Rất có thể trong lịch sử, chữ Nôm đã tạo ra từ những năm đầu khi vó ngựa viễn chinh của phương Bắc đến Việt Nam.. Những chữ Nôm đầu tiên được sử dụng để chỉ cách gọi địa danh, hoặc những
Trang 1Rất có thể trong lịch sử, chữ Nôm đã tạo ra từ những năm đầu khi vó ngựa viễn chinh của phương Bắc đến Việt Nam Những chữ Nôm đầu tiên được sử dụng để chỉ cách gọi địa danh, hoặc những khái niệm không có trong Hán văn, mặc dù điều này do những cứ liệu thành văn còn lại hết sức ít ỏi, đã không thể kiểm chứng được một cách chính xác Phạm Huy Hổ trong Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp
cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2 Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "bố cái" trong cụm từ "Bố Cái đại vương" do nhân dân Việt Nam xưng gọi Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế
kỷ 8 Có ý kiến khác lại dựa vào chữ "cồ" trong quốc danh "Đại Cồ Việt" (大大大) để đoán định chữ Nôm
có từ thời Đinh Tiên Hoàng Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới khẳng định âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời Đường-Tống thế kỷ 8-9 Nếu âm Hán Việt
có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi hình thành cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) mà chỉ có thể ra đời sau thế kỷ thứ 10 khi Việt Nam thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938[1]
Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào năm 939, chữ Nôm được hoàn chỉnh dần dần và chỉ đến thế kỷ 13-15 mới được dùng nhiều trong văn chương
Hơn 1.000 năm sau đó, từ thế kỷ 10 cho đến đầu thế kỷ 20, khá nhiều tài liệu văn học, triết học, sử học,
luật pháp, y khoa, tôn giáo được viết bằng chữ Nôm, mặc dù rất hiếm có những giai đoạn chữ Nôm được coi trọng, và chưa từng được được sử dụng một cách có ý thức trong các văn bản hành chính của chính quyền ngoại trừ những năm tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ và thời Tây Sơn Những văn bản hành chính như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v chỉ đôi khi có xen chữ Nôm khi không thể tìm được một chữ Hán mang nghĩa tương đương để chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt bởi quan niệm của giới sĩ đại phu các triều đại bấy giờ là: "nôm
na là cha mách qué" Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của chính quyền của Quang Trung
hoàng đế, toàn bộ các văn kiện hành chính buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến
1802 Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ, mặc dù đó là công cụ còn chưa chứng tỏ được tính hữu hiệu và phổ dụng của nó so với chữ Hán Chữ Nôm được dùng phổ biến nhất trong các áng thi văn đủ loại từ Hàn luật, văn tế, truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo
[ sửa ] Sự kết thúc của chữ Nôm và Hán
Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ tư tưởng chống Hán hóa, là ý thức phản vệ của dân tộc trước những gì có tính ngoại lai Vào thời kỳ Bắc thuộc, người phương Bắc tràn vào Việt Nam với dụng ý muốn đồng hóa dân tộc Việt, chữ Nôm ra đời chống lại xu hướng Hán hóa của người phương Bắc, đồng thời khẳng định tinh thần dân tộc, tuy nhiên, điều đó chưa thực sự mạnh mẽ một cách có ý thức
Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông - nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở chất liệu là chữ Hán và được đọc theo âm Việt
Chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam khi chữ Hán đã vào Việt Nam và đã được hình thành một cách có hệ thống âm Hán Việt, nên ban đầu chữ Nôm thuần túy ghi âm Việt Dần dần có những chữ Hán không ghi được âm Hán Việt cho nên các chữ Nôm sáng tạo được ra đời Khi ý nguyện sáng tạo ra một dạng chữ riêng của người Việt trở nên mạnh mẽ hơn trong thời Lê, những chữ Nôm được tạo ra một cách có ý thức hơn đã giúp cho sự hình thành thêm nhiều chữ Nôm mới đủ để biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng, tâm hồn và khí phách dân tộc trong các tác phẩm văn chương như thơ, phú, chiếu, cáo, biểu v.v Sự sáng tạo
Trang 2đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá từ những bài thơ của Nguyễn Hàn Thuyên đến Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, từ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông đến Bạch Vân am
thất ngôn bát cú thơ Nôm của Hồ Xuân Hương đến dạng song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm của
Đoàn Thị Điểm, thơ lục bát với Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu Rồi thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, v.v và không ít những tác phẩm Nôm khuyết danh như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, v.v
Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ 16, khi các nhà truyền đạo phương Tây vào
Việt Nam, họ đã dùng kí tự Latinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời Chữ Quốc ngữ bằng kí tự La Tinh dần dần thay thế chữ Hán Nôm do sự đơn giản dễ nhớ dễ học, thêm nữa, chữ Quốc ngữ tỏ ra hữu dụng khi phiên âm được các dấu thanh trong tiếng Việt Chữ Nôm còn được dùng cho tới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhưng ngày càng suy yếu trước sự bành trướng của chữ Quốc ngữ
Di sản này hiện nay có nguy cơ tiêu vong Sau khi chữ Quốc ngữ (dùng mẫu tự Latinh) phổ biến vào đầu
thế kỷ 20, chữ Nôm dần dần mai một Năm 1920, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh cấm dùng chữ Nôm Khi tiến trình Âu hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ và được sự cổ súy của thủ lĩnh các phong trào duy tân đương thời, chữ Quốc ngữ đã trở nên phổ biến và khẳng định chỗ đứng của nó trong hệ thống văn tự mới của dân tộc theo mô hình phương Tây, thoát khỏi ảnh hưởng của phương Bắc Đỉnh cao của chữ Quốc ngữ với Thơ mới và Tự lực văn đoàn đã trở thành sự cáo chung đối với văn tự truyền thống Ngày nay, ở Việt Nam và thế giới rất ít người còn đọc được văn bản chữ Nôm từ nguyên tác Một phần quan trọng của lịch sử Việt Nam đã nằm ngoài tầm tay của 80 triệu người nói tiếng Việt
Chữ Quốc ngữ ra đời tuy đơn giản, dễ nhớ dễ học nhưng lại có nhược điểm là hệ thống biểu âm khó diễn đạt hết các từ cùng âm khác nghĩa vốn rất nhiều trong tiếng Hán và tiếng Việt Vì lý do này, có nhiều từ Việt bị dùng sai, nhưng do dùng lâu quen và do đó từ sai trở thành từ đúng (ví dụ: "khốn nạn") Và cũng chính vì việc từ khi sử dụng chữ Quốc ngữ không tiếp tục giảng dạy và học chữ Hán Nôm đã làm cho những thế hệ người Việt ngày nay không còn biết đến chữ Hán Nôm nữa, và không thể đọc được những
tư liệu sách vở trong kho di sản Hán-Nôm ngàn năm của dân tộc Việt Nam Chính vì điều đó mà ít có thế
hệ người Việt sau này có thể hiểu rõ và dùng đúng tiếng Việt như nghĩa thật sự của nó (vì khoảng 70% tiếng Việt được hình thành từ tiếng Hán-Việt)
Chữ Nôm được đặt ra cũng còn để thỏa mãn nhu cầu quân sự và chính trị Căn bản là chữ viết nhìn thì giống như chữ Hán nhưng phát âm và ý nghĩa thì hoàn toàn khác Do đó khi Trung Quốc muốn tìm hiểu Việt Nam để mưu đồ xâm lăng, họ sẽ phải học thuần tiếng Nôm để thông thạo tình hình và đả thông các văn bản
[ sửa ] Những cách tạo chữ Nôm
Dựa vào chữ Hán, chữ Nôm đã được hình thành bằng nhiều cách khác nhau Trong đó, có thể tóm tắt thành 5 loại dựa vào ba yếu tố hình-âm-nghĩa như sau:
1 Chữ Hán được vay mượn toàn diện 100% cả hình, âm và nghĩa Ví dụ: Hán 大, Việt 大, tỉnh 大, thành 大
2 Giữ hình và nghĩa của chữ Hán, nhưng đọc theo âm Nôm Ví dụ: 大 xe (<車 xa); 孤 côi (< 大 cô);
大 cuộc (< 大 cục); 大 bánh (< 餅 bính); 家 nhà (< 家 gia); 大 cuốn (< 大 quyển); 大 dao (<刀 đao);
巾 khăn (< 巾 cân); 瓦 ngói (<瓦 ngoã); 心 tim (< 心 tâm)
Trang 33 Giữ nguyên hình và âm của chữ Hán, nhưng đổi nghĩa Ví dụ: 大 một (chỉ số 1, nghĩa gốc tiếng Hán là "mai một", "mất đi"); 大 tốt (chỉ tốt >< xấu, nghĩa gốc chữ Hán là "binh lính", "chết"); 大 qua (nghĩa là đi qua, nghĩa gốc chỉ một loại vũ khí dài); 大 xa (chỉ xa > < gần; nghĩa gốc là mua trả góp); 大 xương (chỉ xương động vật, nghĩa gốc là "đẹp", "hưng thịnh"); 大 bạc (chỉ màu trắng, nghĩa gốc là “bến”, “nơi đậu thuyền”) v.v
4 Giữ hình của chữ Hán, nhưng đổi hẳn âm và nghĩa Ví dụ: 大 đấy (tiếng Hán là "đế", chỉ vua chúa); 大 có, đối lập với "không", (tiếng Hán là "cố", nghĩa là "vững chắc"); 大 (大)là (tiếng Hán đọc là "la", nghĩa là "cái võng", "cái lưới", "lụa"); 大 trước, đối lập với "sau" (âm Hán Việt là
"lược", nghĩa là "sơ lược", "sơ sài", "tính toán"); 大 biết, [hiểu biết] (âm Hán là "biệt", nghĩa là cách biệt, khác biệt); 大 gặp [gặp gỡ] (âm Hán là "cập", nghĩa là "đến", "kịp tới"); 大 sống (âm Hán là "lộng", nghĩa là "đùa giỡn"); 大 sông (âm Hán là "lung", nghĩa là "nước chảy xiết") v.v
5. Ghép hai chữ Hán với nhau Loại này hết sức phổ biến và thường ghép một thành tố biểu âm với một thành tố biểu ý (giống như chữ hình-thanh trong Lục thư) Ví dụ: tháng = nguyệt 大 (biểu ý) + thượng 大 (biểu âm); mắt = mục 大 (biểu ý) + mạt 大 (biểu âm), trời= thượng 大 (biểu ý) + thiên
大 (biểu âm); năm (con số) = ngũ (大 biểu ý) + nam (大 biểu âm); năm (năm tháng) = niên (大 biểu
ý) + nam (大 biểu âm) Thường ghép một thành tố biểu âm với một thành tố biểu ý (giống như chữ hội ý trong Lục thư)
6 Thêm nét và thêm chữ Hán Ví dụ: Bố (đối lập với mẹ) = vương 大 + bố 大 + nét giản lược của 大)
7 Thêm bộ thủ khác Ví dụ: 大 nước (thủy 大+ nhược 大); 大 vo [vo tròn] (thủ 大+ vu 大) Các bộ thủ thường được dùng là: 大餅 大餅 大餅 大餅 大餅 大, 大餅 大餅 大餅 大餅 大餅 大餅 大餅 大餅 大餅
小餅 女餅 餅餅 餅餅 木餅 餅餅 日餅 月餅牛餅 毛餅 片餅 牙餅 餅餅 瓦餅 石餅 餅餅 白餅
目餅 皮 餅 田餅 米餅 耳餅 竹餅 舟餅 羽餅 雨餅 色餅 餅餅 餅餅 貝餅 走餅 足餅 車餅 角餅
酉餅 金餅 風餅 食餅 餅餅 馬餅 魚餅 赤
8 Thêm các nét nháy bên trên, bên cạnh, để chỉ một chữ có âm đọc khác biệt Ví dụ 大< nỡ, nợ, nữa (bằng dấu < cộng với chữ 大 nữ); 大< mỡ, mựa (dấu < cộng với chữ 大 mã) “大 cho (dấu “ cộng với 大 chu); “大 buổi (dấu “ cộng với 大 bối)
9 Bớt nét của chữ Hán, đổi luôn âm và nghĩa Ví dụ: "khệnh khạng" (đều dùng chữ "cộng" 大 bớt nét, trong đó chữ "khệnh" bỏ nét phảy大大, chữ "khạng" 大大bỏ nét mác) "khề khà" (đều dùng chữ "kỳ" 大, chữ "khề" bỏ nét phảy 大, chữ "khà" bỏ nét mác 大)
Ngoài ra còn một số chữ được viết tắt từ chữ Hán gốc và không đổi cả âm lẫn nghĩa Những chữ này tương đương với chữ Giản thể của Trung Quốc, nhưng cũng có nhiều chữ không trùng với chữ Giản thể
do được viết tắt theo lối Nôm Ví dụ: 大 phong (viết tắt chữ 大 phong); 大 vạn (viết tắt chữ 大 vạn); 大 vũ (viết tắt 大 vũ, không phải là "ất"); 大 tiền (viết tắt chữ 大 tiền)
[ sửa ] Nhược điểm
Nhìn chung chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó nhớ Cách đọc cũng có khi không thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, cách viết, nên có người nói rằng "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán" Ngoài ra, việc "tam sao thất bản" là khó tránh khỏi, phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét)
Do các thanh trong chữ Nôm nhiều hơn trong tiếng Hán nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [ ] đặt cạnh chữ để biểu thị chữ muốn viết nên rất khó đọc.⁶