Cũng với cách tiếp cận trên, trong cuốn Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [149], Ngô Đức Thịnh đã phân tích khá sâu sắc một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu giá trị văn hóa v
Trang 1NGUYỄN VĂN TUYÊN
PHÁT TRIỂN HỆ GIÁ TRỊ
CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2NGUYỄN VĂN TUYÊN
PHÁT TRIỂN HỆ GIÁ TRỊ
CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨChuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích dẫn đầy đủ đúng quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Tuyên
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giá trị con người,phát triển giá trị của con người Việt Nam 6
1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về phát triển giá trị của con người Việt Nam 17
1.3 Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục
nghiên cứu 26
Chương 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HỆ GIÁ TRỊ CỦA
CON NGƯỜI VIỆT NAM 30
Chương 3 T HỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ GIÁ TRỊ CỦA CON
NGƯỜI VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 89
3.1 Nhân tố tác động đến sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam89
3.2 Sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam 103
3.3 Những vấn đề đặt ra từ sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam121
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH 129
4.1 Quan điểm 129
4.2 Giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển hệ giá trị của con người
Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 135
KẾT LUẬN 160
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề con người nói chung, giá trị củacon người Việt Nam nói riêng là một nội dung quan trọng, vừa là mục tiêu,động lực của sự nghiệp cách mạng, vừa là mục đích của tư tưởng; sức mạnhcủa văn hóa và con người Việt Nam là nhân tố làm nên thắng lợi to lớn trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Mặc dù trong di sản tinh thần của HồChí Minh để lại, không có những tác phẩm chuyên khảo bàn về hệ giá trị củacon người Việt Nam, nhưng được thể hiện ở trong nhiều bài viết, bài nói dướinhững hình thức, mức độ khác nhau; đặc biệt được thể hiện rõ trong quá trìnhthực tiễn lãnh đạo xây dựng, phát triển nền văn hóa mới, con người mới xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng,phát triển giá trị của con người Việt Nam, trong Di chúc, Người căn dặn saukhi chiến tranh kết thúc "đầu tiên là công việc đối với con người" [99, tr.616]
Việt Nam đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhậpquốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp4.0) Nhờ có đường lối đúng đắn, chúng ta đã tiếp thu nhiều giá trị tiến bộ củanhân loại để không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất,văn hóa tinh thần cho người dân Tuy nhiên, mặt trái của toàn cầu hóa, hội nhậpquốc tế, kinh tế thị trường và Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác độngtiêu cực đến hệ giá trị truyền thống của người Việt Nam; làm cho thang giá trị có
sự xung đột, chuyển đổi, thậm chí khủng hoảng trong việc lựa chọn giá trị địnhhướng, nhất là ở thế hệ trẻ Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộcnhư: yêu nước, đoàn kết, nhân ái, nghĩa tình, hiếu học, cần cù… dù vẫn đượcphần lớn người dân Việt Nam trân trọng, gìn giữ và phát huy, nhưng cũng đang
có biểu hiện mai một, suy thoái, nhất là giá trị đạo đức Thực tế đó đòi hỏi yêucầu bức thiết cần tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực,
Trang 7hạn chế mặt tiêu cực, hướng tới xây dựng con người Việt Nam phát triển toàndiện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coitrọng phát triển văn hóa, con người, đặt con người ở vị trí trung tâm trongchiến lược phát triển văn hóa Điều đó được thể hiện thông qua các Văn kiệnĐại hội Đảng, từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1998) đến Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ XII (2016); các Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII,Hội nghị Trung ương 10 khóa IX, Hội nghị Trung ương 7 khóa X… Trong
nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”,
Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng conngười có nhân cách, đạo đức tốt đẹp và tinh thần đó được thể hiện xuyên suốttrong Nghị quyết, từ tên gọi đến mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ cũng nhưnhững giải pháp Đây là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục nghiên cứu, đúckết và xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ ChíMinh
Với những lý do trên, tôi chọn “Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận
án tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về
hệ giá trị con người Việt Nam; từ đó vận dụng vào việc phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ một số khái niệm cơ bản về: Giá trị, hệ giá trị; tưtưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam; phát triển hệ giá trịcủa con người Việt Nam
Trang 8- Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam.
- Nghiên cứu quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về hệ giá trị tiêu biểu, cốt lõi và phương pháp phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam
- Phân tích sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trước tác động tích cực, tiêu cực của nhân tố khách quan và chủ quan
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong di sản tinh thần để lại, Hồ Chí Minh đã đề cậptrực tiếp, gián tiếp đến nhiều giá trị của con người Việt Nam Có những giá trịchung của dân tộc như: yêu nước, đoàn kết, nhân ái, cần cù, hiếu học…; cógiá trị riêng của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội, ngành nghề: công nhân, nôngdân, bộ đội, công an, phụ nữ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng…; có giá trị cánhân: sức khỏe, các quyền con người… Có những giá trị chính trị: độc lập, tự
do, hạnh phúc, dân chủ…; có những giá trị đạo đức: trung thực, dũng cảm,liêm khiết, chính trực… Song, trong khuôn khổ của luận án, tác giả chỉ tậptrung đi sâu nghiên cứu các giá trị: Yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc; đoànkết; nhân ái; trung thực, trách nhiệm; cần cù, sáng tạo Đây là những giá trịtiêu biểu, cốt lõi nhất, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Việt Nam Từnhững giá trị tiêu biểu, cốt lõi mang tính nguyên tắc này đã sản sinh ra nhiềugiá trị quý báu khác của con người Việt Nam
- Về thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2018, là giai đoạn nước ta bướcvào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
Trang 9quốc tế; là giai đoạn Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng xây dựng, pháttriển văn hóa, con người, đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị quyết Trung ương
5 khóa VIII
- Về không gian: Trong quốc gia Việt Nam
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích
và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, tổng hợp và khái quát hóa, đối chiếu và so sánh,thống kê,
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1 Ý nghĩa về mặt khoa học
- Luận án góp phần làm sáng tỏ những cơ sở hình thành tư tưởng HồChí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam; hệ thống hóa các quan điểm
lý luận của Người về hệ giá trị của con người Việt Nam
- Góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm hệ thống tư tưởng Hồ ChíMinh nói chung, về hệ giá trị của con người Việt Nam nói riêng; khẳng địnhnhững đóng góp quan trọng của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin
5.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Từ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người ViệtNam, có thể vận dụng vào việc phát triển hệ giá trị của con người Việt Namhiện nay
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảotrong nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh tại các cơ quan nghiêncứu, các học viện và nhà trường về văn hóa, con người Việt Nam đương đại
Trang 106 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam.Chương 3: Thực trạng phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI, PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
Bàn về vấn đề giá trị và giá trị con người Việt Nam đã thu hút sự quan tâmnghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước dưới những góc độ khác nhau
Tiêu biểu có Nguyễn Hồng Phong, trong cuốn Tìm hiểu tính cách dân tộc [122]
đã nêu và phân tích khá sâu sắc về đặc điểm, tính cách con người Việt Namtruyền thống như: tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình,nhân đạo; tính tập thể - cộng đồng; trọng đạo đức; cần cù, giản dị, thực tiễn; lạcquan Nghiên cứu từ góc độ lịch sử, ông khẳng định rằng dân tộc Việt Nam làmột dân tộc anh hùng, một dân tộc được rèn giũa trong một môi trường đặc biệt,vừa mới ra đời hãy còn chập chững đã phải chiến đấu chống kẻ thù xâm lược; làmột dân tộc có tinh thần tương trợ, hào hiệp, nghĩa tình, trung hậu, vị tha, coitrọng đạo đức và những giá trị tinh thần, là một dân tộc cần cù, giản dị, lạcquan… Chính “nhờ có những đức tính ấy mà đã vượt bao nhiêu trở ngại vô cùnglớn lao trên con đường tiến hóa của mình” [122, tr.200]
Cũng với cách tiếp cận trên, trong cuốn Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [149], Ngô Đức Thịnh đã phân tích khá sâu sắc một số vấn đề
lý luận trong nghiên cứu giá trị văn hóa và chuyển đổi hệ giá trị trong đổi mới
và hội nhập ở Việt Nam, trong đó nêu lên định nghĩa về “giá trị”, cách phânloại “giá trị”; nêu và phân tích hệ giá trị văn hóa tổng quát truyền thống ViệtNam, trong đó có những giá trị tiêu biểu như: Chủ nghĩa yêu nước; tinh thầncộng đồng; tinh thần lạc quan, nhân nghĩa; tinh thần cần cù, chịu đựng giankhổ… Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó và khảo sát riêng ở
cả ba miền Bắc, Trung, Nam, tác giả đã chọn ra 5 giá trị tiêu biểu của dân tộcViệt Nam đó là: Chủ nghĩa yêu nước; tính cộng đồng (làng xóm, vùng, miền,
Trang 12dân tộc); cần cù, chịu khó; hiếu học, khát vọng học; gắn bó huyết thống (giađình) và làng bản Bên cạnh những giá trị tổng quát đó, tác giả nêu và phântích các giá trị bộ phận, thể hiện trong một số lĩnh vực cụ thể của đời sống xãhội như: Thích ứng môi trường và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiênnhiên, trong lĩnh vực văn hóa đảm bảo đời sống như ăn, mặc, ở, đi lại,…trong các cách tổ chức và quản lý xã hội truyền thống, trong giáo dục và đàotạo con người,
Trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam [44],Trần Văn Giàu đã đưa ra các khái niệm: “giá trị”, “giá trị tinh thần”, “truyềnthống” Theo tác giả, các giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành từ tácđộng tổng hòa của năm yếu tố cơ bản đó là: Hoàn cảnh địa lý; vị trí ngã tưđường giao lưu văn hóa và kinh tế Bắc Nam - Đông Tây; có nền văn minh bảnđịa đặc sắc; hoàn cảnh lịch sử; chủ nghĩa Mác - Lênin Tác giả đã nêu và phântích những điều kiện lịch sử và những nhân tố tác động đến sự hình thành,phát triển của giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam Ông đưa ra bảng giá trịtinh thần của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sángtạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa Theo tác giả, những giá trị đó vừa mangtính phổ biến, vừa mang dấu ấn riêng và cái làm nên dấu ấn riêng, đặc sắcriêng đó chính là tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó hoàn cảnh lịch sử đặcthù của dân tộc đóng vai trò quyết định Những giá trị tinh thần truyền thống
ấy, theo tác giả "vừa đủ để cho dân tộc ta sinh tồn tự do và vinh dự… các đứctính ấy hoàn toàn phù hợp, hài hòa với các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần mà
cả loài người đều quý trọng" [44, tr.164]
Tác giả Phạm Minh Hạc, trong cuốn Giá trị học, Cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay [55] đã phân tích
làm rõ các khái niệm cơ bản về “giá trị”, “hệ giá trị”, “thang giá trị”, “thước đogiá trị” Ông nêu lên hệ thống giá trị của con người bao gồm: Giá trị chung củaloài người (tính người, tình người, các giá trị chân, thiện, mỹ); các giá trị toàn
Trang 13cầu (hòa bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác, không xâm phạm chủ quyền, độclập dân tộc); các giá trị dân tộc (tinh thần dân tộc, lấy các giá trị bản sắc dântộc làm chuẩn mực (yêu nước, trách nhiệm cộng đồng); các giá trị gia đình(hòa thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình); giá trị bản thân (giá trịnhân cách, giá trị cá nhân) Theo ông, các giá trị chân, thiện, mỹ; giá trị sốngcòn; giá trị lao động; giá trị gia đình là những giá trị chung của nhân loại.
Trong bài mục thứ sáu với tiêu đề Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - Tư tưởng chỉ đạo nghiên cứu giá trị, tác giả đã đề xuất nội dung cơ bản chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, bao gồm: Yêu thương vô hạn con người, nhất là
người bị áp bức, nghèo khổ; tôn trọng con người; giải phóng con người khỏi
áp bức, nô lệ, nghèo khổ, lầm than; khoan dung; sử dụng đúng từng người…
từ đó tác giả khẳng định: "Chủ nghĩa nhân văn và nhân cách Hồ Chí Minh làmột xuất phát điểm đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của chúng ta" [55,tr.71] Trong bài mục thứ hai mươi ba và thứ hai mươi tư, tác giả đã chỉ ranhững biến động phức tạp một số giá trị ở Việt Nam; đồng thời đề xuất một sốnguyên tắc và phương án nhằm đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung củangười Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong cuốn Về giá trị và giá trị châu Á [128], Hồ Sĩ Quý đã phân tích
những quan niệm cơ bản về giá trị và giá trị truyền thống, cắt nghĩa tại sao giátrị lại có vai trò đặc biệt đối với đời sống con người? Ông cho rằng, thế giớicác giá trị, về thực chất chính là toàn bộ thế giới bên trong và bên ngoài conngười được định hình trong tư duy và tình cảm của con người Do tồn tại với
tư cách là khuôn thước của sự đánh giá, là một biểu hiện đặc trưng cho quan
hệ giữa chủ thể với khách thể trong đời sống xã hội Theo ông, truyền thống,ngoài những giá trị cơ bản, còn có những giá trị gián tiếp và phái sinh khác,bởi vậy, “hầu hết mọi hiện tượng truyền thống trong xã hội thường là có giátrị không giống nhau, thậm chí nước đôi (tính hai mặt) đối với từng cộng đồngngười” [128, tr.56] Theo ông, hệ giá trị ưu trội của người Đông Á nói chung,
Trang 14người Việt Nam nói riêng “có thể gồm nhiều giá trị cụ thể khác nhau, songđứng hàng đầu trong hầu hết các bảng phân loại bao giờ cũng là bốn giá trị
hiếu học, cộng đồng, cần cù và huyết tộc” [128, tr.210] Trong chương VI của
cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cựccủa toàn cầu hóa đến sự biến động giá trị ở Việt Nam Thông qua kết quảkhảo sát và lấy từ các nguồn tư liệu khác nhau, tác giả khẳng định trong toàncầu hóa, một số giá trị có sự biến động, trong đó có các giá trị: "hiếu học",
mà mỗi đặc trưng chi phối Các học giả đã tập trung nghiên cứu sự biến độngcủa hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện đại, trong đó chỉ ranhững giá trị được bảo tồn, những giá trị đang mất đi, những thói hư tật xấu(phi giá trị) đang phát sinh và những giá trị cần phát triển Trên cơ sở đó, đềxuất mô hình hệ giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm gồm 10 giá trị: 2 giá trị
xã hội phổ biến (dân chủ và pháp quyền); 2 giá trị con người truyền thốngđiển hình (yêu nước và nhân ái); 2 giá trị con người thời kỳ hội nhập (trungthực và bản lĩnh); 2 giá trị con người trong quan hệ với đồng loại (trách nhiệm
và hợp tác); 2 giá trị con người thời kỳ công nghiệp và kinh tế tri thức (tínhkhoa học và sáng tạo) Để hiện thực hóa được hệ giá trị định hướng cốt lõi
Trang 15trọng điểm này, tác giả đã phác thảo 5 nhóm giải pháp cơ bản: nhóm giải pháp
về thể chế; nhóm giải pháp về tổ chức; nhóm giải pháp giáo dục - tuyêntruyền; nhóm giải pháp hành động; nhóm giải pháp phát triển
Trong cuốn Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại [145], do Trần Ngọc Thêm chủ biên đã tập hợp khá nhiều bài viết của các
nhà khoa học Trong đó đáng lưu ý là bài viết của tác giả Lương Đình Hải vớitiêu đề “Xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế: góp thêm vài ý kiến nhỏ” Theo tác giả, hệ giá trị củamột dân tộc hay một cộng đồng được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài,được sàng lọc, gạt bỏ, bổ sung, tiếp biến và phát triển phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khác nhau Hệ giá trị được lưu giữ, truyền bá từ thế hệ này qua thế hệkhác sẽ trở thành tài sản, là thước đo, “khuôn mẫu” để mỗi cá nhân và cả xãhội định hướng cho các hành vi hoạt động của mình Trên cơ sở nghiên cứu,khảo sát riêng, tác giả nêu lên bảng giá trị Việt Nam cần xây dựng trong giaiđoạn hiện nay đó là: 1) Tinh thần yêu nước; 2) Tinh thần nhân ái; 3) Anhhùng, dũng cảm; 4) Biết chấp nhận (nhẫn), tiếp thu; 5) Hiếu học; 6) Sáng tạo;7) Cần cù; 8) Lạc quan; 9) Trọng đạo lý; 10) Ưa ổn định Tác giả khẳng định
“Dù đang có những biến động nhưng các giá trị này không thể biến mất màđang được tiếp tục củng cố, có những hình thức biểu hiện mới với những mức
độ khác nhau” [145, tr.244] Cũng trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn HữuNguyên với bài viết với tiêu đề “Phác thảo hệ giá trị Việt Nam từ truyềnthống đến hiện đại” đã phác thảo những giá trị Việt Nam hiện đại bao gồm: 1)
Ý chí bền bỉ, chịu khó và vượt khó; 2) Ý chí bất khuất, tự cường dân tộc; 3)Tài năng quân sự, dũng cảm; 4) Lạc quan và hài hước; 5) Dung hợp các giá trịvăn hóa; 6) Khéo léo, năng động, sáng tạo; 7) Đoàn kết và tính thực tế
Bàn về vấn đề phát triển giá trị cho con người Việt Nam, trong cuốn
Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập [56],
đồng tác giả Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, ngoài việc nêu lên một số
Trang 16khái niệm cơ bản về “giá trị”, “thang giá trị”, “thước đo giá trị”, “định hướnggiá trị” đã nêu lên những cơ sở lý luận xây dựng bộ công cụ điều tra; nêu lênmột số yêu cầu về hệ giá trị trong thời kinh tế thị trường; dự báo xu hướngbiến đổi định hướng giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa Tác giả cho rằng, con người Việt Nam hiện nay đang hìnhthành định hướng giá trị mới Vì vậy, phải “tổ chức, điều khiển sao cho việcđiều chỉnh hệ thống định hướng giá trị cũ có thể thay bằng một hệ thống địnhhướng giá trị mới, diễn ra một cách thận trọng, tuần tự, bảo đảm sự an tâm, ổnđịnh trong từng con người, từng gia đình và toàn xã hội” [56, tr.59] Cũng ởcách tiếp cận này, đồng tác giả Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Thạc - Mạc Văn
Thăng, trong cuốn Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị
[166] đã phân tích một số vấn đề lý luận về giá trị, định hướng giá trị và quátrình hình thành giá trị Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nêu lên một số giá trịnhư: tự do, hòa bình, sức khỏe, việc làm… và định hướng giá trị nhân cáchnhư: sống có tình nghĩa; sáng tạo trong học tập, lao động, công tác; có ý thức
và hành vi sẵn sàng bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước
Ngoài các sách đã nêu ở trên, còn có một số bài báo khoa học đăng trêntạp chí Triết học, Xã hội học, Khoa học xã hội Việt Nam… đã tập trung phântích những tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi của văn hóa, con người
Việt Nam Trong đó, đáng lưu ý có bài viết của Hồ Sĩ Quý, Động thái của một
số giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa [127], trong đó, tác giả
khẳng định toàn cầu hóa với bộ mặt phức tạp của nó đang làm cho hệ thống cácgiá trị thay đổi đáng mừng và cũng đang lo; đồng thời, tác giả chỉ ra những biếnđộng của một số giá trị truyền thống ở Việt Nam như: giá trị “Hiếu học, đề caogiáo dục”, “cần cù, yêu lao động”, giá trị “cộng đồng, gia đình” Ở góc nhìn
khác, Nguyễn Đình Tường, trong bài Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa [162] cũng cho rằng, toàn cầu
hóa không chỉ mang lại thời cơ lớn, mà còn tạo ra những thách
Trang 17thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang pháttriển Đối với Việt Nam, xu thế toàn cầu hóa đang tác động tích cực lẫn tiêucực đến giá trị truyền thống của con người; đặt ra vấn đề làm thế nào để vừa
có thể tiếp thu các giá trị của thời đại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộcvốn có, để không bị nhấn chìm vào các nền văn hóa khác Trên cơ sở đó, tácgiả nêu lên một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dântộc Việt Nam bao gồm: Tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử và truyềnthống cách mạng của dân tộc cho thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy các giá trịtruyền thống phải luôn gắn liền với tăng cường giáo dục pháp luật; xác lậpbản lĩnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, trong bài viết Toàn cầu hóa và nguy
cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay [68] cho rằng,
toàn cầu hóa bên cạnh mặt tích cực là đã góp phần làm biến đổi con ngườiViệt Nam, từ lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có sang lốisống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thếthời đại; mặt khác, làm xuất hiện lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ,thực dụng, đua đòi, ăn chơi, lãng phí, trụy lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực…làm suy thoái nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Về vấn
đề này, Mai Thị Quý, trong bài viết Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam [129] cho rằng, toàn cầu hóa
kinh tế đã và đang tác động đến truyền thống cần cù của dân tộc ta theo chiềuhướng vừa tích cực, vừa tiêu cực: một mặt, toàn cầu hóa tạo điều kiện pháthuy đức tính cần cù, yêu lao động của đa số người dân; mặt khác, toàn cầuhóa cũng đem đến nguy cơ xem nhẹ, hay chí ít là chưa phát huy đúng mức
truyền thống cần cù của dân tộc Tác giả Võ Văn Thắng trong bài viết Nhân
ái - một giá trị văn hóa truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay [140] cho rằng, lòng nhân ái là một giá trị
của dân tộc ta, góp phần tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn
Trang 18truyền thống Việt Nam… Hiện nay, tinh thần nhân ái vẫn được nhân dân ta kếthừa, phát huy và nâng lên một tầm cao mới; lòng nhân ái không chỉ bó hẹptrong phạm vi quốc gia mà đã vượt ra ngoài biên giới, đến với các nước trong
khu vực và quốc tế Tác giả Trương Hoài Phương, trong bài Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của con người Việt Nam - Một yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [123] nêu ra những biện
pháp để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của con người Việt Nam đó là:Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhân thức về các giá trị truyềnthống của con người Việt Nam; quan tâm, tạo lập môi trường xã hội lànhmạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các giá trị truyền thống của conngười Việt Nam; tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhằm đổi mới
và nâng cao các giá trị truyền thống của con người Việt Nam trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Dưới góc độ triết học, tác giả Trần Sĩ Phán, trong bài viết Xung đột hệ giá trị tinh thần và xây dựng giá trị của con người Việt Nam [118], đã phân
tích sự xung đột hệ giá trị tinh thần, đó là những tình huống hoặc quá trình xãhội trong đó tồn tại các mâu thuẫn, những khác biệt giữa hai bên (cá nhân với
cá nhân, cá nhân với xã hội hay giữa các nhóm xã hội với xã hội nói chung)trong nhận thức, trong quan niệm về sự sắp xếp thứ bậc, lựa chọn các giá trịtinh thần Theo tác giả, “nguyên nhân của xung đột chủ yếu do những khácbiệt, thiếu thống nhất trong nhận thức về các giá trị; thiếu tương ứng, tươngdung, sự cách biệt giữa sự mong đợi, kỳ vọng của cá nhân, của nhóm ngườivới giới hạn bởi những yếu tố và khả năng đáp ứng sự kỳ vọng đó của xã hội”[118, tr.21-22] Để xây dựng hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay, tácgiả đề xuất một số giải pháp: Coi trọng tổng kết thực tiễn, xây dựng lý luậngiá trị con người Việt Nam, nhằm góp phần nâng tầm tư duy của chúng tatrong việc giải quyết các vấn đề xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam đápứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững; tạo sự thống nhất, đồng thuận
Trang 19trong nhận thức, trong việc lựa chọn các giá trị… truyền bá hệ giá trị đó vàotrong xã hội thông qua nhiều con đường, nhiều phương thức khác nhau, trong
đó các phương tiện truyền thông đại chúng giữ một vai trò hết sức quan trọng;phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người Việt Nam; khắcphục tàn dư tâm lý sản xuất nhỏ, truyền thống lạc hậu
Trước những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế vàkinh tế thị trường đến giá trị của con người Việt Nam, một số học giả đãnghiên cứu, đề xuất những định hướng và giải pháp xây dựng, phát triển giátrị của con người Việt Nam Trong đó, đáng lưu ý là bài viết của Đỗ Huy và
Nguyễn Thu Nghĩa, với tiêu đề Bảng giá trị của văn hóa Việt Nam trong hành trình chuyển từ truyền thống sang hiện đại [66] đã nêu lên một số giá trị truyền thống tiêu biểu của người Việt Nam như: yêu nước; đoàn kết; nhân ái; tiết kiệm; ham học; biết ơn tổ tiên và những người có công với nước Theo tác
giả, để phát huy những giá trị đó cần thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cánhân và cộng đồng, giữa dân tộc và quốc tế; kiến tạo những năng lượng dânchủ mới, ý thức pháp luật mới; huy động đông đảo nhân dân tham gia các quátrình xã hội hóa, hoạt động văn hóa lành mạnh thống nhất và đa dạng; điềuhòa quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế…; làm cho các quá trình hiện đạihóa khắc phục được sự tha hóa thái quá trên con người
Tác giả Lê Vân Anh, trong bài viết Vấn đề giáo dục định hướng giá trị trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO [4] cho rằng, định hướng giá trị là một
trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng, xu hướng nhân cách và có ý nghĩahướng dẫn hoạt động của con người Định hướng giá trị mang đậm tính lịch sử -
xã hội chung của cả cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, nét đặc thù của cácnhóm xã hội, “giá trị, thước đo giá trị hay định hướng giá trị, có ý nghĩa khácnhau với từng người, nhóm người, giai cấp, dân tộc Đối với người này nó có ýnghĩa tích cực, nhưng đối với chủ thể khác nó có ý nghĩa ngược lại” [4, tr.8].Cùng với cách tiếp cận đó, đồng tác giả Thái Duy Tuyên và Phan
Trang 20Minh Tiến, trong bài viết Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho rằng các giá trị cốt lõi đã được hình thành qua quá trình lịch sử, cho đến nay vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong bảng giá trị của người Việt Nam đó là: yêu nước; nhân ái; hiếu học; cần kiệm; năng động, sáng tạo; dũng cảm; tự chủ, tự cường; mềm dẻo; cởi mở, lạc quan… Những giá trị tiêu biểu đó là những thế mạnh của Việt Nam trong điều
kiện hiện tại Theo các tác giả, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã
mở đầu cho công cuộc đổi mới với việc xác nhận các giá trị như: Chuyển nềnkinh tế kế hoạch hóa bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hànhtheo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hộichủ nghĩa; mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa; thi hành chính sách mở cửa Từ
ba giá trị cơ bản này đã tạo ra nhiều giá trị dẫn xuất, làm thay đổi hệ giá trị xãhội cũng như định hướng giá trị cho con người Việt Nam Tác giả cho rằng
“để chuyển từ một hệ giá trị này sang một hệ giá trị khác của một cộng đồngthường là một quá trình không giản đơn và diễn ra trong một thời gian dài Vìvậy, cần hình thành hệ giá trị quá độ, nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng,
ổn định và bền vững của xã hội” [164, tr.23]
Bàn về giáo dục, định hướng giá trị cho con người Việt Nam có khá
nhiều bài viết Đáng lưu ý là bài viết của tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến, Giáo dục nhân cách con người Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa [154] đã chỉ rõ
nhân cách con người hình thành phụ thuộc vào ba môi trường văn hóa quantrọng: văn hóa học đường, văn hóa gia đình và văn hóa xã hội Theo tác giả,nếu các chuẩn mực giá trị tạo nên văn hóa nhà trường không được xây dựng
và phát triển một cách có ý thức thì mặt tiêu cực sẽ có chiều hướng lấn át mặttích cực, mà kết quả cuối cùng là chất lượng dạy và học không đảm bảo; vănhóa gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhâncách đứa trẻ Thiếu văn hóa gia đình, đứa trẻ sẽ rơi vào trạng thái mất đi
Trang 21những liên kết tình cảm với gia đình và cộng đồng Văn hóa xã hội tích cựchay tiêu cực sẽ tác động trở lại với văn hóa gia đình và văn hóa nhà trường.
Hướng vào đối tượng cụ thể trong xã hội là thế hệ trẻ, tác giả Trần Viết
Lưu trong bài viết Giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ [82] cho rằng, giátrị truyền thống có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của quốc gia Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt giá trị truyềnthống trong thế hệ trẻ là do: Ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường đãkhiến cho đời sống xã hội ngày càng nảy sinh nhiều hiện tượng phi đạo đức; sựlạc hậu về chương trình và phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đứccông dân trong hệ thống giáo dục quốc dân; một số bộ phận thế hệ trẻ khôngchịu tu dưỡng rèn luyện, sa ngã trước những cám dỗ vật chất và thị hiếu tầmthường Tác giả nêu lên định hướng giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ,trong đó nêu lên những yêu cầu cần đạt được và một số giải pháp chủ yếu tronggiáo dục giá trị cho thế hệ trẻ Tác giả Nguyễn Văn Công và Lê Phạm Phương
Lan, trong bài viết Định hướng giá trị đạo đức cách mạng
- giữ vững nền tảng nhân cách của thanh niên trong giai đoạn hiện nay [22]
cho rằng, xu hướng chung của thanh niên Việt Nam hiện nay là không ngừng
tu dưỡng đạo đức, lối sống, nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện… Bêncạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ có biểu hiện phẩm chất đạo đức, lýtưởng cách mạng và niềm tin đang bị suy giảm; sống thiếu trách nhiệm vớibản thân, gia đình và xã hội; sự lệch lạc trong nhận thức về giá trị và địnhhướng giá trị
Những công trình nghiên cứu, bài viết trên đây đã cung cấp cho tác giả cơ
sở lý thuyết về giá trị học, giúp tác giả hiểu rõ hơn các khái niệm công cụ có liênquan như: “giá trị”, “hệ giá trị”, “thang giá trị” “thước đo giá trị” “định hướnggiá trị”; về cách tiếp cận vấn đề giá trị của con người nói chung, người Việt Namnói riêng; về những giá trị phổ quát và giá trị đặc thù của mỗi quốc gia dân tộc,
trong đó có giá trị tiêu biểu, cốt lõi của dân tộc Việt Nam như: yêu nước, đoàn kết, nhân ái, cần cù, sáng tạo Các công trình trên đây
Trang 22đã giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về sự tác động của toàn cầu hóa, hộinhập quốc tế và kinh tế thị trường đến sự vận động, biến đổi những giá trịtruyền thống của con người Việt Nam theo cả hai xu hướng tích cực lẫn tiêucực; nêu lên định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển hệ giá trịcủa con người Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay Đây là nguồn tư liệuquý báu để tác giả có thể vận dụng vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra ởtrong luận án này.
1.2 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
Vấn đề con người, xây dựng, phát triển hệ giá trị của con người ViệtNam trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của cácđồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học ở trong và ngoài
nước Tiêu biểu có Thủ tướng Phạm Văn Đồng với cuốn Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu, nước mạnh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994 [41] Trong cuốn sách, tác giả phân tích, luận giải
con người Việt Nam trong lịch sử Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹpnhư: kiên cường, bất khuất, thông minh, sáng tạo, coi trọng đạo đức làmngười, cần cù nhẫn nại trong lao động, tương trợ nhân ái trong đời sống,khoan dung độ lượng trong quan hệ xã hội, linh hoạt trong phong cách ứng
xử, quý trọng ý thức cộng đồng Từ đó, tác giả đề cập vấn đề Hồ Chí Minh vàcon người Việt Nam trên con đường dân giàu, nước mạnh, trong đó khẳngđịnh người làm chủ sự nghiệp dân giàu, nước mạnh là quần chúng nhân dân.Con người phải được thực hiện các quyền con người, quyền công dân trên cácphương diện: dân sinh, dân trí và dân chủ Khẳng định rõ vai trò lãnh đạo củaĐảng, quản lý của Nhà nước bảo đảm các quyền con người, quyền công dân
Đồng tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm trong cuốn Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [50] đã phân tích những nội dung cơ bản về: Đường lối giáo dục, phát triển
toàn diện con người; mô hình nhân cách con người Việt Nam có khả
Trang 23năng thích ứng với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó là: Con người có
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có khả năng tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại; có ý chí kiên cường, có hoài bão lớn lao…; có lòng nhân ái, có
ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân; có tư duy sáng tạo và
óc khoa học; có kỹ năng thực hành giỏi, tay nghề cao; có tác phong côngnghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao; tôn trọng và hợptác được với người khác; có sức khỏe, có khả năng tự hoàn thiện khôngngừng, năng động và thích ứng; ý thức bảo vệ môi sinh, biết yêu cái đẹp [50,tr.203]
Các tác giả nêu lên những định hướng chiến lược xây dựng đạo đức conngười Việt Nam; định hướng chiến lược phát triển trí tuệ con người ViệtNam; định hướng chiến lược phát triển thể chất con người Việt Nam; địnhhướng chiến lược phát triển thẩm mỹ đối với thế hệ trẻ Việt Nam Phân tíchvấn đề xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị xã hội mới trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ
và các giải pháp về thể chế, xã hội, giáo dục, đầu tư để xây dựng lối sống, đạođức và chuẩn giá trị xã hội mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Các tác giả tập trung phân tích thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sốngcủa thanh niên hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất 6 giải pháp chủ yếu nhằm nângcao hiệu quả giáo dục đạo đức, lý tưởng chính trị, lối sống cho thế hệ trẻ, đólà: Tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất công tác giáo dục đạo đức, tư tưởngchính trị, lối sống cho thế hệ trẻ; thống nhất mục tiêu, nội dung giáo dục đạođức, tư tưởng chính trị, lối sống cho thanh niên học sinh, sinh viên; đổi mớinội dung, phương pháp dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, đổi mớihoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng môi trường lành mạnh để giáodục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho thanh niên học sinh, sinh viên;
Trang 24đổi mới đầu tư và những điều kiện cho các hoạt động giáo dục đạo đức, tưtưởng chính trị, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Cũng với cách tiếp cận trên, trong cuốn Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [42], Nguyễn Khoa
Điềm và Phan Hữu Dật nêu lên những định hướng xây dựng, phát triển conngười Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhữngphương pháp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống nhằm phát triển vănhóa, con người Việt Nam phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa; đồng thời, đề xuất 5 kiến nghị đó là: 1) Mục tiêu đưa tư tưởng
Hồ Chí Minh vào cuộc sống là xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Do đó, phải gắn kết nội dung của tư tưởng HồChí Minh với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũngdưới sự lãnh đạo của Đảng; 2) Đẩy mạnh và mở rộng phạm vi nghiên cứu(cuộc đời của Người cùng tư tưởng chính trị, triết học, tư tưởng kinh tế, tưtưởng về con người…), đồng thời đổi mới phương pháp nghiên cứu (cách tiếpcận đa chiều, đặt vĩ nhân trong điều kiện lịch sử cụ thể, trong mối quan hệ vớibối cảnh thời đại, quốc gia, quốc tế…); 3) Đẩy nhanh hơn nữa việc giáo dục,giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh một cách căn bản, chính quy trong các nhàtrường, đối với thanh niên; 4) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật choviệc nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền để đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vàocuộc sống; chú trọng địa bàn đồng bào dân tộc và đồng bào vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo; 5) Đảng lãnh đạo tuyệt đối hệ thống chính trị và toàn xãhội trong nhiệm vụ đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống Phải coi việctuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin lànhiệm vụ chính trị hàng đầu, có tính nguyên tắc đối với toàn Đảng và chínhquyền các cấp
Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện [28] của Thành Duy, tuy chưa phải là một công
Trang 25trình phản ánh thật đầy đủ và toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về con ngườithể hiện trên nhiều mặt, song tác giả đã phân tích khá sâu sắc về mối quan hệgiữa văn hóa với việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, phùhợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về quátrình hình thành con người Việt Nam phát triển toàn diện; bản chất con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện, trong đó luận giải làm sáng tỏ nội hàm kháiniệm "con người mới xã hội chủ nghĩa" với đầy đủ phẩm chất "đức" và "tài";nêu lên những giải pháp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện,trong đó nhấn mạnh quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người"gắn với vai trò của giáo dục đào tạo; xác định rõ đối tượng và nội dung xâydựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; nêu lên phương pháp xây dựngcon người Việt Nam phát triển toàn diện, trong đó nhấn mạnh đến phươngpháp nêu gương.
Trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người [5], PhạmNgọc Anh đã phân tích bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển vànhững đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; nộidung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người Trong đó, có quyềndân sự - chính trị; quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo; quyền của phụ nữ; quyền của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dântộc Việt Nam; quyền của trẻ em, vấn đề bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vàcác điều kiện bảo đảm thực hiện quyền con người Trên cơ sở đó, tác giả vậndụng vào thực tiễn, bảo đảm phát triển các quyền cơ bản của con người ởnước ta hiện nay
Cuốn Phát triển văn hóa và con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh của đồng tác giả: Hoàng Anh, Nguyễn Huy Bắc, Phạm Văn Thủy [2] đã
tập hợp bài viết của các nhà khoa học về phát triển văn hóa và con người ViệtNam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh củaNgười Trong đó, các nhà khoa học cho rằng, con người là vấn đề
Trang 26cốt lõi trong triết lý phát triển của Hồ Chí Minh Đó là triết lý vì mục tiêunâng cao giá trị của con người: “Điều vĩ đại của nhà tư tưởng Hồ Chí Minhđược thể hiện tập trung ở triết lý phát triển vì con người Con người vừa làmục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển” [2, tr.45] Các tác giả nêu lênnhững nguyên lý, phương pháp, hình thức giáo dục theo tư tưởng Hồ ChíMinh: Giáo dục gắn liền với chính trị - xã hội; học đi đôi với hành, lý luậnliên hệ với thực tiễn; phối hợp nhà trường - gia đình và xã hội; giáo dụcthường xuyên và học tập suốt đời.
Cuốn Giá trị di sản tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần xây dựng con người mới Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Dương [27], tập hợp những bài
viết cho hội thảo về văn hóa và đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, do Khu
di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức, nhân kỷ niệm 120 nămngày sinh của Người Trong cuốn sách này có một số bài viết đề cập sự vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay.Bài viết với tiêu đề “Đạo lý làm người của Bác Hồ chuẩn mực để xây dựngcon người Việt Nam” của Trần Viết Hoàn, nguyên Giám đốc Khu di tích HồChí Minh tại Phủ Chủ tịch, trong đó tác giả đã khẳng định rằng đạo lý làmngười của Bác Hồ là những chuẩn mực để xây dựng con người Việt Nam, cụthể: Tình người; lòng trung thành; sống khiêm tốn, giản dị; lời nói đi đôi vớiviệc làm Bài viết của tác giả Đỗ Hoàng Linh "Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhâncách của thời đại" đã nêu ra những phẩm chất đạo đức mẫu mực của Chủ tịch
Hồ Chí Minh cần học tập, đó là: Đức tính quyết tâm, kiên trì bền bỉ; luôntrung thành, ngay thẳng và khảng khái; mềm mỏng nhẹ nhàng nhưng khônkhéo, thông tuệ, quyết đoán, tự tin Khiêm tốn, lịch lãm, giản dị, liêm khiết;lòng nhân ái bao la, quan tâm tận tình, sâu sắc đến từng đồng chí, đồng bào vàtất cả mọi người; kiên định về mục đích, vững vàng về tinh thần, lạc quancách mạng, tin tưởng vào sự tất thắng của chính nghĩa Ngoài ra, bài viết kháccủa tác giả Đỗ Huy “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người, phát
Trang 27triển giáo dục, nâng cao dân trí”; tác giả Bùi Kim Hồng, Giám đốc Khu di tích
Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, “Thấm nhuần những lời dạy của Chủ tịch HồChí Minh về chống “giặc nội xâm” để xây dựng con người Việt Nam trongthời kỳ đổi mới”,… cũng đã trình bày một số quan điểm của Hồ Chí Minh vềxây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa
Tác giả Trần Sâm, Cảnh Nguyên, Đào Tam Tỉnh với cuốn Bác Hồ với
sự nghiệp trồng người [132] Đây là cuốn sách tập hợp những mẩu chuyện
ngắn của nhiều tác giả, ghi chép lại lời kể của những nhân chứng lịch sử đãnhiều năm sống, hoạt động gắn bó với Hồ Chí Minh như: Trần Đại Nghĩa, Vũ
Kỳ, Nguyễn Văn Cần, Hoàng Đạo Thúy Qua những hồi ức đó, các tác giảcho người đọc thấy được những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với
sự nghiệp “trồng người” trong suốt cuộc đời hoạt động, lãnh đạo cách mạngViệt Nam; giúp người đọc có cách nhìn toàn diện, chân thực hơn về tư tưởng
và sự nghiệp xây dựng con người mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Đài Trang, một nhà nghiên cứu Việt Nam đang sinh
sống và làm việc tại Canađa, trong cuốn Hồ Chí Minh, nhân văn và phát triển
[158] đã cho rằng, lý tưởng sâu xa Hồ Chí Minh là sự hướng dẫn vô song vềđạo đức làm người, “đó là cả một hệ thống những lời dẫn giải về ý nghĩa thực
sự của sự phát triển con người, được truyền dẫn đến nhân dân Việt Nam vớimột chân giá trị hiền hòa và cách thức giản dị đi từ nhân cách của một bậcthầy vĩ đại nhất của thời hiện đại” [158, tr.343] Tác giả dẫn lời của DavidHalberstam khi nhận xét rằng “càng thành công Hồ Chí Minh lại càng giữ gìncác giá trị của người Việt Nam: tôn trọng người lớn tuổi, không màng đếndanh lợi, thương yêu trẻ con” [158, tr.346]
Trong cuốn Xây dựng con người Việt Nam theo Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh [3], tác giả Hoàng Anh cho rằng, con người là vấn đề cốt lõi
trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh, triết lý phát triển vì mục tiêu ngày càngnâng cao giá trị của con người Theo tác giả, đổi mới, trước hết phải bắt đầu
Trang 28từ đổi mới con người với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể tác động của
sự nghiệp đổi mới; sẽ không có sự đổi mới xã hội nếu không bắt đầu từ chínhcon người, chỉ có điều là cần phải có sự phù hợp giữa những thay đổi củahoàn cảnh và con người, của thực tiễn cách mạng; phải hướng vào những conngười cụ thể, phát triển nhân cách phong phú, đó là nền tảng để xã hội pháttriển, “bởi mục đích phát triển của toàn xã hội nếu không chuyển thành nhữngđộng cơ tư tưởng bên trong của các cá nhân thì không thể thực hiện được" [3,tr.45-46] Tác giả đề xuất một số giải pháp xây dựng con người mới theo tưtưởng Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh đến phương pháp giáo dục, phươngpháp nêu gương "Người tốt, việc tốt", những "điển hình về con người vănhóa" để làm cơ cho việc xây dựng con người mới Việt Nam, nhất là trong giáodục, bồi dưỡng thế hệ trẻ
Liên quan đến vấn đề này còn có một số luận án tiến sĩ Đáng lưu ý là
Luận án tiến sĩ triết học của Lê Quang Hoan, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam hiện nay [63] đã làm rõ cơ sở, quá trình hình thành phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người; phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh vềcon người, vai trò của con người trong tiến trình cách mạng Việt Nam; từ đóvận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay
Luận án tiến sĩ Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện của Nguyễn Hữu Công [21] đã làm rõ cơ sở lý luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện; luận chứng những nộidung cơ bản trong tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh,
từ đó vận dụng vào việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.Theo tác giả, con người phát triển toàn diện là những con người được trang bịthế giới quan khoa học, có lý tưởng cách mạng, có tri thức, đạo đức, sức khỏe,năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng tốt Con người Việt Nam hoàn toàn
có đủ khả năng trở thành những con người phát triển toàn diện;
Trang 29Đảng và Nhà nước có thể đào tạo, phát triển con người toàn diện bằng cáchtiến hành giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ; đề ra những yêu cầu phù hợp vềphẩm chất năng lực của con người Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.Phát triển con người theo hướng toàn diện là xu thế khách quan của lịch sử.Cách mạng Việt Nam cần phải chú trọng đến vấn đề này Dưới góc độ nghiên
cứu này, trong Luận án tiến sĩ Triết học của Phạm Thị Đoạt, Con người phát triển toàn diện: Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới [39] đã phân tích vấn
đề con người, bản chất con người; vấn đề giải phóng con người và phát huynhân tố con người; xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam hiệnnay
Liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vấn đề hệ giá trị của con người trong
tư tưởng Hồ Chí Minh còn có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí: Cộngsản, Lịch sử Đảng, Triết học, Nghiên cứu con người Đáng lưu ý là bài viết
của tác giả: Hồng Hà, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người [47],
trong đó khẳng định rằng Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng giữ gìn, phát huybản sắc dân tộc Người ý thức rõ giá trị và vị thế của văn hóa dân tộc; coitrọng những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam; trong sự nghiệpxây dựng con người, điều quan trọng bậc nhất là xây dựng lý tưởng, đạo đứccách mạng Về lý tưởng, đó là xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩahòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh Về đạo đức cách mạng,
đó là trung với nước, hiếu với dân, biết yêu thương con người; cần kiệm liêmchính, chi công vô tư và có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng
Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, trong bài Đầu tiên là công việc đối với con người: vì dân - một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh [20] đã khẳng định,
trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đã tiếpthu giá trị tự do, bình đẳng, bác ái là những giá trị phổ quát của nhân loại; đồngthời “đã sớm nhận ra sự khác biệt quá lớn giữa những giá trị nhân văn phươngTây được người ta hết lời ngợi ca và quyền con người trong thực tế
Trang 30ở chính nơi đã sản sinh ra những tư tưởng và giá trị nhân văn ấy” [20, tr.4].Cùng với cách tiếp cận đó, nhưng ở một góc nhìn khác, tác giả Trần Thị Huyền
trong bài viết Công việc đối với con người” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh [70] cho rằng, lòng thương yêu con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh
không chỉ là sự quan tâm, chăm sóc, mà còn là sự nhắc nhở chăm lo cải tạo vàxây dựng con người, giải phóng con người, bởi “Người luôn đặt niềm tin mãnhliệt vào sự hướng thiện của con người, sự vươn lên của họ thông qua giáo dục và
tự giáo dục để hướng tới những giá trị cao đẹp” [70, tr.59]
Trong bài Hồ Chí Minh với vấn đề dân sinh [61], tác giả Nguyễn Đình
Hòa cho rằng, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con người có cả nhu cầu giátrị vật chất và giá trị tinh thần Vì vậy, chăm lo cho con người không chỉ chú ýgiải quyết những vấn đề ăn, mặc, ở mà còn phải chăm lo đến đời sống tinhthần của họ Từ đó, tác giả khẳng định rằng “quan điểm của Hồ Chí Minh vềvấn đề dân sinh không chỉ thể hiện tính nhân văn, nhân đạo cao cả, mà cònhàm chứa trong đó những giá trị chỉ dẫn quan trọng mang tầm chiến lược”[61, tr.22] Ở khía cạnh này, tác giả Nguyễn Xuân Thông, trong bài viết Đưa
tư tưởng yêu thương, quý trọng con người, sống có tình có nghĩa của Hồ Chí Minh vào hiện thực cuộc sống [151] cũng cho rằng, yêu thương, quý trọng
con người, sống có tình, có nghĩa là giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đượchình thành, phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử, trở thành một giá trị bất hủcủa con người Việt Nam đã được Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa và phát triểntrong điều kiện mới Theo tác giả, tư tưởng sống có tình có nghĩa của Hồ ChíMinh, trước hết đó là tình nghĩa con người, là tình cảm gia đình, anh em, bạnbè… “nhưng không chỉ dừng lại ở đó, mà được thể hiện với nội dung mangtính cách mạng rộng lớn và cao cả Đó còn là tình đồng chí, nghĩa đồng bào,tình giai cấp và nhân loại, phản ánh chân giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc”[151, tr.16] Theo tác giả, ngày nay, giá trị đạo đức “yêu thương, quý trọngcon người, sống có tình, có nghĩa” của Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, thiết
Trang 31thực và sâu sắc, đòi hỏi mỗi chúng ta cần nhận thức đẩy đủ, thể hiện bằnghành vi cụ thể trong hoạt động và cuộc sống của mình.
Những công trình nghiên cứu, bài viết trên đây giúp tác giả có cái nhìntổng quát những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh trên cả hai phương diện lýluận và thực tiễn về các vấn đề: Con người, vị trí vai trò của con người đốivới sự vận động, phát triển của lịch sử; về vấn đề giải phóng con người ViệtNam bị áp bức; về vấn đề xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diệnbao gồm: đức, trí, thể, mỹ; về vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủnghĩa ở Việt Nam, Các công trình nghiên cứu và bài viết trên đã giúp tác giảnhận thức đầy đủ hơn những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triểncon người Việt Nam phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là nguồn
tư liệu quý giá để tác giả tham khảo, tiếp tục nghiên cứu vấn đề hệ giá trị củacon người Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung nghiên cứu các vấn đềchủ yếu sau:
Một là, đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết về khoa học giá trị, trong đó nêu
lên các khái niệm công cụ: “giá trị”, “hệ giá trị”, “thang giá trị”, “định hướnggiá trị”…; xây dựng và khái quát hệ giá trị truyền thống con người cùngnhững biểu hiện của nó trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực; chỉ ranhững tác động ảnh hưởng của nhân tố khách quan (xu thế toàn cầu hóa, hộinhập quốc tế và kinh tế thị trường) và nhân tố chủ quan đến sự biến đổi giá trịtruyền thống con người Việt Nam Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm pháthuy các giá trị tích cực, đồng thời hạn chế những yếu tố tiêu cực của conngười Việt Nam hiện nay
Hai là, đã tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con
người, trên các khía cạnh: Khái niệm về con người và bản chất con người;mối liên hệ hữu cơ giữa xây dựng, phát triển văn hóa với xây dựng, phát
Trang 32triển con người; vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển của lịch sử;vấn đề giải phóng con người; phát huy nhân tố con người trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện các quyền con người, Đặc biệt, cáctác giả đã nghiên cứu vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là những con người có phẩm chất (giá trị) như: Có
lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có năng lực làm chủ; có kiến thức khoa học, hiểubiết và thực hành pháp luật; có đạo đức cách mạng; năng động, sáng tạo,…
Ba là, từ sự phân tích nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người như đã nêu ở trên, các tác giả nêu lên những định hướng chiến lượcphát triển toàn diện con người Việt Nam về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩmmỹ; đề xuất những giải pháp tiếp tục xây dựng, phát triển con người; phát huynhân tố con người; xây dựng và phát triển những mặt tích cực, hạn chế nhữngyếu tố tiêu cực, những biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống củacon người Việt Nam hiện nay trước tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc
tế và kinh tế thị trường
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đây có những đóng góp quantrọng về mặt khoa học, góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm hệ thống tưtưởng Hồ Chí Minh, khẳng định giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minhđối với dân tộc và thời đại Đây là nguồn tài liệu quý giá để các thế hệ sautham khảo, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn ít, hoặc có nhưng chưa đề cậpmột cách trực tiếp đến vấn đề hệ giá trị của con người Việt Nam trong tưtưởng Hồ Chí Minh; chưa đi sâu nghiên cứu làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam; chưa khái quát thành hệthống quan điểm lý luận về hệ giá trị của con người Việt Nam, về phươngpháp phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tưtưởng Hồ Chí Minh Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của conngười mới Việt Nam; từ thực trạng phát triển hệ giá trị của con người ViệtNam cùng những đòi hỏi khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 33hóa và hội nhập quốc tế, cần tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
hệ giá trị của con người Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Đây
là những "khoảng trống" trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh hiện nay
Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, luận án tập trung giải quyết một sốvấn đề sau:
Một là, trên cơ sở hệ thống hóa những quan điểm khác nhau về giá trị,
hệ giá trị, cần làm rõ các khái niệm công cụ: tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giátrị của con người Việt Nam; phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam.Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của conngười Việt Nam Đây là yêu cầu cần thiết, nhằm giúp chúng ta thấy đượclogic trong tư duy Hồ Chí Minh về vấn đề giá trị của con người Việt Nam;đồng thời, phân biệt giữa tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con ngườiViệt Nam với những tư tưởng khác trong hệ thống tư tưởng của Người
Hai là, nghiên cứu quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về hệ giá trị tiêu
biểu, cốt lõi của con người Việt Nam: Yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc; đoànkết; nhân ái; trung thực, trách nhiệm; cần cù, sáng tạo; về phương pháp phát triển
hệ giá trị của con người Việt Nam đã được triển khai trong thực tiễn lãnh đạoxây dựng, phát triển văn hóa, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ba là, nghiên cứu, phân tích những nhân tố khách quan (quốc tế), chủ
quan (trong nước) đã và đang tác động tích cực, tiêu cực, cùng những biểuhiện của nó đến hệ giá trị của con người Việt Nam; phân tích thực trạng pháttriển hệ giá trị của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trên cơ
sở đó rút ra những vấn đề cần giải quyết, nhằm tiếp tục phát triển hệ giá trịcủa con người Việt Nam trong thời gian tới
Bốn là, từ những chỉ dẫn Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt
Nam; từ quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triểnvăn hóa, con người, thể hiện trong nhiều văn kiện, nghị quyết; từ thực trạngphát triển hệ giá trị của con người Việt Nam, luận án đề xuất một số quanđiểm và giải pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm tiếp tục phát triển hệ giá trịcủa con người Việt Nam hiện nay
Trang 34Tiểu kết chương 1
Vấn đề con người nói chung, hệ giá trị của con người Việt Nam nóiriêng trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của cáchọc giả ở trong và ngoài nước, dưới những góc độ khác nhau Các công trìnhnghiên cứu đã tập trung phân tích cơ sở lý thuyết về khoa học giá trị; hệ thốnghóa và phân tích khá sâu sắc một số giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộcViệt Nam, cùng với những biểu hiện của nó trên cả hai khía cạnh tích cực vàhạn chế; những xu hướng biến đổi của hệ giá trị truyền thống dân tộc ViệtNam, trước tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường vàcuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay… Qua tổng hợp tư liệu cũng chothấy, đã có khá nhiều công trình, bài báo khoa học đi sâu nghiên cứu (trựctiếp, gián tiếp) liên quan đến vấn đề con người, hệ giá trị của con người ViệtNam trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tập trung vào các vấn đề: Giảiphóng con người; xây dựng và phát triển con người toàn diện; phát huy nhân
tố con người… giúp tác giả có cái nhìn tổng quát hơn những cống hiến to lớncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn vềvấn đề con người nói chung, hệ giá trị của con người Việt Nam nói riêng;khẳng định giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc vànhân loại Tuy nhiên, còn khá ít công trình nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề hệgiá trị của con người Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ những kết quả đã nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các vấnđề: Hệ thống hóa các khái niệm về giá trị, hệ giá trị; làm rõ khái niệm tưtưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam, khái niệm pháttriển hệ giá trị của con người Việt Nam; nêu và phân tích cơ sở hình thành vànội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam;phân tích thực trạng phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trước tácđộng của nhân tố khách quan, chủ quan, trên cả hai khía cạnh tích cực và hạnchế; nêu và phân tích một số quan điểm và giải pháp cơ bản, nhằm tiếp tụcphát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trang 35Chương 2
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HỆ GIÁ TRỊ
CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1 Khái niệm giá trị, hệ giá trị
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, thuật ngữ “giá trị” đã được bàn đến từrất sớm, bắt đầu bằng quan niệm về lợi ích của các nhà triết học cổ đại nhưXôcrát, Platôn, Protago, tiếp tục được phát triển ở thời kỳ trung cổ và cận đại.Sang đầu thế kỷ XIX, việc nghiên cứu giá trị phát triển mạnh mẽ, thâm nhậpvào hầu hết các ngành học nhân văn Sau này, sự phát triển của giá trị học đãdẫn đến những xu hướng định nghĩa khác nhau về “giá trị” Có thể khái quát
thành các xu hướng: Một là, xu hướng đồng nhất giá trị với khách thể, cho
rằng giá trị thuộc về bản thân sự vật, hiện tượng Chẳng hạn, F.Chzel chorằng, “giá trị” là “những tiêu chuẩn về cái có thể ao ước được, chúng xác định
các mục đích chung của hành động” Hai là, xu hướng coi “giá trị” thuộc về
chủ thể đánh giá Chẳng hạn, theo Ngô Đức Thịnh, khái niệm “giá trị” “là hệthống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội
và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp” [149, tr.23],
hay nói cách khác, đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện,
mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người Ba là, xu hướng cho rằng
giá trị thể hiện mối quan hệ giữa khách thể với chủ thể, trong đó, chủ thể giữvai trò chủ đạo Các quan điểm theo xu hướng này cho rằng, bản thân sự vậtkhi còn là “vật tự nó”, nghĩa là còn tồn tại “ngoại thân” với con người thìchưa có giá trị, giống như viên kim cương khi chưa được con người phát hiện
ra giá trị của nó thì cũng chỉ là hòn cuội bên bờ sông Amazone mà thôi Giáo
sư Vũ Khiêu cho rằng “giá trị là những thành tựu của con người góp vào sựphát triển đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con
Trang 36người Giá trị xuất hiện từ mối quan hệ xã hội giữa chủ thể và đối tượng,nghĩa là từ thực tiễn và chiến đấu của con người xã hội” [136, tr.71] LươngĐình Hải cho rằng, giá trị “là những sự vật, hiện tượng, quá trình hay ở tấtthảy những thứ được con người xem là có ý nghĩa nhất định, ít nhiều, đối với
sự tồn tại, vận động và phát triển của con người, xã hội” [145, tr.231]; còntheo Trần Ngọc Thêm, “Giá trị là tính chất của khách thể được chủ thể đánhgiá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể cùng loại trong một bốicảnh không gian - thời gian cụ thể” [146, tr.39]
Từ quan niệm về giá trị, các học giả đi đến khái niệm “hệ giá trị” PhạmMinh Hạc cho rằng: “Hệ giá trị là các giá trị của một tập hợp người như dântộc, thế giới, vùng, gia đình, bản thân…” [55, tr.30] Theo Hồ Sĩ Quý, hệ giátrị “là thuật ngữ/ khái niệm dùng để chỉ một tập hợp các giá trị, được thể hiệndưới dạng các phẩm chất, các nguyên tắc, các lý tưởng và cả các triết lý…định hướng cho hoạt động của một công ty, một hãng, một doanh nghiệp, mộtviện nghiên cứu, một trường đại học, một khách sạn, hay một ngành hoạtđộng” [145, tr.191] Theo Trần Ngọc Thêm, “Hệ giá trị là toàn bộ các giá trịcủa một khách thể trong một bối cảnh không gian - thời gian xác định cùngvới mạng lưới các mối quan hệ của chúng” [146, tr.51]
Như vậy, dù ở cách tiếp cận khác nhau để đưa ra những định nghĩakhác nhau về “giá trị”, nhưng các học giả đều thống nhất quan điểm coi giá trị
là những sự vật, hiện tượng, quá trình hay tất cả những gì được xem là có ýnghĩa đối với sự vận động, phát triển của con người và xã hội Giá trị bao gồm
cả hai mặt chủ quan và khách quan, gắn bó chặt chẽ với nhau, tồn tại cùng với
sự vận động và phát triển của xã hội Giá trị chỉ có ở xã hội trong đó conngười tồn tại, sinh sống; con người là giá trị cao nhất, đồng thời là chủ thểsáng tạo ra mọi giá trị
Các giá trị liên kết với nhau thành hệ thống, trong đó mỗi giá trị có vịtrí xác định gọi là hệ (bảng thang) giá trị xã hội Cũng như phân loại nhiều đối
Trang 37tượng nghiên cứu khác, đứng trên giác độ nghiên cứu khác nhau, người taphân loại giá trị theo nhiều cách khác nhau, song phổ biến hơn cả là phân chiathành giá trị vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại…) và giá trị tinh thần (nhận thức, giátrị chính trị, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị tâm linh…) Mỗi quốc gia
- dân tộc, mỗi một cộng đồng, trong những hoàn cảnh lịch sử và xã hội cụ thểđều có những giá trị riêng của mình Tuy nhiên, không phải là cái gì mangtính chuyên biệt, loại trừ và tách biệt hoàn toàn với nhau, mà phần nhiềumang tính đồng nhất Chẳng hạn, yêu nước, cần cù lao động không chỉ là giátrị riêng có ở Việt Nam mà có cả ở nhiều quốc gia khác
2.1.2 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam
Sinh thời, Hồ Chí Minh không có tác phẩm chuyên khảo, cũng khôngđưa ra định nghĩa về giá trị, hệ giá trị Tuy nhiên, khi đọc các trước tác củaNgười, ta thấy thuật ngữ “giá trị” xuất hiện trong khá nhiều bài viết, bài nói vàđược biểu đạt bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị mà sâu sắc Có thể khái quát ởmột số vấn đề sau:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh thường dùng thuật ngữ “giá trị” để so sánh giữa
một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác Chẳng hạn, Ngườiviết: “người An Nam phải tòng quân 4 năm, người Angiêri 3 năm; thế là theo sựtính toán của bọn quân phiệt Pháp thì giá trị của 2 người lính bản xứ gần bằng 5người lính Pháp” [85, tr.219] Nhận xét về đặc điểm của các dân tộc phươngĐông, Người cho rằng “đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sốngcòn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [85, tr.284]
Thứ hai, Hồ Chí Minh dùng thuật ngữ “giá trị” để khẳng định tính pháp lý,
hay tính chân lý của một sự vật, hiện tượng nào đó Chẳng hạn, Người viết: “Nếuviên chủ sự viện kiểm sát xét kỹ theo đúng tinh thần pháp lý thì trong số hainghìn rưởi biên bản lập hằng năm ở Bắc Kỳ, không có biên bản nào là có giá trịđối với Pari cả” [85, tr.445]; “Nếu Pháp đã ký điều ước quân sự với Mỹ, và
Trang 38nếu Mỹ mở cuộc chiến tranh “phòng ngừa” chống Nga, thì thế nào? Trả lờithiết thực là: Hiệp ước ấy sẽ hoàn toàn không có giá trị” [91, tr.375].
Thứ ba, Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ “giá trị” để khẳng định những
gì đáng quý, cần gìn giữ và phát huy (thường là các giá trị văn hóa tinh thần).Chẳng hạn, Người viết: “Chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng vật chất,chúng ta vì nước, vì dân mà chịu khổ, một cái khổ rất có giá trị, thì vật chấtcàng khổ tinh thần càng sướng” [89, tr.176] Cũng có khi Người dùng thuậtngữ “giá trị” trong lĩnh vực kinh tế Chẳng hạn, Người viết: “Giá trị một ngàycông còn thấp, vì năng xuất lao động thấp” [97, tr.214] Hồ Chí Minh có hailần đề cập trực tiếp đến thuật ngữ “giá trị con người”: lần thứ nhất là trong
Điện gửi nhân dân thế giới, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hồ Chí Minh
viết: “Người ta tưởng đã có thể hy vọng vào việc thiết lập một thế giới mớidựa trên phẩm cách và giá trị con người, trên quyền bình đẳng của các dân tộc
dù nhỏ hay lớn và quyền tự do của các dân tộc” [89, tr.152]; lần thứ hai là
trong bài Tội ác Mỹ tàn bạo hơn Hítle, Người viết: “Một hiện tượng rõ ràng
nữa là tác hại của những phương tiện chiến tranh hoá học của Mỹ đối vớinhân dân Nam Việt Nam Những tác hại đó rất khó đánh giá Làm sao có thểtính được giá trị của sinh mạng một con người?” [99, tr.247]
Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thuật ngữ “giá trị” là những gìđáng quý, có tính pháp lý, có ý nghĩa đối với sự tồn tại, vận động, phát triểncủa con người và xã hội Giá trị trước hết thuộc về bản thân sự vật, hiện tượngđược con người nhận thức, đánh giá Giá trị vừa mang tính khách quan lại vừamang tính chủ quan, gắn liền với hoạt động của con người, là yếu tố cốt lõicủa văn hóa
Từ quan niệm về giá trị, đi đến khái niệm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
hệ giá trị của con người Việt Nam là một hệ thống quan điểm sâu sắc, toàn diện về các giá trị tiêu biểu, cốt lõi của con người Việt Nam, được hình thành trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại,
Trang 39thể hiện ở lý tưởng, phẩm chất, nguyên tắc ứng xử được xác lập để định hướng cho hoạt động của con người, nhằm mục tiêu xây dựng xã hội mới, con người mới.
2.1.3 Khái niệm phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam
Trong Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “phát triển” có nghĩa là sự “Biếnđổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơngiản đến phức tạp” [119, tr.743] Phát triển là một phạm trù triết học chỉ quátrình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiệnđến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình vận động đó diễn ra vừa tuần tự, vừanhảy vọt để đưa đến sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kếtquả của quá trình thay đổi dần về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất, diễn ratheo đường xoáy ốc đi lên và sau mỗi một chu kỳ, sự vật lặp lại dường như sựvật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn
Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam là sự biến đổi theo hướngngày càng hoàn thiện của những giá trị tiêu biểu, cốt lõi thuộc về con ngườiViệt Nam, nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn Sự phát triển đó chịu ảnhhưởng của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, trong đó nhân tố chủquan có ý nghĩa quyết định Đó là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa cáithiện (cái tốt) với cái ác (cái xấu) cùng tồn tại đan xen, chuyển hóa lẫn nhau ởbên trong mỗi cá nhân; là quá trình vừa khắc phục, triệt tiêu các yếu tố tiêucực, vừa kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực, hướng con người vươn tớitầm cao văn hóa Sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam chịu tácđộng ảnh hưởng của nhiều nhân tố (khách quan, chủ quan) như: Môi trường
xã hội trong đó con người sống và hoạt động; phụ thuộc cơ chế, chính sáchphát triển văn hóa, con người của các chủ thể lãnh đạo, quản lý…; phụ thuộcvào năng lực nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của mỗi cá nhân và cộngđồng người Việt
Trang 40Khái niệm phát triển và phát huy tuy khác nhau, song lại có mối quan
hệ mật thiết, không tách rời, thậm chí có thể thay thế cho nhau trong một sốtrường hợp nhất định “Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng vàtiếp tục nảy nở thêm” [119, tr.742] Để phát triển hệ giá trị văn hóa, con ngườiđỏi hỏi phải phát huy nhằm làm cho những cái tốt, cái đẹp ngày một lan tỏa đểlấn át những cái ác, cái xấu Phát triển còn có quan hệ mật thiết với bảo tồn.Bảo tồn nghĩa là “Giữ lại không để cho mất đi” [119, tr.37]; mục đích của bảotồn là để những cái tốt, cái đẹp không bị mất mát, tổn thất Bảo tồn giá trịtruyền thống văn hóa, con người Việt Nam không mâu thuẫn với phát triển,
mà phải trên nguyên tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển Nói cách khác,những cái gì trong “kho vốn” giá trị truyền thống văn hóa, con người đóng vaitrò động lực thúc đẩy sự phát triển thì chúng ta bảo tồn, phát huy; còn cái nàocản trở, kìm hãm sự phát triển thì hạn chế và dần loại trừ Bảo tồn giá trị vănhóa, con người không cản trở mà còn là cơ sở cho sự phát triển giá trị conngười theo đúng hướng Bản thân quá trình phát triển hệ giá trị con ngườiluôn có sự đào thải yếu tố lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp Do vậy, nguyêntắc phát triển là nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo tồn và phát huygiá trị văn hóa nói chung, con người nói riêng
Như vậy, theo tác giả, phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam là một khái niệm chỉ hoạt động của các chủ thể nhằm làm cho những cái hay, cái tốt trong các giá trị tiêu biểu, cốt lõi của con người Việt Nam không ngừng nảy nở, lan tỏa và bồi đắp thêm.
2.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HỆ GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM
2.2.1 Cơ sở tư tưởng, lý luận
2.2.1.1 Giá trị truyền thống văn hóa, con người Việt Nam
Từ truyền thống nghĩa là tradition, bắt nguồn từ chữ traditio trong tiếng
Latinh có nghĩa là “giao, chuyển giao” Truyền thống bắt nguồn từ lịch