Tuy nhiên, việc phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ do kinh tế hộ gia đình hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn; việc đổi m
Trang 1NGÔ THỊ PHƯƠNG LIÊN
PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2NGÔ THỊ PHƯƠNG LIÊN
PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS HOÀNG THỊ BÍCH LOAN
HÀ NỘI - 2019
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Tác giả luận án
Ngô Thị Phương Liên
Trang 4
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và khoảng trống luận án tiếp tục nghiên cứu 32
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HÀNG NỒNG SẢN
THEO CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 36
2.1 Khái niệm và vai trò của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị 36
2.2 Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị 49
2.3 Kinh nghiệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang 66
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO
CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2014-2018 77
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang 77
3.2 Phân tích thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang 82
3.3 Đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang 115
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG
NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025 123
4.1 Dự báo và phương hướng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 123
4.2 Giải pháp phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang 127
Trang 5BVTV : Bảo vệ thực vật
CGT : Chuỗi giá trị
GTGT : Giá trị gia tăng
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
UBND : Ủy ban nhân dân
XNK : Xuất nhập khẩu
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 6Bảng 3.1: Khả năng đáp ứng của các quầy kinh doanh vật tư nông nghiệp 87
Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng vốn vay 88
Bảng 3.3: Thông tin thị trường 89
Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế trung bình của các hộ có diện tích dưới 0,8 ha và trên 0,8 ha (tính cho 1 ha) 92
Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ thu gom cam 93
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế trung bình trong chuỗi giá trị cam 94
Bảng 3.7: So sánh hiệu quả kinh tế khâu sản xuất chè tươi giữa các nhóm hộ được khảo sát 99
Bảng 3.8: So sánh hiệu quả kinh tế khâu chế biến chè khô giữa các nhóm hộ được khảo sát 100
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ nuôi trâu 104
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ thu gom trâu thịt 105
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ giết mổ trâu 105
Bảng 3.12 Hiệu quả kinh tế trung bình trong chăn nuôi lợn thịt 110
Trang 7Hình 2.1: Chuỗi giá trị của Michael Porter 40
Hình 2.2: Hệ thống Chuỗi giá trị 42
Hình 2.3: Mô hình chuỗi giá trị đơn giản 43
Hình 2.4: Quá trình sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị 45
Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cam tỉnh Tuyên Quang 90
Hình 3.2: Sơ đồ chuỗi giá trị chè tỉnh Tuyên Quang 98
Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi giá trị trâu tỉnh Tuyên Quang 103
Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi giá trị lợn tỉnh Tuyên Quang 108
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Để đáp ứng được yêu cầu này, phát triển chuỗi giá trị (CGT) trong sản xuất nông nghiệp được coi là chìa khóa cho sự thành công Hiện nay, gần 90% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, sơ chế, mang thương hiệu nước ngoài, do vậy giá trị gia tăng (GTGT) thấp, dễ gặp rủi ro trong hoạt động xuất khẩu Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu tập trung vào các nước trong khu vực và luôn chịu sự cạnh tranh bởi các nước có các sản phẩm tương đồng như: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… Trong bối cảnh ấy, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản là xu hướng tất yếu, là nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giúp ngành nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có trên 85% dân số sống ở nông thôn Sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn phải đối mặt với những khó khăn như năng suất thấp; quy mô sản lượng nhỏ; thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng và ổn định, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, quy mô vốn đầu tư nhỏ Để đưa nông nghiệp tăng trưởng bền vững, tỉnh Tuyên Quang chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung dựa trên phát triển CGT theo nhu cầu của thị trường Hiện nay, Tuyên Quang đã hình thành được một số CGT điển hình như: cam, chè, lạc, dong riềng, trâu và đã thực hiện liên kết với các cơ sở kinh doanh tư nhân và các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Công ty chè Sông Lô; Công ty Cổ phần thức ăn CP (Hà Nội); Siêu thị BigC; trại giống Tam Đảo, Công ty giống cây trồng Hà Tĩnh Việc liên kết nhằm tạo ra quy trình sản xuất - kinh doanh khép kín từ cung cấp cây, con giống, phân bón, thức ăn đến việc bao tiêu sản phẩm giữa các thành viên tổ hợp tác và doanh nghiệp Nhiều hàng nông sản khi
Trang 9tham gia CGT đã đạt được kết quả khả quan, tăng giá trị kinh tế, hình thành vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP Toàn tỉnh hiện hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh như: Vùng cam sành diện tích trên 5.000 ha, vùng lạc diện tích trên 3.000 ha, vùng mía nguyên liệu diện tích trên 11.150 ha, vùng chè diện tích trên 8.700 ha; đàn trâu trên 110 nghìn con, chiếm 20% tổng đàn trâu vùng Trung
du miền núi phía Bắc; diện tích nuôi trồng thủy sản trên 11 nghìn ha, trong đó
358 lồng nuôi cá đặc sản [82];[83] Đây là lợi thế quan trọng để phát triển hàng nông sản theo CGT
Tuy nhiên, việc phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ do kinh tế hộ gia đình hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn; việc đổi mới mô hình tổ chức sản xuất diễn ra rất chậm; tính liên kết giữa các chủ thể trong liên kết sản xuất còn mờ nhạt; năng suất cây trồng, vật nuôi thấp; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chưa cao; hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, kết nối giữa doanh nghiệp với người nông dân còn lỏng lẻo; các khó khăn về cơ chế, chính sách chưa được tháo gỡ kịp thời, việc tổ chức thực hiện còn hạn chế bởi năng lực cán bộ dẫn đến tính hiệu quả còn thấp…
Từ thực tiễn trên đòi hỏi cần thiết phải có những nghiên cứu cơ bản, hệ thống về lý luận phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Tuyên Quang để làm cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương Vì lẽ đó,
nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá
trị ở tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính
trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khóa 2016-2019
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang; Từ đó đề xuất các giải
Trang 10pháp để phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển kinh tế nông
thôn tỉnh Tuyên Quang
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên
quan đến đề tài luận án, từ đó tìm ra khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn để luận án tập trung nghiên cứu
Thứ hai, xây dựng khung lý luận về phát triển hàng nông sản theo CGT
theo hướng làm rõ những ưu thế, tiềm năng của tỉnh có thể khai thác để tạo lợi thế so sánh Từ đó giúp ngành nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng nhanh, bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Ngoài ra, luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển hàng nông sản theo CGT của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình là các tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng với tỉnh Tuyên Quang để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng hàng hóa nông sản theo CGT ở tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2018
Thứ tư, đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển hàng nông sản
theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị với tư cách tổng thể hoạt động của các chủ thể trong các khâu của chuỗi
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát
triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang, gồm: chiến lược phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị; quy mô sản xuất; các mô hình tổ chức sản xuất
Trang 11theo CGT; quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu… để xác định các sản phẩm chủ lực của tỉnh
có khả năng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng
- Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị
chè, chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị lợn và chuỗi giá trị trâu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Phạm vị về thời gian: Luận án nghiên cứu tình hình phát triển hàng nông
sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2018 và đề xuất định hướng, giải pháp đến năm 2025
4 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển hàng nông sản, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị Ngoài ra, luận
án kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước để xây dựng khung lý luận của đề tài
4.2 Cở sở thực tiễn
- Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hàng nông sản theo CGT của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang
- Luận án còn dựa trên thực tiễn phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2014-2018 để đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó
4.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận của luận án:
+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về phát triển hàng nông sản, chuỗi giá trị và phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị
Trang 12+ Tiếp cận từ khảo cứu các tài liệu, báo cáo tổng kết, niên giám thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang để đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
+ Tiếp cận từ định hướng chiến lược trong phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Tuyên Quang và của cả nước
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của Chủ nghĩa Mác - Lênin như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp logic kết hợp với lịch sử; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp hệ thống; phương pháp điều tra thực tế để lấy số liệu phục vụ nghiên cứu luận án… cụ thể như sau:
Chương 1: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống; phương pháp logic kết hợp lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp trừu tượng hóa khoa học, trong đó: Phương pháp hệ thống, logic kết hợp lịch sử được sử dụng để phân loại, sắp xếp các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án đảm bảo tính logic, khoa học và đúng theo các nội dung nghiên cứu của luận án; Phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa khoa học để luận giải các vấn đề đã được nghiên cứu, chỉ ra khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn mà luận án có thể khai thác, nghiên cứu
Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, cụ thể: Phương pháp hệ thống, khái quát hóa và phân tích, tổng hợp dùng để hệ thống các vấn đề lý luận đã được làm rõ trong các công trình nghiên cứu đã được công bố về: phát triển hàng nông sản, chuỗi giá trị, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị… Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để xây dựng khái niệm trung tâm của luận án là: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, chỉ ra vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị Phương pháp trừu tượng hóa khoa học và khái quát hóa còn được sử dụng để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh Lào
Trang 13Cai, Yên Bái, Hòa Bình về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích,
so sánh, trừu tượng hóa khoa học, phỏng vấn, khảo sát thực tế, cụ thể: Phương pháp khảo sát thực tế được dùng để điều tra, tổng hợp số liệu phục vụ đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2018 Nghiên cứu sinh đã tiến hành phát 100 mẫu phiếu khảo sát (30 phiếu tại các hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên; 30 phiếu tại các hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã trồng cam tại huyện Hàm Yên; 20 phiếu tại các hộ, trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, thành phố Tuyên Quang; 20 phiếu tại các hộ, trang trại chăn nuôi trâu tại các huyện Chiêm Hóa,
Nà Hang, Hàm Yên) Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để phỏng vấn tổ trưởng tổ sản xuất, chủ trang trại, giám đốc doanh nghiệp để lấy ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong liên kết sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp được dùng để tổng hợp số liệu từ các nguồn báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang
Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, dự báo, đề xuất, trong đó: Phương pháp phân tích, dự báo được dùng đề phân tích tình hình trong nước, quốc tế và đưa ra các dự báo về thuận lợi và khó khăn có tác động tới phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang Phương pháp đề xuất được dùng để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, khắc phục hạn chế
từ đó thúc đẩy phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án luận giải rõ nội hàm khái niệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị trên phạm vị địa bàn của một tỉnh
- Luận án nghiên cứu luận giải rõ vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo CGT
Trang 14- Luận án đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2018
- Luận án đề xuất giải pháp nhằm phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025
6 Ý nghĩa khoa học của luận án
- Hệ thống và làm rõ lý luận về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị đặt trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Phân tích thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở đề xuất những giải pháp
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở giúp chính quyền địa phương đưa ra các chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung và hàng nông sản theo chuỗi giá trị nói riêng tới năm 2025
- Kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về phát triển hàng nông sản, về CGT, về phát triển hàng nông sản theo CGT
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển hàng nông sản
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Frank Ellis (1995) trong tác phẩm “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” [18] của mình đã phân tích một cách tổng quát tám vấn đề
chính sách cốt lõi trong phát triển nông nghiệp Mặc dù vậy, tác giả cũng khẳng định rằng, chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển là một vấn đề hết sức phức tạp, mỗi nước có một hệ thống chính sách khác nhau, có phạm vi
và mức độ tác động khác nhau Thậm chí với cùng một loại chính sách, các nước
có mức độ phát triển khác nhau và với các vấn đề kinh tế khác nhau cũng có
những sự thích ứng và biến đổi khác nhau
Trong Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” [48], Ngân hàng Thế giới đưa ra một số
khuyến nghị để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030, thông qua đổi mới chính sách và thể chế, trong đó nhấn mạnh: Khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong toàn bộ CGT nông nghiệp; Tăng cường hệ thống tổ chức và năng lực quản lý rủi ro an toàn thực phẩm; Đẩy mạnh hành động tập thể nhằm xây dựng CGT nông nghiệp cạnh tranh và bao trùm; Tái khẳng định vị thế và thương hiệu của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Đỗ Kim Chung (2002) trong nghiên cứu “Từ marketing nông nghiệp sang marketing thực phẩm nông sản: Kinh nghiệm từ các nước châu Á” [5] đã phân
tích những cách tiếp cận mới về tiếp thị hàng nông sản Từ sự thay đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng, về toàn cầu hóa, công nghệ thông tin… các nước
Trang 16Châu Á đã hình thành phương thức mới về marketing trong nông nghiệp, đó là marketing thực phẩm nông sản, là chiến lược thị trường để bán các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, phân loại, bảo quản và sơ chế (hay chế biến), gọi tắt là công nghệ sau thu hoạch Chiến lược này hướng về cầu tiêu dùng, làm gắn kết bền chặt giữa sản xuất và chế biến, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào marketing và dần hình thành chợ bán buôn Hệ thống marketing này đã
và đang thành công ở Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, giúp hàng nông sản các nước này chiếm lĩnh được thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu
Nguyễn Kế Tuấn (2003, 2004) trong nghiên cứu “Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” [80] và
“Nông sản xuất khẩu Việt Nam và một số giải pháp phát triển” [81] đã đánh giá
hiệu quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam thời gian qua như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, rau quả, chè, lạc và đưa ra một số giải pháp phát triển trong đó nhấn mạnh vai trò của việc phát triển công nghiệp chế biến, đó là cách thức nâng cao GTGT của hàng nông sản, hạn chế tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô, góp phần ổn định cho sản xuất nông nghiệp; và đặc biệt
là giải pháp liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản, một cách làm mới nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất và quản lý của các nước phát triển
Hoàng Hải Anh (2005) trong nghiên cứu “Nông sản Việt Nam và con đường xây dựng thương hiệu” [1] đã bàn về thực trạng 90% hàng hóa nông sản
chủ lực của Việt Nam, mặc dù đã có mặt tại hơn 80 quốc gia nhưng đều được xuất khẩu qua trung gian, phải mang nhãn mác của một số nước mà không có thương hiệu riêng Đòi hỏi cấp bách đặt ra trong quá trình phát triển hàng nông sản đó là phải xây dựng được các thương hiệu nông sản chủ lực với đặc thù vùng, miền, chỉ dẫn địa lý, có chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu vươn tầm thế giới, chỉ khi đó, nông sản Việt Nam mới có thể phát triển độc lập, không
phải mang nhãn hiệu nước ngoài trên thị trường thế giới
Trang 17Nguyễn Văn Nam (2005) chủ biên công trình nghiên cứu “Sàn giao dịch nông sản với việc giảm rủi ro về giá cả” [46] đã đề cập đến chiến lược thiết lập
các hệ thống giao dịch nông sản ở Việt Nam, đó là thị trường hàng hóa giao ngay, giao dịch hợp đồng giữa các doanh nghiệp (B2B), thị trường hàng hóa giao sau (triển hạn, kỳ hạn và quyền chọn) Trong kinh tế thị trường, việc tiêu thụ nông sản được thực hiện qua các kênh nhất định, tạo nên hệ thống giao dịch hàng hóa Hệ thống giao dịch hàng hóa càng mở rộng, phát triển sẽ tạo thế chủ động cho sản xuất nông nghiệp phát triển, tránh những rủi ro tiêu cực của thị trường như rớt giá, hủy hợp đồng…
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2006) “Tăng hiệu quả tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng” [24] và Minh Hoài (2006) “Tiêu thụ nông sản theo hợp đồng” [25] cùng bàn về những giải pháp để thực hiện có hiệu quả Quyết
định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng Các nhóm giải pháp chính sách vĩ mô của Nhà nước, đối với doanh nghiệp và hộ nông dân, thể chế được đưa ra nhằm khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất khẩu nông sản với người sản xuất trực tiếp, các hộ nông dân, đó là xu hướng phát triển của nền sản xuất hàng hóa
Đào Vũ Hoài Giang (2006) có nghiên cứu “Việt Nam cần sớm có thị trường giao sau cho nông sản hàng hóa” [20] nêu lên tính cần thiết cấp bách và
là xu thế tất yếu của thương mại nông sản, Thị trường nông sản giao sau, một mặt tạo cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước và xuất khẩu chủ động trong việc tìm và chọn đối tác phù hợp, chủ động quyết định về số lượng, chất lượng
và giá cả, đồng thời giúp người sản xuất chủ động đầu ra cho sản phẩm
Mai Thị Thanh Xuân (2006) khi nghiên cứu “Công nghiệp chế biến với việc nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam” [89] đã lưu ý những
hậu quả chính do công nghiệp chế biến lạc hậu gây ra cho hoạt động xuất khẩu,
đó là: Thứ nhất, tỷ lệ hàng nông sản xuất khẩu qua chế biến nhỏ, mức độ thỏa
mãn nhu cầu của thị trường thế giới thấp, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu
Trang 18Thứ hai, mức tiêu hao nguyên liệu cao, chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém Thứ ba, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao, gây thiệt hại lớn
cho nền kinh tế Bài báo cũng đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển theo hướng tăng nhanh giá trị hàng nông sản xuất khẩu
Đặng Kim Sơn (2008) trong công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế
về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa” [61] đã
phân tích chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới, những bài học thành công và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa Từ đó gợi mở cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng phù hợp với thực tiễn phát triển nông nghiệp nước nhà
Nguyễn Lê Huy (2008) trong nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tại 4 huyện vùng cao phía bắc tỉnh Hà Giang” [37] phân tích tình hình phát triển trong 5 năm (2002-2006) của một số
cây trồng ở 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, là 4 huyện có diện tích đất nông nghiệp ít ỏi, manh mún, chủ yếu là núi đá nên hệ thống thủy lợi không đáp ứng được nhu cầu về nước tưới để canh tác lúa mà chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên Vấn đề căn cốt là phát triển được các loại giống cây trồng có khả năng thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của đất đai, khí hậu, thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng xen với cây nông nghiệp khác để tiết kiệm đất
Vũ Văn Hùng (2009) gợi ý “Phát triển kênh phân phối nông sản trực tiếp thông qua siêu thị ở Việt Nam” [34] là một cách để nâng cao lợi ích kinh tế của
các chủ thể tham gia vào quán trình phân phối hàng nông sản trong bối cảnh hệ thống các siêu thị ở các thành phố lớn đã phát triển rầm rộ và tạo thành mạng lưới phân phối tới tận từng gia đình
Phan Huy Đường (2009) bàn đến một kênh phân phối khác trong nghiên
cứu “Phát huy vai trò của hợp tác xã để tiêu thụ hàng nông sản” [16] Hợp tác
xã là tổ chức kinh tế hợp tác cùng có lợi, hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc: Tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có
Trang 19lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng Với vai trò gắn kết các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, HTX góp phần quan trọng thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Trần Quang Minh (2010) trong cuốn “Nông nghiệp Hàn Quốc trên đường phát triển” [45] đã nhấn mạnh đến những thay đổi chủ yếu của nông nghiệp Hàn
Quốc, trong đó đáng quan tâm nhất là những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng hàng nông sản Đây là chìa khóa mở ra những thay đổi trong cơ cấu hàng nông sản, chế biến hàng nông sản… và hàng loạt các thay đổi khác trong sản xuất nông nghiệp để đưa nông nghiệp Hàn Quốc phát triển hiện đại
Vũ Văn Hùng (2010) khi nghiên cứu về “Giải pháp cho những nghịch lý trong phân phối nông sản ở Việt Nam” [35] đã chỉ ra một số điểm đặc trưng của
sản xuất nông nghiệp như: sản xuất nông nghiệp thì theo mùa vụ nhưng nhà phân phối thì đòi hỏi được cung cấp hàng hóa quanh năm; nông dân có có xu hướng dùng nhiều thuốc BVTV, thuốc kháng sinh… để đảm bảo năng suất hàng nông sản trong khi nhà phân phối và thị trường cần hàng nông sản sạch; nông dân sản xuất thiếu tính liên kết, mạnh mún, rời rạc, quy mô nhỏ trong khi nhà phân phối cần khối lượng hàng hóa lớn và ít phải đi thu gom nhỏ lẻ; Nhà phân phối muốn có hợp đồng liên kết với nông dân để ổn định nguồn cung nhưng nông dân lại có xu hướng phá vỡ hợp đồng khi thấy có lợi trước mắt Để giải quyết những nghịch lý này, nhất là việc đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp, rất cần vai trò trung gian, cầu nối của Nhà nước, tạo cơ chế ràng buộc bền chặt, hữu cơ, cùng có lợi giữa người nông dân sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ
Dương Minh Tuấn (chủ biên), Phạm Quý Long và Phạm Thị Xuân
Mai (2012) trong cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về con đường phát triển hiện đại của nông nghiệp và nông thôn Nhật Bản” [79] đã tổng quan về sự phát triển
của nông nghiệp và nông thôn Nhật Bản, từ một nước nghèo tài nguyên, nông nghiệp lạc hậu song Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á đã thực hiện quá trình công nghiệp hóa từ cuối thế kỷ XIX và thành công vào nửa cuối thế kỷ XX Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản như giải
Trang 20pháp về đất đai trong nông nghiệp; giải pháp liên quan đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp; giải pháp liên quan đến quan hệ giữa đô thị và nông thôn; giải pháp đối với sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp; giải pháp liên quan đến hợp tác quốc tế và bảo hộ nông nghiệp; giải pháp về tổ chức và quản lý nông nghiệp… sẽ là những tham khảo quý giá cho Việt Nam trên con đường phát triển nông nghiệp, nông thôn của mình
Nguyễn Quốc Trí (2013) trong nghiên cứu “Để xuất khẩu nông sản chuyển từ thô sang tinh" [77] đã nhấn mạnh vai trò, lợi ích của khâu chế biến và tinh chế hàng nông sản trong việc nâng cao GTGT hàng nông sản xuất khẩu Từ
đó, cần có giải pháp đồng bộ từ Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân trong việc liên kết sản xuất nông nghiệp, nâng cao CGT trong từng khâu sản xuất hàng nông sản
Hồ Quế Hậu (2013) khi nghiên cứu về “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam” [23] đã chỉ ra rằng hoạt
động liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, đã không những mang lại hiệu quả kinh tế cho các bên tham gia liên kết mà còn mạng lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét Tuy vậy, hoạt động liên kết này vẫn còn ở quy mô và số lượng hạn chế, chất lượng thấp và hiệu quả chưa cao Nguyên nhân là do nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động liên kết kinh tế này chưa đúng đắn, chế tài và các cơ chế giám sát đảm bảo cho liên kết này vận hành còn nhiều bất cập, đồng thời Nhà nước chưa tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy liên kết phát triển
Nguyễn Thanh Hải (2014) trong công trình nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững”
[21] đã đi sâu phân tích những yếu tố riêng có, đặc trưng về tự nhiên, kinh tế và
xã hội của 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, thấy rõ vị trí chiến lược, vai trò đặc biệt quan trọng của khu vực này trong giữ gìn môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước Từ đó đưa ra các giải pháp đặc thù
Trang 21nhằm nâng cao tính bền vững đối với phát triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
Đặng Kim Sơn và các cộng sự (2014) trong cuốn sách “Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam, bối cảnh, nhu cầu và triển vọng” [62] cho rằng để
phát triển nền nông nghiệp Việt Nam một cách bền vững, bảy giải pháp được đưa ra, trong đó giải pháp căn cốt là phát triển các ngành hàng có lợi thế so sánh, phải xác định được những ngành có lợi thế so sánh để tập trung đầu tư, đổi mới
tổ chức sản xuất, phát triển toàn diện CGT ngành hàng nhằm nâng cao GTGT và giảm chi phí sản xuất hàng nông sản
Đinh Thị Kim Thoa (2014) trong nghiên cứu “Vấn đề thương hiệu cho nông sản Việt Nam” [70] đã chỉ ra rằng, hầu hết các mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, trái cây, thủy sản đều chưa xây dựng được thương hiệu mạnh Trong đó, yêu cầu xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực với đặc thù vùng, miền, chỉ dẫn địa lý, gắn với các doanh nghiệp lớn để hàng nông sản Việt Nam đứng vững được trên thị trường quốc tế chưa được phát triển như mong muốn Để giải quyết bài toán này, việc đổi mới cách thức quản lý trang trại theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng hàng nông sản đúng chuẩn, đồng thời tăng cường công tác đăng
ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại sản phẩm trong nước và quốc tế là những giải pháp chủ yếu
Vũ Đức Hạnh (2015) trong công trình “Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình” [22] đã phân tích
những ưu điểm và hạn chế của của 4 hình thức liên kết phổ biến trong tiêu thụ nông sản ở tỉnh Ninh Bình Trong đó, hình thức liên kết phi chính thống, tức là
hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp hay người thu gom trong tiêu thụ sản phẩm nhưng không qua hợp đồng chính thống, có mức độ tuân thủ các điều khoản thỏa thuận của hộ nông dân và của cơ sở thu gom thấp hơn so với các hình thức liên kết chính thống Mặc dù vậy, đa số các hộ vẫn sẽ tiếp tục tham gia hình thức thỏa thuận này trong thời gian tới bởi vì hộ có thể bán được sản phẩm
Trang 22nhanh chóng, thủ tục đơn giản, giá cả được thỏa thuận phải chăng tùy theo biến động của thị trường
Nguyễn Xuân Khoát (2017) trong nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [40] đã
phân tích quá trình chuyển đổi nền kinh tế của các nước này bắt đầu từ năm 1978 (Trung Quốc), năm 1989 (Ba Lan), và khi Liên bang Xô viết sụp đổ, trường hợp nước Nga năm 1991 Một số kinh nghiệm về quản lý chặt chẽ, tránh đầu cơ đất đai; thực hiện gói cải cách hoàn chỉnh, đồng bộ; xác định đúng vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững; nông nghiệp rất cần được hội nhập, phát triển phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế; chú trọng phát triển, ứng dụng KHCN và tiến bộ kỹ thuật, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững nông nghiệp là những tham khảo tốt cho Việt Nam
Phạm Thị Thanh Bình (2018) và các cộng sự trong tác phẩm “Nghiên cứu
so sánh chính sách nông nghiệp ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [2] đã phân tích, đánh giá việc thực thi các chính sách hỗ
trợ nông nghiệp, nông thôn của một số quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp trên thế giới Những kinh nghiệm được đúc rút từ những thành công cũng như thất bại của họ chỉ ra rằng, để nền nông nghiệp phát triển thì cần phải tổ chức lại sản xuất theo hướng đa ngành, đầu tư phát triển nền sản xuất lớn nhưng không được thủ tiêu động lực kinh tế hộ
Trần Đình Thao, Nguyễn Phượng Lê, Đỗ Thị Diệp (2018), khi bàn về
“Hoàn thiện chính sách chế biến sâu nông sản: Nghiên cứu điển hình đối với các ngành hàng lúa gạo, cao su và cá tra” [69] đã chỉ ra vai trò to lớn của việc
thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản làm hạn chế yếu tố thời vụ của sản xuất nông nghiệp, giảm thiệt hại sau thu hoạch, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao GTGT của nông sản Việt Nam
Tôn Đức Thảo và Trần Trung Dũng (2018) trong nghiên cứu “Nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” [68] đã khuyến
Trang 23nghị Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các giải pháp cần thực hiện, trong đó Nhà nước cần phát triển hệ thống về thông tin thị trường nông sản, nhất là thị trường quốc tế để nông dân, doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong các chiến lược sản xuất và kinh doanh của mình, tránh những rủi ro và thiệt hại
do tác động tiêu cực từ thị trường Các doanh nghiệp và người nông dân lựa chọn chiến lược sản phẩm phù hợp, có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nhằm nâng cao GTGT cho mặt hàng xuất khẩu
Đặng Huyền Trang (2018) trong nghiên cứu về “Liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững - Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La” [75]
đã phân tích một cách toàn diện cơ sở khoa học của hình thức liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững và đánh giá thực tiễn của hình thức liên kết này tại tỉnh Sơn La Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị các giải pháp phát triển bền vững loại hình liên kết này tại tỉnh Sơn La, trong đó nổi bật
là giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững tại tỉnh Sơn la theo hướng phát triển CGT
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị và phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Michael Porter (1985), trong cuốn “Competitive Advantage” (Lợi thế cạnh tranh) [44] của mình đã phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp bằng
phân tích CGT bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu triển khai v.v ) Ông chỉ ra rằng, CGT là chuỗi của các hoạt động, sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó Porter đưa ra khái niệm "giá trị hệ thống", đó là chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều GTGT hơn tổng GTGT của tất cả các hoạt động
Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2000), trong cuốn sách “A Handbook
f or Value Chain Research” (Cẩm nang phân tích chuỗi giá trị) [102] đã đưa ra
Trang 24phương pháp tiếp cận toàn cầu về CGT; xu thế hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế và thu nhập đáng kể cho người dân trên toàn thế giới nói chung và cho các nước đang phát triển và khu vực nói riêng Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm gia tăng về sự bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia, sự gia tăng tỷ lệ đói nghèo tuyệt đối, không chỉ ở các nước nghèo
Christopher L.Gilbert (2006), trong công trình “Value Chain Analysis and
Market Power in Commodity Processing with Application to the Cocoa and Coffee Sectors” (Phân tích chuỗi giá trị và sức mạnh thị trường trong xử lý hàng
hóa với ứng dụng cho ngành ca cao và cà phê) [93] đã nghiên cứu sự đóng góp của phân tích CGT toàn cầu (GVC) trong lĩnh vực hàng hóa Trên cơ sở phân tích sự hình thành chi phí và lợi nhuận trong các mắt xích của CGT cà phê và ca cao quốc tế, tác giả phát hiện ra sự suy giảm trong tỷ lệ chi phí sản xuất của giá
cà phê bán lẻ chỉ có khoảng một nửa chi phí cơ bản giá bán lẻ cà phê là do giá cà phê FOB Tỷ lệ chi phí sản xuất sô cô la do ca cao thậm chí còn thấp hơn Các chi phí còn lại được phát sinh ở các nước tiêu thụ Lợi ích sản xuất đã làm giảm chi phí sản xuất cà phê nhưng chi phí chế biến và phân phối cà phê đã tăng lên, lợi nhuận thu được trong CGT cơ bản phát sinh ở khâu chế biến và tiêu thụ Điều này lý giải vì sao các nước trồng cà phê và ca cao, những nước cung cấp phần lớn lượng cà phê và ca cao ra thị trường thế giới nhưng lại thu được ít lợi nhuận nhất trong CGT
Hualiang Lu (2006) trong công trình nghiên cứu “A Two-Stage Value Chain Model for Vegetable Marketing Chain Efficiency Evaluation: A Transaction Cost Approach” (Mô hình chuỗi giá trị hai giai đoạn để đánh giá
hiệu quả chuỗi tiếp thị rau: Phương pháp tiếp cận chi phí giao dịch) [98] đã áp dụng mô hình CGT hai giai đoạn, sử dụng các phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) để xem xét bên trong quá trình ra quyết định lựa chọn cách thức cung ứng rau tại thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) Hai giai đoạn với đầu ra của giai đoạn đầu tiên trở thành đầu vào cho giai đoạn thứ hai cho phép đánh giá mức độ hiệu quả ở cả giai đoạn sản xuất và tiếp thị rau, để từ đó các nhà sản xuất rau để
Trang 25tìm kiếm giai đoạn hiệu quả để đạt được sản lượng cao hơn hoặc có thu nhập cao hơn Đồng thời, cũng tạo cơ hội cho các nhà quản lý thiết kế các chuỗi hiệu quả
và hiệu quả thông qua việc tăng cường các điểm yếu trong toàn chuỗi Kết quả nghiên cứu chuỗi cung ứng rau cho thấy rằng chi phí giao dịch có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả chuỗi cung ứng của khu vực Nam Kinh nói chung Vì vậy, nhà sản xuất rau cần có sự hiểu biết về kinh nghiệm thị trường và thông tin thị trường, chẳng hạn như ở đâu và như thế nào để bán sản phẩm của họ, cách giảm chi phí trong khi tiếp thị, v.v
John Humphrey (2006) trong công trình “Global value chains in the agrifood sector” (Chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành nông nghiệp) [100] đã nghiên cứu về nông nghiệp và giảm nghèo trong bối cảnh toàn cầu hóa Tăng trưởng nông nghiệp là trung tâm giảm nghèo ở nông thôn bằng cách gia tăng xuất khẩu nông sản từ các nước nghèo cho thị trường toàn cầu Thị trường nông nghiệp toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp vì tập trung ở tất cả các điểm trong CGT, phạm vi và độ phức tạp của các tiêu chuẩn thực phẩm, đặc biệt là vấn đề
an toàn thực phẩm ngày càng tăng Xu hướng kinh doanh nông nghiệp toàn cầu
và hậu quả của họ đối với chiến lược xóa đói giảm nghèo thông qua tăng trưởng xuất khẩu được phân tích thông qua mối liên hệ giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp toàn cầu, đặt nông nghiệp sản xuất và chế biến ở các nước đang phát triển trong bối cảnh động lực của các hệ thống nông nghiệp và nông nghiệp toàn cầu rộng lớn hơn
Tổ chức năng suất Châu Á (APO - Asian Productivity Organization)
(2007) công bố công trình nghiên cứu “Southeast Asian Regional Conference on
Agricultural Value Chain Financing” (Hội nghị vùng Đông Nam Á về chuỗi giá
trị tài chính nông nghiệp) [91] Do việc tái cấu trúc các CGT nông nghiệp, tất cả các tác nhân trong chuỗi phải điều chỉnh để có thể đáp ứng các quy tắc đã thay đổi Điều này bao gồm không chỉ các nhà cung cấp đầu vào như tổ chức tài chính mà còn cả các nhà sản xuất, nhà tiếp thị, chính phủ và các đại lý phát triển Các CGT tài chính trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh tái cơ
Trang 26cấu trong hệ thống trở nên khó khăn hơn vì ngành nông nghiệp vốn có rủi ro cao
so với các ngành khác Đối với các nhà sản xuất đặc biệt là các nhà sản xuất nhỏ, CGT có tổ chức có thể cải thiện tiếp cận tín dụng bởi vì sẽ có nhiều tiền hơn từ các nhà cung cấp và người mua trực tiếp tham gia vào chuỗi Điều này cũng sẽ cải thiện độ tin cậy của các thành viên chuỗi kể từ khi tham gia tăng cường an ninh trả nợ, giảm chi phí giao dịch và giảm rủi ro
Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú (2009) trong công
trình “Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp” [9] nhận định: Việc sử dụng các nguồn lực sản xuất không hợp lý trong
chuyển giao khoa học và công nghệ, các nhân tố sản xuất khác như cơ sở hạ tầng, dịch vụ, giáo dục và đào tạo cũng còn nhiều hạn chế Ở cấp tỉnh, mặc dù có rất nhiều tiềm năng đã được khám phá trong các nghiên cứu CGT, sản xuất nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót và trở ngại chính như sự liên hệ và hợp tác lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi; người sản xuất thường không chú ý tới các yêu cầu của thị trường; chất lượng và an toàn thực phẩm chưa được chú ý đầy đủ; cơ cấu hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển…
Calvin Miller and Linda Jones (2010) nghiên cứu về “Agricultural Value Chain Finance: Tools and Lessons” (Chuỗi giá trị tài chính nông nghiệp: Công
cụ và bài học) [92] đã tập trung phân tích góc độ tài chính của CGT nông nghiệp,
đó là việc xem xét các dòng chảy của tiền và trong số các liên kết khác nhau trong CGT bao gồm những gì được gọi là CGT tài chính Đó là bất kỳ hoặc tất
cả các dịch vụ tài chính, sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ chảy vào hoặc thông qua một giá trị chuỗi để giải quyết các nhu cầu và hạn chế của những người tham gia vào chuỗi đó, có thể là cần phải vay tín dụng, bán hàng an toàn, mua sản phẩm, giảm rủi ro hoặc cải thiện hiệu quả trong chuỗi Bản chất toàn diện của giá trị làm cho nó cần thiết để phân tích và hiểu đầy đủ CGT ở mọi khía cạnh Đó là tài chính CGT nội bộ được thực hiện trong giá trị chuỗi như khi một nhà cung cấp đầu vào cung cấp tín dụng cho một nông dân, hoặc khi một công ty dẫn đầu chuyển tiền vào một trung gian thị trường hay tài chính CGT bên ngoài là điều
Trang 27có thể thực hiện được bằng giá trị các mối quan hệ và cơ chế chuỗi CGT tài chính trong nông nghiệp phải được nhìn thấy toàn bối cảnh, không chỉ của các CGT phù hợp mà còn là môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia vì điều này tác động đến CGT và hệ thống tài chính
L.F Henriksen L Riisgaard S Ponte F Hartwich P Kormawa (2010) khi
nghiên cứu về “Agro-Food Value Chain Interventions in Asia: A review and
analysis of case studies ” (Các can thiệp chuỗi giá trị nông sản thực phẩm ở châu
Á: Đánh giá và phân tích các trường hợp điển hình) [96] đã phân tích sáu nghiên cứu điển hình về các dự án CGT ở Indonesia, Sri Lanka và Việt Nam mà
UNIDO đã đưa vào tháng 6 năm 2010 trong khuôn khổ dự án “Công cụ phát triển chuỗi giá trị vì người nghèo” của IFAD/UNIDO Từ đó, các tác giả đưa ra
khuyến nghị khi thực hiện can thiệp CGT cần được thực hiện một cách toàn diện, có mục tiêu rõ ràng Cần phải đưa vào các mục tiêu về đói nghèo, giới tính
và môi trường rõ ràng hơn trong việc lựa chọn CGT Năng lực quản lý dự án là chìa khóa để thành công, nhân viên quản lý và kỹ thuật đủ điều kiện có khả năng chỉ đạo phân tích CGT, thiết kế và thực hiện Một phân tích toàn diện các ưu đãi
là cần thiết như một phần tích hợp của phân tích giá trị, không chỉ liên quan đến các bên liên quan tập thể mà còn liên quan đến các cá nhân chủ chốt Phát triển
tổ chức cần được xem xét cẩn thận liên quan đến việc thúc đẩy các mối liên kết ngang - đặc biệt là giữa những hộ nông dân
Viorel Leahu, Adrian Cojocaru, Andrei Cumpanici (2011) trong công
trình “Moldovan Apple Value Chain Study” (Nghiên cứu chuỗi giát trị táo ở
Moldova) [103] đã tập trung nghiên cứu và lý giải sự hồi sinh và tăng trưởng mạnh ngành hàng táo của Moldova từ năm 2000 trở lại đây Đó là sự củng cố và phát triển thị trường bán lẻ trong nước đồng thời với việc tăng cường mở rộng thị trường táo thế giới, sự hợp tác sâu sắc hơn giữa các thực thể CGT là điều kiện tiên quyết đối với sự bền vững lâu dài của ngành táo Moldova
David C Wilcock và Franco Jean-Pierre (2011) với công trình “Haiti Rice Value Chain Assessment: Rapid diagnosis and implications for program
Trang 28design ” (Đánh giá chuỗi giá trị gạo của Haiti: Chẩn đoán nhanh và hàm ý cho
thiết kế chương trình) [94] từ việc nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa gạo nhỏ lẻ
và manh mún ở Haiti, tình trạng nông dân thiếu vốn trầm trọng và khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng rất thấp, nên họ thường trồng các giống lúa nội địa có năng suất thấp Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng cách tiếp cận
“CGT”, nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các cấp của chuỗi và các chính sách lớn và hỗ trợ các tổ chức, làm việc hài hòa hơn với nhau để thúc đẩy tăng sản lượng và lợi nhuận gạo của quốc gia Haiti
Pham Thu Huong, Everaartsb, J.J Neetesonc, P.C Struikd (2013) bàn về
“Vegetable production in the Red River Delta of Vietnam” (Sản xuất rau quả ở
Đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam) [99] những cơ hội và rào cản trong phát triển vùng rau quả ở Đồng bằng Sông Hồng Nghiên cứu này đã chỉ ra sự cần thiết của việc hợp tác giữa các hộ nông dân để tạo ra các tổ chức sản xuất có quy
mô lớn sản xuất quanh năm, đa dạng hóa sản phẩm với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng Đồng thời việc tăng cường sự hợp tác với hệ thống phân phối, hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông nghiệp là hết sức cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả của CGT sản xuất rau quả nói riêng và nông sản nói chung, giúp tăng thu nhập của các chủ thể tham gia vào CGT và giải quyết việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp
Tổ chức KPMG International (2013) trong tác phẩm“The agricultural and food value chain : Entering a new era of cooperation ” (Chuỗi giá trị nông sản và
thực phẩm: Bước vào kỷ nguyên mới của hợp tác) [101] bàn về ngành nông nghiệp và thực phẩm là một trong số ít những điểm sáng trong bối cảnh nền kinh
tế toàn cầu đang gặp khó khăn Tuy vậy, khu vực này đang đối mặt với những thách thức do biến đổi khí hậu, đổi mới công nghệ nhanh và nhu cầu mới về nhiên liệu sinh học, tiếp cận thông tin và đảm bảo an toàn thực phẩm Để vượt qua những thách thức này, đòi hỏi các tác nhân trong CGT phải tăng cường hơn nữa sự hợp tác, liên kết dọc và ngang Bên cạnh sự hợp tác giữa những người
Trang 29chơi tư nhân từ các ngành công nghiệp khác nhau, còn có sự hợp tác nhiều hơn giữa các lĩnh vực tư nhân và công cộng
Gabriel Elepu, Ian Dalipagic (2014), trong nghiên cứu “Agricultural Value Chain Analysis in Northern Uganda: Maize, Rice, Groundnuts, Sunflower and Sesame” (Phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp ở miền Bắc Uganda: Ngô,
gạo, lạc, hướng dương và vừng) [95] đã phân tích năm CGT tiêu biểu là: Ngô, gạo, lạc, vừng và hướng dương ở hai tiểu vùng (Acholi và Lango) ở miền Bắc Uganda Qua việc lập bản đồ CGT, mô tả chi tiết của các tác nhân chính tham gia vào CGT (từ nông dân đến người tiêu dùng cuối) và cuối cùng, phân tích về cách phân bổ giá trị trên các tác nhân khác nhau, nghiên cứu này chỉ ra rằng các thương nhân địa phương là liên kết đầu tiên của nông dân với thị trường
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Đinh Văn Thành (2010) với nghiên cứu “Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam” [67] Trong quá trình phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ những
lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng và VSATTP Là một trong những quốc gia hàng đầu xuất khẩu nông sản, nhưng tính bền vững trong sản xuất chưa cao, đang bộc lộ những khiếm khuyết lớn từ giống, kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ Nông sản của Việt Nam đã tham gia vào CGT toàn cầu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào là nông sản thô, trong khi GTGT đối với hàng nông sản lại chủ yếu do khâu chế biến, bao gói và hoạt động thương mại Hay nói cách khác, Việt Nam mới tham gia được ở khâu tạo ra giá trị ít nhất trong CGT toàn cầu
Lưu Đức Khải (2010) khi nghiên cứu để “Tăng cường năng lực tham gia thị trường của hộ nông dân thông qua chuỗi giá trị hàng nông sản” [38] đã cho
thấy ý nghĩa to lớn của năng lực tham gia thị trưởng của nông dân trong sản xuất nông nghiệp Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của nông dân vào CGT hàng nông sản cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng Người nông dân cần nâng cao năng lực sản xuất, nhận thức
Trang 30được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường tiêu thụ để có định hướng sản xuất phù hợp
Võ Tòng Xuân (2011) trong “Nghiên cứu, ứng dụng chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ nông sản” [90] đã bàn về mô hình tổ chức sản xuất nông
nghiệp theo hướng CGT, trong đó vai trò nòng cốt là công ty, doanh nghiệp được đầu tư cụm nhà máy chế biến gắn kết với nông dân vùng nguyên liệu với
sự hỗ trợ của khoa học công nghệ Và Nhà nước, với vai trò kiến tạo của mình cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy, khuyến khích, tạo đà cho cả hệ thống vận hành một cách hiệu quả Khi đó, người nông dân sẽ sản xuất theo hướng dẫn chuyên môn để đạt các tiêu chuẩn chặt chẽ của VietGAP hay Global GAP, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông sản sẽ đầu tư bảo quản chất lượng ngay từ lúc thu hoạch và tổ chức sản xuất sao cho giá thành thấp nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất
Trần Tiến Khai (chủ trì) và các cộng sự (2011) đã công bố “Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre” [39] Báo cáo đã khẳng định
CGT dừa Bến Tre có năng lực cạnh tranh rất tốt nhờ tận dụng được các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động nội tỉnh Tuy nhiên, CGT dừa Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa được phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến còn thiên về sản phẩm thô, một số sản phẩm chế biến lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, thiếu cân đối nguồn nguyên liệu cho chế biến nội tỉnh và năng lực vốn để nâng cấp công nghệ còn kém là những hạn chế quan trọng nhất Tỉnh Bến Tre nên chú trọng xây dựng quy hoạch phát triển ngành dừa cho giai đoạn sắp tới, xây dựng và thực hiện chương trình phát triển dừa làm nền tảng cho các giải pháp tổng hợp ở các mặt tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, định vị thị trường và sản phẩm, xúc tiến thương mại, chính sách thương mại và vốn
Phan Huy Đường ( 2011), trong nghiên cứu “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam” [16] đã trình
Trang 31bày một số lý thuyết về CGT nông sản toàn cầu, làm rõ thực trạng tham gia vào CGT toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam trên một số khía cạnh như: Sản xuất, chế biến hàng nông sản; nghiên cứu và triển khai; phân phối và marketing Từ
đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao GTGT khi tham gia vào CGT toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam
Nguyễn Phú Son và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu chuỗi nho, táo, tỏi
là 3 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có truyền thống lâu đời của tỉnh Ninh Thuận
trong“Báo cáo phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm táo, tỏi, nho tỉnh Ninh Thuận” [56] Do đặc tính của các cây này rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu
của địa phương nên chất lượng các sản phẩm này ở Ninh Thuận có lợi thế về chất lượng phẩm cấp hơn hẳn các địa phương khác Mặc dù chính quyền địa phương có rất nhiều ưu đãi để phát triển nhưng nông dân trồng nho, táo, tỏi vẫn chưa thực sự làm giàu được trên mảnh đất của họ Phần lớn sản lượng sản xuất được bán dạng tươi luôn cho thương lái mà không qua khâu sơ chế hoặc chế biến Do vậy, cần thiết phải xem xét hoạt động thị trường của các tác nhân tham gia CGT, nhằm đề ra các chiến lược nâng cấp để cải thiện những hạn chế, nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi
Phạm Quốc Quân (2013) trong nghiên cứu “Lợi ích của nông dân khi tham gia chuỗi giá trị hàng hóa nông sản” [54] đã phân tích nghịch lý của
nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây, đó là sản lượng nông nghiệp tăng nhưng GTGT thấp, tình trạng hàng nông sản được mùa thì mất giá, người nông dân bị tư thương ép giá, chiếm đoạt phần lớn lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp Lợi ích của người nông dân trong chuỗi giá trị hàng nông sản chưa được đảm bảo do một số nguyên nhân, trong đó có sự thiếu chặt chẽ trong liên kết giữa các tác nhân của CGT hàng nông sản Trong đó, liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp là lỏng lẻo nhất Để người nông dân đảm bảo được lợi ích của mình khi tham gia CGT hàng nông sản, cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa các tác nhân trong CGT, mới mang lại thu nhập cao,
ổn định cho người nông dân
Trang 32Nguyễn Văn Bộ, Đào Thế Anh (2013) nghiên cứu“Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam” [3] đã đưa ra 5 giải pháp
cơ bản nhằm nâng cao CGT gồm: giải pháp về ứng dụng công nghệ trong chọn tạo giống, trong bón phân, về chuyển đổi hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng, về các công nghệ trong bảo quản, chế biến nông sản; giải pháp về thị trường; giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia; giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp; giải pháp về hỗ trợ xây dựng tổ chức nông dân và hiệp hội ngành hàng
Nguyễn Anh Phong (2013) trong“Nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quả xoài, bưởi vùng Đồng bằng song Cửu Long” [52] nhấn mạnh hai yếu tố chính tạo ra GTGT trong sản xuất nông sản là
sự đổi mới (innovation) và hợp tác (cooporation) trong chuỗi ngành hàng Bên cạnh đó đối với sản phẩm nông nghiệp, có ba loại cơ hội chính để tăng GTGT đó là: (1) tạo loại lương thực thực phẩm mới (loại cây trồng mới và/hoặc sản phẩm mới từ loại cây trồng cũ), (2) các sản phẩm chức năng và (3) giá trị truyền thống (như việc giới thiệu về các sản phẩm mang tính truyền thống gắn với các dịch vụ
đi kèm như du lịch sinh thái v.v.) Đây là cơ sở cho những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa GTGT cho ngành hàng xoài và bưởi của ĐBSCL Để nâng cao GTGT cho ngành xoài và bưởi của đồng bằng sông Cửu Long, các tác giả đã đề xuất nhóm chính sách về rà soát và xây dựng quy hoạch một cách tổng thể, gắn việc phát triển vùng chuyên canh với quy hoạch công nghiệp hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh thông qua các mô hình liên kết linh hoạt, chuyển giao kỹ thuật sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng thương hiệu ngành hàng, khuyến khích nâng cao năng lực công nghệ thông qua nhập khẩu công nghệ, tạo ra các sản phẩm chế biến đặc thù, tận dụng sản phẩm là những giải pháp nổi bật cần chú trọng thực hiện trong thời gian tới
Lê Huy Khôi (2013) bàn về “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu” [41] Nghiên cứu đã
hệ thống hóa và phân tích, luận giải rõ cơ sở lý luận về CGT cà phê toàn cầu, về GTGT và nâng cao GTGT cho mặt hàng cà phê trong CGT cà phê toàn cầu
Trang 33Theo tác giả, các nước nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới đều là những khách hàng tiềm năng cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam Điều này chứng tỏ rằng, mặt hàng cà phê Việt Nam vẫn rất có nhiều khả năng tăng cường tham gia vào CGT cà phê toàn cầu
Phan Thu Trang (2014) trong nghiên cứu“Tăng cường sự tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu” [76] của mình đã nhận định
rằng, mặc dù đã tham gia vào CGT toàn cầu, nhưng các CGT hàng nông sản của Việt Nam có quy mô nhỏ và vị thế thấp Phần lớn hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường thế giới đều ở dạng nguyên liệu nên lợi thế cạnh tranh thấp, GTGT không cao Hàng nông sản Việt Nam có chất lượng tốt nhưng vẫn luôn bị ép giá, hoặc muốn bán được phải lấy thương hiệu của nước khác Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ lạc hậu của những tác nhân tham gia chuỗi
từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu marketing, phân phối và tiêu thụ Bên cạnh
đó, các yếu tố tạo môi trường cho sự tham gia hiệu quả vào chuỗi, như: dịch vụ
hỗ trợ, cơ sở vật chất hạ tầng còn hạn chế Các chính sách của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, như: chính sách đất đai, chính sách phát triển thương mại hàng nông sản còn nhiều bất cập
Đỗ Quang Giám, Lê Thanh Hà, Đồng Thanh Mai (2015) nghiên cứu “Các yếu tố tác động tới chuỗi giá trị sản phẩm đặc sản ổi Đông Dư” [19] CGT sản
phẩm đặc sản ổi Đông Dư có bốn tác nhân chủ yếu tham gia chuỗi là người trồng
ổi, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng Nghiên cứu CGT sản phẩm
ổi Đông Dư cho thấy sự hạn chế của các kênh trong chuỗi như GTGT trong từng mắt xích còn thấp và sự kém phong phú của các tác nhân tham gia Các yếu tố đặc điểm đất đai, cung ứng đầu vào cho quá trình trồng trọt, thị trường và tính mùa vụ ảnh hưởng rất lớn tới CGT thông qua giá bán Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về thương mại như hoạt động xúc tiến thương hiệu, phân phối, đóng gói và bảo quản lại ít tác động tới giá Điều này thể hiện sự chưa hoàn thiện của CGT sản phẩm nông sản trên và tiềm năng phát triển CGT này trong tương lai Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các giải pháp cần tập trung nhằm gia tăng giá trị sản phẩm
Trang 34trong chuỗi, đó là: phải kiểm soát tốt chất lượng ổi từ khâu sản xuất đến khâu thu gom, vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; cần tập trung vào việc thương mại hóa sản phẩm, nâng cao GTGT trong CGT đáp ứng nhu cầu của thị trường, hướng tới thị trường rộng hơn và chủ động hơn trong khâu tiêu thụ Khi đó, giá trị sản phẩm ổi Đông Dư sẽ tăng lên cùng với đó là CGT mạnh và bền vững hơn, duy trì lợi ích kinh tế mang lại từ ổi Đông Dư cho người trồng ổi ở địa phương
Tác giả Trần Anh Tài và nhóm tác giả (2015) nghiên cứu “Xây dựng chuỗi giá trị nấm ở Ninh Bình” [63] Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3
doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng Tuy nhiên, sản xuất nấm ở Ninh Bình hiện nay phần lớn vẫn ở quy mô hộ gia đình nên chưa đạt được sự chuyên nghiệp, cũng chưa xây dựng được thương hiệu Điều này không chỉ làm lãng phí tiềm năng mà còn khiến nghề nấm phát triển thiếu bền vững Từ kết quả phân tích CGT nấm ở Ninh Bình, các tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi, mang lại lợi ích kinh tế tốt nhất cho người trồng nấm Đó là: Nhóm giải pháp về quản trị CGT nấm, giúp cho CGT nấm Ninh Bình hoạt động một cách tốt nhất; nhóm giải pháp cải thiện CGT nấm nhằm tăng GTGT; nhóm giải pháp cải thiện CGT nấm nhằm tạo thêm việc làm; nhóm giải pháp cải thiện CGT nấm nhằm nâng cao kiến thức và năng lực sản xuất cho hộ nông dân; nhóm giải pháp cải thiện CGT nấm nhằm mở rộng kênh phân phối; nhóm giải pháp cải thiện CGT nhằm tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp/cơ sở sản xuất và nhóm các giải pháp hỗ trợ khác
Võ Thị Thanh Lộc và các cộng sự (2015) công bố “Phân tích chuỗi giá trị Thanh Long tại huyện Chợ giạo tỉnh Tiền Giang” [43] Việt Nam là một trong
những quốc gia sản xuất và xuất khẩu Thanh long lớn nhất thế giới, Tiền Giang
là tỉnh có diện tích và sản lượng Thanh long đứng thứ hai quốc gia, nên có thể nói Thanh long là cây trồng chủ lực, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao (lợi nhuận trung bình của nông hộ/năm là 162 tr.đ/ha), góp phần cải thiện tốt sinh kế cho
Trang 35nông hộ và góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng trồng Thanh long, đặc biệt
là vùng nông thôn huyện Chợ Gạo Để phát triển ổn định Thanh long huyện Chợ Gạo và cạnh tranh cao trên thị trường, nhóm nghiên cứu đề xuất 5 giải pháp và
11 hoạt động nhằm nâng cao chất lượng Thanh long cả về độ ngọt, màu sắc, hương vị, kích cỡ… phục vụ cho thị trường xuất khẩu; áp dụng mô hình trồng Thanh long theo hướng hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác theo hướng tiết kiệm điện,nước, an toàn, đạt hiệu quả và bền vững; đẩy mạnh áp dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP, sử dụng hợp lý phân bón hữu cơ
Trần Công Thắng (2015) trong “Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị trong ngành lúa gạo và thịt lợn” [65] Lúa gạo và thịt
lợn là những ngành hàng nông nghiệp rất quan trọng của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng nhanh Tuy nhiên, thu nhập của các hộ chăn nuôi và hộ trồng lúa đều rất thấp, GTGT của hai ngành đều thấp và khả năng cạnh tranh yếu Đi tìm lời giải đáp cho nghịch lý này, nhóm tác giả đã phân tích hiệu quả hai CGT này theo các khâu trong chuỗi và đánh giá chung hiệu quả toàn chuỗi Tại các khâu trong chuỗi, tác giả đã chỉ ra được những hạn chế của từng khâu cung cấp đầu vào, khâu sản xuất canh tác, chăn nuôi, khâu sau thu hoạch và sau cùng là khâu thương mại Để góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, tăng giá trị, phát triển sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi mặt hàng lúa gạo và thịt lợn, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị chính sách nâng cao hiệu quả CGT gạo và thịt lợn gồm: Lựa chọn giống tốt; tổ chức lại sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác trong và giữa các khâu CGT; kiến nghị chính sách nâng cao hiệu quả CGT
Tổ chức Oxfam và Viện Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển (2015) trong
công trình nghiên cứu “Hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách” [51] đã nhận định một trong những yếu tố quan trọng
đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam là chính sách khuyến khích thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác giữa các hộ nông dân
Trang 36Trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng GTGT, phát triển bền vững, Nhà nước ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các tác nhân nhằm tạo ra những đột phá cho sản xuất nông nghiệp nói chung và khu vực kinh tế hợp tác nói riêng Phát triển hợp tác, liên kết nông dân bền vững nhằm tổ chức lại, đổi mới cách thức sản xuất nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam
Nguyễn Hữu Tâm (2016) nghiên cứu“Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng cacao ở tỉnh Bến Tre” [64] Từ việc phân tích tình hình sản xuất và
thị trường ca cao trong và ngoài nước, phân tích hiệu quả sản xuất ca cao, phân tích CGT ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre, cho thấy CGT của ngành hàng ca cao
có 5 kênh phân phối trong đó có 3 kênh xuất khẩu và 2 kênh nội địa Kênh xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu hạt (chiếm 89,28%) Đối với kênh tiêu dùng nội địa,
ca cao hầu như được dùng để sản xuất bơ socola, socola, bột socola là nguyên liệu đầu vào cho ngành hàng bánh kẹo Qua phân tích cho thấy, kênh nội địa mang lại GTGT và GTGT thuần nhiều hơn gấp đôi so với kênh xuất khẩu Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hướng có lợi cho công ty xuất khẩu, công ty chế biến và xuất khẩu Nhằm nâng cao lợi nhuận và thu nhập cho các tác nhân tham gia trong chuỗi, tác giả đã đề xuất bốn chiến lược nâng cấp chuỗi được đề xuất là (i) chiến lược cắt giảm chi phí, (ii) chiến lược nâng cao chất lượng, (iii) chiến lược đầu tư công nghệ (iv) chiến lược tổ chức lại hệ thống phân phối Cùng với đó là chín giải pháp chiến lược nâng cấp CGT và mười tám hoạt động nhằm thực hiện các giải pháp chiến lược nâng cấp CGT ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến Tre
Phùng Thị Trung (2016) nghiên cứu“Nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng chè xuất khẩu Việt Nam trong chuỗi giá trị chè toàn cầu” [78] Hiện nay,
lượng xuất khẩu chè của Việt Nam là lớn, đứng thứ 5 thế giới nhưng GTGT thu được lại thấp hơn rất nhiều so với các nước Giá xuất khẩu chè trung bình của Việt Nam luôn thấp chỉ chiếm từ 60-70% giá chè xuất khẩu trung bình của thế giới Từ thực trạng trên, tác giả làm rõ nguyên nhân qua việc nghiên cứu các yếu
Trang 37tố ảnh hưởng đến nâng cao GTGT cho hàng chè xuất khẩu như các yếu tố đầu vào, Marketing, quản trị nhân lực, công nghệ thông tin, logictics và thông tin doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp, kinh nghiệm/năm hoạt động, thị trường xuất khẩu) Từ kết quả đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao GTGT cho mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam, gồm: Nâng cao GTGT các yếu tố đầu vào; Ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh; Các giải pháp Maketing; Nâng cao kỹ năng quản trị Bên cạnh đó một số kiến nghị cũng được đưa ra nhằm nâng cao GTGT ngành chè xuất khẩu tại Việt Nam, gồm: Xây dựng
và phát triển liên kết giữa những hộ nghèo và các tác nhân khác trong CGT; Nâng cấp chuỗi theo hướng liên kết chặt chẽ các tác nhân; Thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức hiệp hội; Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân; Thực hiện các hoạt động marketing và đa dạng hóa sản phẩm thị trường; Các chính sách tăng cường hợp tác và hỗ trợ
Nguyễn Đình Cung (2017) trong “Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo” [8] đã khẳng định: Lúa gạo là ngành hàng chủ lực của nông nghiệp
Việt Nam, góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam, đưa Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thể giới Tuy vậy, ngành lúa gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức và nhiều rào cản thể chế Nghiên cứu chỉ ra rằng, để nhằm tháo gỡ các rào cản thể chế trong các công đoạn chính của CGT lúa gạo, cần sửa đổi, bổ sung pháp luật về đất đai nói chung và đất nông nghiệp, đất trồng lúa nói riêng để nâng cao giá trị đất nông nghiệp; bỏ hạn điền, thúc đẩy tích tụ đất nông nghiệp; vốn hóa đất nông nghiệp
để có thể tăng các yếu tố sản xuất bổ sung, qua đó nâng cao năng suất lao động
và thu nhập
La Nguyễn Thùy Dung (2017) nghiên cứu“Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm lúa gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa ở tỉnh An Giang’’ [10] Từ việc phân tích thực trạng sản xuất lúa, chế biến và
tiêu thụ gạo trên địa bàn tỉnh An Giang; phân tích GTGT và phân phối GTGT giữa các tác nhân tham gia trong CGT; phân tích mức độ đóng góp từ GTGT
Trang 38được phân phối đến thu nhập của hộ nghèo trồng lúa, thực trạng các hộ nghèo
An Giang được mô tả rõ nét Nhằm nâng cao GTGT cho sản phẩm lúa gạo, cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa tại An Giang, tác giả xuất một số giải pháp đối với nông hộ nghèo như: nâng cao chất lượng lúa giống; nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và khả năng tiếp cận thị trường để giảm chi phí sản xuất; chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa nông hộ với nông
hộ, nông hộ với thương lái và nông hộ với HTX, tổ hợp tác
Khanh Le Phi Ho và các cộng sự (2017) nghiên cứu về “Leveraging innovation knowledge management to create positional advantage in
agricultural value chains ” (Thúc đẩy sự đổi mới quản lý tri thức để tạo ra lợi thế
vị trí trong chuỗi giá trị nông nghiệp) [97] đã sử dụng lý thuyết về lợi thế tài nguyên để xác định các nguồn lực của CGT gia súc thịt bò được chuyển thành lợi thế về điều kiện và sau đó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của chúng trong bối cảnh quốc gia mới nổi Trong các ngành kinh tế của Việt Nam, chăn nuôi bò thịt là một ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên, số gia súc nhập khẩu vào Việt Nam tăng 35% từ năm 2007 đến 2015 dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng giữa bò thịt trong nước và nhập khẩu từ các nước lân cận và Úc Do đó, chăn nuôi bò thịt Việt Nam, bị chi phối bởi sản xuất quy mô nhỏ có thể khó đạt được hiệu suất vượt trội Việc nghiên cứu cách thức sử dụng tài nguyên, thị trường định hướng, lợi thế vị trí và hiệu quả kinh doanh lý thuyết trong bối cảnh CGT thực phẩm nông nghiệp trong bối cảnh một nước đang phát triển và làm rõ mối quan hệ giữa lợi thế vị trí và hiệu quả kinh doanh
Đỗ Thị Nâng (2018) trong “Nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản, một số cơ
sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, gợi ý giải pháp cho Việt Nam”
[47] đã trình bày những khái niệm cơ bản liên quan đến CGT nông sản, kinh nghiệm của một số nước trong phát triển CGT hàng nông sản và phân tích, gợi ý một số giải pháp chung, giải pháp cho Nhà nước và cho các tác nhân trong chuỗi nhằm phát triển CGT hàng nông sản Việt Nam
Trang 391.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1 Các vấn đề đã được nghiên cứu, luận giải
Qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy nhiều vấn đề đã được nghiên cứu, luận giải Cụ thể:
Thứ nhất, về cơ bản các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung
về hàng nông sản, chuỗi giá trị, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị và đề cập tới trên các khía cạnh như: quan niệm về chuỗi giá trị và vai trò của nó; nghiên cứu động lực của các liên kết trong các ngành sản xuất; vấn đề lợi ích của người nông dân trong chuỗi giá trị hàng nông sản; vai trò của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị đối với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp
Thứ hai, nhiều nghiên cứu đi theo hướng đánh giá thực trạng phát triển
hàng nông sản theo chuỗi giá trị của Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị mang tính giải pháp về chính sách như: cần hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách nhằm hỗ trợ cho người nông dân khi tham gia chuỗi giá trị nông sản; cần có giải pháp để đảm bảo tính bền vững trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; cần phát triển các mô hình tổ chức sản xuất tiến bộ như hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới … để liên kết người nông dân bền vững, đổi mới phương thức sản xuất trong ngành nông nghiệp để tăng sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam Đề xuất các giải pháp như: chính sách và giải pháp nâng cao GTGT hàng nông sản trong CGT; Các công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao GTGT cho hàng nông sản gồm: Nâng cao GTGT các yếu tố đầu vào; Ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh; Các giải pháp Maketing; Nâng cao kỹ năng quản trị
Thứ ba, một số công trình nghiên cứu đi theo hướng vận dụng các lý
thuyết kinh tế hiện đại để phân tích các yếu tố tác động tới CGT hàng nông sản, vai trò của thị trường, tài chính, logistic, công nghiệp chế biến… trong phát triển hàng nông sản theo CGT; khẳng định được sự liên kết giữa các tác nhân nhằm tạo ra những đột phá cho sản xuất nông nghiệp
Trang 40Thứ tư, một số công trình nghiên cứu thông qua phân tích thực tiễn một số
chuỗi sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của các nước đang phát triển tại Châu Phi
và Châu Á, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển hàng nông sản theo CGT
Tóm lại, qua nghiên cứu cho thấy phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá
trị trong điều kiện mới của toàn cầu hóa, của cách mạng khoa học công nghệ 4.0
và những tác động của biến đổi khí hậu là khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu và luận giải Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào đã được công bố
có nghiên cứu tới phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên
Quang Vì vậy, đề tài luận án: “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở
tỉnh Tuyên Quang” là hoàn toàn mới và không trùng lặp với các công trình
nghiên cứu đã được công bố từ trước cho đến thời điểm hiện tại
1.2.2 Những vấn đề luận án tiếp tục luận giải
- Về mặt lý luận
Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã phân tích luận giải một cách tương đối toàn diện những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói riêng Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị đã xây dựng được các khái niệm như: Chuỗi giá trị, chuỗi giá trị hàng nông sản, chuỗi giá trị nông sản toàn cầu , hoặc đi sâu phân tích, luận giải về chuỗi giá trị các ngành hàng cụ thể
và các biện pháp nâng cấp chuỗi giá trị Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện lý luận về “Phát triển hàng nông sản
theo chuỗi giá trị” ở góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị là gì? Vai trò của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cấp tỉnh Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị gồm những nội dung gì? Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị? Đó là các câu hỏi lớn, là những vấn đề lý luận cốt lõi mà luận án tập trung nghiên cứu luận giải Trong đó, luận án tập trung phân tích làm rõ nội dung