1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN nâng cao hiệu quả phân môn tiếng việt cho học sinh lớp 6 thông qua việc vận dụng sơ đồ tư duy trong một số hoạt động dạy – học ở trường THCS

25 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng, giáo viên GV không chỉcăn cứ trên nền tảng của một số phương pháp dạy học truyền thồng vẫn

Trang 1

1.3: Đối tượng nghiên cứu

1.4: Phương pháp nghiên cứu

2 Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm

2.1: Cơ sở lí luận

2.2: Thực trạng vấn đề

2.3: Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân và

19 19 19

Trang 2

1.MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài

Môn Ngữ văn là một bộ môn chính trong nhà trường Nhà văn hóa lớn củanhân loại đã từng nói: “ Văn học là nhân học” Vậy mà một thực trạng đáng longại là học sinh bây giờ không còn thích học Văn Môn Văn đang dần dần mất

vị trí là một môn học chính Các em thờ ơ với môn văn và dồn tâm huyết chomột số môn học khác được coi là thực tế hơn, dễ thi tuyển sinh vào các trườngđại học như Toán, Lí, Hóa, Anh…Môn Ngữ văn thực tế là một môn học khó bởidung lượng kiến thức nhiều, tâm lí thực dụng nặng nề nên nhiều em thấy họcvăn là một công việc mệt mỏi, khó khăn Đôi khi giờ học Văn đối với các emthật vất vả Thực tế cho thấy một thời gian dài, hầu hết các trường đều áp dụngphương pháp dạy học truyền thống thụ động, một chiều, vừa quá tải về kiến thứcvừa gây nhàm chán cho người học Chính vì lẽ đó mà khi giao tiếp, nhiều họcsinh không biết diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ, đặt câu rất tùy tiện và kém hiệu quả.Vậy làm thế nào để vực dậy hứng thú học văn cho học sinh, đó là trăn trở trongnhiều giáo viên chúng ta

Đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ Để bắt kịp với bướctiến của thời đại, con người phải biết hành động một cách năng động và sángtạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và một khả năng tiếp cận, giải quyết

vấn đề mềm dẻo, linh hoạt Hơn thế nữa, ta cũng biết rằng: tri thức của tuổi trẻ

là diện mạo của đất nước trong tương la, vì vậy đòi hỏi ngành giáo dục phải có

sự đổi mới kịp thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội A Kômenxki đã

nói: "Giáo dục có mục đích là đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn" Trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn

Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng, giáo viên (GV) không chỉcăn cứ trên nền tảng của một số phương pháp dạy học truyền thồng vẫn có hiệuquả mà cần vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để đáp ứngyêu cầu đào tạo con người mới trong xu thế chung của thời đại hiện nay

Đó là lí do mà tôi trăn trở, tìm ra một số biện pháp trong phương pháp dạyhọc để gửi tới các đồng nghiệp của mình

1.2 Mục đích nghiên cứu

Năm học 2016-2017, tôi được phân công dạy môn Ngữ văn 6 Tôi nhận thấytrong khi nói và viết, các em còn lẫn lộn trong việc dùng từ, đặt câu, sử dụngchưa thuần thục các từ loại Tiếng Việt trong giao tiếp, bố cục và lời văn hết sức

Trang 3

lủng củng Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa Bởi thế nhằmđáp ứng những yêu cầu đổi mới về phương pháp, đáp ứng tốt hơn những tiêuchuẩn về kiến thức và kĩ năng mà mục tiêu môn học đã đề ra, tạo không khí

hứng thú trong giờ học, giúp học sinh yêu thích say mê môn học kiểu như: “có thích mới nhích tư duy” thì việc làm phong phú, sinh động, khắc sâu vấn đề

bằng kỹ thuật dạy - học mới là rất cần thiết Chương trình Tiếng Việt lớp 6 hiệnnay được biên soạn theo hướng tích hợp, đồng tâm là luyện Muốn tiếp thu bàinhanh học sinh phải có khả năng về tư duy logic, biết khái quát vấn đề một cách

hệ thống Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học phân môn Tiếng Việtlớp 6 Bản thân tôi thực sự tâm đắc với phương pháp trực quan Sử dụng bản đồ

tư duy trong quá trình dạy học Bởi vì không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh

mà nó còn là một phương pháp dạy học rất hiệu quả, khoa học, rất dễ sử dụng

Để tiến đến sử dụng sơ đồ tư duy lâu dài và đem lại hiệu quả tối ưu, tôi tiến

hành viết đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả học tập bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy cho phân môn Tiếng Việt ( Lớp 6 ), tại trường THCS Minh Khai, TP Thanh Hóa” Mong rằng với những kinh nghiệm

này có thể giúp quý đồng nghiệp ít nhiều trong việc làm phong phú thêmphương pháp, kĩ thuật dạy học phân môn Tiếng Việt nói riêng, môn Ngữ vănnói chung Rất mong có sự góp ý chân thành của quý vị để đề tài này được sâusắc hơn về giá trị khoa học và tính hiệu dụng của nó

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong phân môn Tiếng Việt lớp 6

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờđồng nghiệp, từ đó tôi có thể phát hiện ra những ưu, nhược điểm của đồngnghiệp để lấy kinh nghiệm cho bản thân

- Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tôi có thể phân loại, đối chiếukết quả nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh,trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp

Trang 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Môn Ngữ văn trong trường THCS được xem là môn chủ đạo chiếm thờilượng số tiết trong tuần khá nhiều so với các môn học khác trong cấp học MônNgữ văn gồm ba phân môn là Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn Ba phân mônnày có quan hệ gắn bó mật thiết hữu cơ với nhau: có kiến thức Tiếng Việt họcsinh mới khai thác hết được giá trị của các tác phẩm văn chương; Học TiếngViệt, Văn học để có thể làm tốt bài Tập làm văn…Tuy nhiên mỗi phân môn lạimang những đặc thù riêng Đối với phân môn Tiếng Việt, kiến thức phải dựatrên cơ sở khoa học vững chắc chứ không thể tiếp nhận bằng tư tưởng chủ quanduy lí trí Tiếng Việt đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực tư duy(tư duy hình tượng và tư duy logic), phát triển ngôn ngữ văn học và ngôn ngữkhoa học tự nhiên Dạy-học Tiếng Việt phải hình thành ở học sinh năng lực sửdụng thành thạo tiếng Việt với bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết để qua

đó mà rèn luyện tư duy Giúp cho các em yêu quí Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn,bảo vệ, phát triển tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tưtưởng, tình cảm Tuy nhiên xu thế hiện nay cho thấy một thực trạng đáng buồn

là đa số học sinh, kể cả học sinh có năng khiếu văn chương thường ngại họcTiếng Việt Các em chưa hiểu thấu đáo giá trị của kiến thức phân môn đối vớiviệc học Văn Đã thế phân môn Tiếng Việt lại vừa khô vừa khó Một đơn vị kiếnthức Tiếng Việt đưa vào bài học thường ngắn nhưng tiếp thu và hiểu thấu đáo,chuẩn xác về nó thì không đơn giản Để hiểu một đơn vị kiến thức nhiều khi họcsinh phải huy động kiến thức của nhiều bài đã học trước đó Chẳng hạn khi học

một đơn vị kiến thức là Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt trong bài “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt” học sinh phải nắm vững kiến thức về Từ, cấu tạo của từ, phân

loại từ… Hay khi xác định thành phần phụ của câu nhiều học sinh sẽ khó phânbiệt rõ nếu không nắm vững kiến thức về cụm từ, câu, cách phân tích câu, thànhphần câu… Đây là vấn đề mà chúng tôi - những người đang trực tiếp đứng lớp,hết sức trăn trở

Trong thời gian gần đây, chúng ta đã bước đầu được tiếp cận với nhữngphương pháp, kĩ thuật dạy - học mới trong đó có việc sử dụng sơ đồ tư duy Cóthể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy - họchiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, nhất là sự bùng

nổ của ngành Công nghệ thông tin Để lôi cuốn sự hứng thú, làm “sống lại”

niềm đam mê, yêu thích môn Ngữ Văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói

Trang 5

riêng, sơ đồ tư duy là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực mà chúng ta cóthể vận dụng.

Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map) làphương pháp dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự họcnhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay mộtmạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Kỹthuật tạo ra loại bản đồ này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm

1960 Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọcxung quanh “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trungtâm Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởngchính Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn,nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn Sự phân nhánh cứthế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau Sự liên kếtnày tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và

rõ ràng Việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học giúp học sinh dễ hình dungcác đơn vị kiến thức, dễ ghi nhớ những vấn đề phức tạp khi nó được đưa lên sơ

đồ từ đó các em hiểu vấn đề một cách có hệ thống Tạo cho học sinh thói quennhận thức thế giới bằng lối tư duy quan hệ, tính logic của một vấn đề Với sản

phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” cách học này còn phát triển được năng lực

riêng của từng học sinh về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều

đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), đồng thời còn phát triển khiếu thẩm

mĩ, óc hội họa, bởi đó là “sản phẩm kiến thức hội họa”do chính các em tự làm

ra, lại vừa phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của các em trong học tập,không rập khuôn một cách máy móc, các em dễ dàng vẽ thêm các nhánh để pháttriển ý tưởng riêng của mình, vận dụng kiến thức được học qua sách vở vàocuộc sống Vì thế,sẽ tạo một không khí sôi nổi, hào hứng, say mê cho học sinhtrong học tập Sử dụng phương tiện dạy học và các thủ thuật dạy học phù hợp sẽgiúp tiết kiệm thời gian để truyền tải hết nội dung cần thiết Sơ đồ tư duy, mộtcông cụ có tính khả thi cao Ta có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sởvật chất nào của các nhà trường hiện nay nói chung Bởi vì ta có thể thiết kế Sơ

đồ tư duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ… bằng cách sử dụng bút chì màu,phấn màu, tẩy… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm Sơ đồ tư duy (MindMap) Với những trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất như Máy chiếu Projecto,phòng máy vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử dụng phần mềm (Mind Map) đểphục vụ cho việc dạy học có ứng dụng Công nghệ thông tin

Trang 6

2.2 Thực trạng vấn đề

- Về phía giáo viên: thực tế trong nhà trường hiện nay nhiều giáo viên đã

tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, có những tìm tòi trong công tác soạngiảng Tuy vậy về phương diện phương pháp và kĩ thuật vẫn còn nhiều hạn chế,nhất là cách thức giúp học sinh hiểu vấn đề nhanh, nhớ kiến thức lâu Giáo viênchưa đổi mới cách ghi chép nội dung kiến thức bài học theo kiểu kích thích tưduy mà chủ yếu là quan tâm đến độ chuẩn của nội dung ghi Trong một số tiếthọc, dù vẫn cố gắng thực hiện theo chủ trương giảm tải nhưng cách tổ chức cácđơn vị kiến thức vẫn còn rườm rà, kiểu như phải ghi chép thành câu, đoạn hoànchỉnh, có khi phải nhiều câu dài dòng, trong khi đó chỉ cần một sơ đồ là học sinh

có thể hiểu vấn đề thông suốt Giáo viên chưa thật sự quan tâm trong việc hìnhhóa kiến thức bài học hoặc nếu có thì chủ yếu mới chỉ dừng lại sử dụng mô hìnhbảng biểu trong một số tiết dạy có tính chất tổng kết các chương, các phần, cácmảng kiến thức của môn học hay các bài ôn tập mà thôi chứ chúng không được

sử dụng đại trà cho tất cả các bài học Cách làm này có thể nói đã đem lại nhữnghiệu quả thiết thực nhất định trong việc ôn tập, củng cố, hệ thống kiến thức chohọc sinh bởi cách trình bày gọn, rõ, lô-gic Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm

ấy, cách làm này vẫn còn những hạn chế nhất định Cách làm này chưa thật sựphát huy hết được tư duy sáng tạo, chưa thật sự kích thích, lôi cuốn được các emtrong việc tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bàihọc bởi chủ yếu học sinh trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tàiliệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình Các bảngbiểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét

- Về phía học sinh: còn nhiều em học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần

là nhớ kiến thức một cách máy móc theo thói quen học vẹt, các em chưa có ýthức hoặc chưa biết rèn luyện kỹ năng tư duy Học sinh chỉ học bài nào biết bài

ấy, nắm kiến thức một cách đơn lẻ, rời rạc, chưa biết tích hợp, liên hệ kiến thứcvới nhau giữa các bài học, vì vậy mà chưa phát triển được tư duy lô-gic và tưduy hệ thống Do đó, dù các em học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém Nhiều

em học phần sau đã quên phần trước, không biết vận dụng kiến thức đã họctrước đó vào những phần sau Lại có nhiều học sinh khi đọc sách hoặc nghegiảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, hay kiến thức trọngtâm vào trí nhớ của mình

Bởi vậy, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tiếng Việt, rèn luyện cho các

em có thói quen và kĩ năng sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy trong quá trình dạy

Trang 7

học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh có được phương pháp học tốt, phát huy tínhđộc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Các bước thiết kế một SĐTD:

Bước 1: Vẽ trung tâm Trung tâm bản đồ là nội dung chính chúng ta cần

dùng một hình ảnh hay một bức tranh để thể hiện ý tưởng thay vì chỉ có mộtdòng chữ

Bước 2: Tạo nhánh: Luôn dùng hình ảnh, màu sắc để nhấn mạnh nội dung

quan trọng Vẽ nhiều đường cong hơn đường thẳng Vẽ bằng các hình tượngkhác nhau mà vẫn thể hiện được các mối quan hệ không nhất thiết theo cácđường nối

Bước 3: Trình bày ý tưởng và nội dung bản đồ tư duy đã vẽ.

2.3.2 Cách thức vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học phân môn Tiếng Việt:

Trong một giờ dạy học theo tinh thần đổi mới giáo viên là người tổ chức,hướng dẫn để học sinh thực hiện tốt vai trò của chủ thể hoạt động học: tự chiếmlĩnh tri thức, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo Điều này đòi hỏi giáoviên không chỉ vững vàng kiến thức chuyên môn mà còn phải có phương pháp

sư phạm Vẫn biết rằng, vận dụng kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy có rất nhiều ưu điểmnhưng vấn đề là phải vận dụng như thế nào, khi nào, cách thức vận dụng ra sao

để đạt hiệu quả tối ưu nhất

2.3.2.1 Vận dụng linh hoạt, hợp lí sơ đồ tư duy khi tổ chức các hoạt động dạy học:

Chúng ta có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào khâu kiểm tra bài cũ, đến khâudạy học kiến thức mới, hay khâu củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, rồi ôn tập

hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì, kể cả việc kiểm tra bài cũ,kiểm tra 15 phút Tuy nhiên không nên lạm dụng mà cần có sự vận dụng phùhợp tùy theo nội dung yêu cầu của từng tiết học Có những tiết sử dụng sơ đồ tưduy khi kiểm tra bài cũ, có những tiết là khi dạy bài mới, có những tiết vận dụng

sơ đồ tư duy khi học xong nội dung bài học Không phải ở hoạt động nào trongmột bài cũng vận dụng sơ đồ tư duy Ta hãy từng bước vận dụng hình thức tổchức kiến thức bằng sơ đồ tư duy để hỗ trợ khi cần thiết và thấy hợp lí nhất,tránh lạm dụng

- Vận dụng sơ đồ tư duy vào khâu kiểm tra bài cũ đối với những bài mà nộidung kiến thức có sự liên hệ với các bài đã học trước đó, người học phải nhớđược kiến thức bài cũ mới học được bài mới

Trang 8

- Vận dụng sơ đồ tư duy vào khâu dạy học kiến thức mới đối với những bài

có dung lượng kiến thức dài

- Vận dụng sơ đồ tư duy vào việc kiểm tra: chủ yếu kiểm tra những kiếnthức lí thuyết mang tính hệ thống, xâu chuỗi Đề bài cũng nên đưa trước từ khóa

để học sinh dễ dàng nắm bắt yêu cầu của đề

- Vận dụng sơ đồ tư duy sau mỗi tiết học, trong tiết ôn tập, tổng kết: nhằmcủng cố, khắc sâu, hệ thống kiến thức nhanh nhất

2.3.2.2 Đối tượng thiết kế sơ đồ tư duy:

- Việc vận dụng sơ đồ tư duy vào khâu nào, vận dụng như thế nào sẽ phảnánh tài năng sư phạm của mỗi giáo viên Đây là kĩ thuật dạy - học không chỉ đòihỏi giáo viên phải hiểu kĩ, nắm vững phương pháp mà học sinh cũng phải đượclàm quen, nắm vững cách thức, phương pháp vẽ sơ đồ tư duy Đối với giáo viên,

để hiểu kĩ, nắm vững phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy thì ngoài việctham dự các lớp tập huấn chuyên đề cần đọc thêm tài liệu, tập vẽ, ứng dụng vàoquá trình dạy học Học sinh được làm quen với sơ đồ tư duy trên cơ sở hướngdẫn của giáo viên trong các tiết phụ đạo, buổi học ngoại khóa Giáo viên có thểchọn vẽ sơ đồ tư duy theo mạch kiến thức bài học để vừa hướng dẫn học sinhcách vẽ sơ đồ tư duy vừa giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách cô đọng,nhanh gọn, sau đó cho các em dựa vào sơ đồ tư duy đã vẽ thuyết trình lại nộidung bài học Mục đích cuối cùng là học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy (tự đặt từ khóahoặc từ khóa giáo viên cho sẵn)

+ Giáo viên có thể giúp học sinh thiết kế sơ đồ tư duy khi vận dụng vào khâudạy học bài mới, bài ôn tập tổng kết ngay trên lớp: Qua hệ thống câu hỏi dẫn dắtcủa giáo viên học sinh rút ra kết luận Giáo viên lần lượt chốt lại vấn đề bằng sơ

đồ tư duy Sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghichép có hiệu quả

+ Học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy theo ý tưởng của mình để trình bày kiếnthức ở khâu kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức sau mỗi bài học hoặc khi làm bàikiểm tra Sơ đồ tư duy củng cố kiến thức sau mỗi bài học có thể được thực hiệnngay trên lớp hoặc giao cho học sinh về nhà tự vẽ, tiết học sau trình bày khikiểm tra bài cũ Học sinh tự làm được điều này có nghĩa là giáo viên đã thực sựđạt mục đích khi áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy Bởi vì, người thiết

kế bản đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục, để ghi thôngtin cần thiết và lô gic Học sinh muốn xây dựng một bản đồ tư duy cần phải quansát, đọc, tư duy và vẽ Trong khi vẽ, để thể hiện mối liên hệ kiến thức các emcòn tưởng tượng sáng tạo ra các cách thể hiện khác nhau, cách phối hợp màu sắc

Trang 9

để nhấn mạnh các kiến thức quan trọng Từ đó khi nhìn vào bản đồ tư duy sẽ có

ấn tượng mạnh, khả năng ghi nhớ sẽ nhanh hơn, lâu hơn Sử dụng bản đồ tư duycòn giúp các em rèn luyện kĩ năng lựa chọn từ ngữ (từ khóa) để chốt vấn đề, kĩnăng diễn đạt, trình bày vấn đề, hiểu bản chất vấn đề Như thế ta đã giúp họcsinh tự rèn luyện bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tuy nhiên, học sinh cũng cầnhình thành thói quen tốt: nên lập sơ đồ tư duy trong quá trình chuẩn bị bài mới ởnhà và lập lại sau khi học xong bài trên lớp để có điều kiện đối chiếu xem mình

đã làm được những gì? Những gì mình còn sai sót cần bổ sung, sửa chữa Bàihọc nào học sinh cũng nên vẽ một sơ đồ tư duy và lưu các sơ đồ tư duy lại, đóngthành từng tập, có thể chia ra từng mảng nếu cần, để sau này tiện cho việc ôn

tập, hệ thống kiến thức (Có sơ đồ tư duy do học sinh vẽ để minh họa ở phần sau)

- Sơ đồ tư duy có thể được thiết kế bởi một cá nhân hoặc một nhóm họcsinh Với những bài ôn tập cần hệ thống một lượng kiến thức khá lớn, toàn diệncác nội dung đã học hoặc những bài khó, giáo viên nên giao việc cho nhóm Sửdụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm giúp sẽ giúp các em phát huy được tínhsáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi em, đồng thời kết hợp sức mạnh của các

cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cáchhiệu quả Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi vàphát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn Sau khi thảo luận thống nhất,hình thành ý tưởng chỉ cần nhìn vào Sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào củanhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học

2.3.2.3 Kết hợp kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy với các kĩ thuật, phương pháp dạy học khác

Mỗi kĩ thuật, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới đều có những

ưu điểm nhất định Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, chủ động, sángtạo trong từng tiết học cụ thể Có thể vận dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các kĩthuật, phương pháp dạy - học tích cực khác như vấn đáp, gợi mở, thuyết trình…

để giờ học không cứng nhắc, đạt hiệu quả cao

2.3.2.4 Một vài yêu cầu cần lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy

- Chú ý dùng màu sắc, đường nét, hình ảnh hợp lý để vừa làm rõ các ý trong

sơ đồ đồng thời tạo sự cân đối, hài hòa, cuốn hút cho sơ đồ

- Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết Nếuviết dài dòng sẽ dễ làm rối sơ đồ, hơn nữa sẽ dập tắt khả năng gợi mở, liêntưởng của bộ não Não sẽ mất hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh.Nên dùng các từ, cụm từ một cách ngắn gọn Khi đó sẽ viết nhanh và khi đọc lại

Trang 10

não sẽ được kích thích làm việc để kết nối thông tin, nhờ vậy mà thúc đẩy nănglực gợi nhớ và dần dần nâng cao được khả năng ghi nhớ.

- Cần chuẩn bị chu đáo dụng cụ

- Sơ đồ tư duy là sơ đồ mở, vì vậy giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo củahọc sinh Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho các em về mặt kiến thức, góp ý thêmchứ không nên phủ nhận chê bai về đường nét vẽ, màu sắc, hình thức Cầnkhuyến khích, tuyên dương những sơ đồ tư duy đảm bảo kiến thức trọng tâm,trình bày khoa học, đẹp, hài hòa về dường nét, màu sắc

2.3.3 Các hình thức hoạt động vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tiếng Việt

2.3.3.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ:

Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ

đề của kiến thức cũ mà các em đã học cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ sơ đồ tưduy thông qua câu hỏi gợi ý Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấykết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức vàđịnh hình được cách vẽ sơ đồ tư duy theo yêu cầu

* Ví dụ :

Sau khi các em học xong bài “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt”(Tiết 3 theo phân

phối chương trình), trước khi tìm hiểu các kiến thức mở rộng có liên quan đến từ

và cấu tạo từ, giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách cho các em lập SĐTD để củng

cố, hệ thống kiến thức đã học ở tiết học trước thông qua câu hỏi sau: Từ là gì?

Từ có cấu tạo như thế nào? Từ được chia làm mấy loại?

+ Giáo viên ghi cụm từ khóa lên bảng: “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt”.

+ Học sinh lên bảng vẽ sơ đồ tư duy theo ý tưởng của mình

+ Học sinh thuyết trình kiến thức qua sơ đồ tư duy đã vẽ

+ Cả lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét Giáo viên kết luận, cho điểm

Trang 11

HÌNH 1:SƠ ĐỒ MINH HỌA CHO BÀI “TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT”

2.3.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới và ghi bảng:

- Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy - học bài mới sẽ giúp họcsinh từng bước phát hiện, tiếp cận và chiếm lĩnh toàn bộ kiến thức bài học mộtcách khoa học, có hệ thống, lô-gic Bắt đầu bài học bằng từ, cụm từ trung tâmthể hiện trọng tâm kiến thức, thông qua sự định hướng dẫn dắt bởi câu hỏi củagiáo viên, các em tự khám phá, tìm hiểu các đơn vị kiến thức của bài học (các ýlớn, nhỏ) một cách liền mạch, có hệ thống Khi học sinh rút ra kết luận giáo viêngiúp các em vẽ nhánh chính, phụ và ghi bài trên sơ đồ một cách ngắn gọn đếnkhi tiết học kết thúc cũng là lúc toàn bộ kiến thức của bài học được cô đọng và

Trang 12

trình bày một cách sinh động, khoa học, sáng tạo và hoàn thiện Với cách làmnày khi bài học kết thúc học sinh đã có ngay một sơ đồ tư duy để hệ thống hóabài học một cách nhanh nhất Sơ đồ tư duy ấy không chỉ cung cấp cho các em

“bức tranh tổng thể” về kiến thức của bài học mà nó còn giúp cho các em dễ

dàng nhận ra mạch lô-gic kiến thức của bài học Việc kết hợp sử dụng sơ đồ tưduy trong việc tổ chức dạy - học bài mới với việc sử dụng nó để cô đọng kiếnthức thay cho việc ghi bảng vừa tiết kiệm được rất nhiều thời gian trên lớp, lạivừa có tác dụng hình thành cho học sinh thói quen ghi chép bằng sơ đồ tư duy.Đây cũng là việc làm rất cần thiết góp phần rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ tư duycho các em, nhất là những bài học nhằm giới thiệu, cung cấp kiến thức Do đó,giáo viên có thể dùng nó như phần nội dung ghi bảng để học sinh ghi chép Tuynhiên, ta cần linh hoạt sử dụng ở những tiết dạy, bài dạy cho phép chứ khôngnên lạm dụng sơ đồ tư duy để khỏi phải ghi bảng ở tất cả các tiết dạy Mặt khác,việc sử dụng kết hợp này càng thuận lợi hơn khi ta sử dụng phần mềm MindMap và soạn giảng bằng bài giảng điện tử Giáo viên nên đánh số thứ tự vào cáckhâu lên lớp (tìm hiểu bài, bài học, luyện tập), các ý chính trong mỗi đơn vị kiếnthức của bài học để học sinh thuận tiện trong việc theo dõi, ghi chép vào vở.Giáo viên cũng cần dành ít phút cuối tiết học, cho học sinh quan sát sơ đồ tư duy

và thuyết trình - “đọc hiểu” lại toàn bộ nội dung kiến thức của bài học

* Ví dụ: Học bài “Danh từ” tiết 32, Ngữ văn 6 tập 1.

- Giáo viên ghi từ khóa “Danh từ”.

- Cho học sinh đọc, phân tích ví dụ trong sách giáo khoa

- Qua việc tìm hiểu ví dụ giáo viên chốt kiến thức theo từng phần cho học

sinh nắm được Danh từ là gì? Đặc điểm của Danh từ? Phân loại Danh từ?

- Giáo viên giúp các em vẽ nhánh chính, nhánh phụ và ghi bài trên sơ đồ tưduy

- Học sinh có thể vẽ theo mô hình sơ đồ tư duy trên bảng hoặc trên cơ sởkiến thức đã hệ thống tự vẽ sơ đồ tư duy theo ý tưởng của mình

Ngày đăng: 20/11/2019, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học giáo dục
4. Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2 nd edition), PalGrave Macmillian Sách, tạp chí
Tiêu đề: The study skills handbook (2"nd" edition)
Tác giả: Stella Cottrell
Năm: 2003
1. Lê A-Nguyễn Quang Ninh-Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học Tiếng Việt (Nhà xuất bản giáo dục-1996) Khác
3. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội Khác
5. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan) Khác
6. Tài liệu tập huấn chuyên môn do phòng giáo dục đào tạo tổ chức Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w