PP hợp tác trong nhóm nhỏ

4 328 2
PP hợp tác trong nhóm nhỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Eang Sáng kiến kinh nghiệm KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HP TÁC TRONG NHÓM NHỎ I - Phần mở đầu : Ngày nay, với xu thế mở cửa của thời đại đã giúp cho các ngành khoa học kỹ thuật phát triển khắp toàn cầu. Mọi người trên khắp hành tinh của chúng ta đều có thể giao lưu văn hoá, kinh tế, chính trò, khoa học . với nhau. Để có được điều đó chính chiếc cầu ngoại ngữ đã kết nối họ lại. Một ngoại ngữ đã và đang được sử dụng rộng rãi trên mọi phương tiện và phổ biến ở nhiều quốc gia đó là tiếng Anh. Nền giáo dục nước ta đã nhanh chóng nhận ra được tầm quan trọng đó và đã đưa tiếng Anh vào trong chương trình giảng dạy của THCS. Đây là môn học khó đối với học sinh THCS vì lần đầu tiên tiếp xúc với bộ môn, chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy tốt. Chúng ta không chỉ dạy cho học sinh trên cơ sở lý thuyết mà còn phải biết khai thác từ cơ sở lý thuyết đến thực hành. Một lớp học ngoại ngữ thường có nhiều hình thức tổ chức học tập và luyện tập trên lớp như làm việc cả lớp, làm việc theo cặp, theo nhóm. Việc lựa chọn cách làm việc trên lớp phụ thuộc vào từng nhiệm vụ và mục đích cụ thể của các hoạt động. Là một giáo viên trực tiếp đứng trên lớp, qua thời gian giảng dạy, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân về hình thức tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp và nhóm nhỏ ,cụ thể như sau : * Ưu điểm : - Tăng cường mức độ đóng góp bài của học sinh. - Tăng cường tần số luyện tập, làm việc của học sinh. - Tăng cơ hội cho học sinh luyện tập những mục đã học , xây dựng ý thức tự lập của học sinh, nêu cao vai trò tích cực của học sinh. - Tăng cường sự trao đổi hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các học sinh, từ đó tạo điều kiện cho thầy làm việc với tư cách là người hướng dẫn, là nhạc trưởng tư vấn cho học sinh. * Hạn chế. - Dễ gây sự ồn ào ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. - Học sinh có thể mắc lỗi khi làm việc với nhau, hoặc không làm việc nếu không tự giác, hoặc gặp khó khăn không tự giải quyết Giáo viên: Vũ Duy Đồng 1 Trường THCS Eang Sáng kiến kinh nghiệm đựơc. Giáo viên khó kiểm soát đựơc mọi hoạt động của học sinh cùng một lúc. II. Phần cơ bản. Chính vì những lý do trên mà gần đây phương pháp làm việc theo cặp, nhóm trở lên phổ biến trong các lớp học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp. Hình thức làm việc theo cặp hay nhóm có thể hỗ trợ hình thức làm việc cả lớp hoặc làm việc các nhân. Những hoạt động luyện tập này mang tính chất hai chiều, tăng cường được việc trao đổi thông tin qua lại của chọ sinh, tạo điều kiện cho các hoạt động luyện tập gia tiếp. Với môn Anh văn do đặc thù của bộ môn lên mỗi tiết học đều phải trải qua khâu thực hành dù dó là dạy bài đọc, dạy từ vựng, cấu trúc, .hay dạy viết. Tuy vậy để khắc phục những hạn chế khi tiến hành công việc làm việc theo cặp nhóm theo tôi chúng ta cần chú ý những điểm sau : 1, Ra bài tập cho học sinh phải có nhiệm vụ thật rõ ràng phù hợp. 2, Cung cấp đủ các dữ liệu cần thiết, có mẫu ví dụ cho trước, có sự chuẩn bò bài tốt, có gợi ý. 3, Có sự bao quát chung của thầy và trò và thầy hỗ trợ kòp thời khi cần thiết trong khi học sinh đang thực hiện bài luyện tập làm việc theo cặp nhóm( giáo viên đi vòng quanh lớp lắng nghe và giúp đỡ ). 4, Có phần kiểm tra sau đó và phản hồi kòp thời cho học sinh như nhận xét, góp ý kiến, chữa lỗi … 5, Khi thực hiện giáo cần phân cặp, phân nhóm hợp lý, có thể lựa chọn học sinh cùng trình độ để làm việc với nhau, hoặc trình độ khác nhau tuỳ thuộc vào ý đònh và tính chất của từng bài tập. 6, Cần quy đònh thời gian cho từng bài tập. Một điều không kém phần quan trọng đó là giáo viên phải xác đònh phương pháp làm việc theo cặp nhóm được sử dụng khi nào? Hình thức làm việc cặp nhóm luôn phù hợp với các hoạt động cần có sự trao đổi, hội thoại giữa hai người hoặc hơn hai người, vì vậy sẽ rất thích hợp cho các loại hình bài tập sau : 1, Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ liệu ( Anh 9-phần Practice ) một học sinh cung cấp gợi ý, một học sinh hoàn thành câu theo mẫu được giáo viên cung cấp, đối thoại hỏi và trả lời theo gợi ý sách giáo khoa, kết nối 2 phần có liên quan… 2, Luyện các bài hội thoại ngắn, đóng vai theo bài hội thoại đã đựoc cung cấp, hoàn tchỉnh bài hội thoại hoặc làm các bài hội thoại Giáo viên: Vũ Duy Đồng 2 Trường THCS Eang Sáng kiến kinh nghiệm tương tự với bài hội thoại mẫu có gợi ý cho sẵn để thay thế chi tiết. Ta gặp nhiều ở tiếng Anh 6,7,8 và phần Further Practice – Anh 9. 3, Đọc bài khoá – hỏi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài khoá. Có một số cách thực hiện các bài tập này đó là: - Học sinh thảo luận câu hỏi trong nhóm, cặp sau đó đọc bài khoá. - Học sinh tự đọc thầm bài khoá sau đó hỏi và trả lời về nội dung bài khoá trong nhóm, cặp. Giáo viên cần giúp đỡ ngữ liệu mới cho học sinh luyện tập. 4, Bài tập ngữ pháp ở phần Further Practice – Anh 9, Language Focus 7,8, Grammar Practice 6. Học sinh thảo luận bài trước, làm bài tập bằng miệng, sau đó giáo viên sửa bài cùng cả lớp rồi học sinh làm bài tập viết những bài làm miệng trong cặp. 5, Các hoạt động trong giao tiếp như : điền vào chỗ trống những thông tin cần thiết, đóng vai, phỏng vấn, hỏi và trả lời, giải quyết các vấn đề, các trò chơi ( Simon says, Crossword Puzzle, Chain Game,…). 6, Thảo luận : có thể làm trong cặp, trong nhóm nhỏ sau đó đưa ra cả lớp cùng thảo luận, làm các bài tập True/ False, thảo luận theo các chủ đề cho sẵn… Trải qua một thời gian giảng dạy tôi thấy các em đã chủ động hơn trong việc lónh hội kiến thức không còn tình trạng thầy nói, trò nghe một chiều như trước. Cũng từ đó tôi rút ra cách thức tổ chức cặp nhóm đó là: - Cặp giữa thầy – trò - Cặp gữa trò – trò - Nhóm một bàn - Nhóm hai bàn quay lại với nhau Trong quá trình học sinh luyện tập theo cặp, thầy cần đi quanh các bàn để theo dõi, nghe và hỗ trợ khi cần thiết. * Điểm cần lưu ý : Đối với học sinh : khi điều hành hình thức làm việc theo căp, nhóm cần tạo điều kiện cho học sinh tuân theo một số quy đònh như - Bắt đầu và kết thúc ngay khi có hiệu lệnh của thầy. - Nhanh chóng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác khi thầy yêu cầu. - Cần tự giác làm việc không quá gây ồn. - Cần nghe kỹ yêu cầu làm bài tập. Đối với giáo viên : Giáo viên: Vũ Duy Đồng 3 Trường THCS Eang Sáng kiến kinh nghiệm -Phải hướng dẫn và ra nhiệm vụ rõ ràng đảm bảo sao cho học sinh phải biết rõ công việc phải làm. - Luôn khuyến khích học sinh hỏi các câu hỏi khi vướng mắc. - Luôn kiểm tra xát sao đảm bảo rằng học sinh đang thực hiện bài tập đúng yêu cầu. - Luôn ghi chép những lỗi phổ biến hoặc những điểm cần lưu ý cho học sinh để sửa và phản hồi sau đó. III. Phần kết. Trong giảng dạy đòi khi có sự thay đổi trong phương pháp và đòi khi có sự bất đồng quan điểm về phương pháp dạy học bởi có nhiều đối tượng học sinh, nhiều giáo trình dạy học và khả năng quản lý học sinh trong lớp của từng giáo viên khác nhau nên cũng có những người không ủng hộ phương pháp làm việc cặp nhóm vì những nhược điểm đã được nêu trên. Tuy vậy làm việc cặp nhóm hiện nay đang là phươnbg pháp được chấp nhận và khuyến khích sử dụng. Trên đây chỉ là 1 số kinh nghiệm của bản thân tôi, rất mong có sự đóng góp ý kiến của các cán bộ quản lý và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. EaYông ngày :12-02-2008 Người viết VŨ DUY ĐỒNG Giáo viên: Vũ Duy Đồng 4 . Trường THCS Eang Sáng kiến kinh nghiệm KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HP TÁC TRONG NHÓM NHỎ I - Phần mở đầu : Ngày nay, với xu thế mở cửa của thời đại đã giúp. thảo luận câu hỏi trong nhóm, cặp sau đó đọc bài khoá. - Học sinh tự đọc thầm bài khoá sau đó hỏi và trả lời về nội dung bài khoá trong nhóm, cặp. Giáo viên

Ngày đăng: 13/09/2013, 12:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan