LĂNGĐỒNGKHÁNH (TƯ KHÁNH) Tọa lạc giữa một vùng quê tĩnh mịch thuộc thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm giữa khu lăng mộ của bà con quyến thuộc, trong đó có Lăng Thiệu Trị (ông nội), Lăng Tự Ðức (Bác ruột và cha nuôi). Ðồng Khánh qua đời trong khi chưa xây dựng được lăng mộ cho mình. Vua Thành Thái lên ngôi, do điều kiện kinh tế khó khăn, ban đầu ông lấy điện Trung Tự - đổi tên thành Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh. Thi hài của nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận, cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là Tư Lăng. Tháng 8/1916, sau khi lên ngôi 3 tháng, vua Khải Ðịnh đã tu sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình, đến tháng 7/1917 mới hoàn thành. Riêng điện Ngưng hy cùng Tả, Hữu Tùng Viện; Tả Hữu Tùng Tự tiếp tục được tu sửa cho đến năm 1923. Ra đời trong quá trình dài như thế, lăng Ðồng Khánh mang dấu ấn của hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm khác nhau. Ở khu vực tẩm điện, nhìn tổng thể, các công trình vẫn mang dáng xưa, đáng chú ý là điện Ngưng Hy, một công trình vốn được coi là nơi bảo lưu bậc nhất nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Việt Nam. Ngược lại với phong cách truyền thống trong kiến trúc tẩm điện, kiến trúc lăng mộ hầu như Âu hóa hoàn toàn, từ đặc trưng kiến trúc, mô típ trang trí đến vật liệu xây dựng. Nhưng trong một chừng mực nhất định, đã phần nào thành công trong việc thể nghiệm cái mới, đưa yếu tố dân dã vào trong cung đình khiến lăng Ðồng Khánh hòa hợp với phong cảnh thôn dã trong vùng. Hàng hiên điện ĐồngKhánh Nội thất điện ĐồngKhánh (Nguồn: Kiến trúc Việt Nam) . vào trong cung đình khiến lăng Ðồng Khánh hòa hợp với phong cảnh thôn dã trong vùng. Hàng hiên điện Đồng Khánh Nội thất điện Đồng Khánh (Nguồn: Kiến trúc. LĂNG ĐỒNG KHÁNH (TƯ KHÁNH) Tọa lạc giữa một vùng quê tĩnh mịch thuộc thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm giữa khu lăng mộ của