1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

004 2019 đề và đáp án thử chuyên hoá IV

5 65 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 271,01 KB

Nội dung

25 điểm + 1.25 điểm Vận dụng kiến thức hoá học về etilen, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Thí nghiệm: Điều chế và thử tính chất của Etilen “Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô

Trang 1

GROUP HOÁ HỌC 8 – 9

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LẦN IV

NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN THI: HOÁ HỌC (VÒNG 2) Ngày thi: 28/04/2019 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề thi

Họ và tên thí sinh ………

Số báo danh ……….…………

Câu 01: (2.5 điểm + 2.5 điểm)

1 “Tinh thể ngậm nước là tinh thể chứa nước kết tinh” Vận dụng các kiến thức về muối kết tinh

và tinh thể muối ngậm nước, em hãy giải bài toán sau:

Khi thêm 1,0 gam MgSO4 khan vào 100 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 20°C đã làm cho 1,58 gam MgSO4 khan kết tinh trở lại ở dạng tinh thể ngậm nước Xác định công thức của tinh

thể MgSO4 ngậm nước? Biết độ tan của MgSO4 ở 20°C là 35,1 gam

2 (1 25 điểm + 1.25 điểm) Vận dụng kiến thức hoá học về etilen, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Thí nghiệm: Điều chế và thử tính chất của Etilen

“Cho 2ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó cho thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc (4ml), đồng thời lắc đều

Đun nóng hỗn hợp sau phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí

Dẫn khí lần lượt vào dung dịch Brom, dung dịch KMnO4.”

a) Nêu hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm hóa học trên?

b) Viết phương trình hóa học xảy ra?

Câu 02: (2.5 điểm + 2.5 điểm) Vận dụng kiến thức mà các em đã học về tính chất hoá học của các Hợp chất vô cơ, em hãy giải các bài toán sau

1 Cho 50 gam dung dịch BaCl2 20,8% vào 100 gam dung dịch Na2CO3, lọc bỏ kết tủa được dung dịch X Tiếp tục cho 50 gam dung dịch H2SO4 9,8% vào dung dịch X thấy thoát ra 0,448

lít khí (đktc) Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn Tính nồng độ phần trăm (%) của dung dịch

Na2CO3 ban đầu và khối lượng dung dịch thu được sau cùng?

2 Hỗn hợp X gồm hai kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học của kim loại) Cho hỗn hợp X tan hết trong

dung dịch Cu(NO3)2 sau đó lấy chất rắn thu được phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư

thu được 1,12 lít khí NO duy nhất ở đktc Nếu cũng lượng hỗn hợp X ở trên phản ứng hoàn

toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được bao nhiêu lít N2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) ?

Câu 03: (2.5 điểm + 2.5 điểm) Vận dụng các kiến thức mà em đã học về tính chất hoá học của các

Hợp chất hữu cơ, em hãy giải các bài toán sau

1 Có một hỗn hợp X gồm C2H2, C2H6 và C3H6 Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp trên thu

được 1,6 mol nước Mặt khác 0,5 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,625 mol Br2 Tính thành phần phần trăm (%) theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp?

2 Hỗn hợp X gồm hai axit cacbonxylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn Z) Đốt

cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O Mặt khác, nếu a mol X tác dụng

Mã đề thi: 004

Trang 2

với lượng dư dung dịch NaHCO3 thì thu được 1,6a mol CO2 Tính thành phần % khối lượng

của Y trong X?

Câu 04: (3.0 điểm + 1.0 điểm + 1.0 điểm) Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học, em hãy giải các

câu sau

1 Có năm hợp chất A, B, C, D, E Tiến hành các thí nghiệm hoá học và cho ra cho ra các kết quả như sau:

- Khi đốt thì cả năm chất đều cháy cho ra ngọn lửa màu vàng

- A tác dụng với H2O cho ra O2; B tác dụng với H2O cho ra NH3

- C tác dụng với D cho ra X; C tác dụng với E cho ra Y Biết X và Y là chất khí;

tỉ khối của X so với O2 và tỉ khối của Y so với NH3 đều bằng 2

Tìm công thức của các chất A, B, C, D, E, X, Y Viết tất cả các phương trình hoá học đã xảy

ra?

2 Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai, nếu nếm thấy có vị ngọt

Chất tạo nên vị ngọt đó có phải đường kính hay không? Nếu không, theo em đó là chất gì?

3 Chất lượng etxăng của động cơ đốt trong được xác định bởi tốc độ cháy của hỗn hợp hơi etxăng

và không khí Khi tốc độ cháy không điều hoà thì trong động cơ có hiện tượng “kích nổ”, làm cho động cơ bị “giật”, làm giảm hiệu suất biến năng lượng của phản ứng cháy thành cơ năng

Người ta nhận thấy các hiđrocacbon mạch thẳng trong etxăng có khuynh hướng gây ra hiện tượng kích nổ, còn các hiđro cacbon mạch nhánh có khuynh hướng cháy điều hoà Khi đó chất

lượng etxăng được đánh giá qua “chỉ số octan” Etxăng có chất lượng “tiêu chuẩn” khi chỉ số

octan bằng 100, nghĩa là etxăng tiêu chuẩn được giả thiết là có thành phần chỉ gồm hoàn toàn chất 2,2,4-trimetylpentan (octan) Nếu etxăng chỉ gồm toàn là n-heptan thì được đánh giá là có chỉ số octan bằng 0 Theo cách đánh giá như vậy, chỉ số octan của benzen là 106, của toluen là

120 Một loại etxăng có thành phần theo khối lượng như sau: octan: 57%; n-heptan: 26%; benzen: 7,8%; toluen: 9,2% Tính chỉ số octan của loại etxăng đã cho?

- HẾT -

Thí sinh được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học khi làm bài

Cán bộ coi thi không nhắc nhở gì thêm

Họ và tên cán bộ coi thi số 01 ……… Chữ ký ……… ……

Họ và tên cán bộ coi thi số 02 ……… Chữ ký ……… ……

Trang 3

GROUP HOÁ HỌC 8 – 9 KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LẦN IV NĂM 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI: HOÁ HỌC (VÒNG 2)

(Đáp án có 03 trang) Ngày thi: 28/04/2019

I Hướng dẫn chung:

- Các giám thị chấm thi phải chấm đúng theo Hướng dẫm chấm

- Các thí sinh làm cách khác mà vẫn logic, hợp lý và đầy đủ các bước sẽ đạt điểm tối

đa

- Điểm toàn bài thi không làm tròn

II Hướng dẫn chấm chi tiết:

1.1 (2.5đ)

Ở 20°C, 100 gam nước hoà tan 35,1 gam MgSO4 tạo ra 135,1 gam dung dịch

Vậy: Trong 135,1 gam dung dịch có 35,1 gam MgSO4

➔ 100 gam dung dịch có 25,98 gam MgSO4 và có 74,02 gam H2O

Ta tính khối lượng H2O tham gia kết tinh với 1,58 gam MgSO4

Từ MgSO4 → MgSO4 nH2O

➔ y = (1,58 × 18n) / 120 = 0,237n gam Lượng muối còn lại trong dung dịch: 25,98 + 1 – 1,58 = 25,4 gam Lượng H2O còn lại trong dung dịch: 74,02 – 0,237n (gam)

Vì dung dịch là bão hoà, nên: 25,4 / (74,02 – 0,237n) = 35,1/100

➔ n = 7

Vậy công thức tinh thể là MgSO4 7H2O

0.25

0.25

0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5

1.2 – a (1.25đ)

Hiện tượng xảy ra:

- Dung dịch có bọt khí sủi lên

- Đốt khí sinh ra, cháy và tỏa nhiều nhiệt

- Khí thoát ra tác dụng với dung dịch brom: làm mất màu dung dịch brom

- Khí thoát ra tác dung với dung dịch KMnO4: thấy dung dịch nhạt màu dần và có kết tủa màu đen MnO2

0.25 0.25 0.25

0.5

1.2 – b (1.25đ)

Các phương trình hóa học

C2H5OH -(∆) -> CH2=CH2 + H2O CH2=CH2 + Br2 -→ CH2Br– CH2Br 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O -→ 3CH2(OH)CH2(OH) + 2MnO2 + 2KOH

0.25 0.5 0.5 2.1 (2.5 điểm)

Số mol BaCl2 = 0,05 mol ; số mol H2SO4 = 0,05 mol BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl

0.25 0.25

MÃ ĐỀ THI: 004

Trang 4

0,05 0,05 0,05 0,1 Dung dịch B + H2SO4 → khí ⇒ dung dịch B có Na2CO3 dư Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

0,02 0,02

➔ Số mol Na2CO3 ban đầu = 0,05 + 0,02 = 0,07 mol

⇒C% = (0,07 × 106) / 100 = 7,42%

ĐLBTKL: mdd sau cùng = 50 + 100 + 50 - m↓ - m(CO2) = 50 + 100 + 50 - 0,05.197 - 0,02.44 = 189,27 gam

0.5 0.25

0.25 0.5

0.5

2.2 (2.5 điểm)

TN1: R1 và R2 nhường e cho Cu2+ để chuyển thành Cu sau đó

Cu lại nhường e cho N+5 để thành N+2(NO) Số mol e do R1và R2 nhường ra là:

N+5 + 3e → N+2 0,15 0,05

TN2 R1; R2 trực tiếp nhường e cho N+5 để tạo ra N2 Gọi x là

số mol N2, thì số mol e thu được vào là:

2N+5 +10e → N2 10x x mol

Ta có: 10x = 0,15 → x = 0,015

⇒ V(N2) = 22,4.0,015 = 0,336 lít

0.25

0.5

0.25 0.5

0.5 0.5

3.1 (2.5 điểm)

Gọi số mol các khí trong 24,8 gam hỗn hợp X lần lượt là x, y, z

và số mol các khí trong 0,5 mol hỗn hợp X lần lượt là kx, ky, kz

TN1 Đốt cháy hỗn hợp

C2H2 → H2O

x x C2H6 → 3H3O

y 3y C3H6 → 3H2O

z 3z

TN2: Tác dụng với Brom

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

kx 2kx C2H4 + Br2 → C2H4Br2

kz kz Theo đề bài ta có các phương trình sau (1) 26x + 30y + 42z = 24,8

(2) x + 3y + 3z = 1,6 (3) kx + ky + kz = 0,5 (4) 2kx + kz = 0,625 Giải ra ta được: k = 1,6 x = 0,4 y = z = 0,2

%C2H2 = 50%

%C2H6 = %C3H6 = 25%

0.25

0.75

0.5

0.5

0.25 0.25 3.2 (2.5 điểm) (Ghi chú: H(tb) = Hidro trung bình) Ta có H(tb) = 2nH2O/nX = 2a/a = 2 0.25

Trang 5

Vậy X gồm: HCOOH (Chất Y, x mol) và HOOC-COOH (Chất

Z, y mol)

-COOH + NaHCO3 → COONa + CO2 + H2O COOH (tb) = nCOOH/nX = nCO2/nX = 1,6a/a = 1,6 COOH (tb) = (x+2y)/(x+y) = 1,6

➔ x/y = 2/3

➔ %HCOOH = (2×46) /(2×46 + 3×90) = 25,41%

0.5 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5

4.1 (3.0 điểm)

Ta có: M(X) = 64 (SO2) ; M(Y) = 34 (H2S)

Từ đó ta rút ra bảng kết quả sau:

Na2O2 Na3N NaHSO4

NaHSO3

hoặc Na2SO3

NaHS

hoặc Na2S

SO2 H2S Các phương trình hóa học

2Na2O2 + 2H2O → 4NaOH + O2 Na3N + 3H2O → 3NaOH + NH3 NaHSO4 + NaHSO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

NaHSO4 + NaHS → Na2SO4 + H2S

0.25 1.75 (mỗi chất 0,25)

1.0 (mỗi phương trình 0.25)

4.2 (1.0 điểm)

- Đó không phải là đường kính (đường kính là saccarozơ kết tinh)

- Những hạt rắn đó là đường glucozơ, fructozơ do nước trong mật ong bay hơi

hết

0.5 0.5

4.3 (1.0 điểm) Chỉ số octan của etxăng đã cho:

100 × 0,57 + 106 × 0,078 + 120 x 0,092 = 76,308

1.0 Tổng điểm của cả bài thi là 20,00 điểm

- HẾT - Chữ ký giám thị chấm thi ………

Ban ra đề: Admin Group Hoá Học 8 – 9

Ngày đăng: 18/10/2019, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w