gồm trong đó nhiều lĩnhvực khác nhau xuất hiện trong đời sống xã hội, do đó kiến thức phổ thông làmột kho kiến thức vô cùng to lớn mà không ai có thể nắm bắt được, nhất làtrong giai đoạn hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ

Trang 19

Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dụcthường xuyên Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốcdân bao gồm:

- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

- Giáo dục đại học và sau đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đạihọc, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ

Giáo dục phổ thông dành cho lứa tuổi từ 6 đến 18 tuổi Mục tiêu củagiáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tínhnăng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếptục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổquốc [38 ]

Theo Điều lệ trường tiểu học năm 2010: Trường tiểu học là cơ sở giáodục đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông, có tư cách pháp nhân, có tàikhoản và con dấu riêng Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học,

từ lớp một đến lớp năm Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi Ở tuổinày các em rất hiếu động, tò mò, tư duy và suy nghĩ còn mang tính cụ thể,trực quan, thích khen hơn chê trong các hoạt động Kinh nghiệm còn hạn chế.Các em rất hồn nhiên, trong sáng Các em tin gần như tin tuyệt đối vào thầy

cô, hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập [8]

Trong trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm một quỹthời gian lớn, chi phối nhiều hoạt động khác Nhưng do đặc điểm tâm lí học

11

Trang 20

sinh tiểu học, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ, lẫn thể chất Bảnchất của việc “học mà chơi, chơi mà học” vẫn là đặc điểm tâm lí hết sức quantrọng và đặc trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí củacác em Đây là thời kì mà tư duy của trẻ đang chuyển dần từ tư duy trực quansinh động sang tư duy trừu tượng Nhất là đối với học sinh đầu cấp tư duy củatrẻ mới được hình thành từ những thao tác cụ thể tức là những thao tác của tưduy thuộc về những đồ vật có thể điều khiển bằng tay hoặc có thể trực giáchóa Vì vậy, song song với việc đặt những viên gạch nền móng của kiến thứcvăn hóa và khoa học cho các em, chúng ta cần phải tổ chức cho trẻ sinh hoạtvui chơi một cách lí thú , bổ ích phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em.Thầy cô giáo là người có tác động quan trọng đối với tinh thần, suy nghĩ củacác em do đó đặt ra thêm cho chúng ta một bài toán là lựa chọn giáo viên đủtâm, đủ tài nhằm làm cho giáo dục tiểu học có chất lượng một cách thực sự.

1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục

QLNN về giáo dục là sự tác động có tổ chức và có sự điều chỉnh bằngquyền lực Nhà nước đối với các hoạt động giáo dục do các cơ quan quản lýgiáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở để tiến hành thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục,duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân, thực hiện mục tiêugiáo dục của Nhà nước

Cần lưu ý rằng, QLNN là việc thực thi ba quyền : Lập pháp - Hành pháp

- Tư pháp để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và hành vi của công dân CònQLNN về Giáo dục – đào tạo thực chất là thực thi quyền hành pháp để tổ chức,điều hành và điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội Tuynhiên, để quản lý có hiệu lực và hiệu quả, việc sử dụng quyền hành pháp phải

Trang 21

kết hợp với quyền lập pháp, lập qui và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong cáchoạt động của toàn bộ hệ thống.

1.1.4 Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học

Trong hệ thống giáo dục nước ta, bậc tiểu học có một vị trí hết sứcquan trọng, bởi đây là bậc giáo dục “nền móng” để xây dựng một “con ngườimới” Là những trẻ em mới chập chững cắp sách tới trường để học những lễnghi, phép tắc, những cách ứng xử ở nhà trường, trong gia đình và ra ngoài xãhội; những kiến thức văn hoá và khoa học cơ bản đầu tiên Độ tuổi này, các

em đến trường với tràn đầy sức sống và tâm hồn trong sáng

QLNN về giáo dục tiểu học là xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, ban hành

và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục tiểu học; ban hành điều lệ nhà trường tiểu học, cùng với nó là các quy định về tổ chức và hoạt động của các trường tiểu học.[37]

QLNN về giáo dục tiểu học còn phải thực hiện nhiệm vụ quy định mụctiêu, chương trình bậc tiểu học, tiêu chuẩn giáo viên tiểu học, tiêu chuẩn về cơ

sở vật chất thiết yếu, thư viện, thiết bị trường học, việc biên soạn, xuất bản, in

ấn, phát hành sách giáo khoa, các thông tư quy định đánh giá học sinh trongnăm học, quy định về kiểm định chất lượng trường tiểu học

QLNN về tiểu học còn là việc tổ chức thống kê, thông tin các công tácnghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tinh trong hoạt động quản lý, giảng dạy;quản lý các hoạt động giáo dục, ban hành các quy chế thi đua, khen thưởng, kỷluật một cách kịp thời Quy định công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộquản lý giáo dục và nhà giáo cũng như những viên chức trong ngành

13

Trang 22

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục

GD&ĐT ở mỗi quốc gia luôn được coi là vấn đề hết sức quan trọng.Ngay từ khi giành được chính quyền Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "một dân tộc dốt

là một dân tộc yếu" Do đó GD&ĐT là một nhiệm vụ quan trọng của cáchmạng Việt Nam Vấn đề giáo dục đã trở thành một trong những nhiệm vụtrọng tâm hàng đầu của cách mạng Là bộ phận gắn bó mật thiết với sự nghiệpcách mạng Việt Nam Thấm nhuần tư tưởng đó bắt đầu, qua các giai đoạn lịch

sử, Việt Nam đang dần vững bước hội nhập với thế giới, và chứng tỏ vị thếcủa mình trên trường quốc tế [2]

Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì quá độ lênCNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) một lần nữa khẳng định lại quan điểmxuyên suốt của Đảng ta: “GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triểnnguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam [23]

Theo quan điểm của C Mác, con người không chỉ là lực lượng làm chủ

tự nhiên một cách thực sự và có ý nghĩa, không chỉ là chủ thể của hoạt độngsản xuất vật chất mà còn là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết địnhtrong lực lượng sản xuất của xã hội Khi nguồn lực con người được coi là yếu

tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia thì phát triển giáo dục và đào tạo

là phương tiện chủ yếu để quyết định chất lượng con người, là nền tảng củachiến lược con người Con người vừa là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa

là mục tiêu, động lực của sự phát triển Với tư cách là động lực cho sự pháttriển, GD&ĐT chuẩn bị cho con người sự phát triển bền vững trên tất cả cáclĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và tương lai của đất nước [13]

Trang 23

Bên cạnh đó, từ thực tiễn hiện nay, trên cơ sở kinh tế thị trường, cácnền kinh tế tiên tiến trên thế giới đang trong quá trình thực hiện bước chuyểntiếp trình độ phát triển từ kinh tế công nghiệp sang hậu công nghiệp và kinh tếtri thức Những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đãbiến tri thức thành yếu tố quan trọng bên trong quá trình sản xuất và quyếtđịnh sự phát triển của nền kinh tế Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thànhnhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đượcthông qua tại Đại hội XI, vai trò của GD&ĐT lại được làm rõ: “GD&ĐT cầntập trung vào việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lựcchất lượng cao” [25]

Văn kiện Đại hội XII khẳng định, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳtrước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo,phát triển nguồn nhân lực Đồng thời, khẳng định: Giáo dục, đào tạo và khoahọc, công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục, đào tạo và khoa học,công nghệ là đầu tư cho phát triển Phát triển GD&ĐT nhằm nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ, yêu cầu phát triểnnguồn nhân lực và thị trường lao động Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu

từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học;học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn Đây là tiêu điểm của sự phát triển,mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trongthế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạyngười, dạy chữ, dạy nghề” [26]

1.2.2 Vai trò, vị trí của giáo dục tiểu học tại Việt Nam

15

Trang 24

Xuất phát từ nhu cầu phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Nhân cách con người hình thành được tạo bởi nhiều yếu tố, trong đó GD

- ĐT là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cáchcon người Do đó giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng có tác động tolớn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng sựphát triển của trẻ em là một quá trình chịu ảnh hưởng của ba yếu tố: di truyền, môitrường, giáo dục Giáo dục là hình thức tác động bên ngoài đến con người đangphát triển, nhưng tác động của giáo dục là sự tác động có mục đích đến sự pháttriển đó

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Bởi

vì ngay sau khi kết thúc bậc mầm non - bậc học giúp các em làm quen vớimôi trường xã hội, vừa học vừa chơi, các em bước vào quá trình học tập chínhthức với nhiều môn học Các em sẽ được học cách viết chữ, làm các bài toán

Ở cấp học này, thầy cô giáo là những người đặc biệt quan trọng, người giáoviên có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần của đứa trẻ Vì ngoàidạy chữ, tính toán còn phải rèn các em về "lời ăn, tiếng nói", dạy cách làmquen và đối mặt với cuộc sống cùng những kỹ năng sống cơ bản Tiếp sauchương trình phổ cập giáo dục tiểu học là phổ cập giáo dục tiểu học đúng độtuổi và phổ cập giáo dục THCS

Đối với hệ thống giáo dục Việt Nam, giáo dục tiểu học được xem lànền tảng Bác Hồ trước đây ví trẻ em như búp trên cành cần được nâng niu,chăm sóc, dạy dỗ một cách đặc biệt Đến nay, giáo dục tiểu học vẫn nhậnđược nhiều sự quan tâm của xã hội, với những sự đổi mới về chương trình,phương pháp giảng dạy… Từ các cơ quan chủ quản của Bộ giáo dục đến các

cơ sở giáo dục đều cố gắng làm mới mình, thầy cô giáo tự học tập nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của xã hội

Trang 25

Với chương trình học và hoạt động ngoại khóa của bậc tiểu học sẽ giúphọc sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâudài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và nhiều những kỹ năng cơ bảnkhác Qua đây hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng nhân cách conngười Sản phẩm của giáo dục tiểu học có giá trị rất lâu dài, có tính chất quyếtđịnh đối với cuộc đời mỗi con người Những điều học được từ bậc tiểu học sẽđược mỗi người sử dụng hằng ngày, trong sinh hoạt, lao động.

Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục tiểu học là:

- Tổ chức các hoạt động giảng dạy, học tập và hoạt động theo mục tiêu,chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT banhành;

- Thực hiện phổ cập giáo dục theo quy định của Nhà nước;

- Xây dựng, phát triển nhà trường, thực hiện kiểm định chất lượng theocác quy định của Bộ GD&ĐT và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương;

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; sử dụng cơ sở vật chất, đất đai, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật[8]

1.2.3 Mục tiêu phát triển đối với giáo dục tiểu học

Cùng với mục tiêu chung của nền giáo dục Việt Nam đó là phấn đấu xâydựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, hòa nhậpvào nền kinh tế thế giới, cùng hướng tới một xã hội học tập, có khả năng

17

Trang 26

hội nhập mạnh mẽ với quốc tế, nền giáo dục này phải đào tạo được những conngười có khả năng tư duy, sáng tạo, thích nghi nhanh, có lập trường.

Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diệntheo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốctế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạođức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ

và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế trithức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời chomỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập Quy mô giáo dục pháttriển hợp lý, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đổi mới nội dung, phương pháp,chương trình giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo phát triển độingũ nhà giáo yêu cầu vừa tăng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mớiphương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục Xây dựng nền giáo dục mở,thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thứcgiáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nângcao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhậpquốc tế hệ thống giáo dục vàđào tao;̣ giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình

độ tiên tiến trong khu vực [3]

Theo Luật Giáo dục 2005, mục tiêu tổng quát giáo dục tiểu học nhằm giúphọc sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục

học trung học cơ sở Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,năng lưc ̣ công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Nâng cao chất lượng giáodục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo

Trang 27

đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụngkiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khíchhọc tập suốt đời Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thônggiai đoạn sau năm 2015 Phấn đấu đến năm 2020, có 99% trẻ em trong độ tuổi

đi học tiểu học, trong đó đặc biệt chú trọng tỷ lệ trẻ em đồng bào dân tộc thiểu

số trong độ tuổi được đến trường Thực hiện giáo dục hòa nhập để đến 2020

có 70% người khuyết tật được học hòa nhập

Mục tiêu giáo dục tiểu học cụ thể đầu tiên đó là đào tạo đạo đức và nhâncách Giai đoạn tiểu học là khoảng thời gian trẻ bắt đầu bước vào môi trường họctập thực thụ, chính vì vậy các giáo viên cần giáo dục cho trẻ biết yêu thương,quan tâm giúp đỡ cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh, biết cách cảm ơn,xin lỗi và biết chia sẻ với những người không may mắn Định hướng nhân cáchđược coi là mục tiêu giáo dục tiểu học quan trọng nhất ở giai đoạn này, bởi khiđược tiếp xúc với môi trường mới, các em rất dễ học theo những điều không tốtnếu không được định hướng đúng đắn ngay từ ban đầu

Tiếp ngay sau nhân cách thì kiến thức chính là mục tiêu giáo dục tiểuhọc thứ hai mà các thầy cô giáo cần quan tâm Đối với kiến thức ở khối tiểuhọc, các em sẽ cần luyện tập khả năng đọc, viết, làm toán, tìm hiểu về tựnhiên, xã hội và thế giới xung quanh

Với mục tiêu giáo dục tiểu học là giúp các em phát triển toàn diện cả vềthể chất lẫn tinh thần, nên ngoài giáo dục trẻ về nhân cách và kiến thức, các emcòn được đào tạo về kỹ năng cần thiết như ý thức tự giác làm bài tập về nhà, giúp

đỡ gia đình với những công việc vừa sức, tích cực tham gia các hoạt động chungcủa lớp, tinh thần làm việc đội nhóm, khả năng tự bảo vệ bản thân…

19

Trang 28

Dù mục tiêu giáo dục tiểu học có đa dạng đến đâu thì mục đích cuốicùng vẫn là đào tạo cho các em phát triển đúng hướng, trở thành những côngdân tốt trong tương lai.

1.3 Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học

1.3.1 Sự cần thiết đối với quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học

Đối với hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục tiểu học nóiriêng luôn có mục tiêu hoạt động của mình Trong quá trình phát triển để đạtđược mục tiêu ấy, rất có thể sẽ xảy ra những hoạt động đi chệch hướng, gâyhậu quả đáng tiếc Hoạt động QLNN về giáo dục sẽ giúp cho hoạt động của cả

hệ thống giáo dục nhất là giáo dục tiểu học đạt hiệu quả chất lượng cao Nhằmquản lý tốt các hoạt động giáo dục tiểu học, Nhà nước nhất thiết phải đề ranhững quy định điều chỉnh ở mức độ phù hợp Tầm quan trọng của giáo dụctiểu học không ai có thể không ghi nhận, nó có tầm quan trọng mang ý nghĩasâu sắc trong việc tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình pháttriển của đất nước Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn đề ra nhữngchính sách đầu tư xứng đáng cho giáo dục tiểu học

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Đảng và Nhà nước đề ra nhiềuchủ trương, chính sách để phục vụ nhiệm vụ xây dựng đất nước giàu mạnh.Nền giáo dục trong guồng quay ấy sẽ xuất hiện những ảnh hưởng nhất định.QLNN về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng sẽ giúp cho sựphát triển của GD&ĐT đi đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu chiến lược chotừng giai đoạn phát triển của đất nước

Lĩnh vực GD&ĐT bao gồm rất nhiều hoạt động cụ thể bởi các cơ quanquản lý khác nhau, được phân công phụ trách theo nhiệm vụ và trách nhiệm rõràng kèm theo Tuy nhiên vẫn tồn tại những công tác còn chồng chéo, trùng lặp

Trang 29

trong việc giải quyết các công tác liên quan Do đó cần sự quản lý của nhànước để hoạt động GD&ĐT đi vào kỷ cương, và tuân thủ trật tự đề ra.

GD&ĐT luôn hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượngcao thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tếnhanh và bền vững Giáo dục là phương thức để thực hiện nhiệm vụ tối quantrọng này Giáo dục giúp nâng cao năng suất lao động của không chỉ các cánhân mà cả tập thể bằng cách truyền đạt những kiến thức của thế hệ trướcdành cho thế hệ sau Chỉ có những học sinh có kiến thức đầy đủ, vững chắcnhất ở bậc tiểu học mới có thể tiếp cận có hiệu quả những kiến thức mới ở bậchọc sau này, và trở thành những nhân tài của đất nước Những thành tựu củagiáo dục tiểu học đã chứng minh cho việc QLNN về giáo dục tiểu học đã cónhững hướng đi đúng Do đó, QLNN về giáo dục tiểu học là một đòi hỏi cấpthiết cần thực hiện Giáo dục tiểu học cũng như các hoạt động xã hội, giáo dụckhác cần được nhà nước điều chỉnh, quản lý Sự quản lý này nếu không thốngnhất đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở thì sẽ không huy động được sự thamgia đông đảo của nhiều tầng lớp xã hội cùng phát triển giáo dục tiểu học

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế,

do có sự phân hóa xã hội nên bao giờ cũng có sự phát triển chưa đồng đềugiữa các vùng, các khu vực Chính lý do này sự QLNN về giáo dục là điềucần thiết để đảm bảo cho sự công bằng về cơ hội học tập cho mọi người dânphù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hay địa phương sinh sống, mọitầng lớp nhân dân trong xã hội Tạo điều kiện cho mọi người đều có điều kiệntham gia vào quá trình giáo dục

Nhà nước là chủ thể của quản lý nhà nước về GD&ĐT với hệ thống các

cơ quan quyền lực mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy QLNN vềgiáo dục và đào tạo từ Trung ương đến địa phương với khách thể là hệ thống

21

Trang 30

các cơ sở giáo dục và những người tham gia vào quá trình GD&ĐT Nhànước là chủ thể đầu tư lớn nhất về những điều kiện vật chất cho GD&ĐT Do

đó sự quản lý của nhà nước về GD&ĐT là hết sức cần thiết

Với sự phát triển của kinh tế thị trường mang đến rất nhiều tác động tíchcực như; sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, cùng những đa dạng phong phútrong văn hóa, giáo dục, y tế… Ý thức, trách nhiệm cá nhân được đề cao, sự tựchủ, tự lập, khả năng thích nghi, sáng tạo được tôi luyện, nó buộc con người taluôn phải rèn luyện, nâng cao trình độ Kinh tế thị trường là điều kiện kích thíchtăng năng suất lao động không ngừng Sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân luôn đượckhuyến khích Chính điều này đòi hỏi mỗi người phải học tập, rèn luyện taynghề, rèn luyện bản thân Kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thảinhững trì trệ, sự lạc hậu, lỗi thời của con người và các sản phẩm yếu kém về nộidung cũng như hình thức Nhưng bên cạnh đó cũng không ít những tiêu cực Đó

là lối sống chạy theo đồng tiền, họ định giá trị của con người căn cứ vào của cảicủa người đó, từ đó tìm các quan hệ đem lại lợi ích gì cho gia đình mình, cho cánhân mình Tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chíthành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người Chính vì vậy

mà những hiện tượng tham ô, hối lộ, móc ngoặc, buôn lậu, lừa đảo, làm hàng giả,mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền bằng tiền… Những quan niệm vàhành vi của đạo đức truyền thống như tinh thần giúp đỡ nhau, kính già, yêu trẻ,tôn sư trọng đạo, bị biến động do toan tính của đồng tiền Do đó, Nhà nước cầnthực hiện chức năng quản lý đối với giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nóiriêng nhằm hạn chế những tiêu cực nói trên, đảm bảo cho việc thực hiện mụctiêu của giáo dục tiểu học xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới “vừahồng, vừa chuyên” như Bác Hồ đã từng nói Làm tốt công tác quản lý giáo dụctiểu học chính là góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển vềkinh tế xã hội của địa phương

Trang 31

1.3.2 Yêu cầu trong quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học

QLNN về giáo dục tiểu học là hoạt động của hệ thống chính quyền cáccấp nhằm tổ chức, điều khiển thống nhất mọi lực lượng xã hội, thực hiện tốtnhiệm vụ nhằm trang bị những kiến thức hiểu biết cơ bản, thiết thực và hiệuquả cho các em Bao gồm những kiến thức các môn Toán, Tiếng Việt, và các

bộ môn khác nhằm tìm hiểu về tự nhiên, xã hội thế giới xung quanh các em,cũng như việc đào tạo về đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cơ bản

Trong quá trình quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ quan được phâncông nhiệm vụ này cần đảm bảo tính thống nhất, thông suốt trong việc quản

lý, đưa ra các chủ trương, chính sách về giáo dục Đồng thời có các chínhsách hỗ trợ, ưu tiên, có khuôn khổ pháp luật để quản lý GD&ĐT sao cho đúnghướng phát triển đề ra

Khi tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý nhà nước cần bảo đảmtương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính,nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao

Nhà nước thực hiện phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ,thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp vàcác cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạocủa cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách vànhiệm vụ được giao

23

Trang 32

1.3.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học

Như trên đã nói, QLNN về giáo dục tiểu học là hoạt động của hệ thốngchính quyền các cấp nhằm tổ chức, điều khiển, thống nhất mọi lực lượng xãhội, phát huy tối đa các tiềm năng xã hội, thực hiện tốt mục tiêu “hình thànhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơsở”, giúp nâng cao trình độ nhân dân, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội

Theo đó, công tác QLNN về giáo dục tiểu học bao gồm những nội dung

cơ bản:

Thứ nhất: Hoạch định và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về giáo

dục tiểu học; xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý giáo dục tiểu học Tronghoạt động quản lý của mình về giáo dục tiểu học, Nhà nước đã xây dựng và chỉđạo thực hiện nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáodục Những chính sách phát triển giáo dục tiểu học có thể kể đến cụ thể:

- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 14 tháng 5 năm 2010, Quy định vềmiễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ

sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011

đến năm học 2014 – 2015 Tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên thuộc diệnchính sách đều được miễn, giảm học phí; Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợmiễn, giảm học phí cho gia đình các đối tượng được miễn, giảm, để sau đócác đối tượng này đóng học phí đầy đủ cho các nhà trường [20]

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chínhsách dân tộc Nghị định số 82/2010/NĐ-CP, được ban hành ngày 15 tháng 07năm 2010, quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu sốtrong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên [16].Nghị định này quy định về điều kiện, nội dung, phương pháp và hình thức tổ

Trang 33

chức dạy học; về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; về chế độ, chính sách đối vớingười dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổthông và trung tâm giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân.Nghị định cũng quy định điều kiện tổ chức dạy học; quy trình đưa tiếng dântộc thiểu số vào dạy học; nội dung, phương pháp dạy học; hình thức tổ chứcdạy học và cấp chứng chỉ được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh việc hoạch định thực thi chính sách về giáo dục, Nhà nướccòn tổ chức song song hoạt động ban hành và thực hiện văn bản quy phạmpháp luật về giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng Một số minhchứng để thấy rõ điều này như:

- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010 về banhành Điều lệ trường tiểu học Trong thông tư quy định một số nội dung tạitrường Tiểu học như: những quy định chung về trường tiểu học; hoạt động tổchức và quản lý nhà trường; chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục;giáo viên; học sinh; tài sản của nhà trường; nhà trường gia đình và xã hội [8]

- Thông tư số: 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 của BộGD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểuhọc ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8

năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Trong Thông tư này đã quy định nội dungđánh giá về học tập cũng như năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học Việcđánh giá sẽ được thực hiện thường xuyên và định kỳ đối với các em [11]

Thứ hai: tổ chức bộ máy quản lý giáo dục tiểu học Theo quy định, Nhà

nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về hoạt động giáo dục nhưmục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động, quy chế thi cử, hệ thốngvăn bằng, chứng chỉ các loại, quản lý chất lượng giáo dục, phân cấp quản lý

25

Trang 34

giáo dục, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục [17] Các cơ quan quản lý giáo dục bao gồm:

- Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn cóảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước,những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng nămbáo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục

- Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN vềgiáo dục với nhiều lĩnh vực khác nhau như: mục tiêu, chương trình, nội dung, kếhoạch, chất lượng giáo dục đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, cơ sở vật chất, trang thiết bịtrường học QLNN đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục của mình

- Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện QLNN về giáo dục theo thẩm quyền

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện QLNN về giáo dục theo sự phân cấpcủa Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tàichính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm

vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương

- Sở giáo dục ở tỉnh, thành phố, Phòng GD&ĐT ở quận, huyện là các cơquan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và huyện, có chức năng tham mưu, giúpUBND, thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực giáo dục đào tạo Về các dịch vụcông thuộc phạm vi quản lý của Sở hay Phòng GD&ĐT trên địa bàn theo quy địnhcủa pháp luật Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền củaUBND

26

Trang 35

Trong đó, UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBNDcấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và xây dựng xã hộihọc tập trên địa bàn huyện với các nội dung quản lý chủ yếu:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiệpgiáo dục trình cấp trên phê duyệt Sau đó tiến hành chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiệnquy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được phê duyệt

- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sởgiáo dục thuộc huyện mình trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

về giáo dục

- Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dụcthuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện trong việc bảo đảm chất lượnggiáo dục trên địa bàn

- Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàngnăm về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh và SởGiáo dục và Đào tạo

- Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng GD&ĐT, biên chế sựnghiệp cho các cơ sở giáo dục; đảm bảo thực hiện các chính sách, cũng như banhành các biện pháp phục vụ cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương

- Bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyếtđịnh khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển củagiáo dục

27

Trang 36

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính,thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáodục theo quy định của pháp luật; và việc công khai tài chính, kiểm tra, giám sátviệc thực hiện công khai chất lượng giáo dục.

Đối với Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấphuyện thực hiện chức năng QLNN về giáo dục trên địa bàn huyện [18]; chủtrì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong các hoạt động cơ bản:

- Thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của cấp trên về các nội dung công tác giáo dục trên địa bàn;

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ có liênquan như: công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổcập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn;

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạtđộng giáo dục định kỳ và hàng năm theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBNDcấp huyện;

- Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục củacác cơ sở giáo dục trực thuộc theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và UBND cấphuyện;

- Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các

cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dụccho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.;

- Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòngchống tham nhũng, lãng phí, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giámsát việc công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáodục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc;

Trang 37

- Giúp UBND cấp huyện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: cơ

sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông cónhiều cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông) và các cơ sở giáo dụckhác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện;

Chúng ta có thể thấy rõ hơn tổ chức bộ máy QLNN từ Trung ương đến địa phương về giáo dục tại Việt Nam theo sơ đồ sau:

Trang 38

29

Trang 39

Thứ ba: huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển giáo dục tiểu

học Phát triển giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là nhiệm

vụ chung của toàn xã hội Do đó việc huy động các nguồn lực về cơ sở vậtchất, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục nướcnhà là việc vô cùng quan trọng Nhưng công tác này cũng cần đặt dưới sựquản lý của Nhà nước để phát huy hết được ý nghĩa vốn có của nó

Thứ tư: Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định chất

lượng giáo dục tiểu học Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếunhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dụcđối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác Việc kiểm định chất lượng giáodục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáodục Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểuhọc nói riêng nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từnggiai đoạn của cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [10]

Thứ năm: Thu hút, tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực giáo dục tiểu

học Hiện nay, ở nước ta sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ranhiều yêu cầu đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong ngành giáodục Với vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng, phát triển đất nước,đòi hỏi công tác QLNN về giáo dục cần có chính sách thu hút, tuyển dụngngười tài, và đào tạo nguồn nhân lực trong giáo dục Tiểu học, có lòng yêunghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn đồng thời với tư tưởng chính trị vữngvàng sẽ đào tạo ra những con người có ích cho xã hội sau này

Thứ sáu: Thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật

trong hoạt động quản lý giáo dục và phát triển giáo dục tiểu học Đối với tìnhhình thực tế hiện nay, Nhà nước chủ yếu thực hiện hoạt động thanh tra Thanhtra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục Thanh tra giáo dục thực

30

Trang 40

hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý về giáo dục, nhằm bảo đảm việcthi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhântrong lĩnh vực giáo dục.

Trong QLNN về giáo dục tiểu học, Nhà nước sử dụng các công cụ sau

để quản lý hoạt động giáo dục:

- Công cụ bằng pháp luật: Đây là công cụ quan trọng nhất trong QLNN vềgiáo dục Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều

được thể chế trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị bắtbuộc đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động giáo dục và quản lýgiáo dục Các cơ quan và những người quản lý thực hiện các nhiệm vụ, chứcnăng QLNN về giáo dục theo thẩm quyền được pháp luật quy định Hệ thốngcác văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục càng đầy đủ và hoàn thiện thìcông cụ quản lý càng sắc bén và tạo điều kiện cho công tác QLNN về giáodục càng thuận lợi và hiệu quả

- Công cụ về tổ chức: công cụ tổ chức của các cơ quan chức năng QLNN

về giáo dục là bộ máy tổ chức cùng với chức trách, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, thẩm quyền theo luật định của các cơ quan QLNN về giáo dục thểhiện qua các quy trình, quy phạm, thủ tục hành chính của việc tổ chức, thựchiện các chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp

- Công cụ chính sách: cũng như tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội khác,nhà nước thực hiện vai trò, chức năng quản lý giáo dục của mình thông qua hệthống các chính sách Chính sách được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các chủtrương, đường lối lớn cũng như nghĩa hẹp là các chính sách cụ thể về giáo dụcnhằm làm cho các hoạt động giáo dục phù hợp với các mục tiêu và lợi ích quốc

Ngày đăng: 27/11/2019, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo;và cán bộ quản lý giáo dục.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo;và cán bộ quản lý giáodục
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX
Năm: 2004
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1996
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế khóa XI , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013),"Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo,"đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế khóa XI
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013
4. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo – Bộ Nội Vụ (2011), thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn về chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạothuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, PhòngGiáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh
Tác giả: Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo – Bộ Nội Vụ
Năm: 2011
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Quyết đinh số 16/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết đinh số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007) Quyết định số: 14/2007/QĐ- BGDĐT, về việc ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số: 14/2007/QĐ-BGDĐT, về việc ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viêntiểu học
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010) Thông tư số: 21/2010/TT- BGDĐT, ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số: 21/2010/TT-BGDĐT, ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổthông và giáo dục thường xuyên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w