ModunBVMT.TV

36 148 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ModunBVMT.TV

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phần 2 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trờng trong môn Tiếng Việt __________________________________________________________________ I. mục tiêu, phơng thức tích hợp nh Nhóm 1: Căn cứ mục tiêu, nội dung Chơng trình và SGK môn Tiếng Việt cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong trờng tiểu học, anh (chị) hãy trao đổi về hai vấn đề sau : 1. Mục tiêu GDBVMT qua môn Tiếng Việt là gì ? 2. Môn Tiếng Việt ở tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo các phơng thức nào ? Thông tin phản hồi cho Hoạt động 1 1 * Mục tiêu Giáo dục BVMT qua môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học nhằm giúp HS : - Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trờng và xã hội gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe - nói (Kể chuyện). - Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trờng xung quanh. - Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trờng Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trờng và danh lam thắng cảnh của quê hơng, đất nớc ; bớc đầu biết nhắc nhở mọi ngời bảo vệ môi trờng để làm cho cuộc sống tốt đẹp. * Phơng thức tích hợp Căn cứ vào nội dung Chơng trình, SGK và đặc trng giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, có thể tích hợp GDBVMT theo hai phơng thức sau : - Phơng thức 1. Khai thác trực tiếp Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT (VD : các bài Tập đọc nói về chủ điểm thiên nhiên, đất nớc, .), GV giúp HS hiểu, cảm nhận đợc đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trờng. Những hiểu biết về môi trờng đợc HS tiếp nhận qua các bài văn, bài thơ sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về t tởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trờng. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc trng của môn Tiếng Việt. - Phơng thức 2. Khai thác gián tiếp Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trờng nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức tích hợp, lồng ghép bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trờng nhằm giáo dục HS theo định hớng về GDBVMT. Ph- ơng thức này đòi hỏi GV phải nắm vững những kiến thức về GDBVMT, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên thích hợp. GV cũng cần xác định rõ : đây là yêu cầu tích hợp theo hớng liên tởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ ; tránh khuynh hớng liên hệ lan man, sa đà hoặc gợng ép, khiên cỡng, không phù hợp với đặc trng môn học. II. nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT trong môn tiếng việt 2 lớp 1 Nhóm 2: Căn cứ nội dung Chơng trình, SGK Tiếng Việt 1, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau : 1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp (lồng ghép) GDBVMT. 2. Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp của các bài đó (theo phơng thức nào). Trình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dới đây. Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phơng thức tích hợp Thông tin phản hồi cho Hoạt động 2 * Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1 bao gồm : 1. Giới thiệu về một số cảnh quan thiên nhiên, gia đình, trờng học (môi trờng gần gũi với HS lớp 1) qua các ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết), nghe - nói (Kể chuyện). 2. Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trờng Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trờng và danh lam thắng cảnh của quê hơng, đất nớc. * Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể : Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phơng thức TH 3 Bài 10. ô - ơ - Luyện nói về chủ điểm bờ hồ, kết hợp khai thác nội dung GDBVMT qua một số câu hỏi gợi ý : Cảnh bờ hồ có những gì ? Cảnh đó có đẹp không ? Các bạn nhỏ đang đi trên con đờng có sạch sẽ không ? Nếu đợc đi trên con đờng nh vậy, em cảm thấy thế nào ? . - Khai thác gián tiếp nội dung bài luyện nói. 13 Bài 54. ung - ng - Từ khoá bông súng Liên hệ : Bông hoa súng nở trong hồ ao làm cho cảnh vật thiên nhiên thế nào ? (Thêm đẹp đẽ). - Khai thác gián tiếp nội dung bài học. 3 (Giáo dục HS tình cảm yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nớc). 14 Bài 55. eng - iêng - Luyện nói về chủ điểm Ao, hồ, giếng, kết hợp khai thác nội dung GDBVMT qua một số câu hỏi gợi ý : Tranh vẽ cảnh vật thờng thấy ở đâu ? Ao, hồ, giếng đem đến cho con ngời những ích lợi gì ? Em cần giữ gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nớc sạch sẽ, hợp vệ sinh ? . - Khai thác gián tiếp nội dung bài luyện nói. 16 Bài 68. ot - at - Bài ứng dụng : Ai trồng cây, . Chim hót lời mê say. (HS thấy đợc việc trồng cây thật vui và có ích, từ đó muốn tham gia vào việc trồng và bảo vệ cây xanh để giữ gìn môi trờng Xanh - Sạch - Đẹp). - Khai thác trực tiếp nội dung bài đọc. 17 Bài 70. ôt - ơt - Bài ứng dụng : Hỏi cây bao nhiêu tuổi, . Che tròn một bóng râm. Liên hệ : Cây xanh đem đến cho con ngời những ích lợi gì ? (Có bóng mát, làm cho môi trờng thêm đẹp, con ngời thêm khoẻ mạnh, .). (HS cảm nhận đợc vẻ đẹp, ích lợi của cây xanh ; có ý thức BVMT thiên nhiên). - Khai thác gián tiếp nội dung bài ứng dụng. 20 Bài 82. ich - êch - Bài ứng dụng : Tôi là chim chích . Có ích, có ích. (HS yêu thích chú chim sâu có ích cho môi trờng thiên nhiên và cuộc sống). - Khai thác trực tiếp nội dung bài đọc. 27 Tập đọc Hoa ngọc lan - HS trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài (Nụ hoa lan màu gì? . Hơng hoa lan thơm nh thế nào ?) / GV liên hệ mở rộng để HS nâng cao ý thức yêu quý và - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 4 BVMT : Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con ngời. Những cây hoa nh vậy cần đợc chúng ta gìn giữ và bảo vệ . - HS luyện nói (Gọi tên các loài hoa trong ảnh SGK) / GV khẳng định rõ hơn : Các loài hoa góp phần làm cho môi trờng thêm đẹp, cuộc sống của con ngời thêm ý nghĩa . 29 Tập chép Hoa sen - GV nói về nội dung bài, kết hợp GDBVMT trớc khi HS tập chép (hoặc củng cố cuối tiết học) : Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), do vậy ai cũng yêu thích và muốn gìn giữ để hoa đẹp mãi. - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 32 Tập chép Hồ Gơm - HS tập chép đoạn văn : Cầu Thê Húc màu son, . tờng rêu cổ kính. / GV kết hợp liên hệ GDBVMT (cuối tiết học) : Hồ Gơm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội và là niềm tự hào của mỗi ngời dân Việt Nam. Càng yêu quý Hồ Gơm, chúng ta càng có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ để Hồ G- ơm đẹp mãi. - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 33 Tập đọc Cây bàng - HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (Theo em, cây bàng đẹp nhất vào mùa nào ?) / GV nêu câu hỏi liên tởng về BVMT : Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải đợc nuôi dỡng và bảo vệ ở những mùa nào ? . - HS luyện nói (Kể tên những cây đợc trồng ở sân trờng em) / GV tiếp tục liên hệ về ý thức BVMT, giúp HS thêm yêu quý trờng lớp. - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 33 Tập đọc Đi học - HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (Đờng đến trờng có những cảnh gì đẹp ?) / - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 5 GV nhấn mạnh ý có tác dụng gián tiếp về GDBVMT : Đờng đến trờng có cảnh thiên nhiên thật đẹp đẽ, hấp dẫn (hơng rừng thơm, nớc suối trong, cọ xoè ô râm mát), hơn nữa còn gắn bó thân thiết với bạn HS (suối thầm thì nh trò chuyện, cọ xoè ô che nắng làm râm mát cả con đờng bạn đi học hằng ngày). 33 Kể chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn - Dựa vào nội dung câu chuyện, GV có thể rút ra bài học và liên hệ về ý thức BVMT cho HS : Cần sống gần gũi, chan hoà với các loài vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình. - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 35 Tập đọc Anh hùng biển cả - HS trả lời câu hỏi trong SGK và kết hợp luyện nói (bài tập 3) : Hỏi nhau về cá heo theo nội dung bài : + Cá heo sống ở biển hay ở hồ ? + Cá heo đẻ trứng hay đẻ con ? + Cá heo thông minh nh thế nào ? + Con cá heo trong bài đã cứu sống đ- ợc ai ? (HS nâng cao ý thức BVMT : yêu quý và bảo vệ cá heo - loài động vật có ích) - Khai thác trực tiếp nội dung bài tập đọc và nội dung luyện nói. * Lu ý về yêu cầu tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1 1. Những vấn đề chung về môi trờng toàn cầu : Vẻ đẹp thiên nhiên đợc nói đến trong các bài học ở SGK Tiếng Việt 1 (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc Chính tả ở chủ điểm Thiên nhiên - Đất nớc ở phần Luyện tập tổng hợp). 2. Nguồn thực phẩm : Các loại cây, con dùng làm thực phẩm đợc nói đến trong các bài Học vần (từ khoá, từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng), các bài Tập đọc Chính tả trong phần Luyện tập tổng hợp (tập trung ở các chủ điểm Gia đình, Thiên nhiên - Đất nớc). 3. Duy trì bền vững hệ sinh thái : Các vùng lãnh thổ đất nớc, công viên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng (chú trọng các bài luyện đọc ứng dụng ở phần Học vần, bài Tập đọc Chính tả ở các chủ điểm Thiên nhiên - Đất nớc, Gia đình ở phần Luyện tập tổng hợp). 6 4. Duy trì bền vững các loài hoang dã : Yêu thích các loài vật hoang dã (một số loài vật nói đến trong bài ứng dụng ở phần Học vần ; trong bài Tập đọc, Kể chuyện ở phần Luyện tập tổng hợp). lớp 2 Hoạt động 3 Căn cứ nội dung Chơng trình, SGK Tiếng Việt 2, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau : 1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp (lồng ghép) GDBVMT. 2. Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp của các bài đó (theo phơng thức nào). Trình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dới đây. Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phơng thức TH Thông tin phản hồi cho Hoạt động 3 * Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm : 1. Giới thiệu thiên nhiên và môi trờng, cuộc sống xã hội (đặc biệt là cuộc sống ở gia đình, nhà trờng và ngoài xã hội) đợc đề cập đến qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giúp HS hiểu đợc ý nghĩa của môi trờng Xanh - Sạch - Đẹp đối với việc nâng cao chất lợng cuộc sống con ngời 2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trờng : không phá hoại môi trờng tự nhiên, trồng cây gây rừng và làm đẹp cảnh quan môi trờng xung quanh; yêu quý gia đình, bạn bè, quê hơng đất nớc. * Gợi ý nội dung, địa chỉ và mức độ cụ thể : Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT Phơng thức TH 2 TĐ Làm việc thật là vui - HS luyện đọc và tìm hiểu bài / kết hợp gợi ý HS liên hệ (dùng câu hỏi) : Qua bài văn, em có nhận xét gì về - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 7 cuộc sống quanh ta ? (Mọi vật, mọi ngời đều làm việc thật nhộn nhịp và vui vẻ .). Từ đó liên hệ ý về BVMT : Đó là môi trờng sống có ích đối với thiên nhiên và con ngời chúng ta. 5 LT&C Ai là gì ? - HS đặt câu theo mẫu (Ai là gì ?) để giới thiệu trờng em, giới thiệu làng (xóm, bản, ấp, buôn, sóc, phố) của em. (BT3); từ đó thêm yêu quý môi trờng sống. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. 6 Tập đọc KC Mẩu giấy vụn Tập viết Chữ hoa D - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trờng lớp học luôn sạch đẹp. - HS tập viết : Đẹp trờng đẹp lớp. / Giáo dục ý thức giữ gìn trờng lớp luôn sạch đẹp. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. 10 Tập đọc KC Sáng kiến của bé Hà Tập làm văn Kể về ngời thân - Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những ngời thân trong gia đình. - Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. 11 Tập đọc KC Bà cháu Tập đọc Cây xoài của ông em - GD tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà. - Kết hợp GDBVMT thông qua các câu hỏi : 2. Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông ? 3. Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quả ngon nhất ? (GV nhấn mạnh : Bạn nhỏ nghĩ nh vậy vì mỗi khi nhìn thứ quả đó, bạn lại nhớ ông. Nhờ có tình cảm đẹp đẽ với ông, bạn nhỏ thấy yêu quý cả sự vật trong môi trờng đã gợi ra hình ảnh ngời thân .). - Khai thác trực tiếp nội dung bài. - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 8 12 Tập đọc KC Sự tích cây vú sữa Tập đọc Mẹ LT&C Từ ngữ về tình cảm gia đình - GD tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ. - HS trả lời câu hỏi trong SGK (chú ý câu 2 : Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc ?), từ đó giúp các em trực tiếp cảm nhận đợc cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thơng của mẹ. - Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh (Cháu . ông bà; Con . cha mẹ; Em . anh chị). (BT2). Nhìn tranh (SGK), nói 2-3 câu về hoạt động của mẹ và con. (BT3). / Giáo dục tình cảm yêu thơng, gắn bó với gia đình. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. 13 Tập đọc KC Bông hoa niềm vui Tập đọc Quà của bố - Giáo dục tình cảm yêu thơng những ngời thân trong gia đình. - GV giúp HS cảm nhận : Món quà của bố tuy chỉ là những con vật bình thờng nhng là cả một thế giới dới nớc (cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái . hoa sen đỏ, nhị sen vàng . con cá sộp, cá chuối), cả một thế giới mặt đất (con xập xành, con muỗm to xù, con dế .). Từ đó kết hợp liên hệ mở rộng thêm (đối với HS khá, giỏi) về GDBVMT : Em hiểu vì sao tác giả nói Quà của bố làm anh em tôi giàu quá ! (Vì có đủ cả một thế giới dới nớc và cả một thế giới mặt đất ý nói : có đầy đủ các sự vật của môi tr- ờng thiên nhiên và tình yêu thơng của bố dành cho các con .). - Khai thác trực tiếp nội dung bài. - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 14 Tập đọc KC Câu chuyện bó đũa - GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. 15 Tập đọc 9 KC Hai anh em Tập làm văn Kể về anh chị em - GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình. - GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. 16 Tập viết Chữ hoa O Tập làm văn Kể ngắn về con vật - Gợi ý HS liên tởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên qua nội dung viết ứng dụng : Ong bay bớm lợn. (Hỏi : Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên nh thế nào ?). - Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật. - Khai thác gián tiếp nội dung bài. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. 19 Tập đọc KC Chuyện bốn mùa - GV nhấn mạnh : Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những vẻ đẹp riêng nhng đều gắn bó với con ngời. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trờng thiên nhiên để cuộc sống của con ngời ngày càng thêm đẹp đẽ. - Khai thác gián tiếp nội dung bài. 20 Chính tả Gió Tập đọc Mùa xuân đến Tập làm văn Tả ngắn về bốn mùa - GV giúp HS thấy đợc tính cách thật đáng yêu của nhân vật Gió (thích chơi thân với mọi nhà, cù khe khẽ anh mèo mớp, rủ đàn ong mật đến thăm hoa; đ- a những cánh diều bay bổng, ru cái ngủ đến la đà, thèm ăn quả, hết trèo cây bởi lại trèo na). Từ đó, thêm yêu quý môi trờng thiên nhiên. - GV giúp HS cảm nhận đợc nội dung : Mùa xuân đến làm cho cả bầu trời và mọi vật đều trở nên đẹp đẽ và giàu sức sống. Từ đó, HS có ý thức về BVMT. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trờng thiên nhiên. - Khai thác gián tiếp nội dung bài. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. 21 Tập đọc KC - GV hớng dẫn HS nêu ý nghĩa của câu - Khai thác gián 10

Ngày đăng: 15/09/2013, 00:10

Hình ảnh liên quan

Trình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dới đây. - ModunBVMT.TV

r.

ình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dới đây Xem tại trang 3 của tài liệu.
- HS thấy đợc giá trị của hình ảnh so sánh ( Trẻ em nh búp trên cành ), từ đó  cảm nhận đợc vẻ đẹp của thiên nhiên - ModunBVMT.TV

th.

ấy đợc giá trị của hình ảnh so sánh ( Trẻ em nh búp trên cành ), từ đó cảm nhận đợc vẻ đẹp của thiên nhiên Xem tại trang 17 của tài liệu.
Trình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dới đây. - ModunBVMT.TV

r.

ình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dới đây Xem tại trang 19 của tài liệu.
Trình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dới đây. - ModunBVMT.TV

r.

ình bày nội dung tích hợp GDBVMT theo bảng dới đây Xem tại trang 23 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan