[2] Các hoạt động làm quen với toán góp phần hình thành biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ mầm non, nhờ đó trẻ lĩnh hội được những kiến thức về số lượng,con số, phép đếm, kích thước, hì
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON XÃ TÂN LẬP, HUYỆN BÁ
THƯỚC, TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Mầm non Tân Lập SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2019
Trang 41 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài:
Bác Hồ nói " Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa",sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lựccủa sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ Vì vậy việcchăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sựnghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện sau này củatrẻ
GDMN là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu của
GDMN là hình thành nhân cách một cách toàn diện cho trẻ, GDMN có vai tròquan trọng trong việc tạo nền tảng cho nhân cách một con người sau này Từ đóđặt ra cho ngành học vấn đề cấp thiết đó là làm thế nào để chất lượng giáo dụcđược nâng cao.Vì vậy giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học phùhợp để giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất [2]
Các hoạt động làm quen với toán góp phần hình thành biểu tượng ban đầu
về toán cho trẻ mầm non, nhờ đó trẻ lĩnh hội được những kiến thức về số lượng,con số, phép đếm, kích thước, hình dạng, định hướng trong không gian và địnhhướng thời gian Làm quen với toán là một hoạt động học về các biểu tượng, cáckhái niệm cơ bản, sơ đẳng rất trìu tượng với trẻ
Chúng ta đều biết đặc điểm nhận thức của trẻ ở lứa tuổi mầm non là nhậnbiết thông qua hoạt động " học mà chơi, chơi mà học" cho nên hoạt động chủđạo trong trường mầm non là hoạt động vui chơi, đặc điểm tâm sinh lý, nhậnthức của trẻ mới đang hình thành và phát triển, kiến thức cung cấp cho trẻ phải
đi từ dễ đến khó,phải từ cái cụ thể trẻ được nhìn thấy, được hoạt động với các đồvật, được trải nghiệm thì trẻ mới nhớ, mới hiểu và nhận biết được đặc biệt vớitrẻ 3-4 tuổi là đầu tuổi của lứa tuổi mẫu giáo trẻ chưa có nhiều vốn từ, chưa cónhiều trải nghiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, trẻ chưa hứng thú với hoạtđộng làm quen với toán
Vì vậy giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhữngbiểu tượng toán học ban đầu cho trẻ, cô giáo phải là người hiểu đặc điểm tâm lýcủa trẻ, có hiểu biết về khả năng nhận thức, khả năng phát triển của các bé tronglớp, cô giáo phải có hiểu biết điều kiện thực tế ở địa phương và khả năng vậndụng điều kiện thực tế đó phục vụ cho việc tổ chức hoạt động làm quen với toán
ở lớp, khả năng đó tùy thuộc vào bản thân của mỗi giáo viên
Trong thực tế có nhiều giáo viên chưa thật sự quan tâm đến vấn đề nàychưa có hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, chưa thấy được tầmquan trọng của việc cho trẻ làm quen với toán, chưa có sự hiểu biết về điều kiện
ở địa phương thậm chí ngại khó, ngại khổ khi tổ chức cho trẻ lớp mẫu giáo bé 3
Trang 5-4 tuổi làm quen với toán, cô tổ chức hoạt động nhận thức của trẻ đạt hay chưađạt cô chưa thật sự chú ý, khi cô đã tổ chức song là hoàn thành
Là giáo viên trực tiếp dạy trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, tôi luôn trăn trở, tìm tòi
áp dụng mọi hình thức đổi mới và nâng cao phương pháp trong quá trình chămsóc giáo dục trẻ Đặc biệt là trong môn học làm quen với toán, bởi vì môn họcnày có vai trò rất quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, phát triển các năng lựchọc tập, góp phần hình thành nhân cách trẻ
Để thực hiện tốt được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phảiluôn có tấm lòng yêu nghề mến trẻ một cách thực sự, bằng những kiến thức, kỹnăng mình đã được đào tạo, cùng với lương tâm nghề nghiệp để đầu tư trí tuệcông sức lên mỗi trang giáo án
Vì vậy mà tôi đã tìm ra “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi Trường Mầm non Tân Lập, huyện Bá Thước , tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng học tập môn toán của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, từ đó đềxuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với toán cho trẻmẫu giáo 3 - 4 tuổi Trường Mầm non xã Tân Lập, huyện Bá Thước để duy trìhứng thú và sự say mê của trẻ, phát triển thái độ tích cực của trẻ đối với việc họctoán góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫugiáo lớp C1 (3 – 4) tuổi trường Mầm non Tân Lập, huyện Bá Thước
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dưng cơ sở lý thuyết: Tham khảo tài liệuqua sách chương trình giáo dục mầm non, chuyên đề, mạng Intenet
Phương pháp thực tiễn điều tra khảo sát thực tế : Khảo sát khả năng nhậnthức của trẻ 3-4 tuổi đối với các nội dung làm quen với toán
Phương pháp thực hành: Thực hành các biện pháp tại lớp mẫu giáo C1
3-4 tuổi trường mầm non Tân Lập,
Phương pháp nghiên cứu Quan sát, đàm thoại: Quan sát đánh giá trẻ saukhi áp dụng biện pháp
2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận:
Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là: “ Ham hiểu biết, thíchkhám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh; Có khả năng quan sát, sosánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định; Có khả năng phát hiện
Trang 6và giải quyết những vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau; Có khả năngdiễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau, với ngôn ngữ nói là chủ yếu; Cómột số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật hiện tượng xung quanh và một sốkhái niệm sơ đẳng về toán” [1]
Ở tuổi mẫu giáo trẻ được làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toánbao gồm các nội dung: Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm; xếp tương ứng; sosánh, sắp xếp theo quy tắc; đo lường; hình dạng; định hướng trong không gian
và định hướng thời gian
Việc tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ 3-4 tuổi là làm thế nàođến cuối độ tuổi trẻ quan tâm đến số lượng và đếm trẻ hay hỏi về số lượng mẹmua cho mấy cái xe ô tô ( đồ chơi), trẻ biết đếm vẹt khi không có đối tượng, trẻbiết sử dụng các ngón tay để biểu thị số lượng như hỏi trẻ ăn mấy bát cơm trẻxòe tay giơ lên 2 ngón và nói con ăn 2 bát Trẻ biết đếm các đối tượng giốngnhau và đếm đến 5 hoặc đếm theo khả năng ví dụ trẻ đếm có bao nhiêu bạn ngồi
ở nhóm của bé
Khi làm quen với toán trẻ 3-4 tuổi trẻ phải biết so sánh số lượng hai nhóm đốitượng trong phạm vị 5 bằng nhiều cách khác nhau và trẻ phải nói đúng các từbằng nhau, nhiều hơn, ít hơn đúng với đồ vật; trẻ biết gộp và tách nhóm đốitượng có số lượng trong phạm vị 5; trẻ biết so sánh 2 đối tượng về kích thước vànói đúng, nói chuẩn các từ to hơn, nhỏ hơn; dài hơn, ngắn hơn; cao hơn, thấphơn; bằng nhau Trẻ biết nhận dạng và gọi đúng tên các hình tròn, tam giác, chữnhật; trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trongkhông gian so với bản thân
Từ đó hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, tư duy, phán đoán Trong quátrình quan sát, thao tác với các sự vật, hiện tượng, trẻ không những được làmgiàu vốn hiểu biết mà còn được rèn luyện các thao tác tư duy : so sánh, phânloại, khái quát hóa , nắm được các mối quan hệ trong toán học cũng như cáckiến thức toán học ban đầu và các kỹ năng như: kỹ năng đếm, kỹ năng sắp xếp,phân loại…
Như vậy việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán phù hợp với khảnăng của trẻ có ý nghĩa không nhỏ trong việc góp phần phát triển trí tuệ, pháttriển các năng lực học tập, làm tiền đề để trẻ bước vào học tập ở trường phổthông
Qúa trình hình thành các biểu tượng toán ban đầu về toán cho trẻ còn giúptrẻ nắm được các ngôn ngữ toán học (tên các hình học, tên các khối hình ) Cáckhái niệm sơ đẳng về toán được trẻ lĩnh hội qua tìm hiểu và khám phá thế giới
sự vật, hiện tượng gần gũi tạo nền tảng cho việc học sau này khi trẻ khám phá
và thử nghiệm với môi trường xung quanh, trẻ thu nhận các quá trình tư duy
Trang 7khoa học- hình thành các khái niệm và giải quyết vấn đề, đồng thời trẻ cũng thunhận được kiến thức Giáo viên tạo môi trường thử nghiệm sẽ tạo cơ hội cho trẻkiến tạo hiểu biết về các hiện tượng xung quanh [3]
Các hoạt động làm quen với toán có vai trò đặc biệt trong việc phát triểnhứng thú và những kỹ năng hiểu biết cho trẻ, dạy trẻ biết chú ý lắng nghe, làmviệc có kế hoạch Việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán góp phần pháttriển, hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm - sinh lí ở trẻ mầm non.[4] Nhưng làm thế nào để hoạt động làm quen với toán “thật sự gây hứng thú vớitrẻ” và đạt được kết quả cao nhất, tốt nhất là một vấn đề mà các nhà chuyênmôn, những giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ cần phải tìm hiểu và nắm rõ thựctrạng ở trường đang công tác để có phương pháp, biện pháp kịp thời và phù hợptrong việc giáo dục trẻ
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.2.1 Thuận lợi:
Trường Mầm non Tân Lập là một trường của xã Tân Lập nằm gần trungtâm huyện Bá Thước Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêunghề mến trẻ, là một trường chuẩn quốc gia mức độ 1; trường đạt chuẩn cơ quanvăn hóa Nhà trường luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các năm học Do
đó mà chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao Để đạt được nhữngthành tích đó chính là nhờ có được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng giáo dục,Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị trongcông tác chăm sóc giáo dục trẻ để dạy trẻ được tốt hơn Được sự quan tâm củacác ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địa phương đã từng bước chăm lo đến
cơ sở vật chất của nhà trường
Nhà trường có một khuôn viên xanh, sạch, đẹp, thoáng mát cho trẻ hoạtđộng học và vui chơi Có đủ phòng học, phòng chức năng, có các loại đồ chơingoài trời theo quy định
Lớp mẫu giáo C1 có đủ diện tích đạt chuẩn, có đầy đủ các góc cho trẻhọc tập và vui chơi đặc biệt là góc toán
Đồ dùng, đồ chơi có đủ theo cho trẻ hoạt động vui chơi ở các góc
Bản thân tôi là tổ trưởng tổ chuyên môn khối 2 – 3 tôi luôn cố gắng họctập và rèn luyện bản thân trau dồi kiến thức, luôn được nhà trường quan tâm cho
đi tập huấn chuyên đề tổ chức tại phòng giáo dục, đi dự các buổi sinh hoạtchuyên môn liên trường và tạo điều kiện cho dự giờ đồng nghiệp để học hỏikinh nghiệm cho bản thân Luôn được sự yêu mến, gần gũi của các cháu họcsinh và phụ huynh tin cậy Tôi luôn được sự yêu quý, giúp đỡ của đồng nghiệptrong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục
2.2.2 Khó khăn:
Trang 8-Lớp mẫu giáo Bé C1 có 61% trẻ chưa đi học nhà trẻ, trẻ dân tộc thiểu sốchiếm 57%, trẻ chưa bạo dạn, ít giao tiếp với bạn, chưa thành thạo khi hoạtđộng với các đồ vật, đồ chơi trong quá trình học và chơi, thậm chí có cháu ngạichưa dám sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, trẻ ít tham gia các trò chơi, vốn ngônngữ của trẻ còn hạn chế.
-Sự phối hợp giữa Cha mẹ trẻ và giáo viên chưa chặt chẽ, chưa thườngxuyên, việc phối hợp để giáo dục trẻ còn hạn chế,
-Trẻ hay nhầm các khái niệm cơ bản như dài ngắn, cao thấp trẻ thườngdùng cao – ngắn, dài – thấp
- Có một số trẻ nói chưa chuẩn tiếng phổ thông như cao – xấp, phíatrước, phía “sâu”, hình troàn
2.2.3 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (tháng 9 năm 2018):
Để tháo gỡ được một số thực trạng trên tôi tiến hành khảo sát ngay từ đầunăm vào cuối tháng 9 năm 2018 với kết quả như sau:
Tổng số trẻ: 21 cháu
Trong đó trẻ chưa đi nhà trẻ: 13/21 cháu ; tỉ lệ: 62%
Trẻ em người người dân tộc thiểu số: 12/ 21 cháu; tỉ lệ: 57%
Thực hiện khảo sát nhận thức của trẻ theo các nội dung:
T
T Nội dung
Tổng số trẻ
Tốt Khá Trung bình Yếu Số
Trang 9hướng thời gian 21
2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1 Biện pháp 1: Sử dụng mô hình, bài thơ, câu chuyện, bài hát Với
những năm học trước khi sử dụng những hình thức lên lớp cũ giáo viên là ngườichủ đạo, trong một hoạt động chung vì trẻ của lớp mẫu giáo bé còn nhỏ không
dễ dàng tiếp nhận những kiến thức mà cô giáo đưa ra, chính vì vậy mà tôithường nói nhiều, hướng dẫn trẻ quá tỉ mỉ, sau mỗi buổi dạy tôi thấy rất mệt mỏi
mà kết quả thu lại trên trẻ không cao, trẻ không nhanh nhẹn mà thụ động tiếpnhận kiến thức, không chịu tư duy mà chỉ chờ cô giáo nhắc rồi làm theo, vì vậytôi nhận ra phương pháp của mình chưa phù hợp khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.Qua tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tôi nhận thấy chương trình giáo dục mầm nonlấy trẻ làm trung tâm, hiện nay mục tiêu của các hoạt động đều được đặt ra từkhả năng nhận thức của trẻ, cô giáo chỉ là người hướng dẫn Chính vì vậy Tôi đã
sử dụng mô hình, bài thơ, câu chuyện để dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt độnglàm quen với biểu tượng toán một cách nhẹ nhàng và phù hợp nhất
VD: Trong chủ điểm thế giới thực vật
Việc cho trẻ làm quen với phép đếm “ Đếm trên đối tượng trong phạm vi 4”tôi đã sử dụng câu chuyện :Chuyện của hoa hồng;
Tôi kể một đoạn truyện để dẫn dắt trẻ vào bài: “Trong khu vườn nọ có rấtnhiều loài hoa Nào là cúc vàng tươi, nào là violet tím biếc, nào thược dược đủmàu sắc rực rỡ Nhưng đẹp nhất thơm nhất vẫn là Hoa Hồng Ai cũng yêu quýHoa Hồng Mẹ đất cho cô dòng sữa mát lành, ngọt ngào; Ông mặt trời dành chohoa hồng những tia nắng rực rỡ, chị gió đem làn gió dịu dàng quạt mát cho HoaHồng”
- Cô vừa kể một đoạn trong câu chuyện gì?
- Câu chuyện nói về điều gì?
- Cô đưa bông hoa ra và nói bạn thỏ nâu tặng lớp mình một giỏ hoa hãy cùng côđếm xem có bao nhiêu bông hoa, cô lần lượt xếp ra và cho trẻ đếm
Tôi cũng có thể cho cả lớp hát vận động bài hát “tay thơm tay ngoan” trong chủ đề bản thân” để gây hứng thú khi vào bài : Nhận biết số lượng 3, để ôn
luyện số lượng 1, 2 bằng cách trò chuyện cùng trẻ về bài hát;
+ Bài hát tên gì?
+ Một tay xòe ra thành mấy bông hoa?
+ Hai tay xòe ra thành mấy bông hoa?
Cho trẻ kiểm tra bằng cách vận động theo lời bài hát, hoặc cho trẻ xem tranhtruyện
Trang 10Ngoài ra tôi cũng có thể cho trẻ đi thăm mô hình, sa bàn để dẫn dắt trẻ vào nộidung bài học.
Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiết học không những tạo được sự chú ý của trẻngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nộidung trọng tâm của tiết học
Ảnh: Trẻ quan sát mô hình
2.3.2 Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ: Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 3-4 tuổi là tư duy trực quan hình
tượng, tư duy tiền thao tác kèm theo tư duy tượng trưng Nên trong quá trình dạytrẻ tôi thường kết hợp tranh ảnh, mô hình để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ
Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học,đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụngcùng một lúc với cô nhịp nhàng
Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúngtúng khi làm theo cô
Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phảiđúng lúc cô chú ý động viên khuyến khích trẻ, và chú ý sửa sai cho trẻ
+ Về biểu tượng màu sắc và số lượng:
Trong số các biểu tượng ban đầu về toán ở trẻ mầm non, biểu tượng vềmàu sắc và số lượng được trẻ nhận biết từ sớm, tuy nhiên biểu tượng về sốlượng của trẻ ở giai đoạn này chưa cụ thể và thiếu sự chính xác, trong quá trìnhnhận biết số lượng trẻ 3 tuổi vẫn bị chi phối bởi yếu tố màu sắc hay kích thướccủa đối tượng vì vậy cô giáo phải lựa chọn đồ dùng rõ ràng về kích thước, màusắc ( cùng màu hoặc cùng kích thước)
VD: Trong chủ đề Gia đình
Trang 11Cô đưa ra lô tô 3 cái thìa, sau đó muốn đựng được thức ăn cô phải có bát,
cô lại tặng 3 cái bát cho mỗi chiếc thìa, cho trẻ xếp tương ứng 1-1 để trẻ tự nhậnxét, tự so sánh cái thìa nào chưa xếp tương ứng và thiếu cái gì, cô tạo 1-2 cách khác nhau để trẻ được trải nghiệm và nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó trẻ dễdàng tiếp thu kiến thức mới hơn
Tôi chú ý đồ dùng của trẻ giống cô, màu sắc giống đồ dùng của cô( kíchthước nhỏ hơn) và phải đủ cho từng trẻ, để đảm bảo tất cả mọi trẻ trong lớp đều được hoạt động
+ Về kích thước:
Trẻ 3- 4 tuổi đã chú ý đến sự khác nhau về kích thước của các vật và sosánh kích thước của 2 vật với nhau Tuy nhiên trẻ thường chú ý đến kích thướcchung của vật mà thiếu sự phân đo đạc, trẻ thường nhầm cao thấp thì nói ngắndài ví dụ người dài, người ngắn, trẻ chỉ phân biệt được to nhỏ
Tôi chú ý để hình thành thêm cho trẻ khái niệm : cao – thấp; dài – ngắn;rộng- hẹp; to – nhỏ
VD: Trong chủ đề gia đình
Khi cho trẻ nhận biết sự khác nhau về độ lớn của 2 đối tượng, tôi chuẩn
bị 2 cái bát một to, một nhỏ cho trẻ đặt bát nhỏ vào trong bát to hình thành chotrẻ khái niệm to hơn, nhỏ hơn
Khi cho trẻ làm quen khái niệm cao - thấp tôi phân tích rõ những sự vậthiện tượng ở tư thế đứng và thuộc dạng khối khi so sánh thường dùng từ Cao-thấp ví dụ như người cao, người thấp, cây cao, cây thấp, cột, nhà cao, nhà thấp,nhà cao tầng, núi cao, núi thấp, xe cao, xe thấp… Tôi lồng ghép “trò chơi câycao- cỏ thấp” vào trong giờ thể dục, giờ hoạt động ngoài trời
Khi cho trẻ làm quen với khái niệm dài ngắn tôi giúp trẻ định hướngnhững sự vật hiện tượng ở tư thế nằm ngang hoặc ở trạng thái mềm khi so sánhkích thước phải dùng từ dài-ngắn như đường đi dài, đường đi ngắn, dải lụa dài,dãi lụa ngắn, dãy nhà dài, quần dài,quần ngắn…Tùy thuộc vào từng chủ đề đểvận dụng cho trẻ biết cụ thể để hình thành khái niệm dài ngắn cho trẻ trong chủ
đề bản thân là quan sát “tóc bạn trai ngắn, tóc bạn gái dài”
Chú ý rèn luyện phát âm cho trẻ, nếu trẻ chưa phát âm đúng cô nói lạibằng tiếng mẹ đẻ cho trẻ nghe, cô phát âm mẫu cho trẻ, mời bạn khác phát âmcho trẻ nghe, rồi cho trẻ phát âm đúng từ “Thấp”
+ Về hình dạng:
Có nhiều hoạt động và nhiều trò chơi cho phép trẻ nhận biết hình dạngnhư hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và gọi đúng tên cáchình đó như có thể cho trẻ vẽ những bức tranh có sử dụng các dạng hình
Để phân biệt hình chỉ rõ điểm khác nhau cơ bản của các hình, hình trònkhông có cạnh, không có góc và lăn được, hình tam giác có 3 cạnh 3 góc không
Trang 12lăn được, hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài, 2 cạnhngắn và cho trẻ được trải nghiệm luôn trẻ lăn các hình, trẻ đo cạnh các hình đểtrẻ có tư duy chính xác về khái niệm các hình
VD: Vẽ ông mặt trời dạng hình tròn, vẽ bông hoa cánh tròn, vẽ con gà
con, vẽ ngôi nhà (mái nhà hình tam giác, thân nhà hình chữ nhật, cửa sổ hìnhvuông)…
Tôi chuẩn bị các hình học cơ bản màu sắc đẹp, rõ ràng kích thước vừaphải và các đồ dùng đồ chơi có hình dạng giống với các hình đã học để trẻ quansát trong giờ luyện tập, giờ chơi
Khi trẻ phát âm tôi chú ý sửa sai từ “tròn” cho trẻ cô hướng dẫn cách phát
âm từ tròn môi hơi nhọn ra, lưỡi bật ra phía ngoài và rèn cho trẻ phát âm đúng từ
“tròn”
+ Về khả năng định hướng trong không gian:
Với khái niệm định hướng trong không gian trẻ 3, 4 tuổi rất hay nhầm lẫnkhi định hướng: phía trước- phía sau; phía trên- phía dưới; tay phải- tay trái
Tôi chuẩn bị gấu, búp bê, bóng, các bài hát phù hợp để đưa vào tiết dạynhằm lôi cuốn sự hứng thú của trẻ
VD: Để dạy trẻ xác định vị trí phía trên - phía dưới tôi chuẩn bị một cái
mũ và một quả bóng, tôi cho trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô như: hãy đội mũlên đầu và đặt quả bóng xuống dưới chân
+ Mũ ở phía nào?
+ Bóng ở phía nào ?
Cho trẻ tìm đồ vật, đồ chơi ở phía trên đầu( trong giờ luyện tập) như:quạt trần, bóng đèn…và ở phía dưới chân như gạch, dép…Tận dụng mọi cơ hộicho trẻ được liên hệ những định hướng trong không gian vào thực tế của trẻ ởmọi lúc, mọi nơi cô chú ý luyện phát âm cho trẻ chưa phát âm chuẩn từ “Sau”
+ Về khả năng định hướng thời gian:
Đầu tuần đi học tôi luôn hỏi trẻ hôm nay thứ mấy, ngày mai, ngày kiađịnh hướng dần cho trẻ, thứ 5 thì hỏi tiếp ngày mai thứ mấy các con sẽ được gìnhỉ được tặng phiếu bé ngoan, khi tặng phiếu thì hỏi trẻ ngày mai thứ 7 các con
có đi học không và được nghỉ mấy ngày những ngày nào, thường xuyên hỏi trẻ
và trẻ phân biệt buổi sáng, trưa, chiều, tối bằng việc kể các hoạt động của trẻtrong ngày dần dần giúp trẻ xác định được các buổi trong ngày, các ngày trongtuần, các tuần trong tháng, các tháng trong năm và các mùa trong năm
Tôi cho trẻ lên gắn số vào bảng Lịch của bé với các hình ảnh hoạt độngtrong ngày của bé
Tôi chuẩn bị tranh ảnh, gắn với các mùa, các sự kiện:
- Tranh mùa xuân: có hoa đào, hoa mai