kiểm tra 1 tiết tiếngViệt - lớp 9 KIỂM TRA TIẾNGVIỆT Thời gian: 45 phút I. ĐỀ RA: Câu 1: (2đ) Nêu các phương châm hội thoại đã học? (1đ) Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? (1đ) - Ăn ốc nói mò - Nói có sách, mách có chứng - Nửa úp, nửa mở - Nói như đấm vào tai - Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược Câu 2: (2đ) Nêu các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ? Mỗi phương thức cho một ví dụ? Câu 3: (2đ) Nêu các phép tu từ từ vựng đã học? Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Chị Hươu đi chợ Đồng Nai Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò. Câu 4: (4đ) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Ông Hai trong truyên ngằn “Làng” của Kim Lân, có sử dụng phép tu từ so sánh và nói quá? Giáo viên: Hoàng Lan Thanh- THCS Hải Lâm 1 kiểm tra 1 tiết tiếngViệt - lớp 9 II.ĐÁP ÁN Câu 1: a. Nội dung các phương châm hội thoại đã học: (1đ) - Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. - Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng, hay không có bằng chứng xác thực. - Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. - Phương châm cách thức: Khi giao tiếp,cần chú ý nói ngắn gọn, rành mach,tránh cách nói mơ hồ. - Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhi và tôn trọng người khác. b. Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại:(1đ) - Ăn ốc nói mò (Phương châm về chât) - Nói có sách, mách có chứng (Phương châm về chât) - Nửa úp, nửa mở ( Phương châm cách thức ) - Nói như đấm vào tai (Phương châm lịch sư) - Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược (Phương châm quan hệ) Câu 2: (2đ) Các phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ? Mỗi phương thức cho một ví dụ? - Chuyển nghĩa theo phương thức Ẩn dụ. Ví du: Chân mây mặt đất một màu xanh xanh - Chuyển nghĩa theo phương thức Hoán dụ. Ví dụ: Đội bóng chỉ có một chân sút nên bỏ lỡ nhiều cơ hội ghi bàn. Câu 3: (2đ) Nêu các phép tu từ từ vựng đã học: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh,điệp ngữ, chơi chữ Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Chị Hươu đi chợ Đồng Nai Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò. Chơi chữ: Hươu, Nai, Nghé, Bò; tạo cách hiểu bất ngờ, hóm hỉnh. Câu 4: (4đ) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Ông Hai trong truyên ngắn “Làng” của Kim Lân, có sử dụng phép tu từ so sánh và nói quá? Yêu cầu về hình thức: HS viết đúng cấu trúc đoạn văn Về nội dung: Nêu được tình yêu làng, yêu nước của Ông Hai. Đặc biệt là diễn biến tâm trạng Ông Hai khi nghe tin làng Chợ dầu theo tây ( Lưu ý có sử dụng phép so sánh và nói quá). Giáo viên: Hoàng Lan Thanh- THCS Hải Lâm 2 . kiểm tra 1 tiết tiếng Việt - lớp 9 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Thời gian: 45 phút I. ĐỀ RA: Câu 1: (2đ) Nêu các phương. và nói quá? Giáo viên: Hoàng Lan Thanh- THCS Hải Lâm 1 kiểm tra 1 tiết tiếng Việt - lớp 9 II.ĐÁP ÁN Câu 1: a. Nội dung các phương châm hội thoại đã học: