1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN ứng dụng một số phần mềm tin học trong hoạt động dạy học địa lý địa phương tỉnh quảng bình

33 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập- Tự do- Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ĐIA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH H

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC TRONG

HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ĐIA LÝ ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH QUẢNG BÌNH

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TIN HỌC TRONG

HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ĐIA LÝ ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ và tên: Phan Thị NgọcGiáo viên môn: Địa lýĐơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trang 3

Địa lí là một môn học hấp dẫn và lý thú, liên quan đến nhiều mặt trongđời sống thực tế Chính vì vậy, việc cải cách nội dung sách giáo khoa, việc đổimới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết Một trongnhững giải pháp hiện được áp dụng rộng rãi là ứng dụng công nghệ thông tinvào giảng dạy một cách có chọn lọc nhằm khơi gợi hứng thú và sự quan tâmthực sự của học sinh đối với môn học này

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể hơn là áp dụng tri thức từ một

số mạng thông tin hay phần mềm chuyên biệt vào hoạt động dạy – học đã đemlại những thành công nhất định, đáng khích lệ Đặc biệt trong dạy học Địa lí địaphương, học phần mà các số liệu, kiến thức về kinh tế - xã hội có sự thay đổinhanh chóng theo thời gian, đòi hỏi học sinh và giáo viên phải cập nhật kịp thời,các kiến thức không có sẵn, không mang tính chất rập khuôn, học sinh phải phântích tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn để xác định tri thức Đồng thời trong quátrình tìm hiểu, phân tích, tổng hợp kiến thức từ các nguồn tài liệuhọc sinh cònrèn luyện được khả năng tự học, các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin hữuích

Trang 4

Xuất phát từ ý tưởng đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng một số phần mềm tin học trong hoạt động dạy – học địa lí địa phương tỉnh Quảng Bình”

* Điểm mới của đề tài

Nguyên tắc trực quan trong dạy học đã có từ thời Hy Lạp _ La Mã cổ đạinhưng được phát triển thành quan điểm vào khoảng thế kỷ XVII Đến thế kỷXXI, phương pháp này được bổ trợ bằng việc sử dụng máy tính điện tử như mộtcông cụ để tiến hành dạy học Ở Việt Nam, trong những năm gần đây phươngpháp này đã được áp dụng mạnh mẽ, đã có nhiều bài viết, sáng kiến kinhnghiệm nói về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí nhưngchủ yếu ở dạng chung hoặc chưa chuyên sâu về ứng dụng trong dạy học Địa líđịa phương

Đề tài“Ứng dụng một số phần mềm tin học trong hoạt động dạy – học địa lí địa phương tỉnh Quảng Bình” đã khái quát hóa chương trình Địa lí địa

phương lớp 12, đề xuất những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy họcĐịa lí địa phương, xây dựng giáo án tiết dạy Địa lí địa phương tỉnh Quảng Bìnhtrên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin Điểm mới của đề tài thể hiện rõtrong toàn bộ nội dung, đó là:

Tiếp cận và khái quát chương trình dạy học Địa lí địa phương tỉnh QuảngBình lớp 12 về mục tiêu, cấu trúc chương trình sách giáo khoa

Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học Địa lí địa phương của bản thân lựa chọn các tính năng và tiện ích nhấtđịnh của một số trang web và phần mềm tin học để tìm kiếm những thông tincần thiết nhằm tìm hiểu và mở rộng kiến thức về Địa lí địa phương Đồng thời

đề xuất một số phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh tiếp cận, để các em

có thể chủ động tự tìm kiếm, nắm bắt và khám phá kiến thức Địa lí địa phương

Xây dựng giáo án mẫu Bài 44: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố, chương

trình lớp 12 THPT (Ban cơ bản) trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.Trong đó: đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy của

Trang 5

nghệ thông tin, phát huy khả năng tự học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin,

kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm…

sự vật, hiện tượng cụ thể làm nền tảng cho hoạt động tư duy, học sinh cần phảiđược tiếp cận với các loại tư liệu khác nhau Vấn đề này dù đã được chú ýnhưng vẫn còn nhiều hạn chế

Qua tìm hiểu, trong các tiết Địa lí địa phương Chỉ có bản đồ, tranh ảnh làđược học sinh có sử dụng Về phim video, mô hình động… hầu như thiếu và ítđược sử dụng ở các trường phổ thông ở tỉnh ta Đây là một vấn đề bất cập vìngày nay là thời đại tin học hóa cần tận dụng hợp lí, tối đa thế mạnh này để khaithác, sưu tầm tài liệu nhằm nâng cao hiệu quả học tập Địa lí địa phương

Việc hình thành kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lícho học sinh nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổthông theo định hướng dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm Một trong

Trang 6

địa lí là kĩ năng khai thác các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập

bộ môn Hiện nay đã xuất hiện nhiều phần mềm ứng dụng cho dạy học Địa lí rất

có giá trị nhưng mức độ khai thác và sử dụng các phần mềm này còn rất hạn chế

cả trong đội ngũ giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông

Một số giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng dạy học bằngphần mềm Powerpoint, bảng thông minh hay các phần mềm tin học khác, đãphát huy được sức mạnh khai thác thông tin, đồng thời kích thích hứng thú họctập của học sinh, rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, kỹ năng khai thác, sửdụng internet và máy tính Tuy nhiên, số lượng này không cao, các giáo viên sửdụng các phương pháp dạy học truyền thống là chủ yếu

2.1.2 Nguyên nhân thực trạng

- Đối với học sinh: đa số bản thân các học sinh vẫn chưa chủ động, sáng tạo

và tích cực trong sưu tầm tài liệu để học Địa lí địa phương Phần Địa lí địaphương được phân phối gần cuối chương trình, nhiều trường đã hoàn thành kiểmtra, hoàn thành điểm nên đến các tiết Địa lí địa phương học sinh thiếu động lực

và ít nhiều có tư tưởng nghỉ hè nên ít đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập

- Đối với giáo viên: mặc dù hiện nay bộ Giáo dục và Đào tạo rất coi trọngphương pháp đổi mới dạy học và tăng cường phương tiện trực quan, cập nhậtthông tin trong dạy học nhưng lối dạy cổ truyền đã ăn sâu vào mỗi giáo viên.Hầu như các giáo viên đều nhận thức được việc đổi mới hình thức tổ chức dạyhọc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nhưng khi dạy thì không sửdụng hoặc áp dụng chưa thật hiệu quả Nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trongviệc tìm biện pháp tổ chức dạy học cho học sinh theo hướng tích cực

- Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: đa số các trườnghiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn nghèo nàn, thiếu thốn Sốtrường có phòng thực hành, phòng kĩ năng, phòng bộ môn, thư viện thông tin tưliệu đúng chuẩn còn quá ít

Dạy học địa lí địa phương mặc dù giới hạn tìm hiểu các kiến thức về địa líđịa phương nhưng không phải chỉ giới hạn trong quy mô xã phường nơi các em

Trang 7

Hiện nay điều kiện của các trường phổ thông để tổ chức cho học sinh thamquan, tìm hiểu thực tế còn rất nhiều khó khăn, không phải trường nào cũng thựchiện được.

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân thực trạng dạy học Địa

lí địa phương, tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin dạy học là biệnpháp hiệu quả, vừa để nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên,vừa giúp học sinh phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng hiểu biết vàoviệc phát hiện, giải quyết những vấn đề học tập, cuộc sống

2.2 Các giải pháp

2.2.1 Khái quát về chương trình Địa lí địa phương Trung học phổ thông.

a Mục tiêu của chương trình Địa lí địa phương Trung học phổ thông.

* Về kiến thức:

- Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

+ Nắm được đặc điểm của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ (Ở vùng nào?Giáp những đâu? Diện tích thuộc loại lớn hay nhỏ)

+ Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lý, lãnh thổ đối với phát triển kinh tế

-xã hội

+ Gồm các huyện hoặc quận nào? Vị trí, giới hạn của các quận hoặchuyện

- Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

+ Hiểu và nắm vững các đặc điểm nổi bật nhất về tự nhiên và tài nguyênthiên nhiên

+ Hiểu được những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tàinguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất Và một số vấn đề bảo vệ môitrường

- Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động.

+ Nắm được các đặc điểm chính về dân cư và lao động

+ Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động đốivới phát triển kinh tế - xã hội

Trang 8

- Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Nắm được các đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội

+ Hiểu được thế mạnh về kinh tế và hướng phát triển kinh tế - xã hội

- Chủ đề 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính.

+ Phân tích được điều kiện phát triển

+ Nắm được tình hình phát triển, phân bố và hướng phát triển của một sốngành kinh tế

* Về kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn, các đơn vị hànhchính của tỉnh

- Biết cách thu thập, sưu tầm tư liệu và xử lý thông tin

- Phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê

- Phát triển kỹ năng viết và trình bày báo cáo theo chủ đề

- Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học

* Về thái độ:

Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương

b Đặc điểm về cấu trúc chương trình, SGK phần Địa lí địa phương Trung họcphổ thông

* Cấu trúc chương trình

Phần Địa lí địa phương Trung học phổ thông được phân bổ ở chươngtrình địa lý lớp 12 Cấu trúc chương trình địa lý 12 Nâng cao và cả ban Cơ bảnđược cấu tạo theo các đơn vị kiến thức lớn, sắp xếp theo logic của khoa học vàphù hợp với logic của quá trình dạy học, bao gồm các phần chủ yếu sau:

- Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Trang 9

Phần Địa lí địa phương nằm cuối chương trình, yêu cầu học sinh cần nắmđược các đặc điểm về tự nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang được đặt

ra nhằm sử dụng hợp lý tự nhiên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, nâng cao chấtlượng cuộc sống của nhân dân…của lãnh thổ, địa phương nơi học sinh đangsống

* Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí phần địa lí địa phương

Ban Số bài Lý thuyết Thực hànhChia ra

Phần địa lí địa phương yêu cầu khá lớn về dung lượng kiến thức nhưng thờilượng không lớn (3 tiết ban Nâng cao, 2 tiết ban Cơ bản) Hơn nữa, tất cả các tiếtđịa lí địa phương đều là các tiết thực hành Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thôngtin trong các hoạt động dạy và học là hết sức hữu ích

2.2.2 Giới thiệu một số công cụ và phần mềm tin học ứng dụng trong dạy học Địa lí địa phương.

a Internet

Ngoài khai thác thông tin về Địa lí địa phương từ tài liệu, tư liệu từ sáchbáo, tạp chí thì Internet cũng là một phương tiện tìm kiếm, khai thác thông tinmột cách hữu hiệu Hiện nay, mạng Internet cung cấp cho chúng ta rất nhiềucông cụ hữu ích để tìm kiếm, một số trang Web còn cho phép tải các chươngtrình, phần mềm miễn phí Mạng Internet còn là nơi để ta giao lưu, trao đổi vàcập nhật thông tin hàng ngày

* Tìm kiếm thông tin

Các trang Web tìm kiếm có hiệu quả và thường được sử dụng:

Trang 10

Có thể sử dụng Olympia Crossword cho phần khởi động hay phần củng

cố của bài học

Cách tạo ô chữ trong Olympia Crossword:

- Khởi động phần mềm, giao diện chương trình xuất hiện chọn Tạo file

Hình 1 Giao diện chính Olympia Crossword

- Cửa sổ làm việc của Olympia Crossword xuất hiện, bạn nhập chủ đề, số

ô chữ, đáp án và câu hỏi sau đó chọn Lưu file mới.

Trang 11

Hình 2 Cửa sổ làm việc của Olympia Crossword

- Chỉnh sửa câu hỏi và đáp án với file đã lưu: clik chuột vào Mở file để chỉnh sửa, sau khi lưu, clik Quay lại menu.

- Mở file trắc nghiệm đã soạn sẵn để sử dụng: clik Mở file

- Tắt chương trình:clik Thoát

c Phần mềm Google Earth

Năm 2007, những người sử dụng Internet được tiếp cận với một phầnmềm mới của Microsoft đó là Google Earth – một chương trình toàn cầu ảo chophép ta lướt qua thám hiểm và khám phá toàn bộ Trái Đất Phần mềm có thểphóng to và tìm kiếm các quốc gia, thành phố nơi bạn ở, và những thứ nhiều hơnnữa như trường học, nhà thờ, bảo tàng, các hòn đảo, núi lửa …

Sử dụng phần mềm để khai thác thông tin hình ảnh bằng thao tác kích đúpvào biểu tượng trên màn hình Khi trên màn hình xuất hiện các thông tin nhưhình 3 là lúc ta lựa chọn hình ảnh theo địa điểm tùy ý bằng cách cung cấp tênđịa điểm vào ô Fly to Tuy nhiên cần lưu ý rằng cần đánh tên địa điểm theo cấphành chính từ nhỏ đến lớn mà thông thường là tên tỉnh/ thành phố sau đó đến tên

quốc gia Ví dụ: Đong Hoi, Quang Binh, Vietnam Lúc này phần mềm sẽ tự

động tìm kiếm và hiển thị hình ảnh đúng theo địa điểm đã lựa chọn

Trang 12

Hình 3 Màn hình làm việc Google Earth

Các hình ảnh thu được đã ở vị trí và khoảng cách được mặc định sẵn, nếumuốn có được hình ảnh theo yêu cầu ta cần đặc biệt lưu ý đến công cụ điềuchỉnh ở góc màn hình (xem hình 4)

Hình 4

Trong vòng tròn có 4 mũi tên giúp điều chỉnh ảnh theo các hướng khácnhau Thanh công cụ nằm dọc giúp ta điều chỉnh khoảng cách gần hay xa.Thanh công cụ nằm ngang giúp ta cân chỉnh góc nhìn hình ảnh Phối hợp sửdụng các công cụ này sẽ giúp ta lựa chọn được hình ảnh như mong muốn Côngviệc còn lại chỉ là lưu trữ hình ảnh để chuyển sang giai đoạn xử lí thông tin

Trang 13

Hình 5 ảnh chụp vệ tinh sân vận động thành phố Đồng Hới

Hình 6 Ảnh chụp vệ tinh biển Nhật Lệ Quảng Bình

- Một số tính năng cơ bản của google earth

+ Fly To: xem tổng quát địa hình của vùng từ trên cao

+ Lưu vào Places: lưu lại những vị trí đã tìm thấy

+ Local Search: tìm một vị trí theo tên địa danh

+ Directions: tìm đường đi trong các thành phố + Tính khoảng cách, diện tích

Ứng dụng của phần mềm google earth trong hoạt động dạy – học Địa lí địa phương

* Kết hợp với các phần mềm khác phục vụ hoạt động dạy học

Khi đã tập hợp đầy đủ các thông tin hình ảnh từ Google Earth ta có thể kếthợp với các phần mềm khác để nâng cao hiệu quả khai thác, phục vụ tốt nhấtcho việc học tập và nghiên cứu Dưới đây là một vài định hướng trong việc kếthợp tiện ích của các phần mềm:

- Đối với phần mềm Encarta: ta lấy các bản đồ có cùng kích thước, tỉ lệvới hình ảnh thu được từ Google Earth từ đó tiến hành đối chiếu, so sánh các đốitượng địa lí Điểm khác biệt ở đây là đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệubản đồ, lược bớt các chi tiết phụ trong bản đồ Encarta với hình ảnh cụ thể, chitiết trong Google Earth Ta cũng có thể tạo ra các bản đồ-ảnh bằng cách cài các

Trang 14

ảnh của Google Earth vào trong bản đồ Encarta tương ứng với các địa điểm trênbản đồ Điều này làm cho các bản đồ trở nên sống động hơn và các đối tượngđịa lí đã được phản ánh từ nhiều góc độ do đó các biểu tượng địa lí cũng bớttrừu tượng hơn.

- Đối với phần mềm Map Info, ta có thể sử dụng các ảnh vệ tinh làm cơ sở

để biên vẽ bản đồ mới trên cơ sở chuyển các đối tượng địa lí từ hình ảnh sang kíhiệu bản đồ Tuy nhiên cần lưu ý việc biên vẽ bản đồ sẽ thuận lợi nhất với thểloại bản đồ về phân bố các điểm dân cư, quy hoạch tổng thể

* Ứng dụng trực tiếp trong hoạt động dạy – học

- Phục vụ cho việc giảng dạy trên lớp - thiết kế giáo án điện tử :

+ Giáo viên dùng hệ thống như một nguồn tài liệu minh họa cho kiến thức, hoặccũng có thể coi đây như là một nguồn kiến thức thực thụ để khai thác, phát huy

tư duy của học sinh

+ Khi thiết kế giáo án điện tử cần rất nhiều thông tin, hình ảnh, video clip, bản

đồ v.v… Trong hệ thống đã có sẵn rất nhiều các nội dung này, lại được trình bàytheo hệ thống tương đối khoa học nên giáo viên có thể sử dụng dễ dàng, thuậnlợi, không phải mất công tìm kiếm thêm nguồn tài liệu ở nơi khác

- Phục vụ cho việc ra bài tập, câu hỏi, kiểm tra, ôn tập :

+ Giáo viên đặt câu hỏi dựa trên việc quan sát tranh ảnh, bản đồ, mô hình… đểdẫn dắt học sinh khai thác tài liệu, tìm ra nội dung tri thức

- Sử dụng như tài liệu hỗ trợ cho học sinh : học sinh dùng hệ thống nhưmột nguồn tài liệu tham khảo, thực hiện các yêu cầu mà giáo viên đưa ra đồngthời nâng cao kiến thức của mình Giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinhtham khảo thêm các tài liệu khác ngoài hệ thống, đồng thời có thể tự thiết kế chomình một hệ thống tư liệu riêng Đây là điều cực kì có ích đối với các em khihọc tập bộ môn

- Sử dụng như tài liệu hỗ trợ giáo viên: giáo viên cũng rất cần phải thamkhảo thêm thông tin để vừa củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần làm sinhđộng, phong phú thêm bài giảng cho mình Chính vì vậy việc thiết kế và tham

Trang 15

khảo hệ thống tư liệu là vô cùng cần thiết Qua đó giáo viên cũng có thể khẳngđịnh trình độ chuyên môn, khả năng tin học của mình.

d Phần mềm Camtasia Studio

Phần mềm sử dụng để quay màn hình và chỉnh sửa video Phần mềm này

GV và HS có thể ứng dụng để tạo mới, chỉnh sửa, biên tập các video về Địa líđịa phương theo ý tưởng cá nhân một cách nhanh chóng, tiện lợi

* Thu video chất lượng cao

Khởi động chương trình bằng cách cilk đúp vào biểu tượng chương trình

trên màn hình clik Record the screen.

Hình 7 Giao diện Camtasia Studio

* Chỉnh sửa video

- Lấy video đã có sẵn từ máy tính vào Camtasia: khởi động chương trình,

chọn Import media

- Chèn chữ hoặc hình ảnh, biểu tượng vào video: chọn callouts

- Chèn thêm âm thanh vào video: chọn audio

- Cắt video, tách video ta chọn biểu tượng cut để cắt video, split để tách

video

Trang 16

Hình 8 Màn hình làm việc Camtasia Studio

e Xây dựng biểu đồ trên Microsoft Excel

Chương trình Microsoft Excel giúp giáo viên dễ dàng thành lập các loạibiểu đồ để biểu hiện một cách trực quan các số liệu thống kê về sự vật, hiệntượng, quá trình kinh tế xã hội

* Tạo biểu đồ

Để tạo một biểu đồ trong Excel, bạn bắt đầu bằng cách nhập dữ liệu sốcho các bảng trên một bảng tính (thông thường các số liệu về địa lí địa phươngkhông có sẵn, các bạn có thể sử dụng webside của tổng cục thống kê hoặc một

số webside chính thống để xây dựng bảng số liệu) Sau đó, bạn có thể vẽ dữ liệu

đó vào một biểu đồ bằng cách chọn loại biểu đồ mà bạn muốn sử dụng:

- Tạo bảng số liệu muốn chuyển thành biểu đồ

- Clik Insert và chọn nhóm Chart(hình 9)

Hình 9 Cửa sổ Insert chart xuất hiện, cho phép bạn lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp Sau khi lựa chọn được được biểu đồ, chọn OK để kết thúc

Ngày đăng: 13/11/2019, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w