Đề thi thử ĐH lần 2-2009. Sinh

10 401 0
Đề thi thử ĐH lần 2-2009. Sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD - ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2. NĂM 2009 TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH Môn: Sinh học - Khối B. Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề: 135 I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (Từ câu 1 đến câu 40): Câu 1. Chuổi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì: A. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường cạn. B. Môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng. C. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định. D. Hệ sinh thái dưới nước có hệ đa dạng sinh học cao hơn. Câu 2. Đặc điểm của hệ động vật và thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự biến hoá dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và nhân tố nào sau đây? A. Cách li di truyền. B. Cách li địa lí. C. Cách li sinh sản. D. Cách li sinh thái. Câu 3. Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là một bệnh? A. Do đột biến dị bội. B. Đột biến gen trên NST giới tính. C. Di truyền liên kết với giới tính. D. Đột biến gen trên NST thường. Câu 4. Ở đậu Hà Lan, gen quy định hạt trơn là trội, hạt nhăn là lặn, hạt vàng trội, hạt lục là lặn. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cặp đậu dị hợp về gen hình dạng hạt và gen màu sắc hạt giao phấn với cây hạt nhăn và dị hợp về màu sắc hạt. Sự phân li kiểu hình của các hạt sẽ theo tỉ lệ: A. 3:3:1:1. B. 1:1:1:1 C. 9:3:3:1 D. 3:1 Câu 5. Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là: A. Vừa là nhân tố làm phát sinh đột biến, vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên. B. Nhân tố phát sinh các biến dị không di truyền. C. Nguyễn nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục. D. Nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 6. Một khu vườn thí nghiệm. Người ta trồng 100 cây, trong đó có 50 cây có kiểu gen dị hợp. Số còn lại là đồng hợp trội. Cho các cây tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thì đến thế hệ F 4 tỉ lệ kiểu gen là bao nhiều? A. 25%AA: 50%Aa: 25%aa. B. 98,4375%AA: 1,5625Aa: 0%aa. C. 73,4375%AA: 3,125Aa: 23,4375%aa. D. 49,21875%AA:1,5635%Aa:49,21875%aa. Câu 7. Ở người, mắt nâu là trội và mắt xanh là lặn. Khi một người đàn ông mắt nâu kết hôn với một người con gái mắt xanh và họ có con trai mắt nâu, con gái mắt xanh. Có thể kết luận chắc chắn rằng: A. Màu mắt liên kết với giới tính. B. Cả hai cha và mẹ đều đồng hợp tử. C. Người đàn ông không phải là cha đẻ. D. Người đàn ông là dị hợp tử. Câu 8. Trong một hệ sinh thái, chuổi thức ăn nào trong các chuổi thức ăn sau cung cấp sinh khối năng lượng cao nhất cho con người (Sinh khối của thực vật ở các chuổi là bằng nhau)? A. Thực vật → Cá →Chim → Đại bàng →Người. B. Thực vật → Động vật phù du → Cá → Người. C. Thực vật → Người. D. Thực vật → → Người. Câu 9. Phương pháp giúp nhanh chóng phân biệt đột biến NST và đột biến gen là: A. Làm tiêu bản tế bào quan sát bộ NST của cơ thể mang đột biến. B. Lai cơ thể mang đột biến với cơ thể bình thường. C. Quan sát kiểu hình của cơ thể mang đột biến. D. Giải trình tự các Nuclêôtít của gen đột biến. Câu 10. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh: A. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. B. Kiểu phân bố cá thể của quần thể. C. Sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể. D. Cấu trúc tuổi của quần thể. Câu 11. Với tần số hoán vị gen là 20%, phép lai nào dưới đây sẽ cho tỉ lệ phân tính 50%:50%? A. aB aB ab AB × B. ab aB ab AB × C. Ab AB aB Ab × D. ab ab ab AB × Câu 12. Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX (Hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào? A. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân. B. Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân. C. NST XX không phân li trong nguyên phân. D. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân. Câu 13. Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Ho-mo là loài: A. Homo erectus B. Homo habilis C. Homo sapiens. D. Homo neanoterthalensis Câu 14. Sự di cư của các động vạt, thực vật ở cạn vào kỷ đệ tứ là do: A. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ. B. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống. C. Khí hậu khô, băng tanm biển rút cạn tạo điều kiện cho sự di cư. D. Sự phát triển ồ ạt của thực vật hạt kín và thú ăn thịt. Câu 15. Ở cà chua 2n = 24, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể tam nhiễm khác nhau? A. 12. B. 8 C. 18 D. 24 Câu 16. Bản đồ di truyền (bản đồ gen) là: A. Sơ đồ phân bố các NST trong nhân của một loài B. Số lượng các NST của một loài. C. Trình tự sắp xếp các Nu trong phân tử ADN của một NST. D. Sơ đồ về vị trí và khoảng cách giữa các gen trên từng NST trong bộ NST của một loài. Trang 1/4 - Mã đề: 169 Câu 17. Các thành tựu nổi bật của kỹ thuật chuyển gen là: A. Sản xuất nhiều loại thực phẩm biến đổi gen ở quy mô công nghiệp. B. Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng cho chọn giống cây trồng, vật nuôi. C. Tạo nhiều chủng vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh. D. Tạo nhiều loài vật nuôi, cây trồng biến đổi gen. Câu 18. Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao. B. Tập hợp ốc bươu vàng trong ruộng lúa. C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp cây cọ trên đồi Vĩnh Phú. Câu 19. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của: A. Công nghệ gen. B. Công nghệ tế bào. C. Công nghệ sinh học. D. Kỹ thuật vi sinh. Câu 20. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp nào sau đây? A. Gen trên NST X. B. Gen trên NST Y. C. Di truyền qua tế bào chất D. Gen trên NST X và di truyền qua tế bào chất. Câu 21. Một gen bình thường dài 0,4080 micrô mét, có 3120 liên kết hyđrô, bị đột biến thay thế một cặp Nu nhưng không làm thay đổi số liên kết hyđrô của gen. Số Nu từng loại của gen đột biến có thể là: A. A=T=270; G=X=840. B. A=T=840; G=X=270. C. A=T=479; G=X=721 hoặc A=T=481; G=X=719 D. A=T=720; G=X+480. Câu 22. Phương pháp nhân giống thuần chủng ở vật nuôi được sử dụng trong các trường hợp: A. Cần phát hiện gen xấu để loại bỏ. B. Hạn chế hiện tượng thoái hoá giống. C. Cần giữ lại các đặc điểm tốt nhất của giống tạo ra độ đồng đều kiểu gen của phẩm giống. D. Tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp cao và sử dụng ưu thế lai. Câu 23. Trong một quần thể ruồi giấm người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo những trình tự khác nhau như sau: 1- ABCGFEDHI; 2- ABCGFIHDE; 3-ABHIFGCDE Cho biết đây là những đột biến đảo đoạn NST. Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo đó. A. 1→3→2. B. 2→3→1. C. 1→2→3. D. 2→1→3. Câu 24. Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp: A. Các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. B. Các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp. C. Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. Câu 25. Ở một loài, khi cho lai hai dòng hoa trắng thuần chủng với nhau F 1 thu được toàn cây hoa trắng, cho F 1 lai phân tích thu được thế hệ con 133 cây hoa trắng:45 cây hoa đỏ. Biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật: A. Phân li. B. Tương tác gen. C. Liên kết gen. D. Hoán vị gen. Câu 26. Một quần thể ngẫu phối ở trạng thấi cân bằng di truyền. Xét một gen có 2 alen A và a, người ta thấy số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 16%. Tỉ lệ phàn trăm số cá thể có kiểu gen dị hợp trong quần thể này là: A. 4,8% B. 48% C. 24% D. 30% Câu 27. Quan hệ giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi nhưng một loài có lợi nhiều hơn so với loài kia, đó là quan hệ nào sau đây? A. Ức chế cảm nhiễm. B. Kí sinh. C. Hợp tác. D. Hội sinh. Câu 28. Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. Theo mô hình Operonlac, gen điều hoà (R) có vai trò: A. Mang thông tin quuy định cấu trúc Prôtêin ức chế. B. Mang thông tin quy định cấu trúc enzim ARN pôlimeraza. C. Kiểm soát và vận hành hoạt động của Operon. D. Tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza để xúc tác quá trình phiên mã. Câu 29. Quần xã sinh vật có đặc trưng cơ bản về: A. Mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã. B. Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài. C. Mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã. D. Khu vực phân bố của quần xã. Câu 30. Châu chấu cái có cặp NST giới tính XX, đực XO. Quan sát tế bào sinh dưỡng của một con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Đây là bộ NST của: A. Châu chấu cái. B. Châu chấu mang bộ NST thể 3 nhiễm. C. Châu chấu mang đột biến thể 1 nhiễm. D. Châu chấu đực. Câu 31. Theo Đác-uyn, cơ chế chính của sự tiến hoá là: A. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. B. Sự tích luỹ các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên không liên quan tới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. Sự tích luỹ các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định. D. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. Câu 32. Vai trò của chuổi thức ăn và lưới thức ăn trong chu trình tuần hoàn vật chất là: A. Đảm bảo giai đoạn trao đổi chất bên trong. B. Đảm bảo tính khép kín. C. Đảm bảo mối quan hệ dinh dưỡng. D. Đảm bảo tính bền vững. Câu 33. Một loài có bộ NST lưỡng bội ký hiệu là AaBbDd. Sau khi bị đột biến dị bội ở cặp NST Aa. Bộ NST có thể là: A. AAaaBbDd hoặc AAAaBbDd hoặc AaaaBbDd. B. ABbDd hoặc aBbDd hoặc BbDd. C. AAaBbDd hoặc AaaBbDd D. Tất cả các trường hợp trên. Câu 34. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ p là: 0,5AA+0,4Aa+0,1aa = 1. Tính theo lý thuyết, cấu trúc di truuyền của quần thể này ở thế hệ F 1 là: A. 0,60AA+0,20Aa+0,20aa=1. B. 0,42AA+0,49Aa+0,09aa=1. C. 0,49AA+0,42Aa+0,09aa=1. D. 0,50AA+0,40Aa+0,10aa=1. Trang 1/4 - Mã đề: 169 Câu 35. Cơ thể nào trong các cơ thể mang kiểu gen dưới đây có thể sinh ra 2 loại giao tử bình thường với tỉ lệ bằng nhau? A. Cơ thể tam bội mang kiểu gen AAa. B. Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAaa. C. Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAAa. D. Cơ thể tam bội mang kiểu gen Aaa. Câu 36. Ở một loài thực vật, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ. Các tổ hợp gen khác chỉ có một trong hai loại alen trội trên cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình màu hoa trắng. Phép lại nào sau đây cho toàn bộ hoa đỏ? A. AABb x AaBB. B. aaBB x aaBb. C. AAbb x Aabb. D. aaBb x aabb. Câu 37. Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên NST giới tính X (X m ) gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội chứng toocnơ và mù màu. Kiểu gen của người con này là: A. X m X m Y. B. X m X m X m . C. oX m . D. X m Y. Câu 38. Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái từ 5,6 0 C đến 42 0 C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 20 0 C đến 35 0 C được gọi là: A. Giới hạn sinh thái. B. Khoảng chống chịu. C. Khoảng thuận lợi. D. Khoảng gây chết. Câu 39. Mỗi gen quy định một loại tính trạng trội hoàn toán. Lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng phân li độc lập sẽ cho số loại kiểu hình tối đa là: A. 4 B. 2 C. 6 D. 8 Câu 40. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chỉ gặp ở: A. Thực vật và động vật ít có khả năng di động xa. B. Động vật đơn tính. C. Thực vật và động vật có khả năng di động xa. D. Thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng. II. Phần riêng cho từng loại thí sinh (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong 2 phấn A hoặc B) A. Phần dành cho thí sinh thi theo chương trình chuẩn (Từ câu 41 đến câu 50). Câu 41. Cấu trúc của Operon ở tế bào nhân sơ bao gồm: A. gen điều hoà, vùng điều hoà, vùng vận hành, các gen cấu trúc. B. Vùng điều hoà, vùng vận hành, các gen cấu trúc: GenZ - gen Y - genA. C. Vùng vận hành, các gen cấu trúc. D. Vùng điều hoà, các gen cấu trúc. Câu 42. Xét tổ hợp gen Dd aB Ab nếu tần số hoàn vị gen này là 18% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị gen của tổ hợp gen này là: A. ABD = ABd=abD=abd=9,0% B. ABD = Abd=aBD=abd=4,5% C. ABD = A . SỞ GD - ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2. NĂM 2009 TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH Môn: Sinh học - Khối B. Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề: 135 I. Phần chung. năng sinh sản sinh dưỡng. II. Phần riêng cho từng loại thí sinh (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong 2 phấn A hoặc B) A. Phần dành cho thí sinh thi theo

Ngày đăng: 13/09/2013, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan