I/ PHẦN MỞ ĐẦU Truyện kiều là tác phẩm thành công nhất của nhà thơ Nguyễn Du. Đây là tác phẩm đạt đỉnh điểm sự hoàn thiện của truyện nôm Việt Nam trên nhiều phương diện. Thi pháp nhân việt, thi pháp kết câu, ngôn từ nghệ thuật. Bàn về ngôn từ nghệ thuật có rất nhiều nhà nghiên cứu bình luận, Người học đánh giá Truyện Kiều là tác phẩm thành công rực rỡ về mặt ngôn từ nghệ thuật. Nội dung là hệ thống của ngôn ngữ dân tộc, là tập đại thành về gôn ngữ của thời đại ông, ông là người nâng ngôn ngữ vănhọc thời đại lên đỉnh cao chói lọi. Thành công của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với lịch sử. Cùng với Nguyễn Trãi trước kia, Hồ Xuân Hương, dịch giả Chinh phụ ngâm của Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ cùng thời và đặc biệt là Nguyễn Du đã khẳng định một cách đầy đủ và thuyết phục sự phong phú và khả năng to lớn trong sáng tác vănhọc như giáo sư Trần Đình Sử khẳng định “Trong vănhọc Tiếng Việt chỉ đến Truyện Kiều thì ngôn từ mới tự đứng lên biểu diễn như một nghệ thuật còn trước đó Tiếng Việt chủ yếu là sự diễn ý bằng ngôn từ với các thủ thuật nào đó với các mức độ tài hoa khác nhau nào đó. Thật vậy Tiếng Việt là một thứ ngôn từ của dân tọc ta rất trong sáng giàu và đẹp khi được sử dụng vào vănhọc thì được các tác giả trao chuốt mài giũa và trở thành yếu tố nghệ thuật đặc sắt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đánh dấu một bước phát triển mới về chất có ý nghĩa đặc biệt trong việc học tập thơ ca dân gian và ngôn ngữ quần chúng của nhà thơ. Có thể khẳng định rằng ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều đã được Nguyễn Du gọt giũa trao chuốt đã tạo nên tiếng nói riêng của dân tộc Việt Nam chúng ta thật may mắn và tự hào có được Truyện Kiều. Nhờ đó mà vănhọc Việt Nam thêm rạng rỡ, vẽ đẹp của Tiếng Việt được tôn xứng, tài năng người Việt nam được khẳng định. 1 II/ NỘI DUNG Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du với tư cách nghệ sĩ ông đã “đập vỡ” câu trúc ngôn từ hàng ngày để tạo thành ngôn từ nghệ thuật. Ông đã tránh ngôn từ tác giả thực dụng để sử dụng ngôn từ chủ thể. Ông đã trao quyền tự do cho kể chuyện và cho nhân vật và đã làm chon ngôn từ ấy có khả năng “nói” nhiều hơn. Nguyễn Du đã “đập vỡ” cú pháp thông thường để tạo ra những câu thơ … chủ từ như nhiều người đã nhận xét và làm cho câu thơ trở nên mơ hồ mênh mang. Đoàn Phú Tứ nhận xét câu “chập chờn cơn tỉnh cơn mê, … ngời chẳng tiện dứt về chín khôn” là như thế. Ông hỏi kẻ “chập chờn cơn tỉnh cơn mê” ấy là ai? Là Kiều, Kim Trọng hay cả hai, và còn bao gồm cả người kể người đọc nữa? Hoài Thanh cũng có nhận xét về câu thơ khác “ đường mây cười tớ ham rong ruổi, Trương liễu thương ai chụi lạnh lùng” ông thấy “Có người cười mà không thấy người cười” có tình thương mà không biết ai thương” Nó làm cho câu thơ giàu sức cảm thông ở mọi người, vì nó làm cho người này, người nọ dễ hoà lẫn vào nhau. Khác với ngôn từ thực dụng hằng ngày. Ngay trong đoạn thơ đầu Truyện Kiều ta đã đọc thấy. “ Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đơn lòng! Cái từ “khéo” đầy mỉa mai hờn dỗi kia là của ai và kẻ cùng trong một cuộc kia là những ai? Rõ ràng không phải một mình người kể mà là tất cả những kẻ tài hoa bạc mệnh. Nguyễn Du đã dùng ngôn từ của thân tâm để tự sự nhờ thế đã tạo được sức đồng cảm phổ quát. Các phép sóng đôi ẩn dụ , điển cổ trong Truyện Kiều đều được sử dụng sao cho yếu tố “Thân tâm” được biểu hiện ra. 2 Ngôn từ ý tưởng cũng là một phương tiện cơ bản của ngôn từ nghệ thuật Truyện Kiều. Ý tượng là hình ảnh nảy sinh trong tâm tưởng, không phải là hình ảnh sao chép thực tại. Do đó nó phải có cấu tạo riêng thể hiện sự hoà quyện yếu tố khách quan và chủ quan. Nguyễn Du đã tạo ra hàng loạt ngôn từ ý tượng, không có trong thực tế cũng không có trong từ điển thông thường nhưng ngôn từ ý tượng của Nguyễn Du nói lên sự cảm thụ chủ quan của con người. Nói tới nước mắt thì nói giọt ngọc, giọt châu, giọt tương, giọt hồng, giọt lệ, giọt tư, giọt riêng. Nói tới giấc ngủ thì nói tới giấc xuân, giấc mai, giấc hoè, giấc tiên. Nói tới mái tóc không chỉ là tóc mai, tóc mây, tóc sương mà còn là mái sầu. Nói tới đường xa ông nói thành dặm hồng, dặm xanh (dặm băng), dặm khách, dặm phần. Nói tới chén rưọu ông nói tới chén xuân, chén quỳnh, chén đưa, chén mời, chén khuyên, chén đồng mang đầy sắc thái khác nhau của tình huống. Nói tới của sổ ông củng nói tới từ của riêng ông: Song ca, song mai, sông hồ, song mây, song trăng, song đào, song phi. Nói tới bóng trăng thế là bóng nga, bóng nguyệt, gắn với cảm phúc khi nhìn thấy. Nói tới tấm lòng thì ông gọi là tấm riêng, tấm yêu, tấm son, tấm thành, tấm thương… Đó là những từ đồng nghĩa được tạo ra theo cảm xúc và đó là sản phẩm sáng tạo, là cảnh phá vở cánh tạo từ thông thường để tạo từ mới gây hậu quả lạ hoá. Nguyễn Du đã phá vở cấu trúc cố định để tạo thành những kết hợp không đều có. Chẳn hạn, “ăn gió, nằm mưa”, “bướm chán ong chường”, “bướm lả ong lới”, dày gió, dạn sương”, “gìn vàng giữ ngọc”… Cách cấu tạo diễn tả một trạng thái sự kiện có ý nghĩa phổ quát và diễn ra nhiều lần và chỉ hiểu được trong ngữ cảnh tác phẩm. Nguyễn Du đã phát hiện ra các quy luật ẩn kín của Tiếng Việt để giải cấu trúc ngôn từ thực dụng và tái cấu trúc những biểu đạt mới, làm cho chúng tự nói lên bằng cấu trúc của bản thân chúng. Không thể dịch lạt được 3 bằng ngôn từ thông dụng mà không làm mất mát ý nghĩa và vẽ đẹp cùng nhạc điệu của nó. Truyện Kiều cũng là một tác phẩm được Nguyễn Du sử dụng những điển cổ lấy từ vănhọc cổ tiếng việt, đây cũng là một khía cạnh của việc sử dụng từ Hán Việt. Trong Truyện Kiều, chung ta thấy những điển cổ mà Nguyễn Du dùng nếu không phải là quen thuộc đối với mọi người thì nhà thơ thường bố trí nó vào những văn cảnh nhất định để người đọc dù không hiểu điển cổ những vẫn hiểu câu thơ. Chẳng hạn câu thơ: Khen tài nhã ngọc phun châu Nàng ba, ả Tạ cũng đâu thế này. Hay Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh Thì dù không ai biết nàng Ban, ả Tạ, là những cô gái nào, Tống Ngọc, Tràng Khanh là những ai: Hay câu “Dập dìu lá gió cành chim” dù không biết như Kiều Oánh Mậu, nó rút ra từ câu thơ của nàng Tiết Đào đời Đường. Chi nghênh nam bắc điểu Diệp tống vàng lai phong Vẫn có thể hiểu và rung cảm được. Nguyễn Du không thoát ra ngoài phong cách thời đại, nhưng nhà thơ có thể chọn một chỗ đứng để có thể phát triển phong cách, không là cho nó tạo thành bảo thủ chết cứng. 4 Việt dùng từ Hán Việt còn do một nhu cầu có tính chất tu từ học trong thơ. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du dùng song song những từ thuần Việt với từ Hán Việt có cùng một ý nghĩa khá phổ biến. Cũng chỉ khái niệm “Bố mẹ” trong Truyện Kiều có từ như “hai thân” “Song thân” “hai đường” cùng một khái niệm “người mối lái” Truyện Kiều có một từ như nhà băng, băng nhân, mới. Cùng khái niệm “Mặt trăng” Truyện Kiều lại có những từ mặt trăng, vành trăng cúng trăng, cung quảng, gương nga, bóng nga, chị Hằng. Cùng khái niệm giấc ngủ, Truyện Kiều có những từ giấc xuân, giấc mộng, giấc mê, giấc vàng, giấc chiêm bao, giấc hương quan… Cùng một khái niệm “phụ nữ” Truyện Kiều có những từ đàn bà, gái 18, má hồnh, má đào, hồng nhan, hồng quần, nữ nhi, nhi nữ, thuyền quyên… Trong những trường hợp này Nguyễn Du có thể dùng từ thuần Việt để thay thế cho từ Hán Việt, hoặc có thể việc hoá từ Hán Việt, nhưng Nguyễn Du đã dùng tất cả những kiểu vừa thuần Việt, vừa Hán Việt, vừa Hán Việt được Việt Hoá bằng cách dịch là để làm giàu cho kho từ vựng của mình, đồng thời có thể tránh được sự trùng lặp đơn điệu, có thể gieo vần một cách uyển chuyển, làm cho âm hưởng của câu thơ dồi dào sinh động. Bộ phận từ thuần Việt của Nguyễn Du trong Truyện Kiều thường xuất phát từ hai nguồn: Một nguồn từ ca dao, tục ngữ thành ngữ nghĩa là một thứ ngôn ngữ đã được trao chút, đúc kết và một nguồn lấy trực tiếp từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ. Ở phương diện này, Nguyễn Du đã có những tìm tòi, những đóng góp hết sức độc đáo. Có thể khẳng định trong Truyện Kiều có những hàng mấy chục câu thơ Nguyễn Du trực tiếp rút ra từ ca dao: Đơn cử như câu: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiết, nửa soi dặm trường” Là rút ra từ những câu ca dao: 5 Tiễn đưa một chén rượu nồng Vầng trăng xẻ nửa tơ hồng đứt đôi Hay Vầng trăng ai xẻ làm đôi Đường trướng ai xẻ ngược xuôi hỡi chàng Hay câu: Sắp mong treo ấn từ quan Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua Là rút ra từ câu ca dao Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thậm lục đèo cũng qua. Ca dao trong Truyện Kiều được Nguyễn Du dùng như một thứ chất liệu nghệ thuật, không có câu nào ông dùng lại nguyên vẹn mà tất cả đều được nhào nặng, cấu tạo lại cho phù hợp với phong cách chung của nhà thơ, trong tác phẩm, trong Truyện Kiều Nguyễn Du cũng sử dụng rất nhiều tục ngữ. Nguyễn Du học tập cách tổ chức ngôn ngữ trong trhành ngữ và tục ngữ để tạo ra những tục ngữ, thành ngữ mới. Có những trường hợp thật khó phân biệt đâu là tục ngữ, thành ngữ, Nguyễn Du học tập của quần chúng đâu là thành ngữ đau, tục ngữ, của nhà thơ tạo ra Tuy nhiều trường hợp nhà thơ thường tách tục ngữ, thành ngữ ra từng bộ phận và xen vào những yêu tố phụ hoặc để nhấn mạnh ý nghĩa của tục ngữ, thành ngữ hoặc để làm cho nó phù hợp với vần điệu của câu thơ những thành ngữ: trong âm ngoài êm, tình sông nghĩa bể, khổ tâm cam lai, đau như dần, ai khảo mà xưng, rút dây động rừng… được Nguyễn Du dùng trong những câu thơ; - Nàng rằng: non nước xa khơi 6 Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm - Một nhà sum họp trúc mai Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông… Có thể nói ca dao tục ngữ, thành ngữ và lời ăn tiếng nói hằng ngày đã đi vào thơ Nguyễn Du nó chan hoà tan biến tạo nên phong cách của nhà thơ Đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật ngôn từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du còn thể hiện rõ ở tính súc tích, chính xác, là sự giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. Nguyễn Du có thể bằng một vài câu thơ khắc hoạ nên chân dung ngoại hình của một nhân vật, hay miêu tả một biến cố một cảnh ngộ, một sự di chuyển về không gian hay một sự vận động của thời gian. Có thể bằng một từ hay một vài từ bọc lộ được tất cả thái độ đánh giá của ông đối với một con người hay một hiện tượng nào đó. Nhà thơ Tố Hữu cho rằng câu thơ “ Trông lên mặt sắt đen sì’ là câu thơ hay nhất trong Truyện Kiều. Ông phân tích: tại so lại trông lên mà sao lại không “trông ngang”, trông vào”, “trông ra”. Ở đay tác giả đã đứng về phái nhân dân bị áp bức mà “trông lên” bọn thống trị ngồi trên đầu họ. Nhưng rối đớp một cái “mặt sắt” và tiếp theo “đen sì”. Thật không có những chữ nào miêu tả bọn thống trị gọn mà sắc hơn mặt sắt lạnh lùng không còn chút tình người đạo lý mà đen sì đến ghê tởm. Nhà thơ Lưu Trong Lư nói về câu “Đêm khuya thân gái dặm trường” sáu chữ thôi nhưng có thể bao hàm hết ý nghĩa của cuốn truyện dày đó. Còn nhà phê bình Hoài Thanh thì nói Nguyễn Du “Tóm đúng cái thần thái của sở khanh trong một chữ “đểu”. Trong câu thơ của Nguyễn Du tất cả các từ đều có nghĩa có chức năng, có vị trí của nó, không có hiện tượng dùng từ với mục đích duy nhất là ghép vần, hay làm cho câu thơ đúng luật bằng trắc. Rất nhiều câu thơ của Nguyễn Du trong toàn bài thơ là một mắt xích của 7 một chỉnh thể hoàn chỉnh, nhưng khi tách riêng ra thì nó thành một chỉnh thể riêng của nó và ý nghĩa được mở rộng nhân lên. Tả cảnh mùa xuân Nguyễn Du lấy ý từ một câu thơ cổ Trung Quốc Phương Thảo liên thiên bích Lê chi sơ điểm hoa Nhưng ông không bằng lờng với câu thơ thứ hai; Trên cành lê có mấy bông hoa” không hình ảnh. Nhà thơ đã viết lại Cỏ non xanh tận cân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Nguyễn Du chỉ thêm mỗi từ trắng mà bức tranh như nổi hẳn lên. Cũng mọt cách tư duy ấy nhà thở tả cảnh mùa hè: Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu đường lửa lựu lập loè đơm bông Và miêu tả bất cứ đối tượng nào Nguyễn Du cũng viết như vậy. Tiếng đàn đau đớn ghe như “Rỏ máu năm đầu ngón tay”, cảnh sinh lý từ biệt: “Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm” nỗi buồn: “sầu đông càng lắc càng đầy”… Nguyễn Du đã kết hợp được trong câu thơ của mình một tư duy thơ sắc sảo với việc khai thác triệt để các khả năng tu từ của ngôn từ tiếng việt và của thể thơ lục bát. Nguyễn Du chú ý tới âm hưởng của từng từ trong khi dùng, và kết hợp âm hưởng của các từ để tạo ra một hiệu quả nghệ thuật theo ý riêng. Khả năng tư từ trong thơ lục bát chủ yếu thể hiện ở sự kết hợp giữa từ thanh bằng với những từ thanh trắc ở cách gieo vần cách đối và cách ngắt nhịp của nó. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du thể thơ lục bát trong Truyện Kiều thiên biến vạn hoá, nhà thơ có thế viết những cấu êm ái gồm nhiều từ thanh bằng, hoặc 8 câu gồ ghề nhiều từ thanh trắc. Nguyễn Du tả bằng một câu thơ gòm rất nhiều từ thanh bằng: Lơ thơ tơ liễu buông mành Đạm tiên đến trong giấc ngủ của Thuý Kiều , rồi ra đi lặng lẽ đến rối vương vấn một chút hương thừa. Nguyễn Du cũng viết bằng một câu thơ nhiều từ thanh bằng như thế: Trông theo nào thấy đâu nào Hương thừa dường hãy ra vào đâu đây Và cái lần Thuý Kiều tái hồi Kim Trọng, sau phút ban đầu bàng hoàng bỡ ngỡ, Thuý Kiều bình tĩnh lại, lặng lẽ đưa mắt nhìn khắp lược Hai em phương tưởng hoà hai Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa Truyện Kiều của Nguyễn Du kết hợp được một cách hài hoà biện chững giữa đặc điểm vốn có về về nhịp điệu của thơ lục bát do đặc trưng của ngôn từ quy định đối với việc dùng từ cách ngắt nhịp như một biện pháp tu từ để bộc lộ rõ ý nghĩa bộc lộ nội dung. Câu sáu của Nguyễn Du trong Truyện Kiều có những kiểu ngắt nhịp như 2 – 2 – 2, 2 – 4, 3 – 3, 4 – 2, 1 – 5, và trong câu tám có những kiểu 2 – 2 – 2 – 2, 3 – 5, 4 – 4, 2 – 6, 5 – 3, 6 – 2, 2 – 2 – 4, 3 – 1 -4, … Vần và đối trong câu thơ được Nguyễn Du khai thác triệt để không có một truyện dài nào gieo vần rất chỉnh như Truyện Kiều. Truyện Kiều hoàn toàn không có hiện tượng đúng vần phải gieo vần bằng những hư từ như thường thấy trong khá nhiều truyện Nôm khác. Đay là một sự biể hiện nữa về sự phong phú của ngôn ngữ Nguyễn Du. Nguyễn Du dùng vần không phải chỉ để móc nối các câu thơ lại với nhau mà vần của Nguyễn Du thường có âm hưởng, vì vậy mà khi cần thiết nhà thơ nhân vần lên bằng cách sử dụng nhiều từ trùng điệp từ đồng âm 9 Vế đối Nguyễn Du cũng rất linh hoạt Truyện Kiều sử dụng đối làm cho câu thơ uyển chuyển. Nguyễn Gia Thiều dùng đối trong thơ như một nhà kiến trúc phong kiến mẫu mực, còn Nguyễn Du dùng đối như một nghệ sĩ tài ba. Dưới ngòi bút của ông nhà biện pháp đổi mà các thành phần cũng như các từ ngữ trong câu, trong đoạn có dịp chọi vào nhau để phát ra hào quang, phát ra ánh sáng. Ông kê Tại Viễn trong bài “Vài ý kiến vầ câu thơ lục bát và câu thơ lục bát của Nguyễn Du” có thống kê, ngoài cách đối từng khổ, từng đoạn mấy câu liền trong câu thơ lục bát của Truyện Kiều thì câu sáu có đến tám dạng đối còn câu tám có đến 17 dạng. Như vậy một câu thơ lục bát có cả thảy đến gần 30 dạng đối. III/ KẾT LUẬN Tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật Truyện Kiều chúng ta càng nhận thấy rõ Nguyễn Du là nhà nghệ sĩ lớn về ngôn từ và có lẽ ông cũng chính là nhà nghệ sĩ bậc nhất về ngôn từ trong vănhọc trung đại. Nguyễn Du đã thâu tóm được trong tác phẩm của mình tinh hoa của ngôn ngữ bình dân, đã nhào nặng lại tạo nên giá trị vô song cho tác phẩm. Đúng như lời của Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Phong Nam khen tặng “Ngôn ngữ Truyện Kiều có khẳ năng mê hoặc mọi người vì vẻ đẹp kì lạ của nó, ngôn ngữ trong tác phẩm này đã được trao chuốt với một kỷ thuật siêu việt đến độ không còn nhận ra sự gia công của nhà văn. 10 . phục sự phong phú và khả năng to lớn trong sáng tác văn học như giáo sư Trần Đình Sử khẳng định “Trong văn học Tiếng Việt chỉ đến Truyện Kiều thì ngôn từ mới. của dân tọc ta rất trong sáng giàu và đẹp khi được sử dụng vào văn học thì được các tác giả trao chuốt mài giũa và trở thành yếu tố nghệ thuật đặc sắt. Truyện