- Trưởng Văn phòng: Vũ Đăng Đoán.
2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục công chứng trên thực tế tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2.2 Kiến nghị về thẩm quyền và trình tự, thủ tục công chứng.
Hiện nay các hợp đồng giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất thì cá nhân tổ chức được có quyền lựa chọn UBND cấp xã nơi có bất động sản chứng thực hoặc các tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản công chứng. Tuy nhiên, trình độ pháp lý của các cán bộ tư pháp, cán bộ địa chính còn thấp. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Do đó, cần phải chuyển giao thẩm quyền công chứng liên quan đến quyền sử dụng đất phải giao hẳn cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
Theo khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng năm 2014 thì Công chứng viên chỉ được quyền công chứng bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Điều này có nghĩa công chứng viên sẽ không được công chứng bản dịch từ một thứ tiếng nước nước ngoài này sang một thứ tiếng nước ngoài khác. Ví dụ, công chứng viên chỉ có thể chứng nhận bản dịch giấy tờ, tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt rồi sang tiếng Pháp hay trực tiếp từ tiếng Anh sang tiếng Pháp trong trường hợp người phiên dịch thông thạo cả hai ngôn ngữ trên. Do đó, cần sửa đổi Luật Công chứng năm 2014 theo hướng cho phép Công chứng viên được quyền công chứng bản dịch từ một thứ tiếng nước nước ngoài này sang một thứ tiếng nước ngoài khác.
Hiện tại, Luật Công chứng năm 2014 chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai dẫn đến hợp đồng thế chấp nhà ở dự án hình thành trong tương lai khó và/hoặc không được công chứng hoặc có thể được công chứng nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền xác định việc công chứng là không phù hợp với quy định của pháp luật. Lý do như đã nêu ở trên, tài sản thế chấp tại thời điểm công chứng chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu; trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả nhà ở) đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người yêu cầu đăng ký thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở. Khi tới làm thủ tục công chứng thì bị từ chối vì thiếu giấy tờ. Từ thực tế và các rủi ro tiềm ẩn nêu trên, nên hầu hết các hợp đồng, giao dịch của ngân hàng với người mua nhà thuộc dự án từ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thực hiện dưới hình thức thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua nhà ở mà không ký hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Do đó, đề nghị sửa đổi Luật Công chứng năm 2014 theo hướng bổ sung trình tự, thủ tục công chứng các hợp đồng, giao dịch có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai.