Tranhkiếng (tức là tranh vẽ trên kính) là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của miền quê Nam bộ và Nam Trung bộ. Do truyền thống xem trọng việc thờ cúng của tổ tiên, ông bà của ngừơi dân Việt, cũng như đa số các Phật tử thường thờ cúng các vị Phật trong nhà, các tác phẩm tranh trên kiếng rất được người dân yêu chuộng, trước đây vào bất cứ gia đình nào cũng đều thấy một vài bộ loại tranh này. Tranhkiếng trở thành sản phẩm không thể thiếu trong nghệthuật trang trí ngôi nhà của người dân, việc treo tranh trong nhà đã tạo ra nét văn hóa riêng của người dân Nam bộ. Chúng thể hiện các câu chuyện cổ dân gian, các sự tích trong kinh phật, phong cảnh làng mạc, núi non sông biển, các câu đối thờ ca tụng công đức tổ tiên. 1.1.Nguồn gốc Cuối thế kỷ thứ XIX, trước khi thực dân Pháp đến, người ở Nam Bộ thờ tranh sơn thuỷ, mơ hồ để làm nền để ghi hai chữ “Từ Đường” thật to. Hoặc gốc tre già, bên cạnh là mụt măng (tre tàn măng mọc). Hoặc 100 chữ Phước (chữ Hán). Nhiều tranh từ hương Cảng đem qua, khá đẹp và giá rẻ, bấy giờ Hương Cảng là nhượng địa của anh, máy in khá tối tân. Tranh bên Hương Cảng đưa qua lấy đề tài cũng là “cây cội nước nguồn”, với ngọn núi cao, dòng suối chảy, cây tùng bên sườn núi mọc cheo leo, lá xanh tười. Lại còn tranh vẽ phía sau tấm kiếng, nền sơn đen, chữ Hán sơn vàng, vẽ chữ Tho, chữ phước. Bấy giờ, ở Lái Thiêu (Sông Bé) nghề mộc đang phát triển, với thợ cẩn, đóng tủ thờ, bàn ghế. Người thợ Lái Thiêu nghĩ ra sáng kiến vẽ tranh thờ cũng phía sau tấm kiếng to nhưng với màu sắc vui tươi. Tranhkiếng dễ bảo quan, đem rửa với nước là sáng lên, màu sắc như nguyên vẹn, mới mẻ, trong rất nhiều năm. Bám vào tình hình đất mới với kinh tế thị trường, dễ giao lưu, mức sản xuất lúa gạo phía đồng bằng đang phát triển, người thợ ở Lái Thiêu bày ra kiểu tranh thờ với đề tài vừa dân tộc, vừa hiện đại để thỏa mãn giấc mơ của trung nông hoặc phú nông. Con rạch hiền lành, không sóng gió, với người chèo thuyền, chiếc cầu bằng cây, bên bờ là cây to (cây cội) hoặc rải rác vài cây điệp (phượng, nhập từ châu Phi, thời Pháp) Đặc biệt là ngôi nhà lợp ngói, nền đúc cao ráo, cửa lá sách (loại cửa này do người Pháp du nhập, theo kỹ thuật Tây Phương). Phía chân trời, tiếp với dòng sông là vùng biển, hiền lành, không sóng gió, va xa, vài hải đảo, lại có đàn chim bay. Hai bên bức tranh, vẽ hai câu liễn đối (cũng viết sau tấm kiếng đại khái: “Sơn thủy hữu tình thiên lý ngoại”…) phía trên là chữ đức Lưu Phương, vẽ thêm bông mẫu đơn hoặc trái đào (tiêu biểu cho Thọ). Màu mè vui mắt, không còn nhà lá cổ truyền ,cô gái chèo thuyền yểu điệu, thường là mặc áo bà ba trắng. Trong những năm đầu thế kỷ XX, ở Nam bộ có 3 vùng sản xuất tranhkiếng nổi tiếng: Lái Thiêu (Thủ Dầu Một), Chợ Lớn (Sài Gòn) và Chợ Mới (An Giang). 3 vùng này dần dần phát triển trở thành 3 trung tâm sản xuất tranhkiếng và tạo ra 3 dòng tranhkiếng khác nhau, mỗi dòng tranhkiếng có những đặc điểm riêng của từng vùng. 1.2. Đặc điểm 1.2.1. Cách in ấn và vẽ Để có được một bức tranh phải trải qua 4 khâu: cắt kiếng theo quy cách định hình bức tranh; in lụa trên kiếng bằng mực tàu những đường nét, hoa văn, vành viềng…; vẽ tô màu, gắn sao nháy, phơi bản…; vô khuôn gỗ và xuất xưởng Khác với các loại tranh vẽ thông thường, tranhkiếng là một loại hình đặc biệt, nguyên tắc vẽ tranhkiếng là phải vẽ từ phía sau mặt kính, khi vẽ xong mới lật tấm kính lại và bề đó mới chính là bề mặt của tranh. Do nguyên tắc là vẽ phía sau mặt kính nên chi tiết nào đáng lẽ phải vẽ sau cùng, thì với tranh kính lại phải vẽ trước tiên. Chính với đặc điểm này đã tạo nên nét độc đáo trong tranh kiếng. Vẽ tranhkiếng rất khó, đòi hỏi người nghệ nhân phải thật sự khéo tay và có óc thẩm mỹ cao. Dụng cụ dùng để vẽ là cọ, mà cọ phết trên kính thì dễ bị “trôi” hoặc nhòe đi. Do đó phải luyện cho bàn tay đạt đến mức: mạnh, nhanh mà uyển chuyển. Đấy là cách luyện của người vẽ thư pháp, chỉ chấm phá mà tạo đường nét, sắc sảo, có hồn. Chưa hết, do vẽ trên kính màu lâu khô, nên người vẽ phải vẽ liên tục, không được dừng, vẽ cho đến khi xong bức tranh thì thôi. Nếu vẽ đứt đoạn, nghỉ dừng tùy ý thì bức tranh cũng đậm nhạt, đứt đoạn lôi thôi. 1.2.2. Đề tài nội dung và thể thức tranh Phần lớn tranh vẽ trên kiếng đều dựa theo truyện cổ tích như: sự tích Thích Ca Mâu Ni, Tấm-Cám; Lâm Sanh -Xuân Nương, Thoại Khanh -Châu Tuấn, Nhị thập tứ hiếu, Phạm Công - Cúc Hoa; tranh phong cảnh, tranh hoa quả, tranh thờ với những câu đối: “Tổ công, phụ đức, thiên nhiên thịnh Tứ hiếu, tôn hiền, vạn đệ vinh” Sản phẩm tranhkiếng ở Nam bộ phong phú và đa dạng, nhiều loại hình, nhiều màu sắc. Tranh có nhiều đề tài khác nhau và phân theo từng loại hình treo ở những nơi nhất định: Loại tranh thờ tổ tiên thường được treo ở bàn thờ tổ tiên, thờ Phật… loại tranh này thường thể hiện các đề tài như: Các bức hoành phi, câu đối có chữ “Trần Phủ Đường” (ghi họ tên gia chủ), “Thiện Tối Lạc” (ca tụng tổ tiên), xung quanh trang trí dây lá, hối văn hay là trang trí viền bằng cây trúc, cây tùng minh họa; tranh viết chữ “Phước”, “Lộc”, “Thọ” trên nền đỏ, xung quanh vẽ khung hình dây lá hoặc hồi văn, thỉnh thoảng có thêm con bướm hay con dơi ngậm trụ chỉ. Tất cả các chữ trên tranh đều được viết bằng chữ Hán. Ngoài ra, loại tranh này còn vẽ một bụi mai già bên cạnh có cây trúc, bụi lan, cúc… Đề tài khác hấp dẫn người dân bình thường như tranh vẽ phong cảnh, vẽ núi non, bầu trời… Tranh cao cấp thì có tấm liễn vẽ một cành cây có 7 bông, xung quanh có lá, có nụ, phía trên có ghi chữ Hán, loại tranh này rất đắt tiền nên chỉ có những gia đình giàu có mới có tiên mua loại tranh này về trang trí. Loại tranh treo cửa buồng: Kiến trúc nhà của người dân Nam bộ khác hẳn với miền Bắc và miền Trung.Trong gian nhà ngoài (phòng khách) của người Nam bộ, bàn thờ được đặt chính diện với cửa chính, phía trước bàn thờ đặt một cái tủ lớn và một bộ bàn ghế dùng để tiếp khách, hai bên bàn thờ có 2 lối đi vào nhà trong (buồng). Vì có 2 cửa buồng đi vào nhà trong, nên người ta thường treo một tấm rèm hay một tấm vải có hoa văn đẹp để, che cửa, phía trên cửa treo tranh trang trí.Tranh cửa buồng có hình chữ nhật, kích thước thường là 0,9m x 0,6m, mỗi bộ có 2 bức treo phía trên 2 cửa buồng. Tranh cửa buồn vẽ theo đề tài “Loan phượng hòa minh” (tượng trưng chồng vợ hòa hiệp), “Hoa mẫu đơn và chim phượng” (tượng trưng sự giàu có). Loại tranh tứ bình: Một bộ tranh tứ bình gồm có 4 tấm, treo trên vách với mục đích trang trí. Tranh tứ bình Nam bộ phổ biến các đề tài “Mai Lan Liên Cúc” tượng trưng cho bốn mùa trong năm, “Bát tiên quá hải” (Bát tiên vượt biển), “Bát tiên kỳ thú” (Bát tiên cưỡi thú)”, “Tứ hùng” (vẽ bốn con thú mạnh nhất theo quan niệm dân gian là cọp, hổ, báo, sư tử…). Ngoài ra, còn có tranh vẽ về đề tài như: 4 bó hoa (loại hoa phương Tây), những đàn hạc lội ven sông… loại tranh này mô phỏng tranh phương Tây, xuất hiện muộn thích hợp với nhà thành phố. Tranh thờ phật, trời, thánh, thần có khổ nhỏ, dùng để thờ phật, thánh, thần, trời… gồm có 2 loại: Tranh vẽ các vị Phật A Di Đà, Bồ Tát, Quan Âm, Quan Thánh Đế Quân, Mẹ Sanh – Mẹ Độ… và các bài vị (loại này chỉ có chữ, xung quanh trang trí hoa văn) thường được treo trong các chùa, đình, miếu… 1.3. Tình hình phát triển. Nghề vẽ tranh trên kính xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, phát triển mạnh vào những năm thập niên 20, có thể nói thời kỳ này là thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề vẽ tranh trên kính. Sau năm 1945, nghề vẽ tranh trên kính của tỉnh bị suy tàn do rất nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh.Và hiện nay, tranhkiếng rất ít chỉ còn tồn tại trong các đình, chùa, miếu và trong các nhà cổ do người dân còn giữ lại… Tuy nhiên, nếu được các ngành hữu quan quan tâm và khôi phục lại bằng cách: tập trung các nghệ nhân xưa lại, đào tạo các nghệ nhân mới, giúp vốn khuyến khích người dân khôi phục lại nghề cũ… chắc chắn rằng sản phẩm tranhkiếng không chỉ là bán ở khu vực Nam bộ mà còn có thể mở rộng thị trường ra cả nước và quốc tế. Nghề vẽ tranh trên kính không chỉ dừng lại ở ngành nghề thủ công truyền thống của một địa phương (Lái Thiêu) mà nó còn có thể sánh ngang hàng với các ngành nghề thủ công truyền thống khác như sơn mài, gốm sứ, điêu khắc gỗ… sẽ thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển mạnh hơn. Khai thác và phát huy triệt để các ngành nghề thủ công mà ông cha ta để lại… PHỤ LỤC Nghề vẽ tranhkiếng ở Lái Thiêu Nghề vã tranhkiếng ở Đồng Tháp Vẽ tranh trên kiếng “Một gốc làng” tranhkiếng sơn thủy . ta để lại… PHỤ LỤC Nghề vẽ tranh kiếng ở Lái Thiêu Nghề vã tranh kiếng ở Đồng Tháp Vẽ tranh trên kiếng “Một gốc làng” tranh kiếng sơn thủy . các tác phẩm tranh trên kiếng rất được người dân yêu chuộng, trước đây vào bất cứ gia đình nào cũng đều thấy một vài bộ loại tranh này. Tranh kiếng trở thành