1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đắk lắk

94 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 438,18 KB

Nội dung

Do đó, tác giả hi vọng, Luận văn sẽ là công trình nghiêncứu một cách có hệ thống trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về việc thựchiện chính sách đối với người nghiện ma túy, có giá

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC BẢNG 9

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9

7 Kết cấu của luận văn 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY 10

1.1 Các khái niệm chung về ma tuý 10

1.1.1 Chất ma túy 10

1.1.2 Nghiện ma túy 10

1.1.3 Điều trị nghiện ma túy 11

1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chính sách công 11

1.2.1 Khái niệm chính sách công 11

1.2.2 Khái niệm thực hiện chính sách công 12

1.2.3 Đặc điểm của chính sách công 13

1.2.4 Vai trò của thực hiện chính sách công 14

1.3 Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy 15

1.3.1 Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy 15

1.3.2 Vai trò thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy 17

1.3.3 Quy trình thực hiện chính sách người cai nghiện ma túy 21

Trang 2

1.3.4 Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách người cai nghiện 23

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy 25

1.5 Kinh nghiệm thực hiện chính sách ở một số tỉnh và bài học cho tỉnh Đắk Lắk 27 1.5.1 Mô hình tổ chức cai nghiện 3 giai đoạn ở Tuyên Quang 27

1.5.2 Mô hình tổ chức quản lý, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh 29

1.5.3 Mô hình quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng ở Hà Nội (Câu lạc bộ B93) 30

1.5.4 Bài học cho tỉnh Đắk Lắk trong thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 33

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk 33

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Đắk Lắk 33

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk 34

2.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk đến thực hiện chính sách người người nghiện ma túy 35

2.2 Thực trạng diễn biến tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 36 2.2.1 Số liệu người nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk 37

2.2.2 Đặc điểm người nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk 38 2.3 Thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy ở tỉnh Đắk Lắk 42

2.3.1 Thực hiện chính sách cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng 42

Trang 3

2.3.2 Thực hiện chính sách cai nghiện ma túy bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện

công lập 44

2.3.3 Thực hiện chính sách cai nghiện ma túy tự nguyện theo Hợp đồng dân sự tại các cơ sở cai nghiện 45

2.4 Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy ở tỉnh Đắk Lắk 46

2.4.1 Đáp ứng của Đắk Lắk với chính sách cai nghiện ma túy 46

2.4.2 Người nghiện ma túy tham gia cai nghiện, điều trị nghiện 50

2.4.3 Tổng quan những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy ở tỉnh Đắk Lắk 51

2.4.4 Đánh giá về thực hiện chính sách cai nghiện ma túy tại Đắk Lắk 53

CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 65

3.1 Quan điểm, cách tiếp cận của Quốc tế đối với chính sách cai nghiện ma túy 65

3.2 Quan điểm hiện nay của Đảng và Nhà nước đối với chính sách cai nghiện ma túy 65

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 68

3.3.1 Nhóm các chính sách định hướng 68

3.3.2 Nhóm các công cụ luật pháp 72

3.3.3 Nhóm các giải pháp kinh tế 73

3.3.4 Nhóm các giải pháp xã hội 75

3.3.5 Giải pháp y tế trong giảm cầu, giảm tác hại 77

3.4 Một số kiến nghị về chính sách pháp luật áp dụng đối với người nghiện ma túy 80 3.4.1 Về Luật Phòng, chống ma túy 81

Trang 4

3.4.2 Các luật có liên quan 82

KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đangthực hiện đường lối đổi mới và đã thu được những thành tựu quan trọng: kinh tếđất nước luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, đời sống của nhân dân từngbước được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan

hệ với nước ngoài được mở rộng, an sinh xã hội được thực hiện ngày một tốthơn Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, dưới tác động của mặt tráikinh tế thị trường, của việc mở của hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa đã nảysinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội, trong đó tệ nạn ma túy là mộttrong những vấn đề nhức nhối đang được toàn xã hội quan tâm Ma túy làm giatăng tội phạm, khánh kiệt kinh tế, phá hoại hạnh phúc gia đình, suy thoái nòigiống dân tộc, cầu nối cho căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS

Đắk Lắk là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng TâyNguyên Cùng với sự phát triển về mọi mặt thì tình hình tệ nạn xã hội cũng diễnbiến khá phức tạp làm ảnh hưởng, tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự trênđịa bàn Trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnhđến cơ sở thường xuyên quan tâm chỉ đạo, bắt tay vào công tác phòng, chống tệnạn xã hội Nhờ đó, bước đầu công tác này cũng đã thu được thành công nhấtđịnh như: tốc độ gia tăng người nghiện ma tuý mới có phần chậm lại, không đểphát sinh điểm nóng, phức tạp về ma túy Tuy nhiên, kết quả đó cũng còn khákhiêm tốn so với yêu cầu đặt ra Số lượng người nghiện ma tuý vẫn đang cóchiều hướng gia tăng, độ tuổi người nghiện ma tuý nghiện mới đang trẻ hoá, sốngười nghiện được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, điều trị còn ít, … đó lànhững thử thách lớn, đòi hỏi phải cần sự nổ lực, sự đồng thuận hơn nữa của toàn

bộ hệ thống chính quyền, đoàn thể, nhân dân trong công tác phòng, chống tệ nạn

xã hội nói chung

Trang 7

Việc nghiên cứu các phương pháp cai nghiện ma túy, các hình thức cainghiện, cách thức quản lý và tổ chức thực hiện việc cai nghiện ma túy đã đượccác nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm, đầu tư nghiên cứu nhằm đưa ra cácphương pháp tốt nhất để giúp người nghiện ma túy cai nghiện thành công Mặc

dù có sự quan tâm và đẩu tư lớn cả về trí tuệ, con người và kinh phí của các cơquan quản lý Nhà nước nhưng tình hình người nghiện và tái nghiện trên cả nướcnói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn diễn biến phức tạp

Với một thực trạng đáng lo ngại đó, với sự mong muốn và hy vọng tìm ranhững giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả về công tác cai nghiện

ma túy Từ thực tiễn của một người làm công tác chuyên môn về cai nghiện matúy, đồng thời qua tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trong vàngoài tỉnh, qua tìm hiểu tài liệu chuyên môn liên quan đến ma túy, với kiến thức

và sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn trên, để đóng góp vào việc thực hiệncông tác cai nghiện vả sau cai nghiện tại địa bàn tỉnh với nhu cầu cần có một hệthống phân tích, đánh giá xác thực thực trạng về tình hình nghiện ma túy, việc tổchức cai nghiện từ đó đề ra các giải pháp thiết thực, phù hợp với thực tế Thôngqua đề tài “Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnhĐắk Lắk” là yêu cầu cấp thiết đối với địa phương trong tình hình hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm vừa qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quanđến thay đổi quan điểm về nghiện ma túy, mô hình, chính sách, các dịch vụ điềutrị nghiện ma túy Trong đó, có thể kể tới các nghiên cứu sau:

- Chính sách về ma túy của Việt Nam trong tương lai (Simom Bldwin,FHI360, 2014), báo cáo này đã phân tích, tổng hợp các nguồn cứ liệu khác nhau

về chính sách ma túy, báo cáo đi sâu đánh giá về khía cạnh kinh tế, xã hội, y tế,các khuyến nghị chính sách của các nước phát triển để đề xuất đổi mới mô hìnhcung cấp dịch vụ cho người nghiện ma túy chuyển từ các cơ sở điều trị nghiện

Trang 8

chuyên nghiệp sang phát triển mô hình chăm sóc tại cộng đồng cho Việt Nam,lồng ghép các dịch vụ tại cộng đồng và việc tham gia tự nguyện của ngườinghiện ma túy Báo cáo đã phân tích và đề xuất mô hình phối hợp giữa các bộngành có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy để có giải pháp phù hợpđối với từng nhóm người sử dụng, người nghiện ma túy Báo cáo cũng đưa ranhiều giải pháp nhằm giảm số lượng cung cấp ma túy bất hợp pháp, đẩy mạnhchương trình dự phòng nghiện ma túy… Tuy nhiên, do báo cáo phục vụ pháttriển Dự án về chương trình phát triển điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiệnbằng thuốc thay thế Methadone ở Việt Nam nên chỉ mới nghiên cứu ở mức độlàm thế nào để đẩy mạnh chương trình điều trị thay thế, khi đề xuất các giảipháp, báo cáo không nêu cụ thể cần điều chỉnh những chính sách cụ thể nàotrong điều kiện và pháp luật của Việt Nam?

- Ma túy, não bộ và hành vi, khoa học về nghiện (NIDA, 2014), trongcuốn sách đã đề cập đến bằng chứng khoa học quan trọng chứng minh “nghiện

mà túy là một bệnh về não có thể điều trị được” điều đó không có nghĩa làkhẳng định “có thể chữa khỏi nghiện hoàn toàn” mà là không phải lúc nào cũng

có thể chữa khỏi hoàn toàn Việc cuốn sách đưa ra các bằng chứng khoa học vềnghiện rất quan trọng trong việc xây dựng chính sách về cung cấp dịch vụ điềutrị nghiện dựa trên bằng chứng khoa học

- Nghiên cứu về chính sách việc làm dành cho người nghiện ma túy(Dennis M L., Karuntzos G T., McDougal G L., French M T., Hubbard R L,1993) Nghiên cứu này đã nhấn mạnh việc lồng ghép điều trị bằng thuốc và cácchính sách tạo việc làm cho người sử dụng mà túy là những giải pháp hữu hiệuđối trong tiến trình trị liệu Đặc biệt người sử dụng ma tuý thiếu kỹ năng làmviệc và thiếu cơ hội việc làm sẽ đóng góp vào nguy cơ tái nghiện và gia tănghành vi phạm tội Có một công việc ổn định sẽ giúp người nghiện tái hoà nhậpcộng đồng bền vững Một công việc ổn định sẽ mang lại những tác động tích

Trang 9

cực về tâm lý xã hội cho người nghiện Nghiên cứu cũng chỉ ra những bất cập từnhững chính sách đã lỗi thời và không phù hợp như là rào cản tiếp cận việc làmcủa người nghiện Có thể nói, cách tiếp cận nghiên cứu chính sách hỗ trợngườinghiện ma túy đã vẽ lên một bức tranh thực trạng về sự cần thiết của việc làmtrong quá trình hỗ trợ điều trị.

Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung vào đánh giá những hạn chế vềkhả năng tìm kiếm việc làm của người sử dụng ma tuý mà chưa đề cập đến việcphát triển các dịch vụ để hỗ trợ cho người nghiện ma tuý nhận được nhiều dịch

vụ hỗ trợ nhất

- Chính sách ma túy của Malaysia (Pascal Tanguay, Liên minh quốc tếcác tổ chức hoạt động về chính sách ma túy, 2011) Báo cáo đánh giá sự thay đổichính sách về ma túy của Malaysia từ năm 2003 đến năm 2010, báo cáo đã đềcập đến việc cung cấp dịch vụ điều trị thay thế bằng methadone cho nhữngngười nghiện Heroin tại cơ sở điều trị ma túy và trong nhà tù Việc khuyến nghịtăng quy mô cung cấp dịch vụ y tế công cộng, giảm tác hại; chuyển đổi cáctrung tâm điều trị phục hồi bắt buộc thành các trung tâm chăm sóc và điều trị tựnguyện dựa vào cộng đồng… cũng là khuyến nghị phù hợp với một số tổ chức

đã khuyến nghị Việt Nam trong thời gian qua

- Phân tích về khía cạnh kinh tế và y tế công cộng về các đáp ứng của cơ

sở và cộng đồng đối với việc tiêm chích ma túy và HIV/AIDS ở Việt Nam(Molisa, 2008), trên cơ sở phân tích số liệu về chi phí cho điều trị ở 2 Trung tâmđiều trị phục hồi của Hà Nội và Yên Bái nghiên cứu đã đưa ra những dự báo chophạm vi hai tỉnh về chi phí cho công tác điều trị phục hồi tại các Trung tâm, dựbáo về cơ cấu kinh phí cũng như những tác động của chi phí đầu tư cho công tácđiều trị đối với tình hình nghiện chích ở Việt Nam Báo cáo chưa đề cập đếnviệc đổi mới chính sách để cung cấp dịch vụ cho người nghiện ma túy

- Nghiên cứu, dự báo sự phát triển của các hình thức điều trị, tái hòa nhập

Trang 10

cộng đồng cho người nghiện ma túy (Nguyễn Thị Vân (2012) đề tài cấp Bộ) Đềtài đi sâu vào phân tích tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam, dự báo tình hìnhnghiện ma túy trong tương lai và sự phát triển các hình thức điều trị ma túy, một

số đề xuất trong đề tài đã được thực hiện trong Đề án đổi mới công tác điều trị

ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 Tuy nhiên, đề tài cũng đang nằm ở phạm vi

đề xuất những chính sách chung, không đề xuất cụ thể thay đổi chính sách nàohiện hành để cung cấp dịch vụ điều trị nghiện ma túy

- Các giải pháp chuyển đổi mô hình cung cấp dịch vụ công lập sang môhình cung cấp dịch vụ ngoài công lập đối với các cơ sở điều trị ma túy (NgôĐồng Hoan (2008) đề tài cấp Bộ) Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi cảnước nhưng chủ yếu nghiên cứu về các hệ thống điều trị ma túy tập trung cảcông lập và dân lập, đưa ra các dự báo về khả năng chuyển đổi mô hình cũngkhuyến nghị về lộ trình thực hiện chuyển đổi và các giải pháp hỗ trợ việcchuyển đổi mô hình.Thực tế ở Việt Nam, dịch vụ điều trị nghiện ma túy là rấtkhó xã hội hóa, chủ yếu là dịch vụ công do Chính phủ cung cấp, đề tài chưa đềcập đến những dịch vụ cụ thể và giải pháp cụ thể để đổi mới cơ chế cung cấpdịch vụ điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam

- Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại cộng đồng từthực tiễn tỉnh Khánh Hòa (Lê Phương Thảo, 2017), nghiên cứu đã tìm hiểunhững vấn đề lý luận, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác

xã hội với người nghiện ma túy Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạtđộng dịch vụ công tác xã hội với người nghiện Kết quả của nghiên cứu nộidung của dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại cộng đồng baogồm: Hoạt động tư vấn, hoạt động chăm sóc sức khoẻ, hoạt động hỗ trợ, hoạtđộng kết nối, đây là những mảng hoạt động được thực hiện và có ở tỉnh KhánhHoà Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tìm hiều các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụcông tác xã hội với người nghiện ma tuý Như các yếu tố chủ quan: Tự tin, mặc

Trang 11

cảm; sức khoẻ; Thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết, thiếu thông tin, thiếu taynghề Những yếu tố khách quan: Định kiến xã hội, môi trường sinh hoạt, Các tổchức, đơn vị làm dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy, năng lực củađội ngũ cán bộ, cơ chế chính sách Đây là một nghiện cứu khá đầy đủ về cácdịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma tuý và sự cần thiết của việc sửdụng các dịch vụ công tác xã hội để hỗ trợ cho người nghiện ma tuý hạn chếđược tỷ tái nghiện cũng như thực trạng của người nghiện ma tuý của Khánh Hoàtham gia vào các dịch vụ công tác xã hội hiện nay.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến lĩnhvực điều trị, cai nghiện ma túy ở trên thế giới và Việt Nam chúng ta có thể thấycác nghiên cứu chủ yếu đề cập đến dịch vụ xã hội chủ yếu dịch vụ hỗ trợ việclàm để giảm bớt gánh nặng cho xã hôị , tạo điều kiện tái hòa nhập cho ngườinghiện, qua các chương trinh hỗ trợ việc làm, thiết lập trật tự xã hôị Một sốnghiên cứu thì đưa ra bằng chứng khoa học về nghiện từ đó sẽ nghiên cứu xâydựng chính sách cung cấp dịch vụ trên quan điểm là người bệnh, ngoài ra, cácnghiên cứu còn đề xuất định hướng các mô hình cần thay đổi, đề cập đến khíacạnh tâm lý nhằm giải quyết vấn đề tái hòa nhập xã hôị , đem lại sự cân bằng vềmặt tâm lý cho người nghiện, đề xuất cung cấp dịch vụ điều trị thay thế, pháttriển điều trị nghiện ma túy dựa vào cộng đồng

Tuy nhiên, ngoài các công trình nghiên cứu có liên quan nên trên, qua tracứu, tác giả nhận thấy: chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến thựchiện chính sách đối với người nghiện ma túy một cách có hệ thống từ cả khíacạnh lý luận lẫn thực tiễn; đặc biệt là việc nghiên cứu trong phạm vi thực tiễn tạiđịa bàn tỉnh Đắk Lắk Do đó, tác giả hi vọng, Luận văn sẽ là công trình nghiêncứu một cách có hệ thống trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về việc thựchiện chính sách đối với người nghiện ma túy, có giá trị tham khảo về mặt lýluận, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện về thực hiện chính sách

Trang 12

đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, trên phạm vi

cả nước nói chung, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người nghiện

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là những vấn đề lý luận và thựctiễn, các quan điểm, giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách đối với ngườinghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Trong đó phạm vi của Luận văn, chủyếu tập trung vào thực trạng thực hiện chính sáchvề cai nghiện ma túy và cácgiải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện chính sách cai nghiện đối với ngườinghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận vềthực hiện chính sách về cai nghiện đối với người nghiện ma túy, thực trạng thựchiện chính sách cai nghiện đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk trong giai đoạn từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2019

Trang 13

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử; quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách đốivới người nghiện ma túy

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng nhằm thu thập các ýkiến của một số đối tượng nghiện ma túy và gia đình có người nghiện ma túy vềthực hiện chính sách tại địa bàn tỉnh; phân tích thống kê, mô tả nhằm làm rõthực trạng tình hình thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh Đồng thời, kết hợpquan sát ghi chép hiện trường, nghiên cứu thực địa thông qua điền dã làm cơ sở

để đánh giá thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: khảo sát bằng bảng hỏi 50 ngườinghiện ma túy là đối tượng thụ hưởng các chính sách của nhà nước đối vớingười nghiện ma túy trên địa bàn một số phường, xã, thị trấn thuộc tỉnh, nhằmtìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách tại địa phương cũng như đối chiếuvới tình hình, phân tích kết quả kết quả thực hiện chính sách để đưa ra đánh giáchung; trao đổi, phỏng vấn trực tiếp đối với một số cán bộ, công chức cấp tỉnh,huyện và xã phụ trách về công tác cai nghiện ma túy để thu thập thông tin vàđánh giá việc thực hiện chính sách từ phía người thực thi chính sách

- Dựa trên phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, diễn giải, quynạp làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng và kế thừa kếtquả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã thực hiện trong nước và nướcngoài có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề mà mục đích nghiên cứu đã đề ra

Trang 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận về thực hiện

chính đối với người nghiện ma túy như: Khái niệm chính sách, thực hiện chínhsách, nghiện ma túy và xây dựng khái niệm mới đó là thực hiện chính sách đốivới người nghiện ma túy

- Về mặt thực tiễn: Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách đối với

người nghiện ma túy và đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình của tỉnhĐắk Lắk dựa trên những nguyên nhân phân tích nhằm góp phần tăng cườngcông tác thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnhĐắk Lắk

Luận văn có thể dung làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoahọc giảng dạy và học tập tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam… và làtài liệu tham khảo đối với đội ngũ công chức, viên chức thực hiện chính sách đốivới người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người nghiện

ma túy

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chương 3: Quan điểm, giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực

hiện chính sách đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY 1.1 Các khái niệm chung về ma tuý

1.1.1 Chất ma túy

Theo Luật phòng, chống ma túy năm 2000: (1) Chất ma tuý là các chất

gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ

ban hành; (2) Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng; (3) Chất hướng thần là chất kích thích,

ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tìnhtrạng nghiện đối với người sử dụng

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, chất gây nghiện là “chất hóa học sau khi được hấp thu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của người sử dụng”.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Nghiện ma túy là tình trạng nhiễm độc

mãn tính hay chu kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma túy, với những đặc điểm cơbản là:

- Không cưỡng lại được nhu cầu sử dụng ma túy và sẽ tìm mọi cách để có

ma túy;

- Liều dùng tăng dần;

- Nghiện chất ma tuý cả về thể chất và tâm thần (lệ thuộc kép): Nghiện vềthể chất sẽ gây ra hội chứng cai; Nghiện về tâm lí sẽ gây ra cơn thèm nhớ vàdùng bất chấp tác hại của ma túy

Theo Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA):

Nghiện là một bệnh não mạn tính, tái phát làm cho người nghiện buộc phải tìm

và sử dụng ma túy, bất chấp các hậu quả đối với họ và những người xung quanh

Như vậy, nghiện ma túy được coi là bệnh mạn tính tái phát của não bộ vì

Trang 16

nó làm thay đổi cấu trúc, chức năng và cơ chế hoạt động của não Sự thay đổi ởnão bộ thường kéo dài làm người sử dụng không tự kiểm soát được bản thân,mất khả năng cưỡng lại sự thèm muốn sử dụng ma túy và có xu hướng tìm và sửdụng chất ma túy bất chấp hậu quả đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội.

1.1.3 Điều trị nghiện ma túy

Báo cáo Công bố kỹ thuật lần thứ 30 của Ủy ban các chuyên gia của Tổchức Y tế Thế giới về các trường hợp lệ thuộc vào ma túy thì khái niệm “điều trịnghiện ma túy” dùng để mô tả “quá trình trong đó bắt đầu khi người lạm dụngcác chất kích thích thần kinh tới gặp các cơ quan y tế hoặc bất cứ dịch vụ cộngđồng nào khác và có thể tiếp tục thông qua hàng loạt những ứng dụng thànhcông các liệu pháp can thiệp đặc thù cho tới khi người bệnh có được tình trạngsức khỏe ổn định tốt nhất hay phục hồi hoàn toàn”

1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chính sách công

1.2.1 Khái niệm chính sách công

Có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách công, như:

- Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành(Peter Aucoin, 1971)

- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau củamột nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn cácmục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978)

- Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm(Thomas R Dye, 1984) (4) Nói cách đơn giản nhất, chính sách công là tổnghợp các hoạt động của chính phủ/chính quyền, trực tiếp hoặc thông qua tác nhânbởi vì nó có ảnh hưởng tới đời sống của công dân (B Guy Peters, 1999)

Như vậy, chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển.

Trang 17

:

1.2.2 Khái niệm thực hiện chính sách công

Thực hiện chính sách công có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác

- Theo Daniel A.Mazmanian và Paul A.Sabatier:

“Thực hiện là thực hiện một quyết định chính sách cơ sở, thường được thểhiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể được thể hiện dưới hình thức cácquyết định quan trọng của cơ quan hành pháp

- Theo Amy DeGroff, Margaret Cargo, “Thực hiện chính sách công phảnánh một quá trình thay đổi phức tạp mà các quyết định của nhà nước đượcchuyển thành các chương trình, thủ tục, các quy định, hoặc các hoạt động nhằmđạt được những cải thiện xã hội”

- Judith M Ottoson và Lawrence W.Green cho rằng “Thực hiện là mộtquá trình lặp đi lặp lại trong đó các ý tưởng được thể hiện trong chính sách công,được biến đổi thành hành vi, được thể hiện thành hành động xã hội

- Theo Thomas Dye, “thực hiện bao gồm tất cả các hoạt động được thiết

kế để thực hiện các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp William Dunn cho rằng “Các hành động chính sách công có hai mục đích chính:điều chỉnh và phân bổ”

-Như vậy, theo các định nghĩa trên, Thực hiện chính sách công không đơngiản chỉ là sự tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách công cụ thể mà baogồm:

Một là, ban hành các văn bản quy định chi tiết, quy định các biện pháp,các thủ tục thực hiện chính sách công (sau đây gọi là văn bản thực hiện chínhsách công) và thi hành các văn bản đó;

Hai là, thiết lập các chương trình, dự án để thực hiện chính sách công (sauđây gọi là chương trình, dự án thực hiện chính sách công), và tổ chức thực hiệncác chương trình, dự án đó

Từ những điều phân tích trên ta có thể hiểu:

Trang 18

- Thực hiện chính sách công là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn đờisống xã hội nhằm hiện thực hoá các mục tiêu chính sách

- Là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việcban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chứcthực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách

1.2.3 Đặc điểm của chính sách công

- Thứ nhất, về thẩm quyền - do nhà nước ban hành Chính sách công bắtnguồn từ các quyết định do nhà nước ban hành và nội dung của chính sách côngđược thể hiện trong các văn bản quyết định của Nhà nước;

- Thứ hai, về đặc điểm: chính sách công bao gồm một tập hợp các quyếtđịnh được ban hành qua một giai đoạn dài và kéo dài sang cả giai đoạn thực thichính sách công;

- Thứ ba, về mục đích và đối tượng điều chỉnh: chính sách công hướng tớigiải quyết một vấn đề công; và tác động đến lợi ích của một hoặc nhiều nhómngười trong xã hội; - Thứ tư, về cấu trúc: chính sách công bao gồm hai bộ phậncấu thành là mục tiêu và giải pháp chính sách công;

+ Mục tiêu là cái đích mà chính sách công muốn hướng tới

+ Giải pháp là cách thức thực hiện chính sách để đạt hay có được kết quả

mà mục đích của chính sách đã đề ra

- Thứ năm, về mục tiêu của chính sách công: là tạo ra những thay đổi(thay đổi hành vi của đối tượng hoặc thay đổi hiện trạng vấn đề) và nhằm đạtđược các mục tiêu phát triển của đất nước hoặc địa phương;

- Thứ sáu, chính sách công luôn luôn thay đổi theo thời gian để nhằmhướng tới một mục tiêu cụ thể và phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ nhất định;

- Thứ bảy, về cơ bản chính sách công được xem là đầu ra của quá trìnhquản lý nhà nước, là sản phẩm trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

và của cả xã hội

Trang 19

1.2.4 Vai trò của thực hiện chính sách công:

Thực hiện chính sách công là một giai đoạn rất quan trọng của chu trìnhchính sách công vì sự thành công của một chính sách công phụ thuộc vào kếtquả của thực hiện chính sách công

- Theo Wayne Hayes, có bốn khả năng xảy ra:(1) Chính sách công tốt vàthực hiện tốt dẫn đến thành công (2) Chính sách công tốt, nhưng thực hiện tồidẫn đến thất bại (3) Chính sách công tồi, nhưng thực hiện tốt dẫn đến thànhcông (4) Chính sách công tồi và thực hiện tồi dẫn đến thất bại kép

Như vậy, thực hiện chính sách công có vị trí đặc biệt quan trọng trong chutrình chính sách công, là giai đoạn hiện thực hoá mục tiêu chính sách công Vaitrò của thực hiện chính sách công trong chu trình chính sách công được thể hiện

ở những phương diện dưới đây:

+ Từng bước hiện thực hoá mục tiêu chính sách và mục tiêu chung

+ Khẳng định, kiểm định tính đúng đắn của chính sách + thực hiện chínhsách công giúp chính sách công ngày càng hoàn thiện hơn

+ Từng bước hiện thực hoá mục tiêu chính sách và mục tiêu chung

+ Khẳng định, kiểm định tính đúng đắn của chính sách

Quá trình hoạch định chính sách công cho ra đời một chính sách Tuynhiên, chính sách đó có thực sự đúng đắn hay không chỉ có thể được nhận thứcđầy đủ hơn trong giai đoạn thực hiện chính sách công cung cấp những bằngchứng thực tiễn về mục tiêu chính sách công có thích hợp hay không, và các giảipháp chính sách có phù hợp với vấn đề mà nó hướng tới giải quyết hay không

Về phương diện lý thuyết, một chính sách được ban hành phải đáp ứngđầy đủ những tiêu chuẩn của một chính sách công tốt mới được các chủ thể banhành, nhưng khi triển khai vào thực tiễn đời sống xã hội, thì tính đúng đắn củachính sách mới được xã hội và đối tượng thụ hưởng chính sách khẳng định mộtcách chắc chắn

Trang 20

+ Thực hiện chính sách công giúp chính sách công càng hoàn thiện hơn.Chính sách công được ban hành ban đầu hay chính chính sách cơ sởthường chỉ mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp để giải quyết vấn đềcông Chính sách công này sẽ được cụ thể hoá cho phù hợp với bối cảnh và điềukiện cụ thể trong quá trình thực hiện của các cơ quan nhà nước các cấp.

Căn cứ vào mục tiêu và giải pháp chính sách ban đầu, tùy theo thẩmquyền các cơ quan nhà nước thiết kế, ban hành các quy định, thủ tục hoặcchương trình, dự án để cụ thể hoá các mục tiêu và giải pháp cho phù hợp với bốicảnh và điều kiện thực hiện chính sách công cụ thể

+ Thực hiện chính sách công giúp chính sách công ngày càng hoàn thiệnhơn

Hơn nữa, thông qua thực hiện chính sách công, người thực hiện đưa ranhững đề xuất điều chỉnh chính sách công cho phù hợp với thực tiễn đời sống xãhội và rút ra những bài học kinh nghiệm cho thiết kế chính sách công trongtương lai Chính vì vậy, giai đoạn hoạch định chính sách và thực hiện chính sáchcông có mối quan hệ biện chứng và nhân quả

Thực hiện chính sách công là cụ thể hóa mục tiêu, khẳng định tính đúngđắn của chính sách công và hoàn thiện chính sách công, bởi chính sách côngluôn là một hệ thống, luôn tiếp nối cho sự phát triển của mỗi quốc gia và đềuphục vụ mục đích là vì con người đó chính là vai trò và là mục tiêu của chínhsách công

1.3 Thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy

Thực hiện chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công

cụ chính sách theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề

ra của chính sách Thực hiện chính sách là trung tâm kết nối các bước trong chutrình chính sách thành một hệ thống, nhất là với hoạch định chính sách, có vị trí

Trang 21

đặc biệt quan trọng.

Thực hiện chính sách là giai đoạn đưa chính sách vào thực tiễn trong đờisống Đây là giai đoạn tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách đã lựa chọn vàđánh giá, kiểm tra việc thực hiện Có thể nói giai đoạn này có ý nghĩa quyết địnhđến sự thành bại của một chính sách, thực hiện chính sách là một khâu hợpthành của chu trình chính sách nếu thiếu vắng công đoạn này thì chu trình chínhsách không thể tồn tại Thực hiện chính sách chính là giai đoạn biến ý đồ chínhsách thành hiện thực, từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêuchung, qua đó khẳng định tính đúng đắn của chính sách và giúp chính sách ngàycàng hoàn chỉnh

Chính sách là một dạng thức vật chất đặc biệt nên nó cũng cần thực hiệnnhững chức năng để tồn tại, phát triển Song muốn thực hiện được chức năng,chính sách phải tham gia vào quá tŕnh vận động như các vật chất khác Nghĩa làsau khi ban hành chính sách phải được triển khai thực hiện trong đời sống xãhội Thực hiện chính sách công có thể hiểu là quá trình đưa chính sách công vàothực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các quy định, trình tự thủ tục,chương trình hoặc đề án, dự án và thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêuchính sách Hay nói cách khác là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thểtrong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêuđịnh hướng

Từ quan điểm nêu trên theo tác giả: Thực hiện chính sách đối với ngườinghiện ma túy là quá trình tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về ápdụng các hình thức, biện pháp điều trị nghiện cai nghiện, chính sách dự phònggiảm tác hại, chế độ bảo đảm, hỗ trợ, chính sách khuyến khích người nghiện matúy chủ động tham gia các chương trình điều trị và cả chế độ thu hút, ưu đãi cánhân, tổ chức chung tay hỗ trợ người nghiện ma túy nhằm giúp đỡ, hỗ trợ họ cả

về vật chất cũng như tinh thần để cải thiện sức khỏe, phục hồi hành vi, nhân

Trang 22

cách và hòa nhập với cuộc sống và cộng đồng, xã hội.

Do tầm quan trọng của giai đoạn hiện thực hóa chính sách nên các cơquan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền, cộng đồng xã hội và các tổ chứcđoàn thể cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao, thiết thực, hiệu quả công tác tổchức triển khai thực hiện chính sách này

1.3.2.1 Các chủ thể chính thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy

Trong thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa hiện nay, chính sách đối vớingười sử dụng các chất ma túy nói chung và người nghiện ma túy nói riêng Cácchủ thể cốt lõi, mang tính quyết định đối với chính sách này được định hình theocác mức độ ảnh hưởng, bao gồm: Nhà nước, cộng đồng và các tổ chức đoàn thể,gia đình và công tác xã hội

1.3.2.2 Vai trò của các đối tác trong thực hiện chính sách người nghiện

ma túy

Thực tiễn cho thấy chính sách xã hội nói chung và chính đối với ngườinghiện ma tuý nói riêng muốn đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp thực hiệncủa Nhà nước, cộng đồng, bản thân người nghiện ma túy, gia đình họ và khôngthể không kể đến vai trò của nhân viên công tác xã hội

Vai trò của Nhà nước:

Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội có vai trò định hướng, tạokhung pháp lý và hỗ trợ nguồn lực trong hoạt động trợ giúp người nghiện matúy Nhà nước thực hiện các vai trò:

- Nghiên cứu hoạch định chính sách, ban hành chính sách về ngăn ngừa,

xử phạt các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy; Cấm sửdụng ma túy khi tham gia giao thông; Sử dụng công cụ tài chính, thuế đối vớichất, tiền chất ma túy được phép sử dụng nhằm hạn chế việc sản xuất, buôn bán

Trang 23

và sử dụng trái phép… Cho đến nay, một hệ thống văn bản pháp luật, chính sách

về lĩnh vực này đã được ban hành và ngày càng được bổ sung, sửa đổi để phùhợp với diễn biến, nhận thức mới về công tác phòng, chống ma túy và hỗ trợngười nghiện

- Phân công các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý,thực thi chính sách, quy định của Nhà nước Việc thực hiện chính sách vềphòng, chống và kiếm soát ma túy, trợ giúp người nghiện là trách nhiệm của tất

cả các ngành và toàn dân, trong đó có một số ngành chủ chốt như: Lao động –Thương binh và Xã hội, Công an, Y tế… Riêng về ngành Lao động – Thươngbinh và Xã hội, cơ quan thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm về lĩnh vực này

là Cục Phòng chống tệ nạn xã hội của Bộ Dưới Cục, mỗi tỉnh có 01 Chicục/phòng Phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ quản lý trên phạm viđịa bàn và phối hợp với các cơ quan chức năng khác khi cần thiết

- Ban hành cơ chế phối kết hợp giữa các bộ, ban, ngành, cơ quan trongviệc chung sức thực hiện nhiệm vụ về hạn chế, phòng, chống, buôn bán, sử dụngchất ma túy Đây là một công việc khó khăn, phức tạp và đòi hỏi sự tham giacủa nhiều nguồn lực trong xã hội, vì vậy Nhà nước đóng vai trò là người điềuphối chung, pháp luật hóa nhiệm vụ của các chủ thể liên quan Sự quản lý, điềuphối của Nhà nước đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho hoạt động của các chủthể khác nhau không bị chồng chéo hay “sân bỏ trống”, phối hợp một cách đồng

bộ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chung

- Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách trên vào thực tế Cùng vớiviệc trao thẩm quyền cho các cơ quan, tổ chức để triển khai chính sách, Nhànước cung cấp nguồn lực tài chính để vận hành các hoạt động trên Bên cạnhnguồn lực từ cộng đồng, các tổ chức đoàn thể và gia đình người nghiện, cho đếnnay nguồn lực từ ngân sách Nhà nước vẫn đóng vai trò trụ cột, là nguồn đảmbảo thường xuyên cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy cũng như trợ

Trang 24

giúp người nghiện ma túy.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chínhsách, quy định đó Thông qua quá trình thanh tra, giám sát hoạt động của các cơquan chức năng, những sai lệch, hạn chế trong chính sách, chủ trương ban đầu

có thể được phát hiện Đây là những thông tin quan trọng phục vụ cho công tácsửa đổi, hoạch định chính sách về ma túy được hoàn thiện hơn Mặt khác, nhữngsai phạm về tiến độ, sử dụng kinh phí, cách thức triển khai… của cấp cơ sở cũngđược khắc phục kịp thời qua chức năng thanh tra Đây là nhiệm vụ cần thiếtnhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của chính sách

- Hợp tác quốc tế trong phòng, chống và kiểm soát ma túy Chính phủViệt Nam rất coi trọng hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma tuý, bằng việctăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vựcphòng, chống ma tuý với các nước, các tổ chức phi Chính phủ, đặc biệt với sự

hỗ trợ của Tổ chức phòng, chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp quốc(UNODC), với các nước tiểu vùng sông Mêkông và với các quốc gia có chungđường biên giới Ngày 01/9/1997, Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã ra Quyết định số 798/QĐ-CTN về việc tham gia 03 Công ước quốc

tế về kiểm soát ma tuý đó là: Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của Liên hợpquốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thầnnăm 1988

Vai trò của cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể:

Trong bất kỳ hoạt động nào, từ trước đến nay vai trò của cộng đồng đềuđược đánh giá là nguồn lực quan trọng cần tận dụng và phát huy Trong công tácphòng, chống và kiểm soát ma túy, hỗ trợ người điều trị nghiện, cộng đồng lànơi gắn bó nhất với người nghiện, có khả năng phát hiện và can thiệp kịp thờitrước những biểu hiện tiêu cực khi chúng xảy ra Thái độ của cộng đồng đối với

Trang 25

người nghiện ma túy cũng là yếu tố quan trọng tạo động lực cho họ quyết tâm cainghiện, không tái nghiện Thực tiễn cho thấy ở các địa phương làm tốt công táctuyên truyền vận động, giúp đỡ người điều trị nghiện ma tuý thì người bệnh đỡmặc cảm hơn, tuân thủ điều trị tốt hơn, dẫn đến hiệu quả điều trị cao, ít có hành

vi gây mất trật tự, quấy rối ngoài xã hội, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

Vai trò của gia đình:

Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp người sử dụng, ngườingiện ma túy từ bỏ sử dụng ma túy Thực tế cho thấy một trong những nguyênnhân khiến người đã cai nghiện tái sử dụng, nghiện lại là sự thất bại trong côngviệc, cuộc sống gia đình, có vấn đề trong mối quan hệ bạn bè, tình cảm Do vậy,những bệnh nhân có gia đình quan tâm, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, tư vấnviên… thì kết quả điều trị cai nghiện tốt hơn rất nhiều Động viên, gần gũi, chia

sẻ với người bệnh trong quá trình điều trị cai nghiện là vô cùng cần thiết, nhưngtrái lại, thái độ nuông chiều, mềm lòng của gia đình khi thấy con đau đớn vì hộichứng cai heroin, không xác định được mục tiêu trị liệu lâu dài mà mua heroin

về cho con dùng thì lại trở thành hỗ trợ tiêu cực Do đó, công tác giáo dục giađình càng trở nên cần thiết hơn nữa

Ngoài sự quan tâm, động viên trên, gia đình còn có trách nhiệm trong việcđóng góp kinh phí hỗ trợ cho công tác điều trị nghiện của thân nhân theo quyđịnh khi tham gia từng chương trình điều trị nghiện cụ thể

Vai trò của nhân viên công tác xã hội:

Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúpcác cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăngcường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết vàphòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Vai trò của công tác xã hội trong việc trợ giúp người điều trị nghiện là rất

Trang 26

cần thiết, góp phần không nhỏ trong vấn đề phòng chống tái nghiện và giúpngười điều trị nghiện phục hồi và hòa nhập cộng đồng thực sự Để ngày càngphát huy hiệu quả của hoạt động trợ giúp, cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhânviên công tác xã hội tại các địa phương thông qua quá trình đào tạo, tập huấn bàibản Nhân viên xã hội trong công tác trợ giúp người nghiện ma túy sẽ thực hiênvai trò kết nối họ với các chương trình điều trị nghiện tại cộng đồng, tạo điềukiện cho nhiều người nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện tự nguyện, tại giađình, xã phường Xóa bỏ tình trạng cắt cơn nghiện đơn thuần, kết hợp điều trịnghiện bằng dược lý với các các hoạt động tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm, chămsóc y tế, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng Giúp thân chủ được tham gia vào các

mô hình điều trị nghiện mới như trung tâm mở, tại cộng đồng, mô hình điều trịduy trì - thay thế bằng Methadone

Thực hiện chính sách đối với người cai nghiện ma túy được tiến hành qua 5bước như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Thực hiện chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời giandài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nướctriển khai thực hiện chính sách một cách chủ động Trong thực hiện chính sáchđối với người cai nghiện ma túy ở tỉnh Đắk Lắk thì Sở Lao động - Thương binh

và Xã hội có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xâydựng các kế hoạch trong lĩnh vực cai nghiện, phục hồ và hỗ trợ các vấn đề xãhội cho người cai nghiện ma túy Trong đó giao chỉ tiêu số lượng người cainghiện, số người được hỗ trợ các vấn đề xã hội (dạy nghê, việc làm, vay vốn,sinh kế ) sau cai nghiện cụ thể đối với các huyện, thị xã, thành phố, theo từnghình thức, biện pháp cai nghiện, bao gồm: Cai nghiện bắt buộc theo quyết địnhcủa Tòa án cùn cấp, cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cai nghiện tự nguyện tại

Trang 27

cộng đồng, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng, điều trị nghiện các chất dạngthuốc phiện bằng thuốc thay thế và cai nghiện theo hợp đồng dân sự.

Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua Đây làgiai đoạn cần thiết vì giúp cho cộng đồng, xã hội, đội ngũ cán bộ lãnh dạo, quản

lý ở các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên mô hiểu biết, nâng cao kỹ năng,kiến thức, nắm bắt hiểu biết chính sách, chủ trương, chế độ để triển khai, thựchiện có hiệu quả, đạt mục tiêu, chỉ tiêu Để làm được việc tuyên truyền này thìchúng ta cần phải đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trang thiết

bị kỹ thuật…vì đây là đòi hỏi của thực tế khách quan Việc tuyên truyền này cầnphải được thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang đượcthực hiện, với mọi đối tượng và tuyên truyền, giáo dục phải được tiến hành dướinhiều hình thức và dưới nhiều kênh thông tin khác nhau, đòi hỏi sự tham gia củanhiều chủ thể (tập huấn công chức, viên chức, cán bộ hoạt động tại các tổ chứcđoàn thể), thông qua báo chí, thông qua tuyên truyền trên báo đài)

Bước 3: Phối hợp thực hiện chính sách

Một chính sách thường được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều

tổ chức, nhiều chủ thể, đối tác tham gia do đó phải có sự phối hợp để hoàn thànhtốt nhiệm vụ Mặt khác, các hoạt động thực hiện mục tiêu là hết sức đa dạng,phức tạp, chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm, bởi vậy nên cần phối hợpcác cấp, các ngành để triển khai chính sách một cách chủ động khoa học sángtạo thì sẽ có hiệu quả cao và duy trì ổn định Để tổ chức thực hiện chính sách đốivới người cai nghiện ma túy thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơquan thường trưc, chủ trì và cùng phối hợp với các sở, ngành như Y tế, Công an,Giáo dục-Đào tạo, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan, đơn vị khác như Ủy bannhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh, các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị -

xã hội như: Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Chử thập đỏ, Hội LH

Trang 28

Phụ nữ, Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS vàcác Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan.

Bước 4: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách

Để đảm bảo cho chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quảmọi nguồn lực; cơ quan nhà nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hànhthường xuyên sẽ giúp cho nhà quản lý nắm vững được tình hình thực hiện chínhsách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách Công tác kiểm tra giúp chocác đối tượng thực hiện chính sách nhận ra những hạn chế để điều chỉnh bổ sung,hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách Trong tổ chức thực hiện chínhsách người cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh thì việc kiểm tra, đôn đốc đượccác cơ quan như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh,

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành thông qua các cơ chếkiểm tra khác nhau, đồng thời có sự giám sát của các Tổ chức xã hội khác

Bước 5: Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm

Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạođiều hành và chấp hành chính sách đến các cơ quan và cá nhân liên quan đượcphân công thực hiện chính sách, lợi ích mang đến xã hội, hiệu quả thực hiện,quyền, lợi ích đối với người cai nghiện ma túy và gia đình họ

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện biện pháp cai nghiện bắt buộc theo quyết định Tòa án: Chỉ tiêu số lượng bắt buộc áp dụng biệt pháp này đạt dưới

06% tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại mỗi huyện, thị, thành phố

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện sử dụng hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, điều trị thay thế và điều trị theo Hợp đồng dịch vụ: Chỉ tiêu số

lượng người tự nguyện tham gia cai nghiện tự nguyện, điều trị thay thếđạt trên94% tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại mỗi huyện, thị, thànhphố

Trang 29

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ các vấn đề xã hội(người sau cai nghiện được tiếp cận vay vốn tín dụng, đào tạo nghề, hỗ trợ sinh kế ): Chỉ tiêu số lượng người sau điều trị, cai nghiện hòa nhập về cộng

động, địa phương có việc làm, được dạy nghề, hỗ trợ tính dụng ưu đãi, có môhình sinh kế đạt 70% tổng số người cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ công chức: 100% cán

bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp xã đến cấp tỉnh được hiểu biết về chủ trương, chínhsách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng, tác hại, hệ quả về sử dụng và nghiện ma túy

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân: 80% người dân có độ tuổi trưởng thành được hiểu biết về

tác hại, nguy cơ sử dụng và nghiện ma túy

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách đào tạo, tập huấn chuyên môn, kỹ năng, kiến thức về ma túy: 90 % cán bộ, công chưc, viên chức, cán bộ

chuyên trách trong các tổ chức Đoàn thể được đào tạo và cấp chứng chỉ về tưvấn điều trị, chứng chỉ điều trị cai nghiện ma túy

- Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách an sinh, phúc lợi xã hội đối với người cai nghiện ma túy:

+ 100% người cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện công lập đượcngân sách nhà nước bảo đảm về ăn, ở, sinh hoạt, thuốc, trang thiết bị y tế, cơ sởvật chất

+ 100% người cai nghiện điều trị thay thế bằng thuỗ thay thế Methadoneđược ngân sách bảo đảm 100% tiền thuốc, chi phí dò liều, điều chỉnh liều, khámchữa bệnh

+ 100% người nghiện điều trị cai nghiện ma túy tại cộng đồng thuộc đốitượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cai nghiện lần đầu, người nhiễm HIV,thương binh, bệnh binh, người khuyết tật, người thuộc gia đình có công với cách

Trang 30

mạng được ngân sách nhà nước miễn, giảm, hỗ trợ chi phí tiền thuốc, tiền ăn,tiền khám chữa bệnh trong thời gian điều trị cắt cơn, giải độc.

+ Bảo đảm tiền thuốc, tiền chỗ ở; hỗ trợ 70% chi phí tiền ăn, tiền đồ dùng cánhân; hỗ trợ 95% chi phí khám sàng lọc, điều trị nhiễm trùng cơ hội đối với ngườinghiện ma túy trên phạm vi tòan quốc khi đăng ký, tham gia điều trị cai nghiệntheo Hợp đồng dân sự tại các cơ sở cai nghiện ma túy được phép hoạt động

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người nghiện ma túy

Chính sách người nghiện ma túy: Chính sách người nghiện ma túy là trách

nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội, thể hiện trong việc Nhà nước tổ chứcnghiên cứu, hoạch định, ban hành hệ thống chính sách, chế độ và tổ chức thựchiện Chính sách này nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, ổn định an ninh chínhtrị, bảo đảm an toàn xã hội, tạo cuộc sống binh yên, an toàn cho nhân dân vàphục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.Việc tổ chức thực hiện chínhsách người nghiện ma túy là cấp bách, lâu dài, liên tục và luôn được bổ sung,sửa đổi, cải thiện nhằm tương thích với tình hình mới

Môi trường thực hiện chính sách: Yếu tố liên quan về điều kiện tự nhiên,

kinh tế, xã hội của từng địa phương Những địa phương có vị trí thuận lợi, cóđiều kiện kinh tế xã hội phát triển, và có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dânnhận thức, hiểu biết tốt về chính sách ma túy nói chung, người nghiện ma túynói riêng sẽ tác động thúc đẩy việc thực hiện chính sách người nghiện ma túy cókết quả, và có hiệu quả cao Ngược lại, những địa phương có vị trí địa lý, điềukiện tự nhiên không thuận lợi, điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, người dânnhận thức, hiểu biết hạn chế về chính sách kiểm soát, phòng chống, cai nghiện

dự phòng về ma túy sẽ kìm hãm, cản trở các hoạt động này, dẫn đến thực hiệnchính sách người nghiện ma túy có kết quả thấp hoặc không đạt hiệu quả Chính

vì vậy, địa phương ổn định, ít biến đổi về chính trị - xã hội, kinh tế phát triển, sẽ

Trang 31

đưa đến sự ổn định về hệ thống chính trị, cũng góp phần thực hiện hiệu quả cácchính sách công, trong đó có chính sách người nghiện ma túy.

Nhận thức của xã hội và người dân: Cần tranh thủ sự đồng tình và sự ủng

hộ của Nhân dân vì đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sựthành bại của mọi chính sách Đây là vấn đề lớn, cần sự đóng góp của ngườidân, người dân vừa là trực tiếp tham gia thực hiện chính sách, vừa trực tiếp thụhưởng những lợi ích từ chính sách Nếu chính sách người nghiện ma túy đápứng nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biện pháp thừa hành thì nó sẽnhanh chóng đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ trong việc thực hiện Nếuchính sách người nghiện ma túy không thiết thực với đời sống xã hội, không phùhợp với điều kiện và trình độ hiện có của Nhân dân thì sẽ không tương thích, vàchính sách người nghiện ma túy sẽ khó triển khai trong thực tiễn Tóm lại, chínhsách người nghiện ma túy được triển khai thực hiện tốt vào đời sống xã hội cầnphải có sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân

Tổ chức bộ máy và cán bộ thực thi: Cần sự quan tâm đến năng lực cán bộ

công chức thực hiện chính sách người nghiện ma túy, vì đây là yếu tố có vai tròquyết định đến kết quả của tổ chức thực hiện chính sách Các cán bộ, công chứckhi được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách người người nghiện matúy, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật trong lĩnh vựcnày mới đạt hiệu quả thực hiện chính sách Đây là nhân tố quan trọng đối vớimỗi cán bộ, công chức để thực hiện đưa chính sách vào cuộc sống Trong thực tếnăng lực thiếu dẫn đến các cơ quan có thẩm quyền đưa ra những kế hoạch dựkiến không sát thực tế, hiệu lực không có, nguồn lực huy động bị lãng phí, hiệuquả làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện Cán bộ, côngchức có đạo đức, năng lực thực tế còn thể hiện ở thủ tục giải quyết giữa vấn đềtrong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội Vìvậy, cán bộ, công chức năng lực chuyên môn có thì thực hiện chính sách tốt,

Trang 32

không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ động tác động theo đinhhướng, mà ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan trong công tác tổ chứcthực hiện chính sách mang lại kết quả.

1.5 Kinh nghiệm thực hiện chính sách ở một số tỉnh và bài học cho tỉnh Đắk Lắk

Giai đoạn I: thời gian thực hiện trong 2 tháng

Người nghiện được tổ chức cai cắt cơn tại cộng đồng, do xã, phường quản

lý Giai đoạn này chủ yếu dùng biện pháp y tế để cắt cơn nghiện, sau đó kết hợpluyện tập và lao động để nâng dần thể lực Sau 02 tháng, nếu người nghiệnkhông còn phản ứng dương tính với chất ma túy và chấp nhận, nội quy, quy chếcai nghiện, sức khỏe phục hồi sẽ tiếp tục được chuyển đến công trường 06 đểthực hiện giai đoạn II Mọi chi phí ăn uống, chăm sóc người nghiện ở giai đoạn I

do người nghiện và gia đình chịu trách nhiệm

Giai đoạn II: thời gian thực hiện từ 01 đến 02 năm

Người nghiện ma túy lao động (chủ yếu tại công trường 06) để phục hôisức, đông thời được học tập để giáo dục nhân cách, sửa đổi hành vi và dược giảitrí, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao Sau 01 đến 02 năm, nểu đu điêu kiện

sẽ được xét chuyển sang giai đoạn III Nếu chưa đủ điều kiện cóthể kéo dài thờigian giai đoạn II đến khi sức khỏe ổn định, hồi phục hoàn toàn mới đượcchuyển

Giai đoạn III: thời gian thực hiện từ 02 năm trở lên

Người nghiện sau cai tiếp tục tự giác lao động tại gia đình, có sự phối hợpquản lý của đoàn thể noi họ cư trú Người nghiện sau cai được học tập, lao độngsản xuất cùng với gia đình chấp hành nghiêm túc Quy chế cai nghiện của tỉnh,được cộng đồng dân cư noi cư trú họp xét, xác nhận tiến bộ, các lần xét nghiệmchất ma túy đều âm tính, thì được Ban chỉ đạo cấp huyện xem xét, công nhận

Trang 33

hoàn thành cai nghiện ma túy.

Căn cứ vào nhiệm vụ của từng ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh phân công:

- Ngành Y tế tập huấn phát đồ điều trị, cai nghiện cho y, bác sỹ của Trungtâm Y tế huyện, thị xã, đảm bảo các xã, phường, thị trấn đều có y, bác sỹ phục

vụ công tác cai nghiện đã được tập huấn

- Lực lượng Công an tăng cường truy quét, triệt phá các 0 nhóm, đốitượng buôn bán, sử dụng ma túy

- Ngành Lao động Thưong binh và Xã hội tham mưu việc ban hành vănbản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác quản lý, tổ chức cai nghiện, tạo việclàm cho đối tượng sau cai

Tỉnh ủy Tuyên Quang chỉ đạo và giao trách nhiệm về công tác phòng,chống ma túy cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và đến từng cá nhân:

- Bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan ban, ngành, huyện, thị xã phải chịutrách nhiệm chính về kết quả công tác phòng, chống ma túy tại đơn vị, địa bànphụ trách Yêu cầu phải thường xuyên đi sát cơ sở nắm tình hình và chỉ đạo

- Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn phải trực tiếp lãnh đạo Ban chỉ đạocông tác phòng, chổng ma túy và vận động nhân dân tham gia

- Bí thư Chi bộ thôn, xóm, bản, tổ nhân dân tham gia Tiểu ban phòng,chống tội phạm và tệ nạn xã hội, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống matúy và quản lý đối tượng ngay tại cơ sở

Tỉnh ủy chỉ thị về xử lý vi phạm: những Đảng viên bao che, dung túngngười nghiện, người buôn bán chất ma túy hoặc thiếu trách nhiệm trong công tácphòng, chống ma túy sẽ bị xem xét tư cách Đảng viên; Chi bộ, Đảng bộ khôngkiên quyết tham gia chương trình phòng, chống ma túy đều phải xem xét khiđánh giá chất lượng tổ chức Đảng từ cơ sở

Trang 34

1.5.2. Mô hình tổ chức quản lý, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh

Từ nhận định tình hình thực tiễn với thời gian cai nghiện từ 12 đến 24tháng không đủ đảm bảo cho cai nghiện thành công, để những đối tượng cainghiện được học văn hóa, học nghề và có được một nghề nghiệp vững chắc khihòa nhập cộng đồng, có việc làm ổn định và trở thành người lao động binhthường, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo xây dựng Đề án Tổ chức,quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện mà nội dungchủ yếu có thể tóm tắt là: Những người sau khi hoàn thành thòi gian cai nghiện

ma túy theo Luật phòng, chổng ma túy, sẽ chuyển sang giai đoạn áp dụng biệnpháp quản lý sau cai với thòi gian tiếp theo từ 12 đến 24 tháng Trong nhữngtrường họp cần thiết thời gian này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 36tháng Học viên được chuyển vào cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cainghiện, được tiếp tục học văn hóa, học nghề và được tổ chức lao động với nghềđược học, rèn luyện tay nghề, khi trở vê cộng đồng họ có thể tự lao động để nuôisống bản thân Trường họp người sau cai nghiện thực sự tiến bộ và đáp ứngnhững điều kiện nhất định như học sinh, sinh viên hoặc là người đã làm việc tạimột cơ quan, doanh nghiệp, sau thời gian cai nghiện được đơn vị cũ tiếp nhậntrở lại để đi học hoặc đi làm, sẽ được xem xét giải quyết hồi gia để hòa nhậpcộng đồng

Trong thời gian quản lý sau cai, người sau cai nghiện sẽ được bố trí làmviệc theo một trong bốn phưong án sau:

- Làm việc tại các cụm công nghiệp đặc biệt do thành phố thành lập;

- Làm việc và định cư tại các cơ sở cai nghiện;

- Làm việc tại các đội, tổng đội lao động tình nguyện có tỉnh cơ động;

- Làm việc tại các họp tác xã, cơ sở sản xuất do gia đình người sau cainghiện và các tổ chức thuộc các thành phần kinh tể thành lập

Trang 35

Đây là mơ hình mới và được thí điểm thực hiện trong giai đoạn 2003

-2008 bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan: tốc độ người nghiện mớigiảm, giảm thiểu lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng, các loại tội phạm giảm,nhiều người sau cai nghiện được dạy nghề và tạo việc làm Tuy nhiên mấu chốtcủa vấn đề là tỉ lệ tái nghiện sau khi người nghiện đã được cai nghiện và quản lýsau cai nghiện được tái hịa nhập cộng đồng, đĩ mới là hiệu quả đích thực của đề

án Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội kết quả 5 năm triển khai thựchiện nghị quyết 16/2003/QH11 về “tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việclàm cho người sau cai nghiện” thì tỉ lệ tái nghiện khi mới tái hịa nhập cộngđồng của người sau cai nghiện là 6%, đây chỉ là số liệu ban đầu và cĩ thể sẽ cịncao hơn trong thịi gian về sau

đồng ở Hà Nội (Câu lạc bộ B93)

Quản lý, giáo dục sau cai là một khâu rất quan trọng trong cơng tác cainghiện, phục hồi để giúp đỡ hịa nhập với đời sống cộng đồng xã hội, chống táinghiện Câu lạc bộ B93 là mơ hĩnh quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túytại cộng đồng cĩ hiệu quả Tồn bộ hoạt động của Câu lạc bộ giao cho Hội cựuchiến binh, Hội phụ nữ phường cùng các đồn thể quần chúng đảm nhận, cĩ sự

hỗ trợ của Cơng an Những đối tượng sá cai nghiện cĩ quá trình rèn luyện tốt,qua 3 lần kiểm tra chất ma túy kết quả âm tính sẽ được kết nạp vào Câu lạc bộchính thức Câu lạc bộ duy trì sinh hoạt cố định vào tối thức 5 hàng tuần với nộiquy và quy chế cụ thể Các đối tượng tự giác đến sinh hoạt, người nào vắng mặtphải báo cáo lý do chính đáng Người nào nghỉ từ 3 buổi trở lên, chủ nhiệm Câulạc bộ đến thăm gia đình để tìm hiểu, cùng tìm cách giải quyết những khĩ khăn,vướng mắc, tư vấn, chia sẻ những bức xúc, giúp đối tượng duy tri kết quả saucai và tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ

Khi đối tượng đau ốm được Câu lạc bộ hỏi thăm, cĩ quà và được giới

Trang 36

thiệu đi khám bệnh miễn phí Đối tượng và gia đình có chuyện vui, buồn đềuđược chia sẻ, giúp đõ Câu lạc bộ tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề vềphong, chông tái nghiện, phòng chống lây nhiễm HTV/AIDS, về hướng nghiệp.Câu lạc bộ còn tổ chức cho đối tượng đi tham quan, dã ngoại mỗi năm 1 lần,tiếp xúc, giao lưu với các phường bạn, với các đoàn thể trong phường, tổ chứccho các đối tượng sinh hoạt văn nghệ, hội thao Những hoạt động trên đã tạokhông khí hòa đồng và tự tin giúp đối tượng xóa đi mặc cảm để có quyết tâm vànghị lực từ bỏ ma túy.

Hàng năm, để đánh giá kết quả giúp đỡ, giáo dục các đối tượng đã thamgia sinh hoạt Câu lạc bộ Câu lạc bộ đã đột xuất làm xét nghiệm chất ma túy.Đối với những người tái nghiện, Câu lạc bộ đề xuất với Ban Chỉ đạo phường cóbiện pháp xử lý và tiếp tục giáo dục

người nghiện ma túy

Từ những kinh nghiệm của các địa phương trong thực hiện chính sách đốivới người nghiện ma túy, bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk như sau:

Một là, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt của các cấp ủyĐảng, sự quản lý, điều hành cụ thể của các cấp chính quyền đối với công tácphòng, chống ma túy với tinh thần kiên quyết, kiên trì, thống nhất, đồng bộ, phảihuy động được sức mạnh tống hợp của toàn xã hội

Hai là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo được quyếttâm cao ở tất cả các cấp, các ngành, tạo bằng được khi thế trong toàn dân để mọingười hiểu và tự giác tham gia tố cáo, lên án, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn

ma túy

Ba là, phải có mô hĩnh cai nghiện phù hợp, từ mô hình cai nghiện tậptrung, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đến mô hình quản lý sau cai nghiệnđều phải phù họp với điều kiện thực tế tại địa phương và tiềm lực tài chính, conngười để thực hiện theo từng mô hình Đối với người nghiện phải có lao động,

Trang 37

có việc làm, kết hợp với giáo dục cảm hóa để họ quyết tâm cai nghiện, thực sự

từ bỏ ma túy

Bốn là, phải tạo được môi trường thực sự trong sạch, không có ma túy,công tác phòng chống ma túy phải luôn gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế

xã hội của địa phương

Năm là, tiếp thu có chọn lọc các chính sách về người nghiện ma túy củacác tỉnh, thành phố trong nước, tham khảo cách tiếp cận của các nước trong khuvực và khuyến nghị của các tổ chức Quốc tế về quản lý người nghiện ma túy,bám sát chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương,đồng thời căn cứ khả năng nguồn lực của địa phương Tiếp cận chính sách quản

lý người sử dụng, người nghiện ma túy theo hướng thân thiện, cởi mở, đảm bảoquy định pháp luật và tôn trọng bằng chứng trong thực hiện chính sách đối vớingười nghiện ma túy, các mô hình điều trị cai nghiện phục hồi, hòa nhập cộngđồng phải tương thích với từng người nghiện ma túy cụ thể cùng sự huy động sựthấu cảm, chia sẽ, hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, xã hội

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN

MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệthống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, có độ cao trung bình 400 – 800mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố HồChí Minh 350 km Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên vàKhánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia.Tỉnh Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh gần 1,8 triệungười, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km² Trong đó, dân số sống tại thành thịđạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người Dân số namđạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người Cộng đồng dân cư Đắk Lắkgồm 47 dân tộc Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như

Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh Dân số tỉnhphân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn

Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua cáchuyện như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana Các huyện có mật độdân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk,Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có nhữngnét đẹp văn hoá riêng Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê,M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân;kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồngchiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên là những sản phẩm

Trang 39

văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹpcủa các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01thị xã và 13 huyện Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã,

20 phường và 12 thị trấn với dân số gần 1,8 triệu người

Có thể nhận thấy, so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, tỉnh ĐắkLắk có vị trí hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội Đây là điều kiện đểđịa phương học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh lân cận

và có những định hướng trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tệnạn xã hội nói chung và người nghiện ma tuý nói riêng

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk

Kinh tế chủ đạo của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩunông sản, lâm sản Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái Trong bảng xếp hạng

về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh ĐắkLắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm

cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thuhoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước Tỉnh cũng

là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam Đồng thời, là nơi pháttriển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài

Tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước thực hiện51.496 tỷ đồng,đạt 100,03% kế hoạch, tăng trưởng kinh tế 7,82% (kế hoạch:51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8%-8% so với năm 2017), trong đó:

Ngành nông, lâm, thủy sản ước thực hiện20.315 tỷ đồng, bằng 100,02% kếhoạch, tăng 4,4% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 20.310 tỷ đồng, tăng4,33%);

Ngành công nghiệp - xây dựng ước thực hiện 8.322 tỷ đồng, bằng 92,3%kếhoạch, tăng 4,1% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 9.015 tỷ đồng)

Trang 40

Ngành dịch vụ ước thực hiện 21.745 tỷ đồng, bằng 103,5% kế hoạch, tăng13% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 21.010 tỷ đồng, tăng 9,2%).

2.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk đến thực hiện chính sách người người nghiện ma túy

2.1.3.1 Thuận lợi

Nhìn chung, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đang có những bước chuyểnmình tích cực, làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế, xãhội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Trong đó lĩnh vực phòng, chống

tệ nạn xã hội đặc biệt được quan tâm, các cơ chế chính sách đối với ngườinghiện ma túy tiếp tục được thể chế hóa, cụ thể hóa ở cấp Hội đồng nhân dân và

Uỷ ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện và các chính sách người nghiện matúy được bảo đảm, hỗ trợ về kinh phí khi tham gia các chương trình cai nghiện

tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện công lập, ngoài công lập, tại gia đình, tại cộngđồng góp phần khuyến khích, khích lệ tinh thần tự giác khai báo, tự nguyện đicai nghiên, giảm sự kỳ thị và tự kỳ thị, cũng như nâng cao sưc khỏe cộng đồng,bảo đảm ổn định an ninh chính trị góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

2.1.3.2 Khó khăn

Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển kém hơn các tỉnhđồng bằng khác của đất nước Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp,thu nhập của người dân chưa cao, hệ thống giao thông còn kém, dân cư chủ yếu

là dân di cư và đồng bào dân tộc tại chỗ; do đó, khả năng tiếp cận thông tin vềchế độ chính sách còn chưa kịp thời Công tác phổ biến, tuyên truyền các chế độchính sách người nghiện ma túy có lúc, có nơi chưa tiếp cận trực tiếp với ngườidân (do địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn,…).Trong những năm gầnđây, dân số Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điềunày đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết các vấn đề về đời sống xã hội,

an ninh trật tự và môi trường sinh thái Đặc biệt nổi cộm là các tội phạm liên

Ngày đăng: 03/01/2020, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Xuân Mai (2016). Giáo trình Chất gây nghiện và xã hội, Trường Đại học Lao động – Xã hội, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chất gây nghiện và xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2016
2. Lê Phương Thảo (2017). Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại cộng đồng từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Phương Thảo (2017)
Tác giả: Lê Phương Thảo
Năm: 2017
3. Nguyễn Thị Vân (2012). Nghiên cứu, dự báo sự phát triển của các hình thức điều trị, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy, đề tài cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, dự báo sự phát triển của các hìnhthức điều trị, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy
Tác giả: Nguyễn Thị Vân
Năm: 2012
4. Ngô Đồng Hoan (2008). Các giải pháp chuyển đổi mô hình cung cấp dịch vụ công lập sang mô hình cung cấp dịch vụ ngoài công lập đối với các cơ sở điều trị ma túy, đề tài cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp chuyển đổi mô hình cung cấp dịchvụ công lập sang mô hình cung cấp dịch vụ ngoài công lập đối với các cơsở điều trị ma túy
Tác giả: Ngô Đồng Hoan
Năm: 2008
5. Simom Bldwin, FHI360 (2014). Chính sách về ma túy của Việt Nam trong tương lai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Simom Bldwin, FHI360 (2014)
Tác giả: Simom Bldwin, FHI360
Năm: 2014
6. Molisa (2008). Phân tích về khía cạnh kinh tế và y tế công cộng về các đáp ứng của cơ sở và cộng đồng đối với việc tiêm chích ma túy và HIV/AIDS ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Molisa (2008)
Tác giả: Molisa
Năm: 2008
8. Dennis M. L, Karuntzos G. T., McDougal G. L., French M. T., Hubbard R.L (1993) .Nghiên cứu về chính sách việclam da nh cho người nghiện ma túy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về chính sách việc "lam d"an

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w