1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TỪ NĂM 2010 2015

7 202 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 201,5 KB
File đính kèm BAO CAO KHOA HOC- hội nghị ATTP- Trang.rar (76 KB)

Nội dung

Từ năm 2010 đến năm 2015, xảy ra 49 vụ NĐTP, làm 2.270 người mắc và 14 người chết. Tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Nhóm tuổi từ 15 đến 49 tuổi (chiếm 61,1%). Địa điểm tại các bữa ăn gia đình (chiếm 57,1% vụ) và nhóm dân tộc Jrai (chiếm 44,9% vụ). Nguyên nhân chủ yếu do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (chiếm 34,7% vụ), tỉ suất chếtmắc cao nhất 42,9 là nhóm thực phẩm nhiễm hóa chất; Căn nguyên chủ yếu của nhóm vi sinh vật là E.coli, Samonella, Coliforms, Clostridium perfringens. Bản thân thực phẩm có chất độc là độc tố cá nóc, nấm, độc tố cóc. Thực phẩm nhiễm hóa chất là methanol; Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa như buồn nôn (73,6%), nôn (87,8%), đau bụng (81,6%), ỉa chảy (63,3%)

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM XẢY RA

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TỪ NĂM 2010 - 2015

Nguyễn Văn Đang, Nguyễn Ngọc Thanh Trang

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai

Tóm tắt:

Phương pháp: Phân tích hồi cứu số liệu các phiếu báo cáo ngộ độc thực phẩm (NĐTP) từ năm 2010 đến năm 2015 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai Kết quả: Từ năm 2010 đến năm 2015, xảy ra 49 vụ NĐTP, làm 2.270 người mắc và 14 người

chết Tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm Nhóm tuổi từ 15 đến 49 tuổi (chiếm 61,1%) Địa điểm tại các bữa ăn gia đình (chiếm 57,1% vụ) và nhóm dân tộc Jrai (chiếm 44,9% vụ) Nguyên nhân chủ yếu do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (chiếm 34,7% vụ), tỉ suất chết/mắc cao nhất 42,9 là nhóm thực phẩm nhiễm hóa chất; Căn nguyên chủ yếu của nhóm vi

sinh vật là E.coli, Samonella, Coliforms, Clostridium perfringens Bản thân thực phẩm có chất

độc là độc tố cá nóc, nấm, độc tố cóc Thực phẩm nhiễm hóa chất là methanol; Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa như buồn nôn (73,6%), nôn (87,8%), đau bụng (81,6%), ỉa chảy (63,3%).

Summary:

Method: Retrospective of the reports on food poisoning from 2010 to 2015 from food safety department of Gia Lai province Results: from 2010 to 2015, 49 food poisoning

outbreaks were reported, 2.270 cases and 14 deaths Majority of the outbreaks were reported from April to September, 61.1% cases were from 15 to 49 years-old, 57.1% outbreaks occurred in family meals, 44.9% cases were Jrai ethnic group The majority causes of the food

poisoning were E Coli, Salmonella, Coliforms, Clostridium perfringens The food had toxic

substance were pufferfish toxin, mushroom toxin, toad toxin Food was contaminated by chemical like methanol The typical clinical symptoms were mainly the gastrointestinal infections like nausea (73.6%), vomiting (87.8%), stomachache (81.6%), diarrhea (63.3%).

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây tình hình NĐTP ngày càng diễn biến phức tạp và xảy

ra hầu hết ở các địa phương trong cả nước Vấn đề an toàn thực phẩm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của toàn xã hội Theo số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm, từ năm 2010 – 2015 cả nước xảy ra 1.018 vụ NĐTP làm 31.528 người mắc, trong đó 206 người tử vong, nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật, hóa chất, độc tố tự nhiên

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt

là mùa mưa và mùa khô, với 38 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 44% NĐTP tại tỉnh Gia Lai cũng mang những đặc thù riêng, theo thống kê từ năm 2010 – 2015 , tỉnh Gia Lai xảy ra 49 vụ NĐTP làm 2.270 người mắc và 14 người tử vong, chủ yếu tập trung tại các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do thực phẩm nhiễm chất độc

Để nắm bắt thực trạng NĐTP, chúng tôi tiến hành mô tả một số đặc điểm dịch tễ học các vụ NĐTP từ năm 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Gia Lai Nhằm xác định các yếu tố, nguyên nhân gây NĐTP để đưa ra các đề xuất, kiến nghị, giải pháp thực hiện,… là tiền đề định hướng cho việc xây dựng các biện pháp

Trang 2

tuyên truyền, giáo dục người dân trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm, góp phần giảm thiểu NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cỡ mẫu, địa điểm, đối tượng: Phiếu báo cáo 49 vụ ngộ độc thực

phẩm từ năm 2010 đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2016.

2.3 Thiết kế nghiên cứu: Phân tích hồi cứu số liệu các phiếu báo cáo

NĐTP từ năm 2010 đến năm 2015 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai

2.4 Phương pháp thu thập số liệu: Chọn tất cả phiếu báo cáo các vụ

NĐTP xảy ra tại tỉnh Gia Lai, từ năm 2010 đến năm 2015

2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Số liệu sau khi thu thập sẽ

được làm sạch, nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel mô tả tần số, tỉ lệ các vụ NĐTP, các ca mắc, chết So sánh tỉ lệ giữa các tháng, năm

III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Phân bố vụ ngộ độc thực phẩm theo năm

Bảng 1 Phân bố vụ ngộ độc thực phẩm theo năm

Từ năm 2010 đến năm 2015, tại tỉnh Gia Lai xảy ra 49 vụ NĐTP làm 2.270 người mắc và 14 người chết NĐTP phân bố trong tất cả các năm tuy nhiên năm 2010 được ghi nhận là năm có số vụ, số người mắc và số người tử vong cao nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,8%, 53,3% và 64,3% Qua nghiên cứu cho thấy, năm 2010 do biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài nên người dân thiếu nước sinh hoạt cũng như thức ăn dễ bị ôi thiu Mặt khác, cũng vào năm 2010, ghi nhận 05 vụ ngộ độc thực phẩm do rượu có chứa hàm lượng methanol vượt quá giới hạn cho phép làm 5 người tử vong

Trang 3

3.2 Phân bố vụ ngộ độc thực phẩm theo tháng

Biểu đồ 1 Phân bố NĐTP theo tháng Các vụ ngộ độc được phân bố rải rác ở các tháng, trong đó tập trung nhiều nhất trong khoảng thời gian tháng 4 đến tháng 9 Đây cũng là mùa mưa tại Gia Lai, khí hậu nóng ẩm, thích hợp cho các vi sinh vật phát triển gây ô nhiễm thực phẩm Ngoài ra, đầu mùa mưa nấm rừng bắt đầu mọc và các vụ ngộ độc nấm cũng xảy ra vào thời điểm này do người dân hái nhầm nấm độc để ăn Kết quả này, phù hợp với kết quả nghiên cứu dịch tễ học các vụ ngộ độc thực phẩm tại Tây Nguyên của Đặng Oanh [3]

3.3 Phân bố vụ ngộ độc thực phẩm theo địa điểm

Bảng 2 Phân bố vụ ngộ độc thực phẩm theo địa điểm

Tần số (%) Tần số (%) Tần số (%)

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra chủ yếu tại các bữa ăn gia đình, 28 vụ làm 401 người mắc, 13 người tử vong Tiếp đến là tại đám cưới, giỗ với 11 vụ làm 1.158 người mắc, không có trường hợp tử vong Tại bếp ăn tập thể (BATT)

và nhà hàng tỉ lệ xảy ra NĐTP rất thấp, điều này cũng lý giải là do tại Gia Lai các khu công nghiệp chưa có nhiều, các BATT và nhà hàng được kiểm soát chặt chẽ

Điều đáng lưu ý, tại bữa ăn gia đình, do ăn phải thực phẩm bị nhiễm chất độc, bản thân thực phẩm có độc và thường xảy ra ở vùng sâu, vùng xa nên việc

Trang 4

phát hiện, sơ cứu ngộ độc chậm, dẫn đến tỉ lệ tử vong cao, bên cạnh đó việc lấy mẫu để xác định căn nguyên cũng rất khó khăn

3.4 Phân bố vụ ngộ độc theo căn nguyên

Bảng 3 Phân b v ng ố vụ ngộ độc theo căn nguyên ụ ngộ độc theo căn nguyên ộ độc theo căn nguyên độ độc theo căn nguyênc theo c n nguyênăn nguyên

Căn nguyên Số vụ Mắc Tử vong chết/mắc Tỉ suất

TP nhiễm VSV gây bệnh 17 34,7 1.613 71,1 2 14,3 0,1

Ngộ độc do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh có số vụ và số người mắc cao (chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,7% và 71,1%) tuy nhiên tỉ suất chết/mắc chỉ chiếm 0,1 NĐTP do thực phẩm nhiễm hóa chất có số vụ và số người mắc ít (chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,2% và 0,9%) nhưng tỉ suất chết/mắc rất cao 42,9 Qua hồi cứu cho thấy, có 05 vụ ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất được ghi nhận đều do rượu có chứa hàm lượng methanol vượt quá giới hạn cho phép (kết quả phân tích methanol > 40% (v/v1000)) Số vụ ngộ độc không xác định được căn nguyên chiếm tỉ lệ cao nguyên nhân do hầu hết xảy ra tại bếp ăn gia đình và không thu thập được mẫu thực phẩm phân tích xác định căn nguyên

Qua nghiên cứu cho thấy, các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm chính về vi

sinh vật chủ yếu là E.coli, Samonella, Coliforms, Clostridium perfringens; bản

thân thực phẩm có chất độc bao gồm độc tố cá nóc, nấm, độc tó cóc, củ nần, củ thương lục; 100% vụ ngộc thực phẩm do hóa chất được xác định là do rượu có chứa hàm lượng methanol vượt quá giới hạn cho phép

3.5 Phân bố ca ngộ độc theo lứa tuổi

Biểu đồ 2 Tỷ lệ mắc/tử vong theo nhóm tuổi

Số người mắc và số người tử vong tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 15 đến 49 tuổi, chiếm tỷ lệ lần lượt 61,1% và 78,6%.Đây là lứa tuổi tiếp xúc xã hội

Trang 5

nhiều hơn nên nguy cơ mắc NĐTP cao hơn và cũng dễ nhận thấy là NĐTP tác động lớn đến kinh tế gia đình do đây là lực lượng lao động chủ yếu

3.8 Phân bố vụ ngộ độc theo dân tộc

Bảng 4 Phân bố vụ ngộ độc theo dân tộc

Tần số (%) Tần số (%) Tần số (%) Tần số (%)

Tại tỉnh Gia Lai có 38 đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu

số chiếm 44% chủ yếu là người dân tộc Jrai (33,5%), Ba Na (13,7%) Qua ghi nhận cho thấy, NĐTP xảy ra chủ yếu là nhóm dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ cao nhất là dân tộc Jrai với 22 vụ làm 1.481 người mắc, 4 người tử vong, tiếp đến là dân tộc Ba Na với 13 vụ làm 554 người mắc, 6 người tử vong Nguyên nhân do người dân ăn thịt cóc, nấm rừng, uống rượu ngâm các loại rễ, củ rừng

Bên cạnh đó người dân tộc thiểu số Jrai và Ba Na có thói quen ăn thịt để lâu ngày ở nhiệt độ thường hoặc ăn thịt gia súc bị bệnh và chết Mặt khác lợi dụng điều kiện kinh tế khó khăn và hiểu biết hạn chế của người dân tộc thiểu số nên các thực phẩm giá rẻ, không đảm bảo an toàn được bán nhiều tại các vùng này (rượu pha chế từ cồn công nghiệp có chứa hàm lượng methanol vượt quá giới hạn cho phép, cá nóc khô, )

3.5 Các triệu chứng lâm sàng chính

Biểu đồ 3 Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện lâm sàng của các vụ NĐTP xảy ra tại Gia Lai chủ yếu là các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa như buồn nôn (73,6%), nôn (87,8%), đau bụng (81,6%), ỉa chảy (63,3%) Các triệu chứng khác là do ngộ độc rượu (mờ mắt), ngộ độc do độc tố trong thịt cóc (sùi bọt mép),

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 6

4.1 Kết luận

Từ năm 2010 đến năm 2015 tại tỉnh Gia Lai xảy ra 49 vụ NĐTP, làm 2.270 người mắc và 14 người chết Tập trung vào tháng 4 đến tháng 9 trong năm

Tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 15 đến 49 tuổi (chiếm 61,1%), địa điểm xảy ra NĐTP tại các bữa ăn gia đình (chiếm 57,1% vụ) và nhóm dân tộc thiểu số Jrai (44,9% vụ), Ba Na (26,5% vụ)

Nguyên nhân chủ yếu do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (chiếm 34,7% vụ) tuy nhiên tỉ suất chết/mắc cao (42,9) là do thực phẩm nhiễm hóa chất

Căn nguyên chủ yếu của nhóm vi sinh vật là E.coli, Samonella,

Coliforms, Clostridium perfringens Bản thân thực phẩm có chất độc là độc tố cá

nóc, nấm, độc tó cóc Thực phẩm nhiễm hóa chất là methanol

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa như buồn nôn (73,6%), nôn (87,8%), đau bụng (81,6%), ỉa chảy (63,3%)

4.2 Kiến nghị

- Các cơ quan Y tế phối hợp với cơ quan truyền thông tổ chức biên tập và

in ấn các ấn phẩm bằng tiếng dân tộc thiểu số (Jrai, Ba Na) như phòng chống ngộ độc rượu; cóc, cá nóc, nấm, để phục vụ cho công tác tuyên truyền

- Trạm Y tế, Y tế thôn bản tăng cường giám sát các bữa ăn tập trung đông người như cưới, hỏi, tân gia, lễ bỏ mã, lễ cầu mưa, đáng tang, trên địa bàn Đồng thời phối hợp với trưởng thôn, già làng, người có uy tín trong thôn, làng tuyên truyền hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn trong chế biến

và sử dụng thực phẩm Đặc biệt là thay đổi thói quen sử dụng thịt để lâu ngày ở nhiệt độ thường và sử dụng súc vật chết hoặc bị bệnh làm thực phẩm

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, các thực phẩm bày bán tại các các khu vực, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc

- Tăng cường công tác phát hiện sớm NĐTP, đào tạo công tác xử trí ngộ độc cấp cho cán bộ y tế các tuyến xã, huyện nhằm hạn chế tử vong

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đinh Thanh Huề và cs (2006), Giáo trình Dịch tễ học, Trường Đại học

Y Huế

2 Bùi Quang Lộc, Trương Hữu Hoài, Tình hình ngộ độc thực phẩm tại

tỉnh Đăk Lăk từ năm 2004 – 2013, Tạp chí Y học thực hành, Tr 213 - 217.

3 Đặng Oanh, Dịch tễ học các vụ ngộ độc thực phẩm tại Tây Nguyên 10

năm 2006 – 2015

4 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai, Phiếu báo cáo vụ ngộ

độc thực phẩm (M2-NĐTP) từ năm 2010 – 2015.

Trang web

Trang 7

1 Http:// apps.who.int/iris/bitstream/10665/ /9241547073_vie.pdf

2.Http://gialai.gov.vn/Pages/glp-intro-lichsuhinhthanh-glpstatic-7-glpdyn-0-glpsite-1.html

3.Http://vtv.vn/chuyen-dong-24h/con-so-giat-minh-ve-ngo-doc-thuc-pham-20160412141711022.htm

Ngày đăng: 01/11/2019, 08:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w