Cửa hàng muốn xây dựng một hệ thống để nhận đặt hàng pizza và chicken wings. • Khi khách hàng gọi điện tới cửa hàng, nhân viên sẽ hỏi số điện thoại của khách hàng. • Khi nhân viên nhập số điện thoại của khách hàng vào hệ thống, tên, địa chỉ, và thông tin về lần đặt hàng gần nhất của khách hàng được hiện thị. • Sau khi khách hàng chọn món, hệ thống tính tổng tiền (bao gồm thuế và phí giao hàng). Sau đó, đơn hàng được chuyển tới nhà bếp. Và hóa đơn được in ra. • Nếu khách hàng đặt hàng vào đợt có chương trình khuyến mại, một phiếu giảm giá sẽ được in ra. • Nhân viên giao hàng sẽ giao đồ ăn, hóa đơn, và phiếu giảm giá (nếu có) cho khách hàng. • Hóa đơn cũng được lưu lại trong cơ sở dữ liệu của cửa hàng. • Hàng tuần, báo cáo sẽ được lập dựa trên các hóa đơn của tuần đó và nộp cho cửa hàng trưởng.
Trang 1MÔN HỌC: HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
ĐỀ BÀI:
Phần I: 1 Tìm hiểu về các loại hình gian lận; các động cơ gian lận; các gian lận phổ biến trên Báo cáo tài chính
2 Giấu nợ Phân tích ví dụ minh họa
Phần II: Thiết kế sơ đồ dòng dịch chuyển dữ liệu
Cửa hàng muốn xây dựng một hệ thống để nhận đặt hàng pizza và chicken wings
• Khi khách hàng gọi điện tới cửa hàng, nhân viên sẽ hỏi số điện thoại của khách hàng
• Khi nhân viên nhập số điện thoại của khách hàng vào hệ thống, tên, địa chỉ, và thông tin về lần đặt hàng gần nhất của khách hàng được hiện thị
• Sau khi khách hàng chọn món, hệ thống tính tổng tiền (bao gồm thuế và phí giao hàng) Sau đó, đơn hàng được chuyển tới nhà bếp Và hóa đơn được in ra
• Nếu khách hàng đặt hàng vào đợt có chương trình khuyến mại, một phiếu giảm giá
sẽ được in ra
• Nhân viên giao hàng sẽ giao đồ ăn, hóa đơn, và phiếu giảm giá (nếu có) cho khách hàng
• Hóa đơn cũng được lưu lại trong cơ sở dữ liệu của cửa hàng
• Hàng tuần, báo cáo sẽ được lập dựa trên các hóa đơn của tuần đó và nộp cho cửa hàng trưởng
Trang 2: Thiết kế sơ đồ dòng dịch chuyển dữ liệu
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thông tin và cách thức truyền đạt, xử lý nó đã và đang trở thành mạch sống của nhân loại Con người chứng tỏ rằng nếu thiếu xăng dầu, chúng ta có thể tạo ra những loại nhiên liệu thay thế khác, nhưng nếu thiếu thông tin, con người sẽ đứng trước những thảm họa khó lường, bởi thông tin không phải sản phẩm của trí thông minh và tài năng sáng tạo Trong nền kinh tế thị trường, thông tin, đặc biệt là các thông tin tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra các quyết định kinh doanh Thông tin sai lệch, bất cân xứng dẫn đến sai lầm trong việc ra quyết định, gây thiệt hại lớn cho các đối tượng
sử dụng Vì vậy, đảm bảo tính minh bạch, tính trung thực của thông tin tài chính là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu
Gian lận thông tin tài chính, cụ thể là trên Báo cáo tài chính là chủ đề không còn quá xa lạ, nhưng luôn nóng hổi, không ngừng xuất hiện trên các bản tin thời sự, đặc biệt
là sau sự kiện hàng loạt các công ty hàng đầu trên thế giới như Enron, Worldcom bị phá sản vào đầu thế kỷ 21 Người ta không chỉ bất ngờ về những tổn thất kinh tế do gian lận gây ra mà còn cả các phương pháp gian lận hết sức tinh vi được thực hiện bởi chính các nhà quản lý cấp cao và cả sự tiếp tay của kiểm toán viên độc lập
Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Công trình Đường thủy (Vinawaco), Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (DVD) có thể không phải là những trường hợp duy nhất thiếu minh bạch, trở thành một thách thức lớn đối với không chỉ kiểm toán viên mà còn là các nhà đầu tư Bài
phân tích dưới đây của Nhóm 5 sẽ làm rõ các loại hình gian lận, động cơ gian lận và các gian lận phổ biến trên Báo cáo tài chính, đặc biệt là hành vi Giấu nợ
Trang 4I CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1 Tổng quan về gian lận
Theo từ điển Tiếng Việt, gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp, thiếu trung thực; sử dụng các mánh khoé nhằm lừa gạt người khác để thu được một lợi ích nào đó Các biểu hiện của gian lận trong đời sống có thể kể đến như: Quay cóp trong thi cử để đạt điểm cao; lợi dụng lòng tin của bạn bè nhằm phục vụ mục đích bất hợp pháp của cá nhân
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240), gian lận là những hành vi
cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính
Gian lận có thể được biểu hiện dưới các dạng sau:
- Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính
- Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính
- Biển thủ tài sản
- Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo tài chính
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật
I.2 Tổng quan về Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Phản ánh hai nội dung tài sản và nguồn vốn, giúp cho nhà
phân tích nghiên cứu đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh, khả năng cân bằng tài chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả
kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả
Trang 5hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với kỳ trước và với doanh nghiệp khác để nhận biết khái quát hoạt đọng trong kỳ và xu hướng vận động
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cung cấp những thông tin về luồng tiền vào ra của
doanh nghiệp, giúp phân tích được tính thanh khoản thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, cũng như những nguồn tiền đóng góp cho sự thanh khoản
đó và những dòng chi phí mà doanh nghiệp cần chú ý để khống chế tính thanh khoản của doanh nghiệp mình
- Thuyết minh Báo cáo tài chính: Nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản
xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích thêm một cách cụ thể, rõ ràng
Từ những khái niệm và biểu hiện của gian lận cũng như khái niệm về Báo cáo tài chính và các chức năng của hệ thống Báo cáo tài chính nêu trên, nhóm 5 xin đưa ra 3 loại hình gian lận phổ biến: Biển thủ tài sản, tham ô, gian lận trên Báo cáo tài chính
II.1Biển thủ tài sản
Biển thủ tài sản xảy ra khi người chịu trách nhiệm quản lý hoặc sử dụng các tài sản của doanh nghiệp biển thủ hoặc sử dụng các tài sản này cho mục đích cá nhân, không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
Loại gian lận này có thể được thực hiện bởi các giám đốc công ty, nhân viên của công ty hoặc bất cứ ai khác ủy thác nắm giữ và quản lý tài sản của doanh nghiệp Thông thường, tài sản bị đánh cắp là tiền mặt hoặc tương đương tiền, tuy nhiên có thể bao gồm
cả dữ liệu của công ty hoặc các tài sản sở hữu trí tuệ
Biển thủ tài sản gồm 3 dạng chính:
- Biển thủ doanh thu:
Ví dụ: Một nhân viên có thể rút tiền của doanh nghiệp bằng cách không ghi nhận lại
khoản tiền bán hàng hoặc ghi nhận thiếu số tiền nhận được
- Giả mạo các khoản thanh toán:
Ví dụ: Ngày càng có nhiều công ty thuê một bên thứ ba để tính toán bảng lương cho
doanh nghiệp, điều này làm đơn giản hóa mọi việc nhưng đổi lại làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro gian lận lương Gian lận lương thường xảy ra hai hình thức chính: tạo ra nhân viên
Trang 6ảo hoặc ghi tăng giờ làm cao hơn thực tế Mục đích của hành động gian lận lương là lừa gạt công ty để chiếm dụng tài sản
- Biển thủ hàng tồn kho:
Ví dụ: Nhân viên thực hiện thường sẽ là những người có quyền đặt hàng từ nhà cung cấp mà không có ai giám sát hoặc phê duyệt Người nhân viên này sẽ sử dụng thẩm quyền của mình để đặt hàng hóa, dịch vụ nhằm sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng doanh nghiệp là người trả tiền Địa điểm nhận hàng không phải là địa điểm kho của doanh nghiệp mà là địa điểm khác do nhân viên này đặt trước
II.2Tham ô
Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba
Ví dụ: A là thủ quỹ của một đơn vị nhà nước, A đã lợi dụng quyền hạn mà tổ chức giao
cho mình để lấy quỹ cơ quan và đầu tư mua bán đất riêng A chính là ví dụ lạm dụng chức
vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản Vì A là người có chức vụ, quyền hạn (thủ quỹ) và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để đạt được mục đích hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật
II.3Gian lận trên Báo cáo tài chính
Là trường hợp các thông tin trên Báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ảnh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lừa gạt người sử dụng thông tin
Đây là các thủ thuật kế toán mà chủ sở hữu hay nhà quản lý sử dụng để làm sai lệch
về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc này không quá khó
để thực hiện vì các chuẩn mực kế toán khá linh hoạt, cho phép áp dụng nhiều phương pháp kế toán, nhiều nghiệp vụ mang tính đánh giá chủ quan của nhà quản lý Các mánh khóe gian lận cũng không dễ bị phát hiện, vì đó là gian lận các con số và không có sự mất mát tài sản hữu hình Thậm chí, trong nhiều trường hợp, khó có thể đánh giá cách hạch toán đó là đúng hay sai
Ví dụ: Trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Container
Phía Nam (VSG), kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với
Trang 7số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái” Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được, việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm
lỗ 33,16 tỷ đồng Nếu áp dụng VSA 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra
Gian lận xuất hiện và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội Đời sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng tăng cao, hành vi gian lận ngày càng tinh vi, biểu hiện dưới nhiều hình thức và khác nhau
Theo Donald R Cressey, một nhà nghiên cứu về tội phạm, gian lận chỉ phát sinh khi hội tụ đủ 3 yếu tố sau:
III.1 Áp lực
Gian lận thường phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ chức chịu áp lực Áp lực có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như:
- Áp lực phải tạo doanh thu ổn định, duy trì xu hướng phát triển tốt của công ty trước các cổ đông, chủ sở hữu cũng như công chúng
- Áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong để đạt mức lợi nhuận kỳ vọng
- Áp lực về tài chính, gánh nặng thuế
III.2 Cơ hội
Là thời cơ để thực hiện hành vi gian lận Có hai yếu tố liên quan đến cơ hội là: nắm bắt thông tin và có kỹ năng thực hiện Chức quyền càng cao thì càng có nhiều cơ hội thực hiện gian lận Cơ hội xuất phát từ áp lực và các lợi ích có thể đạt được như:
- Khoản tiền thưởng hoặc phần thưởng về tài chính dựa trên mức độ hoàn thành chỉ tiêu tài chính của công ty hoặc bộ phận; phân chia hoa hồng
- “Làm đẹp” tình hình sản xuất kinh doanh, mở ra một triển vọng đạt kết quả hoạt động tốt… nhằm mục đích vay vốn từ các chủ nợ (ngân hàng, cá nhân cho vay)
- Mong muốn thâu tóm hoặc sáp nhập công ty
III.3 Thái độ, cá tính
Không phải mọi người khi gặp khó khăn và có cơ hội cũng đều thực hiện gian lận mà phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cá tính của từng cá nhân Thiếu liêm khiết sẽ làm cho sự kết hợp giữa áp lực và thời cơ biến thành hành động gian lận
Trang 8Hành động gian lận còn phụ thuộc vào thái độ và cách nhìn nhận của người điều hành với xã hội và các vấn đề cần giải quyết Đôi khi, gian lận xảy ra do:
- Người điều hành cảm thấy các công ty khác cũng làm như vậy và học theo
- Người điều hành có lối sống độc đoán, chuyên quyền
- Người điều hành nghĩ rằng gian lận trên Báo cáo tài chính sẽ khó bị phát hiện
- Người điều hành cảm thấy gian lận một lần cũng không sao Tâm lý con người thường cho rằng họ sẽ không lặp lại nữa Nhưng có lần một sẽ có lần hai, và dần dần mọi chuyện sẽ trở lên dễ dàng, nhiều thủ đoạn và tinh vi hơn
Tuy nhiên, bên cạnh những động cơ gian lận có ảnh hưởng xấu nói trên, đôi khi nhà quản trị công ty cũng thực hiện một số gian lận trên Báo cáo tài chính nhằm đem lại kết quả tốt cho công ty mình, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, đảm bảo kế hoạch mà công ty đặt ra
Trên thực tế, việc công bố rõ ràng và đầy đủ các thông tin tài chính nhiều khi lại tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh nắm được tình hình hoạt động của công ty, gây bất lợi cho các dự án mà công ty đang thực hiện Tuy nhiên, nếu chỉ khai báo chung chung,
sẽ không tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, khiến công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn Vì vậy, lựa chọn phù phép Báo cáo tài chính lại là lựa chọn tối ưu
Từ các động cơ gian lận nêu trên, ta có thể thấy được việc gian lận báo cáo tài chính
có thể gây ra những thiệt hại lớn cho các cá nhân sở hữu công ty cũng như những người đầu tư vào sự phát triển của công ty, Nhưng việc vận dụng thay đổi một số thông tin trên Báo cáo tài chính một cách phù hợp cũng sẽ mang lại lợi ích cho công ty và cho các cá nhân liên quan
IV CÁC GIAN LẬN PHỔ BIẾN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Theo thời gian, gian lận trên Báo cáo tài chính ngày càng diễn ra với nhiều cách thức khác nhau Trong đó, có thể kể đến những loại gian lận phổ biến như sau:
IV.1 Gian lận doanh thu
Gian lận trong ghi nhận doanh thu là những gian lận phổ biến trong quản trị lợi nhuận Dưới đây là một số các dạng gian lận doanh thu thường gặp:
IV.1.1 Tạo doanh thu ảo
Là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không
có thực Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng
Trang 9từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán
bị trả lại
IV.1.2 Thổi phồng doanh thu
Là việc thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên Hóa đơn như số lượng, giá bán hoặc tạo các giao dịch không có thực, hư cấu cho khách hàng thật
IV.1.3 Phân loại sai
Các khoản thu nhập bất thường thay vì hạch toán vào thu nhập khác, doanh nghiệp lại ghi nhận vào khoản mục doanh thu hoạt động kinh doanh thường xuyên
IV.1.4 Ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điều kiện ghi nhận
- Giao sản phẩm chưa hoàn thành, bán thành phẩm cho khách hàng hoặc giao tại thời điểm mà khách hàng chưa sẵn sàng trong việc nhận hàng để ghi nhận doanh thu;
- Tham gia vào “soft sales” (giao cho khách hàng chưa đồng ý mua);
- Ghi nhận toàn bộ giá trị hợp đồng là doanh thu khi chưa bàn giao đầy đủ hàng hóa
và dịch vụ;
IV.2 Gian lận hàng tồn kho
Gian lận hàng tồn kho là một trong những hình thức gian lận điển hình khác trong doanh nghiệp Một số hành vi gian lận có thể kể đến như:
- Không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Sửa đổi tài liệu hoặc các bản kiểm kê để ghi tăng/giảm giá trị hàng tồn kho
- Đưa hàng của bên liên quan vào hàng tồn kho của doanh nghiệp
- Đưa hàng nhận ký gửi vào hàng tồn kho của doanh nghiệp
- Tận dụng nhà cung cấp giả để cung cấp hàng cho doanh nghiệp
IV.3 Gian lận vốn hóa chi phí
Là một cách trì hoãn hoặc nhập nhằng trong việc ghi nhận chi phí, các chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ sẽ được ghi nhận lên bảng cân đối thay vì báo cáo lỗ lãi Từ đó khiến cho chi phí giảm, lợi nhuận tăng, nguồn vốn và tài sản tăng do chuyển đổi chi phí thành tài sản
IV.3.1 Gian lận trong vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình
Thông thường các doanh nghiệp rất dễ nhập nhằng trong việc ghi nhận các chi phí nghiên cứu và phát triển Các chi phí nghiên cứu trong kỳ phải được tính là chi phí hoạt động trên Báo cáo Thu nhập Chi phí phát triển phải có đủ cả các điều kiện vốn hóa mới được phép vốn hóa và ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán
Trang 10IV.3.2 Gian lận trong vốn hóa Chi phí đi vay
Gian lận có thể được thực hiện bằng cách doanh nghiệp vay một khoản vay có giá trị lớn cho cả mục đích đầu tư xây dựng và hoạt động kinh doanh Nhưng phần lớn giá trị khoản vay được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (giả sử khoảng 90% giá trị hợp đồng) và một phần nhỏ được sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng (10% giá trị hợp đồng) Thay vì ghi nhận chi phí vốn hóa theo đúng tỷ lệ lãi vay dành cho hoạt động đầu tư xây dựng (10%), doanh nghiệp sẽ thực hiện vốn hóa toàn bộ Chi phí đi vay (100%) nhằm mục đích gian lận làm tăng lợi nhuận
4.4 Gian lận tài sản cố định
Gian lận tài sản cố định có thể được thực hiện bằng cách:
- Lập hóa đơn giả, sửa chữa chứng từ nhằm mục đích ghi tăng giá trị tài sản cố định
- Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt, mua sắm tài sản như: phê duyệt mua tài sản vượt quá thẩm quyền, không tổ chức đấu thầu đối với những tài sản bắt buộc theo qui định, thực hiện sai các thủ tục trong việc đầu thầu
- Áp dụng sai chế độ kế toán Ví dụ: cố tình tiếp tục trích khấu hao TSCĐ đã khấu hao hết; bắt đầu chậm khấu hao bằng cách sử dụng ngày đưa tài sản vào hoạt động không phù hợp; xác định giá thanh lý cao, không phù hợp
4.5 Gian lận các khoản đầu tư
Gian lận có thể thực hiện bằng cách: Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn “khống”, nghĩa là tăng vốn mà không hề tăng tài sản tương ứng đi kèm và khi đó cổ phiếu phát hành thêm không hề có giá trị thực và “biến” thành giấy lộn Số vốn tăng lên này không được thể hiện đầy đủ hoặc không có thực ở những chỉ tiêu bên phần tài sản như: tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định, các khoản phải thu khác, các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn và dài hạn (nhất là đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết)
Ví dụ: Công ty tăng vốn góp bằng tiền mặt nhưng ngay lập tức lại chuyển tiền cho các
đối tác để thực hiện dự án và treo thành khoản phải thu khác Trên thực tế thì dự án và công trình này có thể chỉ là dự án trên giấy và nhà đầu tư có thể bị đánh lừa về giá trị tài sản của doanh nghiệp