1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 36 tháng đạt hiệu quả tại trường mầm non nga thắng

26 155 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ĐỘ TUỔI 24 - 36 THÁNG ĐẠT HIỆU QUẢ TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA THẮNG - HUYỆN NGA

SƠN - TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Vũ Thị Thanh Chức vụ: Giáo Viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Thắng SKKN lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2019

Trang 2

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi được áp dụng SKKN 3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 42.3.1 Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú trong và ngoài lớp 52.3.2 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập

2.3.3 Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời 132.3.4 Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động góc 142.3.5 Sử dụng một số trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 142.3.6 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động đón trẻ,

2.3.7 Tuyên truyền phói hợp với phụ huynhtrong công tác giáo

* Tài liệu tham khảo

* Danh mục SKKN qua các năm* Phụ lục

Trang 3

1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ đối với con người nói chung,với sự phát triển của trẻ mầm non nói riêng (đặc biệt là trẻ 2 - 3tuổi) có một vị thế hết sức quan trọng Nó là một trong nhữngcơ sở, tiền đề để cho trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫntinh thần Ngôn ngữ giúp cho sự phát triển tư duy của trẻ Ngônngữ là phương tiện giúp cho chúng ta và nhất là trẻ em giaotiếp với mọi người và giúp trẻ dễ dàng hoà đồng vào cuộc sốngmột cách thân thiện nhất, nói sao cho mọi người hiểu, hiểu khingười khác nói đó là điều cần thiết khi giao tiếp Đồng thời,thông qua giao tiếp giúp trẻ phát triển trí tuệ để nhận biết thếgiới xung quanh và phát triển tình cảm của trẻ

Ở độ tuổi Nhà Trẻ (trẻ 24- 36 tháng) chủ yếu sử dụng ngônngữ nói để giao tiếp và tìm hiểu về thế giới xung quanh và làthời kỳ tích luỹ vốn từ của trẻ Để trẻ không bị mắc các tật vềngôn ngữ sau này, thời kỳ này giáo viên cần hết sức chú ý đếnrèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đặc điểmtâm lý của trẻ trong giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi là trẻ hết sứchiếu động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ.Để thực hiện việc giáo dục trẻ ở bậc học mầm non đạt kết quảtốt thì cần nắm chắc đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ và thựchiện phương châm giáo dục “học bằng chơi, chơi mà học” Tròchơi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để pháttriển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực Riêng với trẻ 2 - 3tuổi, ngoài hoạt động đối với đồ vật là hoạt động chủ đạo thì tròchơi không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ Chơi là nhu cầu tựnhiên của trẻ, trẻ cần chơi như cần cơm ăn, nước uống, khôngkhí để thở Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội những trí thức tiên tiến,khoa học một cách nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triểnngôn ngữ tích luỹ vốn từ Trò chơi còn giúp trẻ phát triển các tốchất vận động nhanh, mạnh và khéo léo Việc tổ chức, hướngdẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phútheo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục sẽ có tác động mạnh mẽđến trẻ về cả ý thức tình cảm, ý chí và hành vi của trẻ [1]

Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển nhữngkinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người Trẻ em sinh ra đầu tiênlà những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạtđộng tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dầnchiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nóthành cái riêng của mình Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thểcó ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng pháttriển hơn Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trítuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ Như vậy ngôn ngữ

Trang 4

có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người Vấn đề phát triển ngôn ngữmột cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng [2]

Ý thức được điều đó, là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn,chính xác đúng Tiếng Việt Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn họckhác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đótrẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, pháttriển tư duy Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ranhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi Chính vì vậy

nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ chotrẻ độ tuổi 24- 36 tháng đạt hiệu quả tại trường Mầm Non Nga Thắng -Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo

dục trẻ đáp ứng chương trình GDMN mới hiện nay.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là muốn nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ chotrẻ 24 - 36 tháng tuổi lớp Hoa Hồng tại trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trẻ 24 -36 tháng tuổi tại trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quanđến vấn đề khám phá khoa học cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi.

- Phương pháp điều tra, khảo sát, trao đổi với đồng nghiệp, với các cháu - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Phương pháp quan sát, đàm thoại- Phương pháp trò chơi.

- Phương pháp thực hành trải nghiệm:

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước, nền kinh tế không ngừng phát triển với một sự thay đổi cơ bản về cơcấu xã hội để tiếp cận với một nền văn minh phát triển cao Trong đó con người

đứng ở vị trí trung tâm “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng.Giao tiếp là một đặc trưng của con người Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếpquan trọng nhất” V Lê Nin [3]

Trong hoạt động trẻ thực hiện với phương thức “thử - sai” dần

dần trẻ hiểu được chức năng của đồ vật và biết phương thức sửdụng chúng, từ đó làm giàu ở trẻ các biểu tượng về thế giới xungquanh, nó giúp cho việc hình thành các hoạt động khác Hoạtđộng vui chơi học tập, năng lực … hình thành nên những yếu tốđầu tiên của nhân cách con người Chính hoạt động vui chơi là nơiđể trẻ thể hiện tốt nhất tính độc lập của mình là nơi thoả mãn nhu

Trang 5

cầu tự khẳng định, nhu cầu tìm kiếm, khám phá thế giới xungquanh Từ đó giúp trẻ hình thành động cơ chơi Đây chính là nềntảng để chuyển sang giai đoạn mới, tuổi mẫu giáo Trò chơi có tácdụng rất lớn đối với trẻ, trò chơi nhằm thu hút sự tập trung chú ý,nó giúp cho trẻ tham gia một cách hào hứng, thoải mái và khắcsâu ở trẻ những kiến thức đã thu lượm được trong bài học đồngthời mở rộng ra tất cả những kiến thức về đời sống xung quanhmột cách hợp lý Đặc biệt, quan sát trẻ giao tiếp trong khi trẻchơi, kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực Tôithấy một số trò chơi dân gian rất phù hợp để phát triển các khảnăng trên của trẻ, đặc biệt là rèn luyện khả năng nghe, luyệnphát âm, từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Bác Hồ đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùngquý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.” [4]

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻMầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếuđược Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻnhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanhhình thành những cảm xúc tích cực Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập vớicộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng Nhờ có những lời chỉ dẫncủa người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội màmọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó.

Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môitrường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quenvới các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh Nhờ có ngôn ngữmà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật , hiệntượng trong cuộc sống hàng ngày.

Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loạivốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻvề những sự vật, hiện tượng, hình ảnh… mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hànhngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thànhngôn ngữ cho trẻ

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1 Thuận lợi:

* Về phía cơ sở vật chất, nhà trường:

- Trường mầm non Nga Thắng là một trường chuẩn quốc gia Khuôn viênnhà trường nhiều cây xanh bóng mát, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịtương đối đảm bảo cho công tác giảng dạy của giáo viên, môi trường trong vàngoài lớp sạch sẽ đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ

- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của quản lý nhà trường tạo điều kiện vềđời sống tinh thần cùng với chuyên môn trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng,giáo dục trẻ

* Về phía giáo viên:

Trang 6

- Bản thân có trình độ nghiệp vụ sư phạm, là giáo viên trẻ nhiệt tình, cótrình độ đại học, yêu quý trẻ, và có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ vữngvàng, được phụ huynh tin yêu.

- Lớp tôi chủ nhiệm có 17 cháu, các cháu đều học đúng độ tuổi, các cháu đihọc thường xuyên và ngoan Trong các giờ học, giờ chơi trẻ chú ý Các hoạtđộng trẻ đều tích cực tham gia.

- Do tập tục và nền văn hóa địa phương, phụ huynh ở đây nói sai lỗi chínhtả nhiều so với tiếng phổ thông như nói sai dấu hỏi và dấu ngã, phát âm sai phụâm đầu Khi giao tiếp với trẻ hằng ngày ở nhà thì phụ huynh còn hay nói nựngsai âm và tiếng.

* Về phía học sinh:

- Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điềukiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tínhkhác nhau.

- Trình độ nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều Tháng tuổi của trẻchênh lệch nhau về tháng sinh quá xa ở lứa tuổi này sẽ dẫn đến sự chênh lệch vềtrình độ nhận thức, sự hiểu biết, ngôn ngữ.

- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khisắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.

- 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng, phát âm theo tiếng địaphương và tiếng nựng của người lớn(chữ x- s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi - dấunặng…).

Ngay từ đầu năm học căn cứ vào cơ sở lý luận, thực trạng, kết quả thực tếnăm học trước tôi đã xây dựng kế hoạch đưa ra tiêu chí khảo sát chất lượng banđầu cho trẻ như sau:

(Kèm theo bảng khảo sát kết quả trên trẻ đầu năm ở phụ lục 1)

- Từ kết quả trên bản thân tôi rất băn khoăn phải làm gì và bằng biện phápnhư thế nào để cho trẻ được phát triển ngôn ngữ được tốt điều này đã thôi thúc

Trang 7

tôi mạnh dạn xúc tiến nội dung phương pháp để kích thích sự phát triển ngônngữ cho trẻ 24 - 36 tháng.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ vàphát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữmạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói Ngoài ra ngôn ngữ còn là phươngtiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễdàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốthơn Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một sốbiện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau:

2.3.1 Giải pháp1: Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú ở trong và ngoài lớp:

Việc xây dựng môi trường ngôn ngữ trong trường mầm non một cách cóhiệu quả sẽ tạo ra những đứa trẻ mạng dạn, tự tin, năng động, sáng tạo, ham hiểubiết, biết suy nghĩ và biết giao tiếp Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đạt kết quảcao thì bản thân tôi phải chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động, vì môi trườngđóng vai trò rất quan trọng Môi trường có phù hợp, đa dạng, phong phú thì sẽgây hứng thú cho trẻ

* Môi trường ngôn ngữ cho trẻ hoạt động trong nhóm trẻ.

Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hộicho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mởgiữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh Quan hệgiữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôntrọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyệnvọng của mình Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mìnhđối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh

Trong phòng nhóm có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng,

phong phú, có các tranh, hình ảnh các nhân vật ngộ nghĩnh, hấp dẫn trẻ, tạo môitrường ngôn ngữ để trẻ tương tác và phát triển các kỹ năngTrong lớp học tôitrang trí, sắp xếp phòng, lớp các góc chơi đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, an toàn,phù hợp với nội dung giáo dục đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cầntạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vậtngộ nghĩnh… Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quenthuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa củađịa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ [5]

Trang 8

Hình ảnh trang trí các khu vực hoạt động trong nhóm trẻ

* Môi trường bên ngoài lớp học:

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trang các hoạt độngnâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Trường đã tập trung xâydựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ Nhà trường bốtrí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cáchkhoa học và phù hợp, bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường, sân vậnđộng nhằm phát triển thể chất cho trẻ gồm: chơi bật vòng, lăn bóng, bò qua ghế…và một số trò chơi khác Khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay,đu bay, bập bênh, nhà bóng…); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất,cát, nước, đá, sỏi…; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vậtnuôi; khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”; khu “sânkhấu ngoài trời”, khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóngmát trên sân trường; khu tạo sân cỏ… hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ caocủa hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyêntruyền, hộp thư cha mẹ Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, khu vực hoạt động,mọi gốc cây đều được treo, gắn tên biển hiệu để kích thích sự phát triển ngôn ngữcủa trẻ Ngoài ra trên các mảng tường trống bên ngoài lớp học và tường rào nhàtrường đã cho vẽ những hình ảnh có chứa nội dung các câu chuyện, bài thơ… phùhợp với lứa tuổi để khi trẻ đi dạo, đi chơi cô trò chuyện với trẻ về nội dung cácbức tranh trên tường, để kích thích trẻ trả lời, luyện phát âm các từ Cô đặt ra cáccâu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời, cô định hướng, nhắc nhở, giúp đỡ khi trẻ khôngtự trả lời được Cô cho nhiều trẻ được trả lời và sau mỗi câu trả lời cho nhiều trẻnhắc lại Như vậy vốn từ của trẻ sẽ được phát triển.[5]

Kết quả: Sau khi tổ chức cho trẻ thực hiện ở môi trường trong và ngoài lớp

thì tôi thấy ngôn ngữ và tư duy của trẻ phát triển tất tốt, trẻ mạnh dạn, tự tinhứng thú hoạt động Kết quả 16/17cháu đạt khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạchlạc khi giao tiếp = 94%

Trang 9

Hình ảnh vườn cổ tích cho trẻ trải nghiệm

2.3.2 Giải pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt độngchơi tập có chủ định:

Ở giải pháp này muốn trẻ hứng thú vào các hoạt động để phát triển tư duyvà ngôn ngữ thì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi thật đa dạng, phongphú, màu sắc bắt mắt, phù hợp với trẻ:

* Thông qua hoạt động học nhận biết

Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấpvốn từ vựng cho trẻ.

Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưahoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp Cho nên trongtiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú chotrẻ Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trongkhi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.

Ví dụ 1: Trong bài nhận biết ‘‘cái bát, cái thìa” của chủ đề ‘‘đồ dùng đồ

chơi của bé” Thì cô cho trẻ sử sụng các giác quan để trẻ quan sát, nhận biết cái

bát đựng cơm và cái thìa

Trong quá trình cho trẻ nhận biết tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi để pháttriển ngôn ngữ cho trẻ như sau:

+ Đây là cái? (Cái bát)

- Tôi cho trẻ cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm ‘‘cái bát, cái thìa” 1-2 lần + Đây là bát đựng gì? (Đựng cơm)

+ Cái bát này có màu gì? (màu xanh) + Đây là cái gì? (cái thìa)

+ Cái thìa để làm gì? (xúc cơm)

- Sau mỗi câu trả lời của trẻ tôi đều cho trẻ phát âm‘‘cái bát, đựng cơm,

màu xanh, cái thìa” nhiều lần theo hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân

- Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ Trẻ phải nóiđược cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô Nếu trẻ nói cộc lốc , thiếu từ cô phảisửa ngay cho trẻ.

Cổ

Trang 10

Ví dụ 2: Trong bài nhận biết ” Quả cam” cô muốn cung cấp từ “ cam ” cho

trẻ cô phải chuẩn bị một quả cam thật để cho trẻ quan sát Trẻ sẽ sử dụng cácgiác quan như: sờ, nhìn….Nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năngghi nhớ có chủ đích.

- Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát và phát triển ngônngữ cho trẻ tôi đưa ra hệ thống câu hỏi:

+ Đây là quả gì? ( Quả cam ) Cho cả lớp nói từ quả cam, tổ phát âm 1-2lần, nhóm phát âm ,cá nhân trẻ phát âm

+ Quả cam có màu gì? Cho cả lớp nói màu vàng, tổ phát âm 2-3 lần, nhómphát âm, cá nhân trẻ phát âm

+ Ăn cam cung cấp chất gì? (Vi ta min)+ Ăn cam có vị gì ? (cho trẻ nếm)

Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ Trẻ phải nói đượccả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửangay cho trẻ

(Hình ảnh: minh họa trẻ hoạt động nhận biết “Quả cam”)

Ví dụ 3: Bài nhận biết‘‘Ô tô’’ của chủ đề ‘‘Bé thích đi bằng phương tiện

giao thông gì’’

Khi vào bài tôi đặt câu đố :

‘‘Xe gì bốn bánh Chạy ở trên đường Còi kêu bim bim

+ Còi ô tô kêu như thế nào? (bíp bíp… )

+ Đây là cái gì? (Cô hỏi từng bộ phận của ô tô và yêu cầu trẻ trả lời ) - Sau mỗi câu trả lời của trẻ tôi đều cho trẻ phát âm từ ‘‘ô tô, màu đỏ, bíp bíp, đầu xe, thân xe, bánh xe’’ theo hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân 1-2 lần để cung cấp vốn từ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Kết quả: Trẻ phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ 16/17 cháu = 94 %

* Thông qua hoạt động văn học như đọc thơ, kể chuyện:

Trang 11

Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngônngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc màmuốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻcũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.

Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻthì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo :

+ Đồ dùng trực quan phải sinh động, đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính antoàn và vệ sinh cho trẻ.

+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữto giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.

+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng,giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật.

+ Cô phải đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở tránh dùng câu hỏi màngười trả lời sẽ nói có hoặc không.

+ Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ

Ví dụ 1: Trong câu truyện “ Thỏ ngoan” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ

điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện, tôi còn sửa sai những từtrẻ hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhátmạnh dạn hơn khi trả lời.

+ Trẻ nói “Thỏ ngoan - Thỏ ngan”+ Bác Gấu - Bác ấu

+ Con Cáo - Con áo

- Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách : tôi nói mẫucho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo.Tôi sửa sai cho trẻ để trẻ nóiđúng từ.

- Thể hiện sắc thái, ngữ điệu nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiều trẻ tham gia đặcbiệt những trẻ nhút nhát qua đó cũng mạnh dạn hơn Đối với những trẻ đó tôiđộng viên, khích lệ trẻ kịp thời.

- Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện“ Thỏ ngoan” + Giọng Bác Gấu bị mưa rét thì ồm ồm và run, nét mặt buồn.

+ Giọng con Cáo thì gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu.+ Giọng Thỏ thì ân cần, niềm nở.

Ví dụ 2: Qua bài thơ “cây bắp cải” của chủ đề “cây rau, quả và những bông

hoa đẹp” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “cây bắp cải, màu xanh, ở giữa” Tôichuẩn bị một chiếc bắp cải thật cho trẻ sử dụng các giác quan để quan sát, nhậnbiết, gọi tên, nói đặc điểm của cây bắp cải.

- Tôi giải thích cho trẻ: Các con nhìn này đây là cây bắp cải mà hàng ngàymẹ vẫn mua về để nấu cho các con ăn đấy Các con nhìn xem lá bắp cải rất to cómàu xanh và khi cây bắp cải càng lớn thì lá càng cuộn thành vòng tròn xếp trồnglên nhau lá non thì nằm ở bên trong được bao bọc bằng những lớp lá già ở ngoài.Bên cạnh đó trong quá trình cho trẻ quan sát tôi sử dụng hệ thống câu hỏi đểphát triển ngôn ngữ cho trẻ như sau:

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Cây bắp cải )

(Tôi cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc từ “cây bắp cải” 2-3 lần)+ Cây bắp cải có màu gì? (màu xanh)

Trang 12

+ Búp cải non thì nằm ở đâu? (Nằm ở giữa )

- Trong quá trình quan sát, đàm thoại khi học bài thơ “cây bắp cải” saumỗi câu trả lời của trẻ tôi đều cho trẻ phát âm từ “cây bắp cải, màu xanh, ở giữa”theo cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân từ 1-2 lần.

- Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắpcũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chútrọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.

Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻmà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện Trẻ nhớ nội dung câutruyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức

Kết quả: Qua hoạt động này trẻ phát âm đúng từ ngữ, cô sửa được 1 số lỗi

như nói ngọng, nói nhịu, nói lắp của 1 số trẻ, trẻ hứng thú hoạt động kết quả16/17 cháu đạt khả năng diễn đạt ngôn ngữ giao tiếp = 94%

Ví dụ 3: Qua câu chuyện “Khỉ con không vâng lời” của chủ đề “Những

con vật đáng yêu” Để trẻ nhớ tên chuyện, nhân vật, hiểu nội dung câuchuyện.Trẻ có thể kể tóm tắt câu chuyện thì trong bài dạy của mình tôi ngoài kểchuyện bằng lời, qua tranh minh họa, thì tôi còn còn kết hợp kể chuyện qua môhình kết hợp sử dụng các câu hỏi mở để kích thích trẻ trả lời:

+ Cô vừa kể xong câu chuyện gì? (Khỉ con không vâng lời)

(Cô cho trẻ cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm lại câu “Khỉ con không vânglời” từ 1- 2 lần)

+ Trong câu chuyện có những ai? (Khỉ mẹ, khỉ con, thỏ con)- Tôi chỉ vào con rối từng nhân vật và hỏi trẻ:

+ Đây là ai? (Khỉ mẹ, khỉ con, thỏ con)

- Sau mỗi câu trả lời đúng của trẻ tôi đều cho cả lơp, tổ, nhóm, cá nhân phátâm lại để cung cấp vốn từ phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hình ảnh cô và trẻ đang hoạt động kể chuyện “Khỉ con không vâng lời” qua mô hình

- Như vậy qua câu chuyện ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêmvốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.

Trang 13

- Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắpcũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chútrọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.

Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻmà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện Trẻ nhớ nội dung câutruyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức

Kết quả: Qua hoạt động này trẻ phát âm đúng từ ngữ, cô sửa được 1 số lỗi

như nói ngọng, nói nhịu, nói lắp của 1 số trẻ, trẻ hứng thú hoạt động kết quả16/17 cháu đạt khả năng diễn đạt ngôn ngữ giao tiếp = 94%

* Thông qua hoạt động âm nhạc:

- Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơnthôi thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhấtcó hiệu quả với trẻ.

- Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật như: Trống, lắc,phách tre, mõ, xắc xô và… nhiều chất liệu khác, trẻ được học những giai điệuvui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng Để làmđược như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giaotiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật,giúp trẻ yêu âm nhạc.

- Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữcó mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác minh họa đơn giản:

Ví dụ 1: Qua giờ hát, vận động theo nhạc bài “Khám tay”

+ Khi chuẩn bị vận động thì tôi hỏi trẻ “tay đẹp đâu” trẻ đưa tay ra và trảlời “tay đẹp đây” 2 lần sau đó trẻ hát và vận động:

+ Câu đầu tiên: Nào đưa bàn tay trực nhật khám tay (Trẻ cuộn hai bàn tay và lật ngửa tay đưa ra trước)+ Câu thứ hai: Tay ai xinh xắn trắng tinh thì xếp hàng (Trẻ đưa tay xếp hàng)

+ Câu cuối: Còn tay ai bẩn thì tìm nước rửa ngay đi

(Trẻ làm động tác rửa tay)

- Qua hoạt động trẻ đã được phát âm câu “tay đẹp đây” để ngôn ngữ của trẻđược phát triển Khi trẻ kết hượp giữa hành động và lời bài hát thì ngôn ngữ nghệthuật của trẻ cũng phát triển.Trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùngngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát.

Ví dụ 2: Hát và vận động bài “ Con voi”

+ Câu đầu tiên: Con vỏi con voi

Cái vòi đi trước (Trẻ đưa tay ra phía trước giả làm vòi con voi)

+ Câu thứ hai: Hai chân trước đi trước - Hai chân sau đi sau ( Hai tay chống hông, hai chân nhấc lên nhấc xuống)

+ Câu cuối: Còn cái đuôi đi sau rốt - Tôi xin kể nốt - Câu chuyên con voi ( Một tay chống hông, một tay đưa ra đằng sau vờ làm đuôi con voi)

Ngày đăng: 18/11/2019, 13:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w