1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng

90 141 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 151,1 KB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Luật Du lịch số 09/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày19/06/2017 và các văn bả

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS TRẦN MINH ĐỨC

HÀ NỘI, năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Minh Đức Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Những số liệu trong bài phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, Luận văn còn

sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Sơn Thành

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH

DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ 61.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú.61.2 Cơ cấu pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú 151.3 Các yêu cầu đối với pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú 241.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụlưu trú 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH

DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 332.1 Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú 332.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trútại thành phố Đà Nẵng 502.3 Những ưu điểm và hạn chế, bất cập về điều kiện kinh doanh dịch vụlưu trú tại thành phố Đà Nẵng 63

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ

LƯU TRÚ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 673.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 673.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụlưu trú từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 693.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ

lưu trú từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 70

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Chiếnlược phát triển ngành du lịch của Việt Nam đã đề ra những mục tiêu đến năm

2020 “Phát triển khu vực dịch vụ hiệu quả, đạt chất lượng và năng lực cạnhtranh quốc tế, phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng lớn, có sức cạnhtranh và giá trị gia tăng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, đảm bảo tăng trưởng bền vững và dần tứng bước chuyển sang nềnkinh tế tri thức” Từ đó có thể thấy dịch vụ có vai trò hết sức to lớn đối với sựphát triển của mỗi quốc gia Nhu cầu du lịch phát triển với tốc độ nhanh, đòihỏi ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn với tốc độ tăng của GDP,trong đó, hệ thống kinh doanh dịch vụ lưu trú giữ một vị trí quan trọng Kinhdoanh dịch vụ lưu trú mang lại nhiều lợi ích kinh tế thông qua việc tác độngmạnh đến lĩnh vực lưu thông phân phối sản phẩm hàng hóa được sản xuất vàlưu thông trong vùng Dịch vụ lưu trú phát triển kéo theo sự phát triển củanhiều ngành kinh tế trên địa bàn, góp phần khai thác các tài nguyên du lịch,làm tăng thu nhập quốc dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nâng caođời sống văn hóa xã hội Để một cá nhân hay tổ chức có thể kinh doanh dịch

vụ lưu trú thì trước hết phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh dịch vụlưu trú theo luật định

Trong các thành phố du lịch thì Đà Nẵng được xem là một điểm đến lýtưởng với những điều kiện thiên nhiên ưu đãi, có các tiềm năng thế mạnh vềphát triển kinh tế du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng và các lễ hội văn hóa lớn Hằngnăm, Đà Nẵng thu hút một lượng lớn khách du lịch tới tham quan và nghỉdưỡng Do đó, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Đà Nẵng thì ngànhnghề kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng chiếm một vị thế rất quan trọng đối với

Trang 6

sự phát triển của ngành du lịch Có thể nói hoạt động kinh doanh dịch vụ lưutrú còn mang tính tự phát và pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này vẫn còn tồn tạinhiều hạn chế vướng mắc ở vấn đề về điều kiện kinh doanh Từ quy định phápluật cho tới việc thực tiễn triển khai áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, chưa có

sự thống nhất, gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình thựchiện, cơ quan chuyên môn khó theo dõi, do đó cần có những quy định phápluật hợp lý, hiệu quả thực thi cao hơn để phù hợp với thể chế kinh tế thịtrường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" để nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ Đây là một đề tài có

tính cấp thiết trong hoạt động cạnh tranh về dịch vụ du lịch đang diễn ra ngàycàng mạnh mẽ trong thành phố Đà Nẵng cũng như trong cả nước và có xuhướng ngày càng quốc tế hóa cao

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về kinh doanh dịch vụ du lịch nói chungcũng như pháp luật về điều kiện kinh doanh dich vụ lưu trú nói riêng mà trongnhững năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như:

- Luận án tiến sĩ (2012), “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệp của một số nước Đông Á và gợi ýchính sách cho Việt Nam” của Nguyễn Trùng Khánh, Học viện khoa học xãhội

- Luận văn thạc sĩ kinh tế (2018), “Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ

hành theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Minh Thảo, Học viện khoa học xã hội

- Luận văn thạc sĩ luật kinh tế (2018), “Điều kiện kinh doanh dịch vụ

Trang 7

2

Trang 8

Học viện khoa học xã hội.

- Luận văn thạc sĩ luật học (2017), “Xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự từthực tiễn tỉnh Bến Tre” của Cao Thị Nguyên, Học viện khoa học xã hội

Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu liên quan đến dịch vụlưu trú ở thành phố Đà Nẵng một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn dưới

góc độ khoa học kinh tế chính trị Vì vậy, sự lựa chọn đề tài "Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" là cần thiết và không trùng lặp với các công trình khoa học đã

được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ở Đà Nẵng hiện nay, luận văn đã

đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinhdoanh dịch vụ lưu trú trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản

và khảo sát thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài cho ngànhkinh doanh dịch vụ lưu trú tại thành phố

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận pháp luật về điều kiện kinhdoanh dịch vụ lưu trú; Khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật về điều kiệnkinh doanh dịch vụ lưu trú, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luậthiện hành và tổ chức thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưutrú; Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiệnpháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của đề tài làpháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, thực tiễn áp dụng pháp luật

về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.Trong đó, dịch vụ lưu trú giới hạn và loại trừ hoạt động cung cấp cơ sở lưu trúdài hạn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tác giả tập trung nghiên cứu các quy định về điều kiện kinh doanh dịch

vụ lưu trú tại Luật Du lịch số 09/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày19/06/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành kết hợp với việc nghiên cứuthực trạng áp dụng pháp luật hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địabàn thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian 2018-2019 là chủ yếu

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài luận văn vận dụng lý luận về kinh tế chính trị của chủ nghĩaMác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố Đà Nẵng vào phát triển dịch vụ

du lịch cũng như phát triển dịch vụ lưu trú Đồng thời, kế thừa những kết quảnghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú của các nhà khoa học cóliên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả đã tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm:phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh để hoàn thành luận văn

Phương pháp tổng hợp và phân tích: Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lýluận cũng như thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú ở

Đà Nẵng

Trang 10

Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê các văn bản quy phạm phápluật, các tài liệu liên quan đến đề tài.

Phương pháp so sánh: So sánh việc áp dụng các quy định pháp luật vớithực trạng áp dụng pháp luật tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố ĐàNẵng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu giúp người đọc tiếp cận và đánh giá điều kiện kinhdoanh dịch vụ lưu trú dưới góc độ pháp luật và thực tiễn tại thành phố ĐàNẵng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngườimuốn tìm hiểu về pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú và thựctiễn thi hành

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,nội dung chính của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn về lý luận về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưutrú

Chương 2: Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

và thực tiễn áp dụng tại thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về điềukiện kinh doanh dịch vụ lưu trú tại thành phố Đà Nẵng

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

DỊCH VỤ LƯU TRÚ

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của điều kiện kinh doanh dịch

vụ lưu trú

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Hiện nay, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhiều Du lịch đãđược ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của conngười, kéo theo đó là nhu cầu du lịch phát triển với tốc độ nhanh, đòi hỏingành du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn với tốc độ tăng của GDP, trong

đó có hệ thống kinh doanh dịch vụ lưu trú giữ vị trí quan trọng

Kinh doanh dịch vụ lưu trú mang lại nhiều lợi ích kinh tế thông quaviệc tiêu dùng của khách du lịch Kinh doanh dịch vụ lưu trú tác động mạnhđến lĩnh vực lưu thông phân phối sản phẩm hàng hóa được sản xuất và lưuthông trong vùng, nhờ đó có tác động sâu sắc đến những lĩnh vực khác củaquá trình tái sản xuất xã hội Đồng thời, hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

có tác động làm biến đổi cán cân thu chi tại địa phương nơi có khách du lịch

là người nước ngoài hay trong nước đến, với lượng tiền tệ tiêu dùng đem theo.Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, ngoài đối tượng du lịch thuầntúy còn có số đông khách công vụ và thương gia đến tìm kiếm cơ hội làm ăn.Đối tượng này có nhu cầu đặc biệt cao về công nghệ thông tin, các điều kiện

và phương tiện thanh toán hiện đại cũng như kết cấu hạ tầng thuận lợi, ảnhhưởng đối với các ngành viễn thông, ngân hàng, thương mại, xây dựng, vănhóa,… cũng hết sức to lớn Nhờ đó góp phần làm sống động kinh tế vùng dulịch, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởngtích cực đến sự phát triển của những ngành kinh tế như công nghiệp,

Trang 12

nông nghiệp và dịch vụ Khách du lịch luôn đòi hỏi hàng hóa, vật tư đượcphục vụ với chất lượng cao, phong phú về chủng loại và hình thức đẹp, hấpdẫn Do đó, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến,phát triển các loại hàng hóa, bắt buộc phải đầu tư điều kiện kinh doanh dịch

vụ lưu trú như đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân

có tay nghề cao… đáp ứng được nhu cầu của du khách Điều này chính là cơhội và cũng là thách thức lớn đối với những chủ đầu tư và cả những người có

ý định phát triển trong ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú

Để hiểu rõ về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, trước hết cần làm rõmột số khái niệm sau:

Du lịch được xem là ngành kinh tế dịch vụ, do nhà cung cấp dịch vụ dulịch tương tác, đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch, là tổng hợp các điều kiện,các hiện tượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với cácnhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ởđịa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch, trong đó: Khách

du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành tham giahoạt động du lịch; Tài nguyên du lịch là khách thể, nơi tạo ra sức thu hút conngười đến tham quan, du lịch; Các hoạt động du lịch gồm các doanh nghiệpcung ứng các sản phẩm du lịch Chính quyền trung ương và sở tại coi sự pháttriển du lịch là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địaphương, xây dựng các cơ chế, chính sách, luật pháp cho sự phát triển du lịch.Dân cư ở địa phương coi du lịch là cơ hội để giải quyết công ăn việc làm, tăngthu nhập và giao lưu văn hóa

Luật Du lịch năm 2017 quy định tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Du lịch

là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,

Trang 13

nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [27] Từ khái niệm này cho thấy hoạt động du lịch

được giới hạn bởi mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khámphá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác trong mộtthời gian nhất định và sẽ trở lại nơi thường trú ban đầu sau khi kết thúcchuyến đi Trong những chuyến đi này, con người có xu hướng hưởng thụ cácchuyến du lịch, cần sử dụng dịch vụ lưu trú để đáp ứng nhu cầu ăn, ở, nghỉngơi

Do đó, dịch vụ lưu trú được hiểu là một yếu tố nằm trong hoạt độngkinh doanh du lịch Dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp các cơ

sở lưu trú ngắn hạn cho những người có nhu cầu (công tác, du lịch…) Ngoài

ra, kinh doanh dịch vụ lưu trú còn bao gồm cả các loại hình dài hạn dành chosinh viên, công nhân… Ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú thì một số cơ sở còncung cấp thêm các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, sức khỏe…

Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú giới hạn và loại trừ hoạt động cung cấp cơ sởlưu trú dài hạn, cụ thể như dịch vụ cho thuê căn hộ dịch vụ Cùng là loại hìnhdịch vụ lưu trú nhưng khách hàng của dịch vụ này lại có mục đích sử dụngkhác Khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ lưu trú ngắn hạn (dịch vụ khách sạn)trong thời gian đi du lịch ngắn ngày, nên mối quan hệ giữa khách sạn và dukhách là từng giao dịch riêng lẻ, thủ tục đơn giản; trong khi khách hàng sửdụng căn hộ dịch vụ thì phải kí kết hợp đồng thuê dài hạn, có nêu các thỏathuận của các bên Nói cách khác, tính chất giao dịch của loại hình căn hộdịch vụ là liên tục, có sự gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp trong suốtquá trình sử dụng dịch vụ

Dịch vụ lưu trú là một trong những sản phẩm du lịch vô hình tồn tạidưới dạng phi vật thể của hoạt động kinh doanh du lịch Đối với hàng hóa (vậtchất) thông thường thì quá trình sản xuất và tiêu dùng là tách rời nhau, không

Trang 14

cùng trong một thời điểm Các mặt hàng được sản xuất ra ở một nơi khác và ởmột thời gian khác với nơi bán và tiêu dùng Ở một thời điểm khác thông quacác kênh phân phối sản phẩm, thì người tiêu dùng chỉ cần bỏ tiền ra mua hànghóa đó là được quyền sở hữu sản phẩm.

Còn đối với dịch vụ lưu trú thì gần như thời gian sản xuất ra sản phẩm

du lịch trùng khớp với thời gian tiêu dùng sản phẩm và khi được thực hiện thìkhông có quyền sở hữu nào được chuyển từ người bán sang người mua.Người mua chỉ là đang mua quyền đối với tiến trình dịch vụ Chẳng hạn, khi

đi du lịch, khách du lịch được ở trong những khách sạn sang trọng, được sửdụng phương tiện vận chuyển để đi lại, được chơi các trò chơi, giải trí hấpdẫn, được thoải mái tắm và nghỉ ngơi trên bãi biển nhưng trên thực tế họkhông có quyền sở hữu đối với chúng

Bản thân sản phẩm du lịch cũng mang tính vô hình, phi vật chất nênkhông thể đem sản phẩm du lịch bán từ nơi này sang nơi khác như các hànghóa thông thường mà chúng ta vẫn luôn tiêu dùng hằng ngày Do tính đồngthời, khùng khớp như trên nên sản phẩm dịch vụ du lịch không thể lưu khođược Ví dụ khi khách hàng mua dịch vụ tại khách sạn nào, thời gian nào thìkhách sạn đó sẽ cung ứng dịch vụ vào đúng thời gian đó Lúc đó, chính là lúcsản phẩm du lịch vừa được hình thành đồng thời với hành trình của khách vàcảm nhận của khách về chất lượng sản phẩm Vì các cơ sở lưu trú vừa là nơisản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên dịch vụ du lịch thuộc loại không dichuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các cơ sở lưu trú.Dịch vụ có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ, ví dụ các khách sạn ở các khunghỉ mát thường vắng khách vào mùa đông nhưng lại rất đông khách vào mùa

hè, các nhà hàng trong khách sạn thường đông khách ăn vào trưa hoặc chiềutối, hoặc các khách sạn gần trung tâm thành phố thường đông khách vào ngàynghỉ cuối tuần Chính đặc tính cầu cao điểm của dịch vụ dẫn đến tình trạng

Trang 15

cung cầu dịch vụ dễ mất cân đối vừa gây lãng phí cơ sở vật chất lúc trái vụ vàchất lượng dịch vụ có cơ giảm sút khi gặp cầu cao điểm.

Dịch vụ lưu trú cung cấp các dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơbản, dịch vụ bổ sung

Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ chính mà nhà cung ứng du lịch cungcấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được

khách hàng như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, dịch vụ nhà hàng, [34]

Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằmthỏa mãn các nhu cầu không bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng vẫn có trongchuyển hành trình của du khách Ví dụ như là những dịch vụ thỏa mãn nhucầu đặc trưng của du khách như tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí; cácdịch vụ khác đi kèm nếu khách hàng có nhu cầu thì cơ sở lưu trú sẽ cung ứngngay như dịch vụ trông trẻ, đổi tiền, thuê xe, cửa hàng đồ lưu niệm Thôngthường dịch vụ bổ sung lại có tính chất quyết định cho sự lựa chọn của khách

và có ảnh hưởng quan trọng đến sự thỏa mãn toàn bộ của khách hàng đối vớidịch vụ trọn gói của cơ sở lưu trú Chẳng hạn, nếu khách sạn có số lượng dịch

vụ bổ sung càng phong phú, chất lượng của dịch vụ cao thì ngay cả giá cảkhông rẻ khách vẫn đến đông và khi đó khách sạn kinh doanh sẽ rất có hiệuquả vì hệ số sử dụng phòng cao, khách quay lại thường cao hơn so với loạikhách sạn có ít dịch vụ

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, “Kinh doanh là việcthực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,

từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm

mục đích sinh lợi”[30] Như vậy, nếu một ngành nghề nào đó trong Danh mục

có gắn cụm từ “kinh doanh” thì sẽ được hiểu tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ của

Trang 16

ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện kinh doanh.

Tuy nhiên, ở một số ngành, nghề không phải tất cả các công đoạn củaquá trình đầu tư đều tác động đến lợi ích công cộng mà chỉ là một hoặc mộtvài khâu trong quá trình đó cần được kiểm soát Do đó, nếu không phân tách

rõ phạm vi mà sử dụng chung cụm từ “kinh doanh” trước tên của ngành, nghề

sẽ khiến cho việc kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh mở rộng ra quá mứccần thiết, ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Việt Nam, quyền con người luôn được tôn trọng, đặt lên vị trí trọngtâm hàng đầu, được cụ thể hóa thành các quyền trong Hiến pháp và pháp luật.Trong các quyền con người, tự do kinh doanh là quyền được xác định rõ ràngtrong Hiến pháp năm 2013 tại Điều 33 “Mọi người có quyền tự do kinh doanhtrong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Nhiều nghiên cứu chorằng, quyền tự do kinh doanh có nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì đây

là sự tự do trong hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất của cải vật chất cho xãhội, mà hoạt động kinh tế giữ một vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, quyết

định hay ảnh hưởng các mặt hoạt động của quốc gia [12, tr.19] Tuy nhiên

quyền tự do kinh doanh luôn gắn liền với một hệ thống pháp luật cụ thể, mộtquốc gia nhất định và trong một nước có pháp luật tự do nghĩa là được làm

những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm [2, tr.101].

Mặt khác, điều kiện kinh doanh được hiểu là tập hợp các công cụ màchính phủ sử dụng để đặt ra các yêu cầu đối với công dân và doanh nghiệp.Tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Điều kiện kinh doanh là yêucầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề

cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điềukiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệmnghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác”.Vì thế, có quanđiểm cho rằng: “Điều kiện kinh doanh là mọi sự can thiệp của cơ quan hành

Trang 17

chính vào quyền tự do kinh doanh của người dân, thường được cụ thể hóabằng những hành vi của nhân viên hành chính có quyền chấp nhận hoặc

khước từ việc đăng ký hoặc tổ chức những hoạt động kinh doanh cụ thể” [21,

tr.23], “Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất

vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sungkhác trong thơi gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có

lãi” [18, tr.13].

Trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú thì kinh doanh lưu trú

là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu phục vụ cho một nhu cầu thiết yếucủa con người là nhu cầu nghỉ ngơi Nếu ở nhà thì điều kiện và môi trườngquen thuộc, còn ở cơ sở lưu trú thì có những điều mới lạ, do vậy cơ sở lưu trúkhông chỉ đáp ứng nhu cầu bình thường là nghỉ ngơi lấy sức mà còn đáp ứng

cả nhu cầu tâm lý của khách hàng Đáp lại khách sẽ chi trả cho sự cung cấp đó

và sự thỏa mãn của khách cũng như những gì khách sạn nhận được từ khách,

đó chính là hoạt động của cơ sở lưu trú

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là khái niệm không hề mới trong

hệ thống pháp luật nước ta, tuy nhiên lại không có một định nghĩa chính thứcnào khái niệm này cho đến khi Luật Đầu tư 2014 ra đời Tại khoản 1 Điều 7Luật Đầu tư quy định: “Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành,nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đóphải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” [31] Trước năm 2014, các nhà

chính sách vẫn ban hành điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề thuộcphạm vi quản lý của mình mà không đưa ra lý do giải thích về các mục tiêucủa các quy định đó hoặc khi giải trình thường ít khi liên hệ tới các lợi íchcông cộng Vì không có chuẩn chung nào để đánh giá tính hợp lý, cần thiếtcủa các quy định về điều kiện kinh doanh hay ngành, nghề kinh doanh có điều

Trang 18

kiện Điều này vô hình chung khiến cho quyền tự do kinh doanh của doanhnghiệp bị hạn chế đáng kể.

Như vậy theo như quy định trên đây thì kinh doanh dịch vụ lưu trú làviệc cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch, là ngànhnghề kinh doanh có điều kiện trừ tổ chức, cá nhân có nhà cho người Việt Namhoặc người nước ngoài thuê (có hợp đồng thuê nhà) để ở, học tập, làm việc

Và để một doanh nghiệp có thể kinh doanh dịch vụ lưu trú thì doanh nghiệp

đó trước hết phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Từ kết quả nghiên cứu cho thầy: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

là yêu cầu mà các tổ chức, cá nhân phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanhdịch vụ lưu trú được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và cácđiều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,thể hiện bằng các hình thức theo quy định của pháp luật Điều kiện kinhdoanh dịch vụ lưu trú là phải thành lập doanh nghiệp, kinh doanh cơ sở lưutrú có thể dưới hình thức doanh nghiệp, cá nhân đăng ký kinh doanh Tổ chức,

cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú phải đáp ứng các điều kiện chung về đảmbảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữacháy và các điều kiện riêng (yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang bị, dịch vụ,trình độ chuyên môn,…) đối với từng loại hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trúđược quy định theo các nhóm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ dulịch, bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

- Đặc điểm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú:

Thứ nhất, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú có tính chất áp đặt quy

mô doanh nghiệp Chủ thể kinh doanh dịch vụ lưu trú chỉ được phép kinhdoanh khi đã đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, phải có vốntối thiểu; Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú được thể hiện bằng những hìnhthức cụ thể tùy thuộc vào quy định của pháp luật, là một trong những công cụ

Trang 19

đắc lực giúp cho Nhà nước thực hiên việc quản lý và điều tiết thị trường.

Thứ hai, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú có tính chất can thiệp vào

quyền tự quyết của doanh nghiệp Pháp luật về doanh nghiệp ghi nhận quyền

tự chủ của doanh nghiệp trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh, thuê và sửdụng lao động, tuy nhiên yêu cầu tổ chức kinh doanh phải theo quy mô nhấtđịnh, phải đáp ứng được các điều kiện trong Giấy chứng nhận kinh doanh

Thứ ba, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú có tính chất can thiệp vào

thị trường bằng mệnh lệnh hành chính Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trúcủa chủ doanh nghiệp chịu ràng buộc bởi lý do quốc phòng, an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, do đó đảm bảorằng chủ thể kinh doanh ngành nghề này sẽ không gây thiệt hại hay đe dọagây thiệt hại đến những lợi ích mà nhà nước cần bảo vệ, là cơ sở cho các cơquan nhà nước có thẩm quyền thực hiện được chức năng quản lý doanhnghiệp cũng như giải quyết các tranh chấp, tạo ra sự ổn định và phát triển chonền kinh tế

1.1.2 Vai trò của điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh đểkiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh thương mại mà các chủ thể kinhdoanh phải đáp ứng được khi thực hiện kinh doanh trong những ngành nghềkinh doanh có điều kiện nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng.Mục đích của ngành nghề kinh doanh có điều kiện là đảm bảo điều kiện vì lý

do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sứckhỏe của cộng đồng Do đó, pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

là thước đo để đảm bảo phát triển cho các lĩnh vực:

- Điều kiện quốc phòng, an ninh quốc gia: Dịch vụ lưu trú là dịch vụtổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóasâu sắc Vì vậy, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú tốt tạo động lực cho du

Trang 20

lịch phát triển ổn định, bảo đảm an ninh và an toàn cho du khách khi đi dulịch, đồng thời còn có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiềuviệc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vựckhác phát triển đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chínhtrị, đối ngoại và an ninh quốc phòng.

- Trật tự, an toàn xã hội: Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế,mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh phù hợpvới yêu cầu quản lý kinh tế và môi trường pháp lý riêng của quốc gia mìnhnhằm tránh những phát sinh, phức tạp tiềm ẩn không chỉ trong công tác quản

lý nhà nước về hoạt động kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.Đồng thời, giúp các cơ quan chức năng và nhà nước có thể giám sát và đảmbảo các điều kiện về an toàn và giữ gìn trật tự

- Đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng: Thị trường khách du lịch ngàycàng đa dạng phong phú có quy mô lớn nên thị trường sản xuất du lịch cần đadạng và đồng bộ với quy mô lớn, bảo đảm mỗi công ty, doanh nghiệp, cá nhânhay cơ sở kinh doanh đã đủ các điều kiện về trật tự, tuân thủ các quy định củapháp luật về an toàn trong mọi mặt như đảm bảo an toàn tính mạng, an toànsức khỏe, an toàn tài sản, an toàn về tâm lý cho khách khi tiêu dùng sản phẩmdịch vụ lưu trú.Việc chấp hành đúng quy định của pháp luật về điều kiện kinhdoanh dịch vụ lưu trú không những đem lại uy tín, chất lượng, danh tiếng chocác tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú mà khách hàng cũng đượcđảm bảo lợi ích về mặt an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụngdịch vụ lưu trú, tạo sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ lưu trú tại

cơ sở lưu trú của doanh nghiệp

1.2 Cơ cấu pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp phải cónghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư

Trang 21

kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủđiều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.Việc doanh nghiệp phải đủ điều kiện để kinh doanh đối với một số lĩnh vựckinh doanh là thực sự cần thiết Mục đích cơ bản của việc này là để đảm bảorằng chủ thể kinh doanh ngành nghề đó sẽ không gây thiệt hại hoặc đe dọa

gây thiệt hại cho những lợi ích nhà nước cần bảo vệ [13, tr.37] Do đó, cơ cấu

pháp luật của điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm các nhóm vấn đềđiều chỉnh pháp luật sau đây:

Thứ nhất, nhóm quy phạm pháp luật về nguyên tắc về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng nguyên tắc xây dựng banhành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chức năng triển khai việc thẩmđịnh điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật Một trong nhữngnguyên tắc đó là bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất củavăn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và căn cứ vào chủtrương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện thuận

lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp [35, tr.27].

Kể từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập mạnh mẽ, cùng với các quyền conngười luôn được bảo đảm thì quyền tự do kinh doanh cũng đã được mở rộng

và được hiện thực tại Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp đã thừa nhận quyền tự

do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của con người Các thànhphần kinh tế bình đẳng với nhau trong hoạt động Quyền tự do kinh doanh đã

có một bước tiến mới, cởi mở với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do

kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” [29] Quy định

này hàm chứa ý nghĩa quan trọng, đó là: mọi người có quyền tự do kinhdoanh; giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi, muốncấm cái gì, thì Nhà nước phải quy định bằng luật

Trang 22

Kinh doanh dịch vụ lưu trú là ngành nghề kinh doanh có điều kiện Tổchức cá nhân chỉ được kinh doanh dịch vụ lưu trú kể từ khi có đủ điều kiệntheo quy định của pháp luật, nghĩa là quyền tự do kinh doanh dịch vụ lưu trú

có giới hạn cụ thể Giới hạn kinh doanh này phụ thuộc vào lợi ích chính đángcủa các chủ thể khác trong xã hội vì hoạt động của tổ chức, cá nhân kinhdoanh lưu trú du lịch ảnh hưởng đến nhiều lợi ích khác như khách du lịch, nhàcung cấp, cộng đồng địa phương, an ninh, chính trị, tôn giáo, lịch sử Trongcác nguyên tắc cơ bản của pháp luật chứa các nội hàm “đạo đức xã hội”,

“thuần phong mỹ tục”, “lợi ích xã hội” hay “lợi ích công cộng” từ đó tạo nêncác giới hạn của quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng

Để xác định rõ giới hạn của quyền tự do kinh doanh, chúng ta cần có các

nguyên tắc quy định có giá trị bền vững [40, tr.60].

Ngoài ra, theo các nguyên tắc chung của phát triển bền vững du lịch,phát triển bền vững dịch vụ lưu trú tại vùng du lịch cần tuân thủ năm nguyêntắc cơ bản đó là phát triển dịch vụ lưu trú phải dựa trên khai thác và sử dụngcác nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đến một cách hợp lý; phát triển dịch vụlưu trú phải đi đôi với hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu thảichất thải ra môi trường; phát triển dịch vụ lưu trú phải gắn với bảo tồn tính đadạng về tài nguyên, văn hóa và xã hội của môi trường du lịch; phát triển kinhdoanh dịch vụ lưu trú phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộitổng thể của địa phương và quốc gia; phát triển kinh doanh dịch vụ lưu trúphải chú trọng đến chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương

Thứ hai, nhóm quy phạm pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch vụ lưu trú

Chủ thể kinh doanh dịch vụ lưu trú là các tổ chức, cá nhân kinh doanhthực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú có đủ điều kiện kinh doanhtheo quy định của pháp luật hiện hành Để đảm bảo quyền và lợi ích cho

Trang 23

chính chủ thể kinh doanh thì đòi hỏi mỗi chủ thể kinh doanh phải thỏa mãnnhững điều kiện nhất định thì mới tham gia hoạt động kinh doanh.

Đối với chủ thể kinh doanh là cá nhân: phải thỏa mãn các điều kiện vềnăng lực pháp lý theo Điều 16 Bộ luật dân sự 2015 về độ tuổi, khả năng nhậnthức và điều khiển hành vi của mình; quốc tịch; lý lịch tư pháp; khả năng tàichính (điều kiện về vốn, có đang lâm vào tình trạng phá sản không) Bên cạnhnăng lực hành vi dân sự thì để trở thành chủ thể kinh doanh, cá nhân còn phảixin phép hoặc đăng ký kinh doanh ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Chỉsau khi được cấp giấy phép kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh, cá nhânmới có năng lực pháp luật trong quan hệ hoạt động kinh doanh, có quyền hoạtđộng kinh doanh và khi đó mới trở thành chủ thể

Đối với chủ thể kinh doanh là tổ chức: Có thể hiểu tổ chức muốn kinhdoanh dịch vụ lưu trú thì có thể đăng ký theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợptác xã và lựa chọn một trong bốn hình thức sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công

ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần hay Công ty hợp danh

Một là, đối với hộ kinh doanh thường phù hợp vơi các trường hợp kinhdoanh với quy mô nhỏ Cụ thể, hộ kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh

cố định và pháp luật cũng giới hạn về số lượng nguồn nhân lực tức số lượngngười lao động làm việc tại cơ sở lưu trú tối đa không quá 10 người Việc tiếnhành đăng ký kinh doanh được thực hiện tại Phòng Tài chính – Kế hoạchthuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Hai là, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm

hữu hạn Loại hình này thường phù hợp với quy mô kinh doanh lớn hơn sovới hộ kinh doanh nêu trên Mặc dù không tồn tại những hạn chế của hộ kinhdoanh tuy nhiên quá trình thành lập và tổ chức, quản lý cũng như kiểm soátdoanh nghiệp sẽ chặt chẽ hơn Theo đó, khi thành lập thì phải đăng ký kinhdoanh ở Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư

Trang 24

Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 thì những tổ chức

cá nhân không được quyền thành lập và quản lý, mua cổ phần, góp vốn vàodoanh nghiệp thì đương nhiên cũng không đủ điều kiện để tham gia hoạt độngkinh doanh lưu trú du lịch dưới hình thức doanh nghiệp Tuy nhiên, đối vớitừng trường hợp hộ kinh doanh thì pháp luật lại có quy định khác Các cánhân thuộc hầu hết các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý, góp vốn vàodoanh nghiệp không bị cấm đăng ký làm chủ hộ kinh doanh Các đối tượngnày vẫn có thể đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú

Bên cạnh đó, Theo Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 96/2016/ND-CP ngày01/7/2016 thì người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

là người đại diện theo pháp luật, người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ cơ sởkinh doanh có tên trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị địnhnày; Người được những người quy định tại điểm a khoản này ủy quyền đứngtên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Thứ ba, nhóm quy phạm pháp luật những nội dung cụ thể của điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú đối với từng nhóm vấn đề

Kinh doanh dịch vụ dịch vụ lưu trú là ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện được quy định tại Phụ lục 4, số thứ tự 214 về Danh mục ngành,nghề kinh doanh có điều kiện (Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửađổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh

có điều kiện của Luật Đầu tư); Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lưu trú đượcquy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quyđịnh điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện và tại Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của

Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CPngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Ngoài ra, Nghị định 168/2017/NĐ-CP

Trang 25

ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

2017 cũng đã quy định: Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm:

“- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

phục vụ khách du lịch” [8].

Theo Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015 thì kinh doanh dịch

vụ lưu trú vẫn tiếp tục là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Đốivới điều kiện kinh doanh phải có giấy phép, chủ thể kinh doanh phải tiến hànhcác thủ tục xin cấp phép kinh doanh và phải được cơ quan nhà nước có thẩmquyền chấp thuận dưới hình thức giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh

Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP của chính phủ hướngdẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định hình thức áp dụng

của điều kiện đầu tư kinh doanh như sau: “1) Giấy phép kinh doanh; 2) Giấy

chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; 3) Chứng chỉ hành nghề; 4) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; 5) Xác nhận vốn pháp định; 6) Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp nhận được các hình thức văn bản” [5]; Các quy định nhằm tạo hiệu quả và tối ưu hóa việc nhà

nước quản lý hoạt động kinh tế, tạo lập nên một khung pháp lý để các chủ thểkinh doanh được đảm bảo quyền tự do kinh doanh Thông qua các chế địnhpháp luật để điều kiện kinh doanh, Nhà nước có thể điều tiết được hoạt độngsản xuất – kinh doanh, giữ được sự phát triển ổn định bền vững cho nền kinhtế

Trang 26

Thứ tư, nhóm quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục áp dụng về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện kinhdoanh do pháp luật quy định bởi ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú làngành nghề kinh doanh có điều kiện

Một là, có thể thành lập doanh nghiệp theo một trong các loại hìnhdoanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 bao gồm:doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công

ty cổ phần, hoặc hộ kinh doanh cá thể Hồ sơ thủ tục thành lập các doanhnghiệp này được quy định cụ thể tại Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 71 Nghịđịnh 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh

hộ kinh doanh cá thể và trình tự đăng ký để thực hiện hoạt động kinh doanhdịch vụ lưu trú và nghị định 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 quy định vềđăng ký doanh nghiệp Bên cạnh đó phải đáp ứng những điều kiện tại Điều 7Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự áp dụngchung cho các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Hai là, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật

tự theo quy định tại Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:

+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tựcủa cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định96/2016/NĐ-CP)

+ Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứngnhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn

vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệphợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp

Trang 27

tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã

số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biênbản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

+ Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định96/2016/NĐ-CP) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu

số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) của ngườichịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:+ Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về

an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điềukiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừnhững người đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang,

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội);

Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộcbiên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị – xã hội thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyềntrực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh) Đối với những người không thuộcđối tượng nêu trên phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấnnơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nướcngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ

Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trútại Việt Nam;

+ Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diệntheo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân

Trang 28

sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điềukiện về an ninh, trật tự.

+ Tại một địa điểm kinh doanh có nhiều ngành, nghề khác nhau thuộcmột cơ sở kinh doanh nhưng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điềukiện về an ninh, trật tự của nhiều cấp Công an thì nộp một bộ hồ sơ cho cơquan Công an có thẩm quyền cao nhất để cấp một Giấy chứng nhận đủ điềukiện về an ninh, trật tự cho các ngành, nghề đó;

+ Tại một địa điểm kinh doanh có nhiều ngành, nghề khác nhau thuộcnhiều cơ sở kinh doanh khác nhau nhưng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứngnhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của nhiều cấp Công an thì mỗi cơ sở kinhdoanh nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền cao nhất để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho từng cơ sở kinh doanh;

– Hình thức nộp hồ sơ: Cơ sở kinh doanh chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ sau đây:

+ Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền;

+ Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính;

+ Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tưkinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận

đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải hoàn thành việc cấpGiấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân Trườnghợp không đủ điều kiện thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý

Trang 29

nói riêng được quy định tại Điều 8 Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày20/10/2017 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối vớimột số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và nghị định168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định việc kiểm tra, giám sát điều kiệntối thiếu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú.

Thứ sáu, nhóm quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc áp dụng điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Cơ quan Công an có thẩm quyền được thực hiện việc thanh tra, kiểm tratheo định kỳ hoặc đột xuất cơ sở kinh doanh lưu trú khi có dấu hiệu vi phạmpháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có vănbản chỉ đạo của cơ quan Công an cấp trên Căn cứ pháp lý xử phạt vi phạmđiều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Điều 10, 11, 12 Nghị định45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực du lịch

1.3 Các yêu cầu đối với pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Việc đặt ra các điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề là rấtcần thiết vì nó không chỉ là căn cứ để chứng minh năng lực của chủ thể trướckhi gia nhập thị trường mà còn là yếu tố để bảo đảm cho chủ thể duy trì hoạtđộng kinh doanh của mình trong suốt quá trình tồn tại Bên cạnh đó, việc đặt

ra các quy định về điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề còn gópphần ngăn ngừa những hậu quả xấu do hoạt động kinh doanh của chủ thể kinhdoanh gây ra cho Nhà nước và xã hội

Để thúc đẩy thực hiện pháp luật của doanh nghiệp, cần xác định cácyêu cầu đối với pháp luật của ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nói chungcũng như pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng như sau:

Trang 30

Thứ nhất, phải đảm bảo các thuộc tính bao gồm tính toàn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, tính khả thi của pháp luật.

Điều này thể hiện ở việc hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứngđược đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng của đờisống xã hội để các quan hệ xã hội quan trọng có tính điển hình, phổ biến cần

có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh

Yêu cầu về tính toàn diện và đồng bộ càng đặt ra cấp thiết trong giaiđoạn hiện nay Việc xuất hiện các ngành nghề mới với các phương thức sảnxuất, kinh doanh mới phải được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật Nhất

là trong giai đoạn mà khoa học công nghệ đang có những tiến bộ mạnh mẽlàm nền tảng cho rất nhiều phương thức kinh doanh mới

Tính đồng bộ của pháp luật kinh doanh trong trường hợp này còn thểhiện ở việc pháp luật phải dự liệu các vấn đề có liên quan đến toàn bộ quátrình kinh doanh, như các vấn đề môi trường (chất thải rắn, chất thải khí…),lao động (quyền lợi của người lao động), các vấn đề xã hội khác (như quyềnlợi của người tiêu dùng, tác động đến văn hóa, truyền thống, tập quán xãhội…)

Thứ hai, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật kinh doanh

Giữa các bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật không chỉ có mối liên

hệ gắn bó chặt chẽ mà còn luôn có sự thống nhất nội tại với nhau

Tính thống nhất của pháp luật kinh doanh thể hiện ở sự thống nhất giữacác chế định, giữa các quy phạm pháp luật trong cùng chế định, không cótrùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các quy phạm pháp luật trongmỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật kinhdoanh

Tính thống nhất của pháp luật kinh doanh còn thể hiện ở sự đồng nhất

về mục đích điều chỉnh của các quy phạm pháp luật Theo đó, các quy phạm

Trang 31

bắt buộc luôn có các chế tài đảm bảo thực hiện hoặc tương ứng với các quyphạm ghi nhận quyền của doanh nghiệp thì cũng có cơ chế bảo vệ phù hợp.

Thứ ba, đảm bảo tính phù hợp của pháp luật kinh doanh

Tính phù hợp của pháp luật kinh doanh là sự tương thích giữa các quyphạm pháp luật với các quy luật khách quan của xã hội Yêu cầu về tính phùhợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt, như phù hợp với các điềukiện kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xãhội khác

Khi pháp luật kinh doanh phù hợp kinh tế, nghĩa là vừa phản ánh đượcnhững quy luật kinh tế chung vừa phản ánh được những quy luật kinh tế đặcthù của phương thức sản xuất đang tồn tại thì sẽ tạo điều kiện cho sự pháttriển của phương thức sản xuất ấy

Yêu cầu phù hợp với các điều kiện chính trị được thể hiện ở chỗ phápluật kinh doanh phản ánh đầy đủ đường lối chính sách của Đảng lãnh đạo, bảo

vệ lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau một cách hài hòa Trong xã hộiluôn tồn tại nhiều giai tầng khác nhau với các lợi ích khác nhau, do đó, chỉ khicác quy định của pháp luật hài hòa được các lợi ích đó, tức là đảm bảo lợi ích

cơ bản của tất cả các lực lượng chủ yếu trong xã hội, lợi ích hợp pháp củatầng lớp này không xung đột với lợi ích của các tầng lớp khác thì mới đảmbảo sự phát triển bình thường của các quan hệ xã hội và thúc đẩy việc thựchiện pháp luật kinh doanh

Pháp luật kinh doanh cũng cần phù hợp với các công cụ điều chỉnhquan hệ xã hội khác như đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, dư luận xãhội…, theo đó, nếu pháp luật kinh doanh có tác động cùng chiều với các công

cụ khác thì sẽ tạo ra sự cộng hưởng thúc đẩy việc thực hiện pháp luật

Sự phù hợp của pháp luật kinh doanh với pháp luật quốc tế cũng ảnhhưởng đến thực hiện pháp luật Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quốc

Trang 32

gia đã ký kết hoặc tham gia, các điều ước quốc tế, hệ thống pháp luật quốc giatrong đó có pháp luật kinh doanh phải phù hợp với các điều ước quốc tế đó đểđảm bảo các nguyên tắc xây dựng pháp luật; đồng thời, tạo điều kiện để cácdoanh nghiệp hội nhập sâu rộng vào các hoạt động kinh tế quốc tế Chỉ khipháp luật kinh doanh có các thuộc tính trên thì mới có tính khả thi trong thựctế.

Thứ tư, nâng cao trình độ ý thức pháp luật của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có sự tôn trọng pháp luật, doanh nghiệp sẽ tự giác,chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định, kiềm chế thực hiệncác hành vi mà pháp luật cấm, đồng thời, sẽ có ý thức thực hiện đúng, đủ màkhông phải là thực hiện một cách đối phó, gượng ép

Thứ năm, sử dụng một cách hiệu quả các cơ chế điều chỉnh xã hội khác Việc

sử dụng các cơ chế điều chỉnh xã hội khác như đạo đức, dư luận xã hội, hoạt

động của các tổ chức phi nhà nước đem lại hiệu quả cao, đồngthời có tác động bền vững và sâu rộng Trong thời gian qua, có thể thấy sựảnh hưởng của các cơ chế này đối với việc thực hiện pháp luật của doanhnghiệp như sức ép từ dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật phòngcháy chữa cháy của chủ đầu tư các nhà chung cư hay sự nhận thức về đạo đứckinh doanh cũng định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp…

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Yếu tố điều chỉnh của pháp luật

Các quy định của pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinhdoanh du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng Các yếu tốluật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanhcũng như thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Các quy phạmpháp luật ổn định, phù hợp là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh

Trang 33

lưu trú du lịch Thay đổi về pháp luật có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhómdoanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác Hệthống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạomôi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh doanh lưu trú dulịch Mức độ ổn định về luật pháp của một quốc gia cho phép chủ thể kinhdoanh lưu trú du lịch có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinhdoanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy yếu tốluật pháp ổn định là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia

vào thị trường [40].

Yếu tố về vốn đầu tư

Vốn là một yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là điềukiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Trong phạm vi một doanh nghiệp có thể thấy rằng, điểm xuấtphát để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là có một số vốn đầu tư banđầu nhất định Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trúnên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu và trong những năm tiếp theo phải cao Vì yêucầu về tính chất lượng cao của sản phẩm cơ sở lưu trú, nó đòi hỏi các thànhphần các trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở lưu trú cũng cóchất lượng cao để đạt được mục tiêu của cơ sở lưu trú Thứ hạng của cơ sởlưu trú càng cao thì chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở lưutrú đó càng tăng Bên cạnh đó, sản phẩm cơ sở lưu trú hầu hết là các dạngdịch vụ, rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình khách thường có xuhướng chi tiêu cao hơn bình thường và yêu cầu tiện nghi cao hơn Do tínhchất thời vụ, mặc dù đã đầu tư một số tiền lớn cho việc xây dựng khách sạnnhưng kinh doanh có hiệu quả chỉ vài tháng trong năm nên đó là nguyên nhântiêu hao vốn lớn

Trang 34

Yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường xa, hệ thống giaothông vận tải, thông tin liên lạc, điện nước…có ảnh hưởng rất lớn đến việckhai thác tài nguyên du lịch của một quốc gia, của vùng, ảnh hưởng đến việcthu hút khách Cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi an toàn, tiết kiệm chokhách trong việc đi lại, ăn ở, giúp cho hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trúđược thông suốt đảm bảo năng suất lao động và chất lượng phục vụ cònngược lại sẽ hạn chế sự phát triển của từng doanh nghiệp du lịch Như vậy đểcông tác thu hút khách tiến hành thành công thì chúng ta cần quan tâm thíchđáng vào cơ sở vật chất kỹ thuật của từng cơ sở lưu trú, ngành du lịch cũngnhư các địa phương, quốc gia

Yếu tố về chất lượng của đội ngũ lao động

Chất lượng của đội ngũ lao động có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự lâudài của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, bởi sự sẵn sàng phục vụ khách

là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của chất lượng phục vụ, là một quátrình đòi hỏi nhiều lao động khác nhau Do đó tiêu chuẩn tuyển chọn nhânviên và nội dung huấn luyện khác nhau Vì vậy, người lao động khó thay thếcho nhau và cũng là nguyên nhân gây ra nhu cầu sử dụng lớn về lao động vàđảm bảo chất lượng của đội ngũ lao động Điều này đòi hỏi người lãnh đạo cơ

sở lưu trú cần phải thực hiện tốt công đoạn quản lý cơ sở lưu trú vừa nâng caochất lượng sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng phục vụ

Yếu tố về quy luật

Cơ sở lưu trú là một doanh nghiệp, một tế bào trong nền kinh tế nêncũng chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế như quy luật tự nhiên, quy luậtcung cầu, cạnh tranh giá cả, quy luật tâm sinh lý của con người Chẳng hạn,kinh doanh dịch vụ lưu trú phụ thuộc vào tài nguyên du lịch với những biếnđộng lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu trong năm Từ đó, nó gây ra sự biến

Trang 35

động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch, đặc biệt là các cơ

sở lưu trú nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch ở vùng biển và vùng núi Những đặcđiểm trên cho thấy kinh doanh dịch vụ lưu trú không phải là đơn giản mà rấtphức tạp và khó khăn, biến động không ngừng nhưng kinh doanh dịch vụ lưutrú vẫn thu hút được các nhà đầu tư bởi vì tỉ xuất lợi nhuận cao và hơn nữa là

sự nhạy bén của những người làm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú vì được tiếpxúc với nhiều người, tiếp thu được văn hóa của các dân tộc trên thế giới Để

từ đó, chủ cơ sở lưu trú chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu để khắc phụcnhững tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằmphát triển hoạt động kinh doanh của mình

Yếu tố về trật tự trị an

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú gắn liền với sinh hoạt của conngười về ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ngoài nơi cư trú thường xuyên Vìvậy việc đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách và hoạt độngkinh doanh của cơ sở lưu trú có ý nghĩa hết sức quan trọng Yêu cầu này chỉ

có thể thực hiện được trong điều kiện của nền kinh tế chính trị của một quốcgia ổn định và phát triển lành mạnh Như vậy có nghĩa là tình hình kinh tếchính trị có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng khách du lịch và lượng khách đếnlưu trú do vậy mà doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể mà có biện phápphục vụ khách chu đáo khi khách đến lưu trú tại cơ sở của mình

Yếu tố về tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tổng thể các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùngcác thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lựccủa con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên nàyđược sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp cho việc sản xuất ra các sảnphẩm du lịch Tài nguyên du lịch là điều kiện tiền đề thôi thúc người dân đi

du lịch Trước tiên một cơ sở lưu trú muốn thu hút được khách thì cơ sở lưu

Trang 36

trú đó phải được tọa lạc tại điểm có tài nguyên du lịch, có thể có rất nhiều các

cơ sở lưu trú được xây dựng, nên một cơ sở lưu trú muốn thu hút được kháchđến phải có kiến thức độc đáo, hài hòa với cảnh quan xung quanh

Bên cạnh đó, văn hóa và tôn giáo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của dịch vụ lưu trú Vậy nên, du lịch địa phương đang trở thành một

xu hướng và cần phải khai thác triệt để Tuy nhiên, khi xây dựng khách sạnphải đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ những nét đặc trưng vùng miền, văn hoá, lốisống của người dân bản địa,… điều đó sẽ giúp ích rất nhiều để bạn xây dựng

ý tưởng, chiến lược kinh doanh hiệu quả

Yếu tố về điều kiện thị trường

Thị trường là nơi tập trung giữa người mua và người bán hay nói cáchkhác là nơi giao thoa giữa cung và cầu Vì vậy sự biến đổi của cung hay cầuđều dẫn đến sự biến đổi của thị trường

+ Sự biến đổi về cầu

Khách là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, của một cơ

sở lưu trú Hoạt động thu hút khách chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến đổi củatrên thị trường, sự biến đổi của cầu lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưtrình độ nhân thức, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng hay xu hướngmới trên thị trường Rõ ràng rằng nếu nhu cầu về lưu trú cao thì doanh nghiệp

có điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều khách đến, mặt khác có thể lựachọn được khách của mình để phục vụ cho chu đáo, nâng cao hiệu quả kinhdoanh Ngược lại nếu cầu về lưu trú thấp, điều đó có nghĩa là doanh nghiệpphải đối mặt với cạnh tranh gay gắt vì trong chiến lược thu hút khách đòi hỏidoanh nghiệp phải có chính sách phù hợp về giá cả, các kênh phân phối để lôikéo được nhiều du khách đến nhất

+ Sự biến đổi về cung

Sự biến đổi về cung thể hiện sự thay đổi về số lượng cũng như chất

Trang 37

lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú trên thị trường Sự biếnđổi về cung cầu trong dịch vụ lưu trú trên thị trường Sự biến đổi về cung cầutrong dịch vụ lưu trú dẫn đến từng doanh nghiệp phải có chính sách hợp lýtrong từng thời kỳ để thu hút được khách đến Trong bối cảnh hiện nay cầucũng gia tăng mà cung cũng gia tăng nhưng với những sắc thái khác nhau vàyêu cầu đòi hỏi cũng khác nhau vì vậy doanh nghiệp phải biết lựa chọn conđường đi của riêng mình để đạt được hiệu quả trong kinh doanh.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về điều kiệnkinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm các khái niệm cơ bản, đặc điểm, vai tròcủa điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú; cơ cấu pháp luật về điều kiện kinhdoanh dịch vụ lưu trú; các yêu cầu đối với pháp luật về điều kiện kinh doanhdịch vụ lưu trú; các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về kinh doanh dịch vụ lưutrú Kết quả nghiên cứu lý luận giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về điều kiệnkinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật hiện hành

Nhìn chung, các điều kiện kinh doanh được xây dựng là nhằm đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực, hạn chế các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện thamgia cung ứng dịch vụ Từ đó, việc duy trì điều kiện kinh doanh hợp lý gópphần thúc đẩy và duy trì phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội Các điềukiện càng thuận lợi bao nhiêu thì càng thúc đẩy nhanh sự phát triển kinhdoanh dịch vụ lưu trú càng góp phần tăng trưởng nền kinh tế nước nhà nóichung

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch

vụ lưu trú

2.1.1 Điều kiện đăng ký kinh doanh

Thứ nhất, quy định về chủ thể kinh doanh

Từ khi Hiến pháp 2013 và Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, quyền

tự do kinh doanh của các doanh nghiệp đã mở rộng hơn, từ việc các doanhnghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật cho phép, thì giờđây, các doanh nghiệp có thể kinh doanh những ngành nghề mà pháp luậtkhông cấm Quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệpnói chung và trong pháp luật về kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng được thểhiện qua những quy định về quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp;quyền tự định đoạt, tự quyết định của thành viên công ty, quyền tự chủ trongkinh doanh, tự do định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp

Theo Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015 thì kinh doanh dịch

vụ lưu trú vẫn tiếp tục là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Đốivới điều kiện kinh doanh phải có giấy phép, chủ thể kinh doanh phải tiến hànhcác thủ tục xin cấp phép kinh doanh và phải được cơ quan nhà nước có thẩmquyền chấp thuận dưới hình thức giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh

Chủ thể kinh doanh theo Luật Du lịch 2017 đã mở rộng đến các tổ chức

và cá nhân, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này thì có thểkinh doanh lưu trú du lịch Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Du lịch 2017

Trang 39

không có định nghĩa hay quy định thế nào là tổ chức Điều đó cũng tạo ranhiều cách hiểu không thống nhất về các chủ thể này Nếu hiểu theo nghĩarộng nhất thì chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vikinh doanh Bao gồm những tổ chức, cá nhân đã làm thủ tục đăng ký hay xinphép kinh doanh và những tổ chức, cá nhân khác có thực hiện hành vi kinhdoanh nhằm mục đích kiếm lời Còn nếu hiểu theo nghĩa của pháp luật thựcđịnh, thì chủ thể kinh doanh là những tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt độngkinh doanh mang tính nghề nghiệp, hoạt động dưới hình thức pháp lý nhấtđịnh và đã làm thủ tục, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

hay giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật [39, tr.16].

Nếu công ty có một thành viên tham gia góp vốn thì phải chọn loại hìnhdoanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanhnghiệp tư nhân Nhưng loại hình doanh nghiệp tư nhân có khá nhiều rủi ronên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là biện pháp tối ưu nhất Nếu công

ty có hai thành viên trở lên thì nên chọn công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên (hạn chế tối đa 50 thành viên góp vốn vào doanh nghiệp, phù hợpvới doanh nghiệp vừa và nhỏ) Nếu công ty có ba thành viên trở lên có thể lựachọn công ty cổ phần (công ty cổ phần có thể phát hành cổ phần kêu gọi vốn

và không hạn chế số lượng thành viên tối đa nên phù hợp với doanh nghiệplớn)

Còn nếu cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú thì có thể đăng ký mô hình

hộ kinh doanh cá thể Đối với hộ kinh doanh, theo khoản 1 Điều 66 Nghị định

78/2015 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam

hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu

và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” [6] Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong các

Trang 40

ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cá nhân phải đăng ký để nhà nướcthống kê và quản lý, giám sát đảm bảo các điều kiện kinh doanh Địa điểm đểđăng ký có thể là nơi đăng ký nhân khẩu thường trú, tạm trú hoặc địa điểmkinh doanh.

Bên cạnh đó, pháp luật còn có quy định người chịu trách nhiệm về anninh, trật tự của cơ sở kinh doanh theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định

số 96/2016/NĐ-CP Đối với người Việt Nam, người chịu trách nhiệm về anninh, trật tự của cơ sở kinh doanh không được thuộc các trường hợp:

– Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc củanước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác dolỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trongthời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cảitạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ,cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật

tự theo quyết định của Tòa án

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyếtđịnh áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyếtđịnh; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyếtđịnh đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để đượccoi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nướcngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

cấp phép cư trú [7].

Ngày đăng: 27/11/2019, 07:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh, (2019), Đà Nẵng sẽ tạm dừng kinh doanh các cơ sở lưu trú vi phạm, được truy lục từ Báo Đầu tư online: https://baodautu.vn/da- nang-se-tam-dung-kinh-doanh-cac-co-so-luu-tru-vi-pham-d99148.html; cập nhật ngày 23/4/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đà Nẵng sẽ tạm dừng kinh doanh các cơ sở lưutrú vi phạm
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 2019
3. Bộ Công an (2017), Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2017
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Na, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thihành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việctại Việt Na
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
5. Chính phủ (2015), Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 về hướng dẫn Luật Đầu tư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 về hướng dẫn Luật Đầu tư
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
6. Chính phủ (2015), Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể và trình tự đăng ký để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 quyđịnh về hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể và trình tự đăngký để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
7. Chính phủ (2016), Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy địnhđiều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định"điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
8. Chính phủ (2017), Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2017

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w