1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn khoa học

28 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,8 MB

Nội dung

Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy môn khoa học lớp 4 giúp học sinh tìmhiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con người và sức khỏe, về tựnhiên, con người với thế giới tự nhiên, c

Trang 1

MỤC LỤC

II Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2III Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4Giải pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng tích

Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tìm

hiểu, khai thác nội dung bài học

16

IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trang 2

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục tiểu học đã và đang đượcđổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cáchtiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình vàhọc để chung sống Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, nên việc hìnhthành và phát triển của kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhâncách con người hiện đại Là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặtđáp ứng những thử thách của cuộc sống của mỗi cá nhân Thực tế cho thấy, nếucon người có kiến thức, thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50%còn lại là những kĩ năng trong cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống

Bởi vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiếtcủa mỗi giáo viên trong nhà trường Nhằm giúp học sinh có hành vi thích ứng vàtích cực, giúp các em có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thứccủa cuộc sống hằng ngày Đồng thời giáo dục kĩ năng sống để các em có thêm

cơ hội thành công hơn trong cuộc sống

Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy môn khoa học lớp 4 giúp học sinh tìmhiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con người và sức khỏe, về tựnhiên, con người với thế giới tự nhiên, chú trong đến việc hình thành các kĩ năngquan sát, dự đoán, nêu thắc mắc… đặc biệt đến kĩ năng vận dụng kiến thức để

xử lí thích hợp trong cuộc sống Vì vậy giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu quantrong trong dạy học môn khoa học Giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa họcgiúp các em tự nhận thức về bản thân, tự nhiên, xã hội và các giá trị; giao tiếp,ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân; tưduy, phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên; raquyết định phù hợp và giải quyết có hiệu quả

Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ranhững giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng nhưđặc điểm tình hình học sinh của nhà trường trong việc vận dụng giáo dục kĩnăng sống cho học sinh trong tiết học khoa học và thấy kĩ năng sống của họcsinh nói riêng và chất lượng học tập của học sinh nói chung thu được kết quảkhá tốt Từ kết quả đạt được, từ kinh nghiệm thực tiễn tôi xin trao đổi kinh

nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua tiết khoa học ’’.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu thực trạng chung để đưa ra giải pháp dạy học phân mônkhoa học nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh

- Giúp giáo viên có kĩ năng trong khi dạy các bài khoa học

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- GV, học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Nga Trường

- Phương pháp dạy - học nội dung ở các bài khoa học lớp 4

- Các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu liên quan đến tâm lý lứa tuổi

học sinh và giáo giục kĩ năng sống cho học sinh

Trang 3

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tìm hiểu kết quả học tập của họcsinh, trao đổi với đồng nghiệp về những khó khăn sai sót khi dạy học phân mônKhoa học.

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Rút ra kinh nghiệm từ thực tế của

bản thân và học sinh thông qua cách dạy và cách học

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông quagiảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câuhỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người

Thông qua môn khoa học giáo dục cho các em các kĩ năng: tự nhận thức, tưduy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứngphó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận

và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả

Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cho các em cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹnăng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa

Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặcrèn luyện của con người trong môn khoa học Rèn luyện kỹ năng sống cho họcsinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tìnhhuống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội;Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân,phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội Đối với học sinhtiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vôcùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cáchsau này

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1.Thực trạng

Qua những năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4 và đượccùng với đồng nghiệp trao đổi học tập lẫn nhau thông qua dự thao giảng ở hộithi giáo viên giỏi cấp trường, cấp cụm Tôi thấy các tiết dạy còn bộc lộ nhiều tồntại:

1.1.Hạn chế của giáo viên:

- Phần lớn giáo viên chưa quen dạy kỹ năng sống cho học sinh

- Có một số tiết học giáo viên có giáo dục kĩ năng sống cho các emnhưng chỉ mang tính chất hình thức

- Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc giáo dục cho các em các kĩnăng giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống cụ thể, chưa giúp họcsinh biết xử lí những trường hợp có liên quan đến sức khỏe bản thân

- Một số giáo viên khác trong giờ học lại chú trọng đến việc tìm hiểu nộidung bài nhưng không cho các em liên hệ với bản thân để hình thành và phát

Trang 4

triển các kĩ năng sống cho các em Sau bài học các em có cách hiểu rất mơ màng

vì vậy giờ dạy chưa đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

1.2.Hạn chế của học sinh:

- Chưa được giáo dục, trang bị đầy đủ các kĩ năng sống nên chưa tự tintrong hoạt động nhóm…

- Trình độ học sinh không đồng đều

- Trong các tiết học không được hướng dẫn quan sát hình ảnh để liên hệtạo điểm nhấn, trong quá trình khai thác nội dung bài học sinh chỉ được hỏi đápmột cách hình thức

2.Kết quả của thực trạng:

Năm học 2018 - 2019 được nhà trường phân công dạy lớp 4A Vào đầunăm học tôi đã tiến hành khảo sát một số kĩ năng sống của học sinh ở tiết khoahọc đầu năm Cụ thể kết quả như sau:

Năm học

Sốhọcsinh

Kỹ năng tự nhận thức

Kỹ năng giao tiếp

và hợp tác

Kỹ năng tư duy bình luận

Kỹ năng ra quyết định

& GQ vấn đề

Kỹ năng làm chủ bản thân

có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làmsai

3 Nguyên nhân của thực trạng:

Từ kết quả khảo sát trên và qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việcgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn khoa học còn hạn chế

là do những nguyên nhân sau:

Một là: Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa theo hướng tích

cực cá thể hóa đối tượng

Hai là: Giáo viên chưa khai thác tối đa kênh hình trong sách giáo khoa để

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Ba là: Giáo viên chưa thường xuyên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

thông qua tìm hiểu, khai thác nội dung bài học

Từ các nguyên nhân trên, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau để giáodục kỹ năng sống cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy mônkhoa học cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

III CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 Giải pháp 1 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá thể người học.

Trang 5

Để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá

thể người học phải có sự chuẩn bị tốt của giáo viên và học sinh theo các bướcnhư sau:

1.1 Khâu chuẩn bị của tôi và học sinh trước khi lên lớp:

- Chuẩn bị của giáo viên:

Trước hết muốn giáo dục kĩ năng sống cho các em thì bản thân tôi phải cónhững kĩ năng sống đó Để đạt được yêu cầu trên thì tôi phải rèn luyện bản thânmình từ việc nhận thức, qua giao tiếp, bình luận và giải quyết vấn đề đều thểhiện làm chủ được bản thân Từ cử chỉ đến hành động đều phải gương mẫu thểhiện sự thân thiện với mọi người Trước khi soạn bài tôi phải nghiên cứu, chọnlọc hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học để vừa đảm bảo khai thác dẫndắt học sinh tự chiếm lĩnh được khiến thức đồng thời hình thành và phát triểnnhững kĩ năng sống cần thiết cho học sinh thông qua những hoạt động đó Thầyphải chú ý đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chú ý đến tất cả các đốitượng học sinh nhất là học sinh yếu kém

+ Tôi đã lựa chọn và xây dựng các hoạt động dạy – học để đạt được mụctiêu của bài, phù hợp với điều kiện của trường và với đối tượng HS lớp tôi

+ Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy, để lựa chọn nội dung,phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình

+ Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy đểhọc sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn

+ Chú ý đến yêu cầu của môn khoa học: Đó là học sinh tự rút ra nội dungbài học thông qua việc khai thác hình ảnh

- Chuẩn bị của học sinh:

+ Yêu cầu học sinh xem kỹ trước bài ở nhà, có xem trước bài ở nhà họcsinh mới biết được cần chuẩn bị những gì cho tiết học Đồng thời có những thắcmắc cần được giải đáp mang đến lớp tham khảo ý kiến của bạn và của cô giáo

1.2 Cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng cá thể người học:

Để thực hiện mục đích của việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức về bản

thân, tự nhiên xã hội và các giá trị giao tiếp ứng xử thích hợp trong một số tìnhhuống cụ thể có liên quan đến sức khỏe bản thân Biết tư duy phân tích và bìnhluận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên, từ đó biết ra quyết địnhphù hợp giải quyết có hiệu quả Tôi dạy theo hình thức cá thể hóa người học

Hướng dẫn học sinh động não, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học

sinh gắn với thực tiễn tôi giao nhiệm vụ cụ thể, để định hướng rõ yêu cầu tựnhận thức cho học sinh (đọc thầm câu hỏi nào, quan sát những hình ảnh nào; baonhiêu thời gian), giới hạn thời gian để tăng khả năng động não Cách thực hiệnbiện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian chiếm lĩnh kiến thức của học sinh

và tăng dần khả năng tự nhận thức

Ví dụ 1: Bài 14: “Phòng một số bện lây qua đường tiêu hóa”

Những kĩ năng cần giáo dục cho các em: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ nănggiao tiếp hiệu quả

Trang 6

Để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêuhóa Tôi yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.

Bằng kiến thức của mình hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?

- Cá nhân học sinh được tự động não trong thời gian 1 phút và trả lời

- GV tổ chức cho HS được tự nêu tên các bệnh lây qua đường tiêu hóatheo hiểu biết và vốn sống của học sinh

- Giáo viên chốt: Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị,…là các bệnh lây quađường tiêu hóa, có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúngcách

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.

- Để thực hiện được yêu cầu trên tôi tổ chức cho học sinh học thảo luậnnhóm 2 để trả lời câu hỏi:

- Quan sát tranh 1, 2 SGK nêu nguyên nhân gây ra các bệnh lây quađường tiêu hóa?

- Học sinh được tự quan sát, suy nghĩ, thảo luận với bạn để phát hiện rakiến thức mới sau đó trả lời trước lớp

- Từ việc HS hiểu biết được những nguyên nhân gây ra các bệnh lây quađường tiêu hóa: uống nước lã, ăn thức ăn ôi thiu, các loại thực phẩm có hóa chấtkhông an toàn

- Tôi tổ chức cho học sinh tự quan sát tranh 3,4,5,6 SGK trong thời gian 3phút Một bạn hỏi một bạn khác trả lời: Nêu cách đề phòng các bệnh lây quađường tiêu hóa?

- Mỗi cá thể được tự đặt câu hỏi - được trả lời theo suy nghĩ của mình.Một số nhóm lên trình bày trước lớp Các nhóm khác nhận xét

- Tôi chốt: Để đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cần: Giữ vệ sinh ănuống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường

- Cho học sinh nêu lại nội dung bài học trong sgk

- Từ cách làm trên tôi giáo dục kỹ năng tự nhận thức và giao tiếp cho học sinh:

- Em cần làm những việc gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa?

- Cho học sinh được tự nêu những việc làm của mình để phòng bệnh lâyqua

đường tiêu hóa như:

+ Em cần có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi ngườixung quanh cùng thực hiện

+ Ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh môi trường xung quanh

+ Bỏ rác đúng nơi quy định

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Không nên ăn uống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh như vỉa hè + Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu, thực phẩm có hóa chất không an toàn

Trang 7

- Các em được tự nêu những việc làm của mình trong sinh hoạt hằng ngày

để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa Đó là các em đang được làm chủ bảnthân Các em đang vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống của chính mình

- Học sinh được làm việc cá thể hoá bằng việc tự động não để tìm ra câutrả lời Các em cảm thấy tự tin, khi mình tự tìm được thông tin phục vụ cho nộidung bài học Đó là cơ hội để các em được rèn luyện kĩ năng sống cho bản thânmình

Dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, các em đã tự nhận thức về bảnthân, thể hiện được tính chủ động, say mê tìm tòi, được thể hiện mình và lĩnhhội tri thức Giáo dục kỹ năng sống đã giúp các em có thêm vốn sống, kỹ năng

xử lý tình huống, vận dụng vào thực tế khá tốt từ đó ứng xử nhanh và giải quyếtvấn đề kịp thời, hợp lý

2 Giải pháp 2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua quan sát tranh, hình ảnh minh hoạ:

Đối với học sinh tiểu học các em rất thích khám phá thế giới tri thức, thích

tìm tòi những cái mới lạ mà đặc biệt là được xem tranh ảnh Vì vậy không chỉhọc sinh ở các lớp dưới mà đến học sinh lớp 4 khi được học tiết học mà cô giáodạy có trình chiếu hình ảnh trên màn hình lớn học sinh rất say mê, hứng thú họcbài và những tiết học ấy các em rất nhớ nội dung bài học bởi nó gắn với hìnhảnh Nắm bắt được tâm lí của các em tôi đã vận dụng giáo dục kĩ năng sống chocác em thông qua hoạt động quan sát tranh, ảnh Để thực hiện tốt được hoạtđộng này tôi đã thực hiện các bước như sau:

* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Chuẩn bị của giáo viên:

Sưu tầm tranh ảnh gắn với nội dung bài học, soạn tranh, ảnh trên máy tính

để trình chiếu

- Chuẩn bị của học sinh:

Xem bài trước ở nhà, sưu tầm hình ảnh có nội dung gắn với nội dung bàihọc

Để rèn kĩ năng tự nhận thức và tìm kiếm sự giúp đỡ của học sinh Tôi đãgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số tranh ảnh trong bài họcnhư sau:

Ví dụ 1: Dạy bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch

Đối với bài này cần chuẩn bị:

- Giáo viên: tranh ảnh như sách giáo khoa, tranh cổ động bảo vệ bầukhông khí trong sạch Thông tin về việc bảo vệ môi trường ở địa phương

- Học sinh: sách giáo khoa, giấy vẽ A4, màu, chì…

Những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh là: Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí Kĩ năng trình bày, tuyên truyền vềviệc bảo vệ bầu không khí trong sạch

* Cách tiến hành:

Hoạt động1:Tìm hiểu việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

Trang 8

- Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp (Thời gian 3 phút).

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk tìm những việc nên làm và khôngnên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

Tôi trình chiếu bằng hình ảnh: Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch đó là tôi kết hợp chỉ vào các hình ảnh:

HS tham gia dọn vệ sinh đường làng Bỏ rác đúng nơi quy định

Sử dụng bếp cải tiến Sử dụng nhà vệ sinh tự hoại

Trang 9

Thu gom rác thải Trồng cây xanh

* Việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch

Chặt phá rừng Xả rác ra môi trường

Trang 10

Sử dụng bếp than tổ ong

Qua những hình ảnh và những việc làm rất cụ thể trong hình vẽ giúp cho

các em rút ra nội dung chính của bài:

“Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: Thugom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ vàcủa nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh…”

Từ đó các em khắc sâu được kiến thức bài học đồng thời giáo dục cho các

em những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.Qua đó tôi giáo dục kĩ năng lựa chọn những việc nên làm đồng thời tuyên truyềncho mọi người cùng làm theo để bảo vệ bầu không khí trong sạch

Tôi hỏi thêm một số câu hỏi nhằm giáo dục kĩ năng sống cho các em:

- Gia đình, nhân dân ở địa phương em đã làm gì để góp phần bảo vệ bầukhông khí trong sạch?

- Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường

Tôi thấy tất cả học sinh đã được khắc sâu bởi hình ảnh trên nên các em trảlời những việc làm rất cụ thể: Dọn vệ sinh, trồng nhiều cây xanh, sử dụng nhà vệsinh tự hoại, bỏ rác thải đúng nơi quy định… Kể cả những học sinh có lực họcyếu, học sinh ít phát biểu trong lớp các em cũng tham gia tích cực

Hoạt động2: Tìm hiểu việc làm bảo vệ môi trường

Tôi tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch

Để giúp các em thực hiện tốt được yêu cầu, trước tiên tôi yêu cầu các em kểnhững việc làm bảo vệ bầu không khí trong sạch

Cho các em xem một số tranh cổ động để các em tham khảo

Các em được xem hình ảnh trên tranh, các em có thêm ý tưởng để lựachọn vẽ, được trình bày ý tưởng trên tranh để tuyên truyền về việc bảo vệ bầukhông khí trong sạch Sau tiết học có rất nhiều em đã vẽ được những bức tranhmang n i dung l nh ng vi c l m c th c a các em góp ph n b o v b uội dung là những việc làm cụ thể của các em góp phần bảo vệ bầu à những việc làm cụ thể của các em góp phần bảo vệ bầu ững việc làm cụ thể của các em góp phần bảo vệ bầu ệc làm cụ thể của các em góp phần bảo vệ bầu à những việc làm cụ thể của các em góp phần bảo vệ bầu ụ thể của các em góp phần bảo vệ bầu ể của các em góp phần bảo vệ bầu ủa các em góp phần bảo vệ bầu ần bảo vệ bầu ảo vệ bầu ệc làm cụ thể của các em góp phần bảo vệ bầu ần bảo vệ bầukhông khí trong s ch C th nh sau:ạch Cụ thể như sau: ụ thể của các em góp phần bảo vệ bầu ể của các em góp phần bảo vệ bầu ư sau:

Trang 11

Mai Thanh Bình Nguyễn Trường Sơn

Tuy tranh của các em chưa được đẹp, nhưng các em đã có ý tưởng sáng tạo

để tuyên truyền bảo vệ môi trường

Sử dụng tranh ảnh vào dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôntạo cho các em tính chủ động, tích cực, thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo,tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện hứng khởi của lớp của trường Tronggiờ học tôi đã tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn,

Trang 12

trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó gópphần tích lũy kỹ năng sống cho các em.

Ví dụ 2: Dạy bài: “Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?”

Những kĩ năng sống cần giáo dục: Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một

số dấu hiệu không bình thường của cơ thể Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi cónhững dấu hiệu bị bệnh

Tôi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức bài học bằng hai hoạt động:

Hoạt động1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh

Để thực hiện yêu cầu này tôi cho học sinh quan sát tranh và yêu cầu họcsinh trả lời:

- Hình nào thể hiện Hùng lúc đang khỏe, lúc bị bệnh và khi được khámbệnh?

- Học sinh được quan sát và trả lời được :

- Những hình ảnh thể hiện Hùng lúc đang khỏe: hình 2,4,9 Lúc Hùng bịbệnh: Hình 3,7,8 Hùng lúc được khám bệnh: hình 1,5,6

Để các em nắm được cả nguyên nhân và những biểu hiện của cơ thể khi bịbệnh tôi tiếp tục yêu cầu các em thảo luận nhóm 4 (thời gian 5 phút)

- Giao nhiệm vụ cho nhóm: Sắp xếp các hình có liên quan thành ba câuchuyện (mỗi câu chuyện 3 hình), sau đó kể lại nội dung cho các bạn trong nhómcùng nghe

- Đại diện nhóm kể lại câu chuyện trước lớp, mỗi nhóm chỉ trình bày mộtcâu chuyện để nhiều nhóm được tham gia kể theo tranh

Câu chuyện thứ nhất:

Ví dụ: Một hôm, Hùng ăn mía tự dùng răng bóc vỏ và ăn Tối đến Hùng

cảm thấy đau nhức răng, sưng lợi, sưng má rất khó chịu Hùng đau quá khôngchịu nổi, bạn đã đến khám bác sĩ Bác sĩ cho biết Hùng đã bị đau răng

Trang 13

Câu chuyện thứ hai:

Ví dụ: Một hôm, trời nắng to Hùng đi bơi Vì ngâm mình dưới nước lâu

qua, tối về Hùng thấy đầu đau, sốt cao, ho trong người mệt mỏi Hùng đượcđưa đến phòng khám bệnh, bác sĩ cho biết Hùng đã bị viêm phổi

Câu chuyện thứ ba:

Trang 14

Ví dụ: Hùng có thói quen vừa chơi ngoài đất vừa ăn Một hôm khi ăn

xong Hùng thấy đau bụng dữ dội, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần người bủn rủn.Đến khám bác sĩ cho biết Hùng bị ngộ độc thức ăn do ăn uống không vệ sinh

- Tôi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bằng các câu hỏi liên hệ:

+ Em đã từng bị mắc bệnh giống bạn Hùng chưa ?

+ Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào?

Kết hợp có tranh ảnh tôi chốt: Khi khỏe mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễchịu, khi bị bệnh có thể có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệtmỏi hoặc đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao…

Qua hoạt động 1 tôi đã giáo dục kĩ năng tự nhận thức để các em nhận biếtmột số dấu hiệu không bình thường của cơ thể

Hoạt động 2: Thông báo cho người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.

Để học sinh biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấykhó chịu, không bình thường Tôi tổ chức cho học sinh giải quyết một số tìnhhuống sau:

Tình huống: Hồng bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường Nếu làHồng em sẽ làm gì?

- Học sinh giải quyết tình huống

- Tôi chốt lại ý kiến của các em rồi giao nhiệm vụ:

- Quan sát hình sau, nêu tình huống theo nội dung hình

Ngày đăng: 30/10/2019, 17:40

w