sách đối với người nghiện ma túy từ các tài liệu sẵn có nguồn tài liệu chínhthức, các công trình nghiên cứu đã công bố, các bài viết, tạp chí, sách báo, từcác báo cáo của cơ quan chức nă
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI
LÊ THỊ THU HÀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN
MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI
LÊ THỊ THU HÀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN
MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ,
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Hà
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY 10
1.1 Người nghiện ma túy và chính sách đối với người nghiện ma túy 101.2 Nội dung và quy trình thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy19
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đối với ngườinghiện ma túy 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG 28
2.1 Những nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với ngườinghiện ma túy 282.2 Thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quậnThanh Khê, thành phố Đà Nẵng 342.3 Đánh giá chung về trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện matúy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 52
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 59
3.1 Quan điểm, yêu cầu trong thực hiện chính sách đối với người nghiện matúy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 593.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với ngườinghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 623.3 Kiến nghị 72
KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
123456
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
2.1 Các kênh phổ biến, tuyên truyền chính sách cai nghiện
ma túy
2.2 Đánh giá hiệu quả của công tác phổ biến, tuyên truyền
chính sách cai nghiện ma túy
trong thực hiện chính sách cai nghiện ma túyĐánh giá hiệu quả phân công, phối hợp giữa các cơ2.4 quan nhà nước trong thực hiện chính sách cai nghiện
ma túy2.5 Sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong kiểm
tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách
Trang 8MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tệ nạn ma túy vẫn được coi là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, nógây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh của mỗimột quốc gia, bên cạnh đó nó còn gây tác hại cho sức khỏe cho người nghiện,làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc trong nhữnggia đình có người nghiện Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, năm 2018 mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng hiện cả nướcvẫn có trên 224.000 người nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát, tăng trên 2.000người so với 2017 Trong đó, 67,5% đang sinh sống ngoài xã hội (gồm cảkhoảng 50.000 người đang điều trị thay thế), 13,5% trong các cơ sở cainghiện, 19% trong trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục Tỷ lệ vi phạmpháp luật trong thanh niên nghiện ma túy chiếm trên 50%, cao gấp hơn 100lần so với nhóm thanh niên không nghiện ma túy Gần 2/3 số thanh niênnghiện ma túy không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh 2.100 tỷ đồng làcon số người nghiện chi cho sử dụng ma túy mỗi năm [14]
Trên thực tế, việc thực hiện các chế độ, chính sách, các hoạt động hỗ trợcho người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế.Bản thân đối tượng và gia đình họ còn có tư tưởng ỷ lại xã hội hoặc cảm thấythiếu tự tin, bản thân đã trở nên vô dụng với xã hội, không nỗ lực tìm kiếmviệc làm Mặt khác, Nhà nước ta cũng chưa có cơ chế chính sách phù hợp đểkhuyến khích, huy động nhiều thành phần kinh tế - xã hội tham gia hỗ trợ giảiquyết việc làm cho đối tượng, hỗ trợ công tác xã hội như hỗ trợ chống táinghiện, hỗ trợ tâm lý cho họ v.v Ngoài ra, những nghề mà đối tượng họctrong trung tâm nhiều khi chưa thực sự phù hợp với mỗi nền kinh tế sự thayđổi của nền kinh tế thị trường Do vậy, các chính sách hỗ trợ chống tái nghiện,
hỗ trợ tâm lý để người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng, dạy nghề,
Trang 9tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm có thu nhập ổn định không những làmột nội dung quan trọng của quy trình cai nghiện mà còn là yêu cầu thiết yếu,tạo điều kiện cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng, qua đó giúp người sau cainghiện không tái nghiện và thực sự có ích cho xã hội và có một cuộc sống tốt.
Số người nghiện cư trú trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
tính đến 31/12/2018 là 417 người, chủ yếu trong độ tuổi thanh thiếu niên,
trong đó không có nghề nghiệp chiếm 81,84% tổng số người nghiện và đa sốngười nghiện có hoàn cảnh gia đình khó khăn Trong những năm qua, chínhquyền quận Thanh Khê luôn quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ cho họkhi cai nghiện và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, tạo việc làm, dạy nghề cho
họ sau khi đã cai nghiện thành công; hỗ trợ chống tái nghiện và một số hoạtđộng hỗ trợ khác cho họ Trên thực tế, vấn đề về chính sách vay vốn, tạo việclàm cho người sau cai nghiện ma tuý là mối quan tâm của xã hội, ngoài ýnghĩa là góp phần tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, mà còn đảm bảo ansinh xã hội, giữ gìn an ninh trật tự Các hoạt động hỗ trợ về việc làm, họcnghề hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người sau cai nghiện
ma tuý Việc giao tiếp với mọi người xung quanh sau khi đi cai nghiện về cònhạn chế, nhiều người xung còn kì thị, dẫn đến những người đã cai nghiệnkhông hòa nhập được vào cộng đồng Các hoạt động chống tái nghiện vẫnchưa được quan tâm đầy đủ
Từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng” là cần thiết, khách quan, xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liênquan đến các vấn đề về ma túy và thực hiện chính sách đối với người nghiện
ma túy, có thể nêu một số đề tài sau:
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Nguyễn Văn Minh (2001) làm chủ nhiệm:
Trang 10“Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi
được chữa trị phục hồi” Tác giả đã tập trung nghiên cứu đời sống người
nghiện ma túy, người bán dâm và tình hình việc làm của họ Qua đó đã chỉ ra
rằng tuy nghị lực của người nghiện là yếu tố quyết định đến khả năng táinghiện, yếu tố quan trọng giúp người nghiện từ bỏ các tệ nạn xã hội là sựquan tâm của gia đình thì bên cạnh đó việc không có việc làm cũng ảnhhưởng rất nhiều đến việc giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, táinghiện Vì vậy, đề tài đã tập trung đề xuất các giải pháp hướng tới tạo việclàm cho người nghiện ma túy, sau khi cai nghiện [9]
Đề tài của TS Nguyễn Thành Công (2003) - Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao quản lý cai nghiện
và sau cai nghiện” Đề tài đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao
quản lý cai nghiện và sau cai nghiện chủ yếu nhằm tạo được sự đồng thuậncủa toàn xã hội trong công cuộc phòng chống ma túy, cùng nhau tạo mọi điềukiện giúp đỡ người nghiện ma túy quyết tâm cai nghiện từ bỏ ma túy để làmlại cuộc đời, tái hòa nhập cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới góp phần ổnđịnh tình hình an ninh trật tự xã hội; làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền vềtác hại của ma túy, vận động toàn dân tham gia đấu tranh, bài trừ tệ nạn matúy [1]
Đề tài nghiên cứu năm 2004-2005 của Viện nghiên cứu xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh về “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người cai
nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài đã nghiên cứu quá trình sau khi cắt cơn nghiện,
người nghiện được chữa bệnh và phục hồi sức khỏe chuyển sang học văn hóa,học nghề trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố
Hồ Chí Minh Từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết được vấn đề giúp nhữngngười sau cai từng bước có đủ điều kiện tối thiểu và làm việc tại các khu côngnghiệp đặc biệt do Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Trong
Trang 11đó, tác giả chú trọng đến giải pháp huy động sự tham gia của chính quyền địaphương, lực lượng công an và các đoàn thể, ban điều hành khu phố để quản lý
và dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy.[27]
Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thanh Huyền (2014) bảo vệ thành
công tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn“Hoạt động hỗ trợ tạo
việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)” Mục đích của luận văn là hệ thống hóa các hoạt động hỗ trợ tạo việc
làm cho người sau cai nghiện ma túy từ đó đánh giá thực trạng nhu cầu vayvốn, việc làm của người sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Hà Nội để đềxuất các giải pháp và hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện
ma túy sao cho phù hợp để ổn định cuộc sống cho người sau cai nghiện matúy Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này là có phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉnghiên cứu các nội dung trong việc hỗ trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm chongười sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.[8]
Luận văn thạc sỹ của tác giả Tạ Hồng Vân (2015) bảo vệ thành công tại
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn “Hoạt động công tác xã hội
trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Nam Định)” Luận văn đã chỉ ra rằng hiện nay mô hình
điều trị nghiện đang được áp dụng phổ biến đó là mô hình điều trị nghiện tạicộng đồng, trong đó nhân viên công tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng.Luận văn cũng đã phân tích thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợđiều trị nghiện cho những người nghiện tại Cơ sở điều trị Methadone thànhphố Nam Định để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng của những nhân viên công tác xã hội này trong quá trình trợ giúp ngườinghiện phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng.[25]
Luận án tiến sĩ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn "Nhu cầu
việc làm của người sau cai nghiện ma túy" của tác giả Tiêu Thị Minh Hường
Trang 12(2015) đã phân tích và tổng hợp được các yếu tố về tâm lý ảnh hưởng đến nhucàu việc làm của người sau cai nghiện ma túy Tác giả đã đi sâu nghiên cứunhu cầu lý giải dưới góc độ tâm lý học, từ đó có những nghiên cứu điển hình
về nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy, các yếu tố ảnh hưởngtới nhu cầu việc làm của họ, đề xuất một số biện pháp tâm lý - giáo dục, gópphần tăng cường nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy.[6]
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2016) bảo vệ thành công
tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với đề tài “Vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình Methadone (Nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận Nam
Từ Liêm)” Tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết và đánh giá vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện điều trị thay thếbằng thuốc Methadone tại Cơ sở điều trị Methadone quận Nam Từ Liêm,trong đó tác giả chú trọng phân tích các hoạt động tư vấn/tham vấn tâm lý củađội ngũ nhân viên này Để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động tưvấn/tham vấn tâm lý của nhân viên công tác xã hội nhằm trợ giúp tốt nhất chonhững ngươi nghiện đang tham gia điều trị Methadone [5]
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Thanh Huyền (2017) đã bảo vệ thành
công tại Trường Đại học Lao động – Xã hội: “Hoạt động hỗ trợ xã hội cho
người sau cai nghiện ma túy tại Thành phố Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình” Tác
giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động hỗ trợ xã hộicho người sau cai nghiện ma túy, những yếu tố ảnh hưởn đến hoạt động hỗ trợ
xã hội cho người sau cai nghiện ma túy bao gồm chính sách của Nhà nước đốivới người sau cai nghiện, sự quan tâm của các cấp chính quyền, yếu tố cộngđồng, yếu tố gia đình và bản thân người sau cai nghiện, cuối cùng là yếu tốthuộc vai trò của nhân viên công tác xã hội Luận văn đã phân tích được thựctrạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ xãhội cho người sau cai nghiện ma túy tại Thành phố Hòa Bình trong thời gian
Trang 13tới [7]
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu vấn đề người nghiện ma túy ở Việt Nam trong những năm gầnđây Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn thực hiệnchính sách đối với người nghiện ma túy còn rất hạn chế, đặc biệt nghiên cứuthực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn của thành phố
Đà Nẵng nói chung, ở quận Thanh Khê nói riêng là chưa có Chính vì vậy,nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu sâu hơn về lý luận cũng như đưa rabức tranh sơ bộ về thực trạng việc thực hiện chính sách đối với người nghiện
ma túy từ thực tiễn của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng để gợi ý một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách đối với người nghiện
ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện
ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất quan điểm
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với ngườinghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận văn nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chính
sách đối với người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện vàtại cộng đồng trên các nội dung: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; phổbiến, tuyên truyền về chính sách; huy động nguồn lực để thực hiện chínhsách; phân công, phối hợp thực hiện; kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Về thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối
với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ năm
2015 -2018 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm, đường lối, chủ trương,chính sách, pháp luật cuả Đảng, Nhà nước về quyền con người nói chung vàchính sách đối với người nghiện ma túy nói riêng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để làm rõ khung lýthuyết, dựa trên khung lý thuyết để khảo sát thực trạng và trên cơ sở đó đưa racác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với ngườinghiện ma túy trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Trong cácvấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa về các vấn đề có liên quan đến chính
Trang 15sách đối với người nghiện ma túy từ các tài liệu sẵn có (nguồn tài liệu chínhthức, các công trình nghiên cứu đã công bố, các bài viết, tạp chí, sách báo, từcác báo cáo của cơ quan chức năng quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng )
để làm rõ các nội dung về mặt lý luận trong thực hiện chính sách đối vớingười nghiện ma túy và thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện
ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Phương pháp quy nạp – diễn dịch: được tác giả sử dụng để diễn đạt,
phân tích và giải thích các vấn đề có liên quan đến ma túy, nghiện ma túy,người nghiện ma túy, chính sách đối với người nghiện ma túy, từ đó khái quáthiện trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận ThanhKhê, thành phố Đà Nẵng để đưa ra các giải pháp cụ thể nhăm nâng cao hiệulực, hiệu quả của việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tạiquận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
Phương pháp điều tra khảo sát:
Việc tiến hành khảo sát được tiến hành với 2 đối tượng là: người nghiện
ma túy; cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túytại quận Thanh Khê Mục đích chính của điều tra khảo sát là thu thập thôngtin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá việc thực hiện các chính sách đốivới người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Đối với người nghiện: Các phiếu điều tra dành cho đối tượng là ngườinghiện ma túy được thực hiện ngẫu nhiên tại 10 phường của quận với sốlượng 100 phiếu (10 phiếu/phường) Phiếu trả lời sẽ được thu thập, xử lý và
sử dụng vào phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu để có được các kếtquả khách quan, phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Để kết quả nghiên cứu của luận văn được khách quan, khoa học và hợp
lý, ngoài việc tập trung điều tra khảo sát đối với người nghiện ma túy, luậnvăn đã xây dựng bảng hỏi dành cho đối tượng cán bộ, công chức thực hiệnchính sách đối với người nghiện ma túy quận Thanh Khê (tổng số 12 phiếu,
Trang 16bao gồm: cán bộ văn hóa xã hội các phường; cán bộ, công chức phụ trách lĩnhvực phòng, chống tệ nạn xã hội và Trưởng phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội quận Thanh Khê)
Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp: Quan sát, so sánh, phân tíchtổng hợp, điền dã tại cộng đồng…
6 Ý nghĩa và đóng góp của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về ma túy, nghiện ma túy, ngườinghiện ma túy và chính sách đối với người nghiện ma túy Đánh giá thựctrạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê,thành phố Đà Nẵng để đưa ra các giải pháp cụ thể nhăm nâng cao hiệu lực,hiệu quả của việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quậnThanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
6.2 Về mặt thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo thiết thực cho đội ngũ cán bộ,công chức thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại quận ThanhKhê, thành phố Đà Nẵng và những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề thực hiệnchính sách đối với người nghiện ma túy
7 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Phần mở đầu, nội dung chính gồm 3 chương,phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người nghiện
ma túy
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy
tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách đối với người nghiện ma túy tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TÚY
1.1 Người nghiện ma túy và chính sách đối với người nghiện ma túy
1.1.1 Một số khái niệm có liên quan
* Khái niệm ma túy
Thuật ngữ “Ma tuý” được dùng để chỉ các chất gây nghiện như thuốcphiện, heroin, cần sa, cocain, morphine và một số thuốc tổng hợp có tác dụngtương tự morphine, đây là những chất giây nghiện thuộc loại nguy hiểm nhất.Tuy nhiên hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về ma túy tùy theo gócnhìn của các nhà khoa học, các tổ chức Liên Hợp quốc, tổ chức Y tế thếgiới…
Ở Việt Nam, ma túy được quy định ở Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
1999 và tại Điều 2 của Luật Phòng, chống ma tuý của Việt Nam năm 2013:
“Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
các danh mục do Chính phủ ban hành” và Luật Phòng, chống ma tuý của Việt
Nam năm 2013 cũng có đề cập các khái niệm liên quan đến ma túy như chấtgây nghiện, chất hướng thần, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tệnạn ma tuý… [13, tr1-2]
Tóm lại, có thể khái niệm ma tuý là các chất gây nghiện khi đưa vào cơthể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơthể Ma túy có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi sử dụng ma túy nhiềulần thì con người sẽ bị lệ thuộc vào ma túy, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinhthần của những người sử dụng chúng
* Khái niệm nghiện ma túy
Nghiện ma tuý là quá trình sử dụng thường xuyên theo chu kỳ lặp đi lặp lại nhiều lần một hoặc nhiều chất ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc chu kỳ
Trang 18hay mãn tính ở người nghiện làm cho họ lệ thuộc vào chất đó Dùng ma tuýlần đầu (thuốc phiện, cần sa, mocsphin, heroin…) dưới các dạng tiêm chích,hút hít, uống…người ta thấy có cảm giác lâng lâng, dễ chịu và thèm muốndùng lại.
Nghiện ma túy là khi một người cần phải sử dụng ma túy để sinh hoạtbình thường Rượu, một số thuốc được kê đơn, các loại bất hợp pháp như cần
sa, heroin và amphetamines (như thuốc lắc, ma túy đá, v v ) đều được xem là
chất gây nghiện Điều quan trọng cần lưu ý rằng sử dụng ma túy có nhiều cấp
độ khác nhau, từ dùng thử, dùng có mục đích và dùng nhiều dẫn đến nghiện
Cũng cần lưu ý rằng, khi đã mắc nghiện thì không chỉ là “sử dụng rất nhiều
ma túy” mà còn mất khả năng kiểm soát hành vi Nghiện ma túy là một tình
trạng bệnh mãn tính của não bộ, tương tự như các bệnh mãn tính khác.Nghiện ma túy cần phải được chẩn đoán và có thể kiểm soát được Nghiện ma
túy có thể được mô tả như là người bệnh “buộc tìm kiếm và sử dụng ma túy,
bất chấp những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và xã hội liên quan đến việc sử dụng ma túy”.
* Khái niệm người sau cai nghiện ma túy
Người nghiện ma tuý được hiểu như sau là người bị lệ thuộc đối với cácchất ma tuý và không thể quên hay từ bỏ được ma tuý Nếu ngừng sử dụng thìngười nghiện sẽ xuất hiện hội chứng cai
Còn người sau cai nghiện ma túy được hiểu là người từng bị lệ thuộc vào
ma túy và đã thực hiện xong quy trình cắt cơn, giải độc theo quy định củapháp luật và đang tái hoà nhập cộng đồng, chịu sự quản lý của nơi cư trú hoặctiếp tục tham gia hoạt động trong các trung tâm quản lý sau cai nghiện
Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản pháp quy của Việt Nam chưa cókhái niệm chính thống nào về người sau cai nghiện ma tuý Theo văn bản hiệnhành thì người nghiện ma tuý sẽ phải trải qua 5 giai đoạn của quy trình điềutrị Đây là giai đoạn người cai nghiện hoàn thành quy trình cắt cơn, giải độc
Trang 19và trị liệu phục hồi ở các cơ sở điều trị như là Cơ sở cai nghiện ma túy, các cơ
sở cai nghiện cộng đồng,… trở về hoà nhập cộng đồng hoặc chuyển sangTrung tâm quản lý sau cai nghiện, họ cần phải nỗ lực để không tái nghiện với
sự giúp sức của người thân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội.Như vậy, người sau cai nghiện ma túy là người từng sử dụng và lệ thuộcvào ma túy, vừa trải qua quá trình cai nghiện phục hồi bao gồm hàng loạt cácbiện pháp về y tế, tâm lý, xã hội tác động giúp người nghiện phục hồi cácchức năng tâm – sinh lý của cơ thể do nghiện ma túy gây ra Quá trình cainghiện phục hồi là giai đoạn quan trọng giúp cho người nghiện cắt được cơnnghiện, giải độc cho cơ thể và phục hồi hành vi, nhận thức của bản thân để từ
đó loại bỏ dần sự lệ thuộc của cơ thể họ vào ma túy
* Khái niệm chính sách đối với người nghiện ma túy
Chính sách đối với người nghiện ma túy được nhà nước ban hành (chínhsách công) vì vậy, trước khi đưa ra khái niệm về chính sách đối với ngườinghiện ma túy cần thống nhất cách hiểu chung về chính sách công
Thuật ngữ “chính sách công” cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau
Kraft và Furlong cho rằng “chính sách công là một quá trình hành động hoặc
không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình”, “chính sách công là thái độ ứng xử của nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng”… [3, tr 48-51].
Ở Việt Nam, các nhà khoa cho rằng nhà nước lựa chọn định hướng hànhđộng để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng sao chophù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm đảm bảo cho xã hội pháttriển ổn định, bền vững thì đó được xem là chính sách công [4, tr 167]
Trang 20Thực ra, tùy theo cách tiếp cận của mỗi tác giả mà đưa ra các định nghĩakhác nhau về chính sách công Nhìn chung lại chính sách công được quanniệm là hệ thống các cách thức mà nhà nước sử dụng để giải quyết một vấn đềcông phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm đạt được các mục tiêuđịnh trước.
Đi từ phân tích chính sách công giúp chúng ta có thể hiểu chính sách đốivới người nghiện ma túy là hệ thống các cách thức mà nhà nước sử dụng đểgiải quyết những nội dung liên quan đến người nghiện ma túy (thông qua cáccác quy định pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, các chính sách hỗ trợ…) nhằm đạtđược các mục tiêu giúp đỡ người nghiện cai nghiện hòa nhập cộng đồng;phòng, chống tái nghiện
Đối tượng tác động của chính sách đối với người nghiện ma túy được thểhiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước bao gồm chính sáchđối với các đối tượng: Người cai nghiện ma túy bắt buộc, cai nghiện ma túy tựnguyện tại Cơ sở cai nghiện ma túy; Người cai nghiện ma túy tại gia đình, tạicộng đồng
1.1.2 Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy
1.1.2.1 Khái niệm thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy
Như đã phân tích ở trên, chính sách công là định hướng hành động củanhà nước hướng tới giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội phùhợp với nguyện vọng của nhân dân và ý chí của nhà nước Trong chu trìnhchính sách, tổ chức thực hiện chính sách là một khâu hợp thành chu trìnhchính sách là trung tâm kết nối các bước của chu trình chính sách, là bướchiện thực hóa chính sách trong đời sống xã hội và như vậy nếu thiếu giai đoạnnày thì việc hoạch định ra chính sách sẽ trở nên vô nghĩa
Quá trình thực hiện chính sách là một quá trình diễn ra liên tục, thườngxuyên và trong một không gian, thời gian tương đối dài, do đó nó cần phảiđược cung cấp một khối lượng nguồn lực to lớn cả về vật chất lẫn con người
Trang 21thực hiện, các nguồn lực này cũng cần phải được bố trí huy động và sắp xếpmột cách khoa học, hợp lý cho từng giai đoạn, từng thời kỳ của quá trìnhchính sách.
Khi tiến hành tổ chức triển khai thực hiện chính sách, các cơ quan nhànước, các cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm vànghĩa vụ thực hiện chính sách theo những trình tự thủ tục chung thống nhất đểđảm bảo rằng chính sách được triển khai nhanh chóng đúng thời gian và tiếnđộ vừa đảm bảo yếu tố đồng bộ trên toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của nó, nghĩa
là chính sách sẽ được tổ chức thực hiện trên nhiều địa bàn khác nhau nhưngtính chất, nội dung, mục tiêu hướng đến và cách thức mà nó tác động thìkhông khác nhau
Quá trình thực hiện chính sách được tiến hành dựa trên cơ sở của chínhsách đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Trong quá trình tổchức thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy, tùy thuộc vào vị trí,chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những điều kiện về nguồn lực mà cơ quannhà nước có thẩm quyền các cấp có thể cụ thể hóa chính sách thành nhữngChương trình, Dự án cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của chính sách Tuynhiên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các cơ quan nhà nước cótrách nhiệm, nghĩa vụ cần phải đưa chính sách vào đời sống thực tế theo mộttrình tự thủ tục với những cách thức nhất định nhằm đạt được mục tiêu củachính sách
Từ những luận giải trên đây có thể đi đến một khái niệm cơ bản về thực
hiện chính sách đối với người nghiện ma túy như sau: Thực hiện chính sách
đối với người nghiện ma túy là toàn bộ quá trình đưa chính sách đối với người nghiện ma túy vào cuộc sống theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giúp đỡ người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.
Quá trình thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy bao gồm hai
Trang 22nội dung cơ bản là; ban hành các văn bản, các Chương trình, Dự án thực thichính sách (i) và tổ chức triển khai thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mụctiêu của chính sách đối với người nghiện ma túy (ii).
Trong luận án này chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giáthực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy ở nội dung thứhai của quá trình thực hiện chính sách đó là công tác tổ chức triển khai thựchiện chính sách đối với người nghiện ma túy
1.1.2.2 Các bên tham gia thực hiện chính sách
- Chủ thể triển khai thực hiện chính sách: Là các cơ quan của nhà nước,trong đó chủ yếu là ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với độingũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước có thẩm quyền
- Chủ thể tham gia phối hợp thực hiên chính sách: Chủ thể tham gia phốihợp thực hiện chính sách là các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước từTrung ương xuống tới địa phương
- Đối tượng thụ hưởng chính sách: Là những đối tượng, nhóm đối tượngchịu tác động trực tiếp từ chính sách (người nghiện ma túy) và những đốitượng chịu tác động gián tiếp của chính sách (gia đình của người nghiện matúy; cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác cai nghiện ma túy)
1.1.2.3 Các hình thức thực hiện chính sách
- Hình thức thực hiện chính sách từ trên xuống
Để tạo ra sự tập trung, thống nhất cao trong quá trình thực hiện chínhsách của nhà nước thì trước khi triển khai bất kỳ một chính sách công nóichung và chính sách đối với người nghiện ma túy nói riêng, Nhà nước phảichủ động xây dựng kế hoạch, trong đó có các bước chuẩn bị về nguồn lực, vậtlực, các phương tiện kỹ thuật và phân công cho các cơ quan, đơn vị, conngười cụ thể triển khai thực hiện các nội dung gì giúp cho chính sách đi vàođời sống Bên cạnh đó Nhà nước thực hiện trách nhiệm kiểm tra quá trìnhthực hiện chính sách thông qua sử dụng đội ngũ cán bộ công chức của mình
Trang 23và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện có để kip thời có những điều chỉnh,
bổ sung chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở, đồng thời pháthiện ra các sai phạm trong quá trình triển khai chính sách để kịp thời chấnchỉnh đảm bảo thực hiện được đầy đủ như các mục tiêu chính sách đã đề ra.Tuy nhiên, cách thức này cũng có những hạn chế nhất định cần chú ýkhắc phục để phát huy được tính tập trung trong thực hiện chính sách Mặc dùcác cơ quan nhà nước thường xuyên theo dõi việc triển khai thực hiện chínhsách, nhưng vẫn có những khoảng cách nhất định với các đối tượng chínhsách và môi trường thực tế nơi chính sách đang diễn ra Mặt khác mỗi địaphương sẽ có những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường khácnhau, nên việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách cũng phải khác nhau.Ngoài ra, cách thức triển khai này chỉ thiên về ý chí của cấp điều hành,
mà ít quan tâm đến nguyện vọng của đối tượng chính sách, nên thường cóhiện tượng dồn ép bằng mệnh lệnh trong thực hiện chính sách, làm cho quátrình thực hiện chính sách ít thiết thực, mang nặng tính phong trào, thậm chíchồng chéo trong công tác điều hành, gây lãng phí các nguồn lực cho thựchiện chính sách
- Hình thức thực hiện chính sách từ dưới lên
Để khắc phục những nhược điểm của hình thức triển khai thực hiệnchính sách đối với người nghiện ma túy từ trên xuống, còn có hình thức thựchiện từ dưới lên Hình thức thực hiện chính sách từ dưới lên có đặc điểm làcác cấp chính quyền cơ sở (cấp xã, huyện, tỉnh) sẽ căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình, căn cứ vào yêu cầu phát triển của địaphương để chủ động triển khai thực hiện chính sách cai nghiện ma túy ở cấpmình dựa trên chính sách đã được cấp trên ban hành Quá trình thực hiệnchính sách cai nghiện ma túy ở cấp cơ sở cũng được xây dựng từ bước lập kếhoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tổng kết rút kinhnghiệm theo một nguyên lý chung thống nhất
Trang 24Khi thực hiện chính sách theo hình thức này, các địa phương chủ độngtriển khai thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy bằng những điềukiện hiện có, nhằm đạt mục tiêu phát triển của địa phương mình trong từngthời kỳ Bằng cách đó các cấp chính quyền cơ sở nắm bắt được những thayđổi thường xuyên trong thực tế tại địa phương và nắm bắt được tâm tư,nguyện vọng của người nghiện ma túy - các đối tượng chính sách để đề đạtvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều chỉnh bổ sung chính sách cho phùhợp, đồng thời các cấp chính quyền sẽ chủ động tìm kiếm các giải pháp tổchức thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy trên địa bàn mìnhquản lý sao cho có hiệu quả nhất.
Với hình thức thực hiện chính sách từ dưới lên, chính sách đối với ngườinghiện ma túy do chính quyền cơ sở chủ động triển khai thực hiện sẽ thườngmang lại lợi ích thiết thực hơn cho người nghiện ma túy - các đối tượng thụhưởng chính sách, vì thứ nhất, chính quyền sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyệnvọng của người nghiện ma túy - các đối tượng chính sách tốt hơn và thứ haicách thức tổ chức thực hiện chính sách của chính quyền cơ sở sẽ phù hợp hơnvới những người nghiện ma túy - các đối tượng chính sách và phù hợp vớinhững điều kiện KT-XH ở địa bàn cơ sở
- Hình thức kết hợp
Từ những ưu, nhược điểm của hai hình thức thực hiện chính sách đối vớingười nghiện ma túy từ trên xuống và hình thức thực hiện chính sách đối vớingười nghiện ma túy từ dưới lên trên, trong thực tiễn thực hiện chính sách đốivới người nghiện ma túy ở nước ta hiện nay còn có hình thức thứ ba là hìnhthức kết hợp
Hình thức kết hợp được hiểu là cách mà nhà nước thực hiện kết hợp giữahai hình thức trên để triển khai thực hiện chính sách đối với người nghiện matúy sao cho vừa đảm bảo quá trình thực hiện chính sách phù hợp hơn vớinhững điều kiện thực tế của địa phương vừa đảm bảo sự quản lý, điều hành
Trang 25được thông suốt từ trên xuống dưới cơ sở Tuy nhiên, sử dụng hình thức nàycần chú ý tạo ra được sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện chính sách, sự kếtnối giữa các cấp chính quyền (từ chính quyền trung ương đến chính quyền cơ
sở xã, phường, thị thấn) để xác định chính xác khả năng của nhà nước, nhucầu, nguyện vọng của các đối tượng chính sách qua đó đem lại hiệu quả caonhất cho quá trình triển khai thực hiện chính sách đối với người nghiện matúy Những nội dung kết nối trên được đảm bảo tốt sẽ tạo thành một hệ thốngthông suốt về các mối quan hệ trong quá trình tổ chức thực hiện chính sáchcai nghiện ma túy giữa các cấp chính quyền với đối tượng chính sách là ngườinghiện ma túy
Bên cạnh đó, điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu quả hình thức kếthợp này là những người nghiện ma túy tại địa bàn cơ sở với sự tham gia chủđộng, tích cực và có hiệu quả vào quá trình thực hiện chính sách cũng như độingũ cán bộ, công chức cấp cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu nhất định vềtrình độ và năng lực công tác
1.1.2.4 Tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách
- Tính hiệu lực của chính sách: Chỉ mức độ tác động của chính sách cainghiện ma túy đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách và rộng hơn nữa làkhả năng tác động của chính sách vào xã hội Tính hiệu lực được đánh giá baogồm các khía cạnh: đối tượng, thẩm quyền quản lý, không gian, thời gian
- Tính hiệu quả của chính sách: Được xem xét mối quan hệ giữa chi phíphải bỏ ra thực hiện chinh sách – kết quả (hay lợi ích) thu được về từ thựchiện chính sách Kết quả này trong thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khácnhau như cách thức tổ chức thực hiện và sự hợp tác của các đối tượng trongquá trình chính sách
- Kết quả thực hiện chính sách: Là những lợi ích mà chính sách đối vớingười nghiện ma túy mang lại cho các đối tượng hưởng chính sách và chotoàn xã hội Tiêu chí này có thể bao gồm những kết quả đạt được so với mục
Trang 26tiêu mà chính sách hướng đến và kết quả số người cai nghiện ma túy trên địa bàn.
1.2 Nội dung và quy trình thực hiện chính sách đối với người nghiện
ma túy
1.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
Bước đầu tiên trong thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túychính là bước xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, nhằm cụ thể hóa nhữnghành động để các cơ quan, tổ chức, mỗi cán bộ, công chức trong các cơ quannhà nước chủ động triển khai thực hiện
Các cấp chính quyền căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao trongthực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy đều phải xây dựng kếhoạch triển khai ở cấp của mình Kế hoạch là công cụ quản lý giúp chínhquyền các cấp quản lý được mục tiêu, đề ra những giải pháp và các hành độngcần thiết để đạt mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất
Kế hoạch phát triển ngành thủy sản là công cụ quản lý của nhà nước theomục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển ngànhthủy sản phát đạt được trong một thời gian nhất định ở một địa phương, đồngthời đưa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện để đạt được những mụctiêu đó một cách có hiệu quả nhất Kế hoạch triển khai thực hiện chính sáchđối với người nghiện ma túy bao gồm những nội dung cơ bản như: mục tiêu,mục đích, yêu cầu, phân công tổ chức thực hiện; chuẩn bị các nguồn lực; thờigian triển khai; về kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách cai nghiện ma túy
Kế hoạch thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy ở cấp nào sẽ
do cơ quan chủ trì của cấp đó xây dựng Sau khi kế hoạch được ban hành sẽmang tính pháp lý, yêu cầu các cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chứcphải nghiêm túc triển khai thực hiện
1.2.2 Phổ biến tuyên truyền về chính sách
Bước tiếp theo của thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy là
Trang 27phổ biến tuyên truyền về chính sách đối với người nghiện ma túy trên toàn xãhội, để cho các cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, công chức biết được việc họ phảilàm và vận động các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những đối tượng thụhưởng chính sách tham gia vào quá trình thực hiện chính sách.
Sau khi kế hoạch thực hiện chính sách được ban hành, việc phổ biến,tuyên truyền cho các đối tượng chính sách và mọi người dân là một hoạt độngquan trọng có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan nhà nước và các đối tượng thụhưởng chính sách, giúp họ hiểu rõ về tính đúng đắn của chính sách và tính khảthi của chính sách, về mục tiêu, yêu cầu của chính sách để họ có ý thức tựgiác tham gia vào quá trình thực hiện chính sách đảm bảo các yêu cầu quản lýcủa nhà nước
Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với người nghiện
ma túy còn giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước tăngcường được trách nhiệm của bản thân mình trong quá trình thực hiện chính sách,
để họ hiểu hơn được ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách đối với đời sống
xã hội, từ đó giúp họ tích cực, chủ động đề xuất các giải pháp, biện pháp trongthực hiện chính sách phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương vàđặc điểm tâm lý, nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng chính sách
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với người nghiện ma túyphải được duy trì thường xuyên, liên tục, để người dân và những ngườinghiện ma túy – đối tượng thụ hưởng chính sách củng cố thêm niềm tin vào ýnghĩa và tầm quan trọng của chính sách trong đời sống xã hội để từ đó họ tíchcực, chủ động tham gia vào quá trình thực hiện chính sách tại địa phương.Các cấp chính quyền có thể sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổbiến chính sách như hình thức trực tiếp (tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với đốitượng), hình thức gián tiếp (thông qua các phương tiện báo đài, thông tin đạichúng…)
Việc lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách phụ thuộc vào
Trang 28đặc điểm của đối tượng, nội dung cần tuyên truyền, phổ biến và các điều kiện
cụ thể hiện có của các cơ quan chuyên môn…
1.2.3 Huy động nguồn lực để thực hiện chính sách
Để chính sách đối với người nghiện ma túy đi vào đời sống xã hội vàđảm bảo thực hiện các mục tiêu của chính sách đã đề ra các cơ quan chứcnăng của nhà nước cần chuẩn bị rất nhiều nguồn lực khác nhau để, bao gồmnguồn lực về vốn (hay còn gọi là nguồn tài chính), nguồn lực về con người vànguồn lực về phương tiện cần thiết khác Tuy nhiên hai nguồn lực chính vàquan trọng nhất phải kể đến đó là:
- Nguồn lực về con người (nguồn nhân lực) Trong số các nguồn lực thìnguồn nhân lực được xem là một trong những nguồn lực quan trọng nhất Bởi
lẽ, nguồn nhân lực là nguồn lực sống duy nhất có thể sử dụng và kiểm soátcác nguồn lực khác, có thể khai thác tối đa khả năng, năng suất và hiệu quảcủa nguồn lực này
Nguồn nhân lực để thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy làtất cả các cán bộ, công chức, các đối tượng của chính sách và các cá nhânkhác trong xã hội tham gia vào quá trình triển khai thực hiện chính sách nhằmđưa chính sách vào đời sống xã hội
Để triển khai thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy đúng đắn
và hiệu quả, điều tất yếu là cần đến một đội ngũ cán bộ, công chức có nănglực Quá trình tổ chức thực hiện chính sách là quá trình phân công, giaonhiệm vụ cho mỗi cơ quan, đơn vị mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức
để họ đưa chính sách vào đời sống và duy trì chính sách để nó phát huy đượchiệu quả đối với xã hội
- Nguồn tài chính: Chính sách đối với người nghiện ma túy tác động trựctiếp hoặc gián tiếp lên những đối tượng người nghiện ma túy hướng tới giúp
họ cai nghiện thành công và tái hòa nhập cộng đồng Nguồn tài chính để phục
vụ cho quá trình thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy có thể
Trang 29được huy động từ các nguồn sau: ngân sách nhà nước; nguồn vốn viện trợ(ODA); nguồn vốn từ các doanh nghiệp; nguồn vốn huy động từ nhân dân.
1.2.4 Phân công, phối hợp thực hiện
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đối với người nghiện matúy có sự tham gia các rất nhiều cơ quan, đơn vị ở nhiều cấp, nhiều ngànhkhác nhau, vì thế các chủ thể tham gia vào quá trình này rất phong phú, baogồm đối tượng của chính sách (người nghiện ma túy), gia đình của ngườinghiện ma túy, các cơ quan trong bộ máy nhà nước Bởi vậy, chính quyềncác cấp cần phải tiến hành phân công công việc cụ thể giữa các cơ quan quản
lý, các chủ thể tham gia thực hiện chính sách, đặc biệt là phân công cơ quanchủ trì và các cơ quan phối hợp với một cơ chế phối hợp triển khai thực hiệnchính sách đối với người nghiện ma túy một cách hiệu quả
Có thể thấy muốn quá trình thực hiện chính sách đối với người nghiện
ma túy đạt hiệu quả thì cơ chế phối hợp phải đảm bảo sự chủ động, kịp thời,thống nhất, thường xuyên, liên tục và có hệ thống giữa các cơ quan quản lýchức năng trong toàn bộ quá trình thực hiện chính sách từ khâu lập kế hoạch,tuyên truyền phổ biến, kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách
1.2.5 Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện
Quá trình thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy do nhiều cơquan, tổ chức và cá nhân tham gia Tại mỗi địa phương, điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế và xã hội lại có những đặc thù riêng Bên cạnh đó, đội ngũcán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy ở các địaphương không đồng đều về trình độ và năng lực tổ chức điều hành vì vậy màquá trình thực hiện chính sách đối với người nghiện là không giống nhau ởcác địa phương Vì vậy, nhà nước phải thông qua các cơ quan chức năng, độingũ cán bộ, công chức của mình để tiến hành kiểm tra, đôn đốc quá trình thựchiện chính sách sao cho đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chính sách đã
đề ra
Trang 30Thông qua việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách sẽ giúpcho nhà nước đánh giá được tình hình thực hiện chính sách ở các địa phương,
từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của chúng; đồngthời thông qua kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm nhữnghành vi vi phạm pháp luật, các quy định của nhà nước trong thực hiện chínhsách đối với người nghiện ma túy
Thường xuyên đánh giá quá trình thực hiện chính sách đối với ngườinghiện ma túy sẽ giúp nhà nước có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời làmcho quá trình thực hiện chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của địaphương, giúp duy trì chính sách và mang lại các tác động tích cực đến các đốitượng thụ hưởng chính sách
Chủ thể kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách đối với ngườinghiện ma túy là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở (xã, phường,thị trấn) Tuy nhiên, để quá trình kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách đảmbảo được tính dân chủ, khách quan, công tâm còn có sự tham gia của các tổchức đoàn thể nhân dân như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệpphụ nữ … và sự tham gia của chính những người nghiện ma túy và thân nhâncủa họ
Từ quy trình tổ chức thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túynêu trên, các cơ quan nhà nước đặc biệt là chính quyền các cấp ở địa phương
tổ chức triển khai thực hiện chính sách theo trình tự các bước trong quy trình
Để đánh giá kết quả và hiệu quả của chính sách, các cơ quan đánh giá chínhsách cũng dựa trên quy trình trên để tiến hành hoạt động đánh giá chính sáchcủa mình
Trang 311.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy
1.3.1 Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy
Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người nghiện matúy trước tiên và quan trọng nhất phải kể đến là năng lực tổ chức, quản lý củanhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác thực hiệnchính sách đối với người nghiện ma túy
Thứ nhất, năng lực tổ chức và quản lý của nhà nước phải kể đến năng lựcphân tích, hoạch định ban hành ra chính sách phù hợp với nguồn lực của nhànước cũng như phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của chính những đối tượngthụ hưởng chính sách; năng lực tổ chức, điều hành, phân công các cơ quan,đơn vị phối hợp trong thực hiện đảm bảo đạt được mục tiêu của chính sách đã
đề ra; năng lực dự báo tình hình để chủ động đề ra các phương án ứng phóđược với những tình huống phát sinh có thể xảy ra trong quá trình tổ chứcthực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy…
Thứ hai, năng lực tổ chức và quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức ởcác cấp trong công tác thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy Cánbộ, công chức tham gia thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túyphải luôn chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, nêucao tinh thần trách nhiệm, luôn coi mình là công bộc của dân, phục vụ nhândân Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức này phải cần năng lực thực tế đểchuyển tải ý đồ chính sách của nhà nước vào trong đời sống xã hội Đây làmột yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức thực hiện chínhsách đối với người nghiện ma túy vì thiếu năng lực này, các bộ công chức trựctiếp tham mưu cho các cơ quan ban hành những văn bản, những kế hoạchkhông sát được với thực tế tại địa phương dẫn đến tình trạng thất thoát, lãngphí nguồn lực của nhà nước, hoặc sử dụng các nguồn lực sai mục đích, qua đó
Trang 32làm giảm hiệu quả của chính sách, đôi khi còn làm biến dạng chính sách trongquá trình thực hiện.
1.3.2 Công tác vận động, tuyên truyền về chính sách
Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người nghiện matúy phải kể đến thứ hai chính là công tác vận động, tuyên truyền về chính sáchcủa các cơ quan chức năng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhànước – những người thực hiện chính sách và cho các tầng lớp nhân dân, đặcbiệt là những người nghiện ma túy – đối tượng thụ hưởng chính sách giúp họhiểu được ý nghĩa của chính sách để họ tự giác, chủ động tham gia vào quátrình thực hiện chính sách đảm bảo chính sách được triển khai một cách cóhiệu quả nhất
Công tác vận động tuyên truyền về chính sách nếu được tổ chức mộtcách khoa học và hợp lý sẽ có tác dụng làm thay đổi nhận thức và chuyểnbiến về hành vi của các đối tượng chính sách khi tham gia vào quá trình thựchiện chính sách cai nghiện ma túy
Trong thực tiễn thực hiện chính sách về cai nghiện ma túy ở nước ta hiệnnay, công tác vận đồng tuyên truyền về chính sách còn bị xem nhẹ và đượcthực hiện mang tính máy móc, hình thức nên kết quả vận động tuyên truyềnchưa cao, chưa tạo được động lực cho người nghiện ma túy thấy rằng việc cainghiện ma túy là cần thiết đối với mình
1.3.3 Điều kiện và nguồn lực để thực hiện chính sách của Nhà nước
Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người nghiện matúy phải kể đến tiếp theo đó chính là điều kiện và nguồn lực để thực hiệnchính sách của Nhà nước Để chính sách đối với người nghiện ma túy đi vàođời sống xã hội, nhà nước phải chuẩn bị các nguồn lực, trong đó nguồn lực tàichính và nguồn lực con người luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảođảm thực hiện được các mục tiêu mà chính sách đã đề ra
Tuy trong thời gian qua nước ta đã đạt được nhiều kết quả trong công táccai nghiện ma túy, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, đó là mối
Trang 33quan hệ giữa nguồn lực đảm bảo cho công tác an sinh xã hội với nguồn chicho công tác cai nghiện ma túy Bởi nếu chúng ta đi theo xu hướng cứ mởrộng đối tượng nhận trợ cấp của Nhà nước và nâng mức trợ cấp lên thì lúc đógánh nặng cho NSNN rất lớn, sẽ không còn nguồn cho đầu tư phát triển kinh
tế và xã hội Đây là bài toán khó, bởi vì xu hướng hiện nay, nhiều cơ quan, tổchức cho rằng cần mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng chính sách anh sinh xãhội từ nhà nước
1.3.4 Những yếu tố thuộc về người nghiện ma túy
Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người nghiện matúy phải kể đến thứ tư mà cũng rất quan trọng đó chính là những người nghiện
ma túy - đối tượng thụ hưởng chính sách Đặc điểm của những người nghiện
ma túy thường hay mặc cảm, tự ti vì chịu sự kỳ thị của cộng đồng và xã hội(vì thường bị xem là tội phạm, là người gây nên những tội phạm trong xã hội,gây nên nguy hiểm trong xã hội), thường bị xa lánh, đa số không có việc làm
và thu nhập ổn định, không có nhiều mối quan hệ bạn bè, thường có khó khăntrong mối quan hệ với gia đình
Ngoài ra, bản thân người nghiện ma túy còn tự kỳ thị chính mình, tức là
họ có thái độ không chấp nhận hoặc áp đặt cách nhìn tiêu cực đối với chínhbản thân mình như tự căm ghét, xấu hổ, tự phê phán, cảm thấy đang bị ngườikhác xét đoán nên tự cô lập, từ đó tự tách mình ra khỏi gia đình và cộng đồng.Hầu hết người nghiện ma túy là thất nghiệp, không có việc làm và thu nhậpbấp bênh nên họ tự coi mình là người vô dụng, là gánh nặng cho gia đình và
xã hội…
Những đặc điểm tâm lý đó của người nghiện đã gây ảnh hưởng rất lớnđến việc họ tham gia vào quá trình cai nghiện, phục hồi hành vi, nhân cách
Vì những định kiến của xã hội, của cộng đồng và chính sự kỳ thị của bản thân
họ mà tự cô lập mình lại và dần dần họ mất niềm tin và động lực trong việctham gia vào quá trình thực hiện chính sách đối với chính họ
Trang 34Đồng thời tác giả đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiệnchính sách đối với người nghiện ma túy bao gồm: năng lực tổ chức, quản lýcủa nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác thực hiệnchính sách đối với người nghiện ma túy; công tác vận động, tuyên truyền vềchính sách; điều kiện và nguồn lực để thực hiện chính sách của Nhà nước;Những yếu tố thuộc về người nghiện ma túy.
Đây chính là cơ sở lý luận và là thang đo để tác giả đi vào phân tích thựctrạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy tại Quận Thanh Khê,thành phố Đà Nẵng được trình bày ở chương 2
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TÚY TẠI QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Những nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy
2.1.1 Tổng quan về quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
* Về đặc điểm tự nhiên
- Về vị trí địa lý:
Quận Thanh Khê là một trong những quận, huyện của thành phố ĐàNẵng, được thành lập ngày 23/01/1997 theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP củaChính phủ khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộcTrung ương Nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, trên trục giao thôngxuyên quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường hàng không vì vậy quậnThanh Khê có vị trí chiến lược quan trọng và có vị trí địa lý thuận lợi để pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương
Quận Thanh Khê có tổng diện tích tự nhiên 9,47 km2 (chiếm trên 4%diện tích thành phố Đà Nẵng), với chiều dài đường bờ biển 4,287km rất thuậnlợi cho phát triển du lịch và nuôi trồng thủy hải sản Về địa giới hành chính,quận Thanh Khê tiếp giáp với quận Hải Châu về phía đông, tiếp giáp quậnCẩm Lệ về hướng Nam, tiếp giáp với quận Liên Chiểu về phía Tây và tiếpgiáp với vịnh Đà Nẵng về phía Bắc
- Về địa hình:
Tổng diện tích đất quận Thanh Khê là 944,31ha, chia làm 3 nhóm sau:Nhóm đất nông nghiệp 30,01ha, nhóm đất chuyên dùng 431,76ha, nhóm đất ở419,6ha, nhóm đất chưa sử dụng 19,94ha Tài nguyên đất của Thanh Khêkhông nhiều nên quá trình sử dụng đất đai đã đem lại hiệu quả nhất định, đa
Trang 36số đất của quận được sử dụng vào mục đích phát triển đô thị
Quận Thanh Khê nhìn chung có địa hình bằng phẳng, tương đối thấp vềphía Bắc, tập trung nhiều dân cư Vùng trung tâm quận có một số ao hồ đóngvai trò điều tiết lượng nước mặt cho toàn quận Hiện nay, tình trạng đô thị hóavới tốc độ cao, việc san ủi giải phóng mặt bằng lấy đất đồi núi để đắp đấttrũng thấp diễn ra khá nhiều nên dẫn đến tính đất bị thay đổi, thành phần cơgiới cũng bị biến đổi không còn tích chất ban đầu
- Về khí hậu, Quận Thanh Khê có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thườngxuyên bị ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1-2 cơn bão đi qua, hainăm thường có một cơn bão lớn Hệ thống sông ngòi của Thanh Khê chỉ cósông Phúc Lộc với lưu lượng nước nhỏ, do nằm sâu trong khu vực nội thị lạinhỏ nên ít có giá trị kinh tế trong việc vận chuyển bằng đường thủy
- Về tài nguyên
Phải kể đến tài nguyên lớn nhất của Quận Thanh Khê chính là bờ biểndài hơn 4km với bãi tắm đẹp của thành phố Đà Nẵng thu hút khách du lịchtrong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng Cùng với đó là các điềukiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế biển Do điều kiện
kỹ thuật còn hạn chế, phương tiện đánh bắt còn chưa nhiều và đánh bắt gần
bờ vì thế về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy hải sản, việc phân địnhkhai thác quản lý sử dụng tài nguyên biển là một trong những điều kiện cầnthiết để phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản để không làm ảnh hưởng đếnnguồn lợi thủy sản ven bờ
Trong những năm gần đây, nhờ sự năng động của chính quyền và nhândân, quận Thanh Khê đã và đang đô thị hóa với tốc độ cao, hệ thống giaothông được cải tạo, tuyến đường Nguyễn Tất Thành được xây dựng chạy songsong với bờ biển tạo nên cảnh quan hài hòa, tạo vẻ đẹp riêng của quận ThanhKhê và đã có sức thu hút khách du lịch đến địa bàn
Trang 37* Về đặc điểm kinh tế, xã hội
Quận Thanh Khê có mật độ dân cư đông đúc, tốc độ đô thị hóa cao, vìvậy Đảng ủy và chính quyền quận luôn xác định mục tiêu xây dựng, phát triểnquận Thanh Khê theo hướng văn minh, hiện đại, lấy phát triển ngành thươngmại - dịch vụ làm trọng tâm Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa quận Thanh Khê luôn thuộc những địa phương có tốc độ tăng cao củathành phố Đà Nẵng, bình quân mỗi năm đạt 13% Tổng thu ngân sách năm
2018 đạt 673,3 tỷ đồng bằng 100,0% dự toán thu ngân sách quận Trong đó:thuế ngoài quốc doanh: 390,0 tỷ đồng bằng 101,0% kế hoạch; thuế sử dụngđất phi nông nghiệp: 9,6 tỷ đồng đạt 107% kế hoạch; thuế thu nhập cá nhân:90,0 tỷ đồng bằng 103,0% kế hoạch; phí, lệ phí: 21,7 tỷ đồng bằng 85,0% kếhoạch trong đó phí trung ương: 8,2 tỷ đồng đạt 67,0% kế hoạch, phí quận,phường: 13,0 tỷ đồng đạt 104,0% kế hoạch; lệ phí trước bạ: 142,0 tỷ đồngbằng 101,0% kế hoạch; thu khác ngân sách 20 tỷ đồng đạt 84 % kế hoạch; thu
xử phạt an toàn giao thông: 4,0 tỷ đồng đạt 100,0% kế hoạch
- Về xã hội:
Thứ nhất, quận Thanh Khê đã xây dựng được hệ thống y tế chất lượng,công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh của nhân dân trên địabàn quận cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu Hiện nay, Trung tâm y tế quậnThanh Khê là một đơn vị Y tế cơ sở với 01 Bệnh viện Đa khoa, 02 đội (đội Y
Trang 38tế dự phòng và đội chăm sóc sức khoẻ sinh sản) và 10 Trạm Y tế phường.Tổng số cán bộ, viên chức quận Thanh Khê có 247 người với trình độ chuyênmôn đáp ứng được nhu cầu công việc Bệnh viện đa khoa Thanh Khê là mộtbệnh viên hạng II có 180 giường bệnh, với 05 phòng chức năng, 08 khoa lâmsàng và 04 khoa cận lâm sàng.
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đã được chính quyền quận ThanhKhê dành nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển để tạo sự chuyển biến mớitrong sự nghiệp trồng người Trong những năm qua, ngành giáo dục – đào tạoquận đã đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, cùng nhau vượt qua những khó khăn,thách thức để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và đạt được nhiềuthành tích đáng khích lệ Hiện nay, trên địa bàn quận có 32 trường mầm nonthì có 3 trường dạt chuẩn Quốc gia, 16 trường tiểu học thì có 9 trường đạtchuẩn quốc gia, 10 trường trung học cơ sở thì có 4 trường đạt chuẩn Quốc gia,
28 trường Trung học phổ thông, 8 trường đại học, cao đẳng và 1 Trung tâmhuấn luyện quốc gia và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục dạynghề và có 10 trung tâm học tập tại cộng đồng Với đội ngũ cán bộ, giáo viênđang công tác tại các trường, trung tâm luôn tận tụy, tâm huyết với nghề, chủđộng, tích cực học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo đạt chuẩn đàotạo vè sư phạm (100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn đào tạo sư phạm)
Lĩnh vực văn hóa: chính quyền quận Thanh Khê đã thường xuyên cónhững biện pháp, hành động nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống,xây dựng và củng cố thiết chế văn hóa ở các khu dân cư nhằm đẩy mạnh xâydựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trong cộng đồng người dân, bên cạnh
đó còn bảo tồn và phát triển những di tích lịch sử của địa phương Đồng thờitriển khai có hiệu quả chương tình "5 không 3 có" 5 không – là không có hộđói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không cóngười nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của Còn 03
có – là có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị
Trang 39An sinh xã hội: Có thể nói, điểm nổi bật nhất của quận Thanh Khê trênlĩnh vực văn hóa-xã hội trong những năm qua là thực hiện khá tốt công tác ansinh xã hội, nhất là công tác giảm nghèo Quận đã huy động trên 15 tỷ đồngtrong giai đoạn 2016-2018 để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà, phương tiệnsinh kế làm ăn, vốn cho hộ đặc biệt nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện cho 4.200hộ nghèo vươn lên thoát nghèo theo các chuẩn quy định của thành phố Đờisống của các hộ nghèo, cận nghèo đã bớt khó khăn hơn và có điều kiện vươnlên cải thiện cuộc sống Một trong những giải pháp trọng tâm thực hiện côngtác giảm nghèo là quận tích cực tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ vềvốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo đầu tư kinhdoanh, buôn bán, sản xuất để có cơ sở thoát nghèo bền vững Cùng với việcđược vay vốn, các hộ nghèo, cận nghèo còn được tuyên truyền, hướng dẫnđăng ký, hỗ trợ học nghề; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa nhữngloại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; chuyển giao và ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới Để giúp người nghèo có cơ hội tìm kiếmviệc làm, quận quan tâm hỗ trợ dạy nghề lồng ghép chương trình dạy nghềcho lao động nông thôn với dạy nghề cho người nghèo, phụ nữ nghèo thànhthị, bộ đội xuất ngũ Bên cạnh đó, quận cũng tạo điều kiện, chính sách thu hútcác doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh trên địa bàn, giải quyết việclàm cho người lao động Nhờ đó, nhiều lao động thuộc diện nghèo đã có nghề,tìm được việc làm, có thu nhập ổn định
Về dân số - lao động: Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê năm
2018, quận Thanh Khê có dân số 192.661 người, mật độ dân số cao nhất trongcác quận của thành phố Đà Nẵng (20.534 người/km2), dân số của quận phân
bố không đồng đều ở các phường chủ yếu tập trung ở các phường An Khê,Hoà Khê, Thanh Khê Đông Cơ cấu lao động trên địa bàn quận có sự chuyểndịch rõ nét theo hướng tăng lao động trong các ngành công nghiệp, giảm laođộng trong nông nghiệp Theo số liệu thống kê thì lao động sản xuất nông
Trang 40nghiệp giảm cả về số tuyệt đối và tương đối, giảm từ 2.290 năm 2015 xuốngcòn 1.631 người năm 2018, lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 16.476năm 2015 lên 22.109 năm 2018, lao động khối dịch vụ tăng từ 50.346 ngườinăm 2015 lên 62.412 người năm 2018.
Tuy đạt được thành tựu khá quan trọng so với năm đầu tái thành lậpquận, song trong những năm qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như kinh tếtuy phát triển mạnh nhưng hiệu quả và tính bền vững còn thấp; dịch vụ chưaphát huy hết tiềm năng, lợi thế của quận; sản phẩm công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh; hiệu quả khai thác hải sản chưa cao, đầu
tư chưa thỏa đáng Quản lý đô thị còn nhiều bất cập và thiếu các giải pháp cănbản Nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, giải quyết việc làm, thực hiện an sinh
xã hội, chất lượng giáo dục-đào tạo, y tế, ô nhiễm môi trường, trật tự an toàngiao thông, tình hình tội phạm và các giá trị nhân văn, đạo đức xã hội cònnhiều vấn đề bức xúc Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệuquả quản lý Nhà nước còn một số địa phương cơ sở chưa phát huy; trình độ,năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đápứng yêu cầu nhiệm vụ Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, cáchội đoàn thể vẫn còn những mặt hạn chế Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảngcòn một số mặt cần được khắc phục
2.1.2 Những nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy
Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có nhiều điều kiện tự nhiên, điềukiện xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như giữ vịtrí chiến lược về quốc phòng an ninh của thành phố, và nằm trên trục giaothông xuyên quốc gia về đường bộ, đường không và đường sắt Tuy nhiên,chính điều này lại khiến cho quận Thanh Khê là nơi tập trung đông người, nơitrung chuyển hàng hóa dẫn đến là nơi xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội Hiện nay,Quận Thanh Khê đang phát triển ngành du lịch để tận dụng bãi biển đẹp nên