1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi thử ĐH lần II- môn sinh năm học 2008-2009

6 522 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 104 KB

Nội dung

Sở GD&ĐT Hải Dương Trường THPT Kinh Môn Đề Thi Thử ĐH Lần II. Môn Sinh- Thời gian 90 phút. 104. Phần I: Dành cho tất cả các thí sinh: Câu 1:Loại đột biến nào trong số các đột biến dưới đây thường dễ gây chết các thai nhi ở người nhất? A.Đột biến làm mất 1 NST thứ 21. B. Đột biến làm mât NST giới tính X. C. Đột biến làm mất một NST X ở nam giới. D. Đột biến làm tăng thêm một NST X. Câu 2: Một alen đột biến luôn được biểu hiện ra kiểu hình khi: A. Alen đột biến hình thành trong tế bào sinh dục. B. Alen đột biến hình thành trong tế bào sinh dưỡng. C. Alen đột biến hình thành trong những lần nguyên phân đầu tiên. D. Alen đột biến là alen trội. Câu 3:Mất đoạn NST có thể được ứng dụng để. A. Tạo giống có bộ NST khác thường. B. Loại bỏ một số gen không mong muốn khỏi NST. C. Tạo giống không hạt. D. Tạo giống có kích thước cơ thể to lớn. Câu 4:Những người có quan hệ huyết thống không nên lấy nhau vì: A. Con cái của họ dễ phát sinh đột biến gen. B. Vì họ sẽ khó sinh con. C. Các alen đột biến có hại dễ được biểu hiện ở thế hệ con. D. Vì con cái của họ sẽ có nhiều gen giống nhau nên không biểu hiện ưu thế lai. Câu 5:Thường biến khác đột biến gen ở chỗ: A. Thường biến không di truyền còn đột biến gen luôn luôn di truyền cho thế hệ sau. B. Thường biến có thể có lợi hoặc có hại còn đột biến gen luôn có hại. C. Thường biến xuất hiện đồng loạt còn đột biến gen xuất hiện với tần số thấp. D. Thường biến xuất hiện không theo một hướng xác định còn đột biến gen làm biến đổi kiểu hình theo hướng xác định. Câu 6. Đặc điểm nào về ADN là đặc trưng cho từng loài? A. Số lượng phân tử trong tế bào. B. Kích thước phân tử. C. Tỉ lệ (A+T)/(G+X). D. Tỉ lệ (A+G)/(T+X) Câu 7. Lôcus là gì? A. Một đoạn của gen. B. Một trạng thái của gen. C. Một loại gen. D. Một vị trí xác định của gen trên NST. Câu 8. Câu nào dưới đây nói về hoán vị gen là đúng? A. Tần số hoán vị gen giữa hai gen có thể lớn hơn 50%. B. Hoán vị gen không thể xảy ra nếu các NST tương đồng không bắt đôi. C. Hoán vị gen có thể xảy ra khi các NST không tương đồng trao đổi đoạn cho nhau. D. Nếu tế bào nào trong giảm phân cũng xảy ra trao đổi chéo thì tần số hoán vị gen sẽ lớn hơn 50%. Câu 9. Tia tử ngoại gây đột biến cho những loài sinh vật nào? A. Cây lúa. B. Gà. C. Lợn. D. Vi khuẩn. Câu 10: Phương pháp nghiên cứu phả hệ có ý nghĩa trong nghiên cứu di truyền học người ở chỗ: A. Giúp chúng ta phát hiện đựơc các bệnh di truyền. B. giúp phát hiện ra các rối loại về bộ NST. C. giúp xác định được tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn. D. phòng tránh được các bệnh di truyền. Câu 11. Một loài cây tính trạng hoa đỏ là trội so với hoa trắng. trong một quần thể của loài cây này cứ 100 cây thì có 1 cây hoa trắng. tần số cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử sẽ bằng bao nhiêu nếu cho rằng quần thể này cân bằng di truyền? A. 0,2. B. 0,9. C.0,18. D. 0,81. Câu 12. Tập hợp các cá thể cùng loài do con người chọn lọc ra, có phản ứng như nhau trước cùng một điều kiện ngoại cảnh, có những tính trạng di truyền đặc trưng v.v. được gọi là: A. Quần thể. B. Loài. C. tiểu quần thể. D. Giống. Câu 13. Để chọn lọc ra giống mới có các đặc điểm mà giống cũ không có, thì khâu đầu tiên các nhà chọn giống cần làm là : A. tạo ra các dòng thuần. B. Tạo ra nguồn biến di di truyền. C. Nghiên cứu các di truyền tế bào của các giống có sẵn. D. Nhân giống vô tính. Câu 14. Con lai có ưu thế lai là do: A. bố mẹ chúng đều được lấy từ các dòng thuần chủng. B. con lai có được nhiều gen trội có tác động công gộp hơn so với các dạng bố mẹ. C. chúng không chứa các gen có hại. D. con lai chứa toàn gen trội nên có kiểu hình vượt trội. Câu 15. Câu khẳng định nào dưới đây là đúng? A. đã là sinh đôi thì hai người phải giống nhau. B. Hai người sinh đôi cùng giới chắc chắn phải là sinh đôi cùng trứng. C. Hai người sinh đôi khác giới thì chắc chắn phải là sinh đôi khác trứng. D. mẹ già thì dễ sinh các con sinh đôi. Câu 16. Tại sao gen đột biến trên NST X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến trên NST thường? A. Vì tần số đột biến gen trên NST X cao hơn so với trên NST thường. B. Vì gen đột biến trên X thường là gen trội. C. Vì chỉ có một trong 2 NST X của nữ giới hoạt động. D. Vì gen đột biến trên X không có gen tương ứng trên Y. Câu 17. Quy luật phân li của Menđen thực chất nói về: A. sự phân li của các tính trạng. B. sự phân li của các NST trong quá trình hình thành giao tử. C. sự phân li của các alen trong quá trình hình thành giao tử. D. sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền. Câu 18. Giải thích nào liên quan tới quá trình nhân đôi của ADN nêu dưới đây là chính xác nhất? A. ADN nhân đôi theo nguyên tắc nửa gián đoạn. B. mạch ADN mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5'->3'. C. mạch ADN mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 3'->5'. D. Một mạch được tổng hợp theo chiều 3'->5' còn mạch kia theo chiều ngược lại. Câu 19.Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,6AA + 0,2Aa + 0,2 aa. sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, quần thể trên có thành phần kiểu gen là: A. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa. B. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa. C. 0,36AA + 0,62Aa + 0,02aa. D. 0.25AA + 0,5Aa + 0,25aa. Câu 20.cơ chế gây đột biến của chất cônxisin là gì? A. làm đứt gẫy nhiễm sắc thể. B. Ion hóa các nguyên tử. C. làm rối loại sự phân li NST trong phân bào. D. cản trở sự hình thành thoi vô sắc. Câu 21.người có kiểu gen dị hợp tử về một bệnh di truyền do gen lặn quy định được gọi là thể mang bệnh. bệnh máu khó đông ở người là đột biến gen trên NST X. các con của một người phụ nữ bình thường( không phải là thể mang) với người đàn ông bị bệnh máu khó đông sẽ có tỉ lệ mắc bệnh như thế nào? A. Một nửa số con gái bình thường và một nửa số con trai bị bệnh. B. Tất cả con trai bình thường và tất cả con gái là thể mang. C. tất cả con gái bình thường và tất cả con trai là thể mang. D. Tất cả con gái là thể mang, một nửa số con trai bị bệnh và một nửa số con trai là thể mang. Câu 22. qua nhiều thế hệ, cấu trúc quần thể tự phối biến đổi theo hướng nào? A. Ngày càng đa dạng phong phú về kiểu gen. B. phân hóa thành các dòng thuần. C. Tỉ lệ dị hợp tử tăng. D. tỉ lệ đồng hợp tử và dị hợp tử tiến tới cân bằng. Câu 23.Một loài sinh vật có 2n = 12 NST. nếu gây đột biến ta có thể tạo ra ở loài này tối đa bao nhiêu loại thể ba nhiễm khác nhau? A. 6. B. 12. C. 36. D.15. câu 24. Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen trên cặp NST tương đồng số 1 là ABCDE/abcde và trên cặp NST tương đồng số 2 là FGHIK/fghik. loại tinh trùng có kiểu gen ABHIK và FGCDE xuất hiện do cơ chế. A. trao đổi chéo. B. đảo đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. phân li độc lập. Câu 25. Giao phối cận huyết có thể dẫn đến các quái thai. nguyên nhân là do . A. Giao phối cận huyết dễ làm phát sinh các gen đột biến có hại. B. Giao phối cận huyết dễ làm phát sinh các đột biến NST. C. Giao phối cận huyết dễ làm cho các gen đột biến có hại trở về trạng thái đồng hợp tử. D. giao phối cận huyết dễ phát tán các đột biến có hại. Câu 26. Định luật Hácđi- vanbec có ý nghĩa ở chỗ. A. Nó cho biết quần thể tiến hóa nhanh chậm như thế nào. B. Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra được tần số alen cũng như thành phần kiểu gen của quần thể. C. giúp ta tính được tần số alen thay đổi đến mức nào. D. giúp ta tiên đoán được chiều hướng tiến hóa của quần thể. Câu 27. Khó khăn lớn nhất trong nghiên cứu di truyền người là: A. Không thể áp dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trên người. B. Không có biện pháp nào nghiên cứu đựơc sự di truyền ở người vì không thể lai người như động vật được. C. Không có cách nào khắc phục đựơc tình trạng người sinh sản quá ít. D. số lượng gen ở người quá lớn. Câu 28.Loại đột biến làm thay đổi số lượng của một hoặc vài cặp NST trong bộ NST được gọi là . A. đột biến đa bội chẵn. B. đột biến dị bội thể. C. đột biến cấu trúc NST. D. đột biến đa bội lẻ. Câu 29. Một ale đột biến có thể có hại lại trở lên vô hại trong trường hợp nào? A. Môi trường sống của thể đột biến thay đổi. B. Alen đột biến nằm trong tổ hợp gen khác. C. không có trường hợp nào. D. có thể do môi trường thay đổi hoặc do alen đột biến đi cùng gen khác hoặc do cả hai. Câu 30. Loại đột biến nào thường làm ưng thư máu ở người? A. lặp đoạn trên NST thứ 21. B. Đảo đoạn trên NST 21. C. Mất đoạn trên NST 21. D. chuyển đoạn trên NST 21 và 22. Câu 31. Để tạo ưu thế lai trên thực tế người ta thường làm gì? A. chỉ cần lai các dòng thuần chủng với nhau. B. cho con lai lai trở lại với một trong các dòng bố mẹ ban đầu nhiều lần. C. chọn các dòng thuần có kiểu hình tốt lai với nhau. D. Lai các dòng thuần với nhau theo kiểu lai thuận nghịch để dò tìm tổ hợp lai thích hợp. Câu 32. đặc điểm nào dưới đây không đúng với quần thể giao phối? A. Sự giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể. B. Đa hình về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. C. sinh sản nhờ phân chia nguyên phân. D. sinh sản nhờ cơ chế giảm phân phát sinh giao tử và thụ tinh. Câu 33. Đối với những giống cây trồng có khả năng sinh sản sinh dưỡng hình thức lai xa có lợi thế gì? A. Có thể lai tế bào của hai loài. B. có thể khác phục hiện tượng bất thụ bằng phương pháp thụ phấn nhân tạo. C. Hạt phấn của loài này có thể nảy mầm trên vòi nhụy của loài kia. D. không cần giải quyết khó khăn do hiện tượng bất thụ gây ra. Câu 34. Sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ gây nên điều gì? A. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến. B. chỉ có một số tế bào sinh dục mang đột biến. C. Tất cả tế bào sinh dưỡng mang đột biến còn tế bào sinh dục thì không. D. trong cơ thể sẽ có hai loại tế bào: tế bào bình thường và tế bào bị đột biến. Câu 35. Phương pháp nào dưới đây không áp dụng trong nghiên cứu di truyền người? A. Phương pháp phả hệ. B. phương pháp lai phân tích. C. phương pháp di truyền tế bào. D. phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Câu 36.Giả sử quần thể một loài thực vật ban đầu gồm 100% các thể có kiểu gen Bb, hãy cho biết tần số các kiểu gen đồng hợp tử về gen này sau n thế hệ tự thụ phấn? A. (1/4) n B. 1-(1/2) n . C. (3/4) n . D. 1- (1/4) n . Câu 37.Tần số tương đối của một alen được tính bằng gì? A. Tỉ lệ kiểu hình của alen đó trong quần thể. B. tỉ lệ kiểu gen của alen đó trong quần thể. C. Tỉ lệ giao tử mang alen đó trong quần thể. D. tỉ lệ các alen của cùng một gen. câu 38.Trong quần thể với 2 gen phân li độc lập, gen thứ nhất có hai alen, gen thứ hai có 3 alen, sự giao phối tự do sẽ sinh ra. A. 16 tổ hợp kiểu gen. B. 18 tổ hợp kiểu gen. C. 20 tổ hợp kiểu gen. D. 30 tổ hợp kiểu gen. câu 39. Một sinh vật có 3 cặp NST. các NST của bố được kí hiệu là P, Q, R và các NST của mẹ là P', Q', R'. tỉ lệ loại giao tử mang tất cả các NST có nguồn gốc từ bố của cá thể có kiểu gen PP'QQ'RR' là: A. 1/6. B. 1/3. C.1/8. D. 1/4. câu 40. Biết rằng các gen phân li độc lập và các alen trội hoàn toàn so với các alen lặn. tỉ lệ kiểu hình giống bố trong phép lai: AaBBcc x aaBBCc là: A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D.1/16. II. phần dành riêng cho các thí sinh không phân ban. Câu 41. nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc nào sau đây? 1. ADN mạch kép. 2. ADN mạch đơn. 3. t ARN. 4. Prôtêin. Đáp án đúng là: A. 1,2. B. 1,2,3. C. 1,3. D. 2,3. Câu 42.Siêu trội là hiện tượng gì? A. Đồng hợp tử trội có biểu hiện kiểu hình cao nhất. B. Đồng hợp tử lặn có biểu hiện kiểu hình cao nhất. C. Dị hợp tử có biểu hiện kiểu hình cao nhất. D. cả hai đồng hợp tử có biểu hiện kiểu hình cao nhất. Câu 43. Trong quần thể, với một gen có 3 alen, sự giao phối tự do sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu tổ hợp gen? A. 8 tổ hợp gen. B. 6 tổ hợp. C. 4 tổ hợp. D. 3 tổ hợp. Câu 44. cho phép lai:P: AaBb x aabb -> 41A-B-: 39 aabb: 11A-bb: 9 aaB-. Hãy cho biết hai gen A và B di truyền theo quy luật nào? A. phân li độc lập. B. Liên kết hoàn toàn. C. Liên kết không hoàn toàn và không có trao đổi chéo. D. Liên kết không hoàn toàn với tần số trao đổi chéo 20%. Câu 45. Trạng thái cân bằng quần thể theo quan điểm sinh thái học là gì? A. Thành phần kiểu gen của quần thể duy trì ổn đinh qua các thế hệ. B. Duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ ổn định. C. Duy trì ổn định tần số các alen của quần thể. D. Cân bằng tỉ lệ sinh và tỉ lệ chết. Câu 46. Người có 46 NST. tỉ lệ loại giao tử mang toàn bộ các NST của bố mà mỗi người sinh ra là: A. 1/2 46 . B. 1/2 23 C. 1/23 D.1/46. Câu 47. Tỉ lệ phân li KH 1:2:1 thu được trong phép lai một tính trạng khi: A. Tính trạng do gen át chế quy định. B. Tính trạng do gen tương tác bổ trợ quy định C. hai tính trạng pha trộn. D. alen trội không ức chế hoàn toàn sự biểu hiện của alen lặn. Câu 48.Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến gen? A. Thêm một cặp bazơ. B. mất một cặp bazơ. C. thay thế một cặp bazơ. D. Mất một gen. Câu 49. Tác nhân nào không phải là tác nhân gây đột biến tự nhiên? A. Tia tử ngoại ( UV). B. Phóng xạ sinh ra do sự tự phân hủy các chất đồng vị phóng xạ trong tự nhiên. C. Cônxisin. D. khí thải công nghiệp. Câu 50. Một gen có 2 alen A và a, có tần số tương ứng là p (A) = 0,8 và q (a) = 0,2 thì tần số kiểu gen AA ở trạng thái cân bằng di truyền là: A. 0,04 B. 0,64 C. 0,32. D. 0,76. III. Phần dành cho thí sinh phân ban. Câu 51. Chọn lọc tự nhiên tác động A. Lên từng gen riêng rẽ. B. tác động lên toàn bộ vốn gen. C. tác động lên một nhóm gen riêng biệt. D. tác động lên toàn bộ kiểu gen. Câu 52.Theo Đácuyn nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa là A. Biến dị tổ hợp. B. Biến dị di truyền. C. Biến dị cá thể. D. Biến dị xuất hiện do tác động trực tiếp của ngoại cảnh. Câu 53. Lai cải tiến giống sẽ làm A. Tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp. B. giảm khả năng sinh sản. C. tăng dần tỉ lệ thể dị hợp. D. tăng dần ưu thế lai. Câu 54.Tại sao hai mạch của ADN nhân đôi theo hai cách khác nhau? A. Do mỗi mạch được một loại enzym ADN pôlimezaza khác nhau tổng hợp. B. Do một phân tử ADN pôlimezaza cùng tổng hợp cả hai sợi và chỉ đi theo một chiều 5'-3' C. Do hai mạch ADN có chiều ngược nhau. D. Do hai mạch của ADN có chiều ngược nhau và một phân tử ADN pôlimeraza cùng tổng hợp cả hai sợi và chỉ đi theo một chiều từ 5'- 3'. Câu 55: giao phối có ý nghĩa trong quá trình tiến hóa là vì: A. giao phối ngẫu nhiên nhanh chóng làm tăng kích thước của quần thể. B. Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. giao phối ngẫu nhiên duy trì tần số alen không đổi qua các thế hệ. D. giao phối ngẫu nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN. Câu 56: Nhiều lòi muỗi sau nhiều lần tiếp xúc với DDT đã nhanh chóng trở lên kháng thuốc. nguyên nhân có lẽ là do . A. khi tiếp xúc với thuốc những cá thể nào có sẵn gen kháng thuốc thì sẽ sống sót và sinh sản. B. thuốc DDT làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp kháng thuốc. C. Thuốc DDT đã làm phát sinh đột biến kháng thuốc. D. muỗi do tiếp xúc nhiều với thuốc nên biết cách tránh thuốc. Câu 57. sự hình thành đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của các nhân tố nào? A. Đột biến, di nhập gen, CLTN. B. Biến động di truyền, quá trình CLTN và các cơ chế cách li. C. Quá trình giao phối, quá trình CLTN và quá trình đột biến. D. Quá trình CLTN, quá trình di nhập gen và quá trình đột biến. Câu 58. đặc trưng nào sau đây không phải của quần thể? A. Mật độ cá thể. B. tỉ lệ đực cái. C. Sự phân bố của các cá thể trong không gian. D. tính đa dạng về loài. Câu 59. Thuyết tiến hóa của Kimura cho rằng . A. sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố các tính trạng trung tính. B. sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố các biến đổi trung tính ở các phân tử prôtêin. C. sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố các đột biến ngẫu nhiên. D. sự tiển hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính. Câu 60. Một trong số các lí do khiến loài người ngày nay khó biến thành các loài khác là: A. Con người ngày nay không chịu sự tác động của CLTN. B. con người ngày nay đã ở bậc thang tiến hóa cao nhất. C. con người ngày nay đã phát triển hoàn thiện. D. giữa các quần thể khác nhau của loài người hiện nay gần như không có các cơ chế cách li. . GD&ĐT Hải Dương Trường THPT Kinh Môn Đề Thi Thử ĐH Lần II. Môn Sinh- Thời gian 90 phút. 104. Phần I: Dành cho tất cả các thí sinh: Câu 1:Loại đột biến nào. đúng? A. đã là sinh đôi thì hai người phải giống nhau. B. Hai người sinh đôi cùng giới chắc chắn phải là sinh đôi cùng trứng. C. Hai người sinh đôi khác

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w